TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12709-1:2019 VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH CÔN TRÙNG VÀ NHỆN NHỎ HẠI THỰC VẬT – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12709-1:2019
QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH CÔN TRÙNG VÀ NHỆN NHỎ HẠI THỰC VẬT – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Procedure for identification of insect and mite pests – Part 1: General requirements
Lời nói đầu
TCVN 12709-1:2019 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 12709 Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật gồm các phần sau đây:
– Phần 1: Yêu cầu chung
– Phần 2-1 : Yêu cầu cụ thể đối với mọt to vòi Caulophilus oryzae (Gyllenhal)
– Phần 2-2 : Yêu cầu cụ thể đối với mọt thóc Sitophilus granarius Linnaeus
– Phần 2-3 : Yêu cầu cụ thể đối với mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts), mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum Leconte) và mọt da ăn tạp (Trogoderma variable Ballion)
– Phần 2-4 : Yêu cầu cụ thể đối với rệp sáp vảy San Jose’ Diaspidiotus perniciosus (Comstock) Danzig
QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH CÔN TRÙNG VÀ NHỆN NHỎ HẠI THỰC VẬT – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Procedure for identification of insect and mite pests – Part 1: General requirements
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra yêu cầu chung trong quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật.
2 Tài liệu viện dẫn
Tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các phiên bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8597: 2010. Kiểm dịch thực vật – Phương pháp luận về việc lấy mẫu chuyến hàng.
3 Thiết bị, dụng cụ
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thiết bị dụng cụ cơ bản dùng trong phòng thí nghiệm và các dụng cụ thiết bị sau:
3.1 Kính lúp soi nổi có độ phóng đại từ 10 lần đến 40 lần
3.2 Kính hiển vi có thước đo, có độ phóng đại từ 40 lần đến 1000 lần
3.3 Bàn gia nhiệt có dải nhiệt từ 20 °C đến 100 °C
3.4 Tủ định ôn có dải nhiệt từ 0 °C đến 50 °C
3.5 Tủ sấy có dải nhiệt từ 0 °C đến 100 °C
3.6 Tủ lạnh có dải nhiệt từ -10 °C đến 5 °C
3.7 Máy sàng côn trùng
3.8 Bộ sàng côn trùng có đường kính mắt sàng là: 3,5 mm; 2,8 mm; 2 mm; 1,4 mm; 0,7 mm; 0,5 mm
3.9 Bẫy các loại bẫy pheromone, bẫy dính, bẫy đèn, bẫy thức ăn, bẫy màu
3.10 Ống hút côn trùng
3.11 Vợt côn trùng
3.12 Phễu lọc
3.13 Túi đựng mẫu
3.14 Ống nghiệm có nắp
3.15 Hộp nhựa có nắp lưới (diện tích mắt lưới 1cm2 có từ 630 đến 700 mắt lưới)
3.16 Lọ thủy tinh nút mài dung tích thích hợp
3.17 Dụng cụ thủy tinh cốc thủy tinh có các dung tích thích hợp; chậu thủy tinh có thể tích từ 2 lít đến 4 lít; đũa thủy tinh; đĩa petri; ống nghiệm thủy tinh có đường kính 2 cm.
3.18 Kim côn trùng đầu nhọn; đầu gập (dạng chữ L).
3.19 Lam
3.20 Lamen
3.21 Giấy lọc đường kính 9 cm hoặc đường kính 11 cm
3.22 Giấy dán mẫu
3.23 Hộp đựng mẫu
3.24 Hộp đựng mẫu lam
3.25 Đèn cồn
3.26 Bình thủy tinh chống ẩm
4 Hóa chất
Chỉ sử dụng các hóa chất loại tinh khiết phân tích và nước cất, trừ khi có quy định khác.
4.1 Dung dịch Natri Hydroxit (NaOH) 10 % hoặc Kali Hydroxit (KOH) 10 % (xem phụ lục A.1)
4.2 Kali xyanua (KCN) tinh thể
4.3 Cồn (C2H6O) 99,8 %
4.4 Dung dịch cồn (C2H6O) 70 % (xem phụ lục A.2)
4.5 Dung dịch Nesbitt’s (xem phụ lục A.3)
4.6 Dung dịch Andre’s (xem phụ lục A.4)
4.7 Dung dịch Keifer’s (xem phụ lục A.5)
4.8 Dung dịch Lacto – phenol (xem phụ lục A.6)
4.9 Dung dịch làm sạch mẫu (xem phụ lục A.7)
4.10 Dung dịch KAA Camoy’s (xem phụ lục A.8)
4.11 Dung dịch Ouderman’s (xem phụ lục A.9)
4.12 Dung dịch FAA’s (xem phụ lục A.10)
4.13 Dung dịch nhuộm mẫu (xem phụ lục A.11)
4.14 Dung dịch Mckenzie’s triple stain (xem phụ lục A.12)
4.15 Tinh dầu đinh hương
4.16 Dung dịch Formaldehyde (40 %) (xem phụ lục A.13)
4.17 Cồn axit (xem phụ lục A.14)
4.18 Dung dịch Hoyer’s (xem phụ lục A.15)
4.19 Dung dịch Heinze’s P.V.A (xem phụ lục A.16)
4.20 Bôm Canada
4.21 Keo dính mẫu
4.22 Dung dịch Formalin – glycerol (FG) (xem phụ lục A.17)
4.23 Dung dịch tổng hợp (xem phụ lục A.18)
4.24 Fluon
5 Lấy mẫu và bảo quản mẫu
5.1 Lấy mẫu
5.1.1 Đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc bảo quản và vận chuyển trong nước
– Lấy mẫu theo TCVN 8597: 2010
– Dựa vào đặc điểm sinh học và tập tính gây hại của từng loài côn trùng và nhện nhỏ cụ thể để có biện pháp thu các giai đoạn phát dục (trưởng thành, sâu non hoặc thiếu trùng, nhộng) phục vụ giám định:
+ Sàng mẫu: Dùng máy sàng côn trùng (3.7) hoặc bộ sàng côn trùng (3.8) với kích thước mắt sàng phù hợp để thu bắt sâu non và trưởng thành trong hàng hóa.
+ Kiểm tra và thu trực tiếp:
Tách thu côn trùng và nhện nhỏ từ các bộ phận có triệu chứng hại: tách hạt, bổ quả, chẻ thân, …
Kiểm tra thu côn trùng và nhện nhỏ tại các khe, kẽ bao bì đóng gói, kệ hàng, khe kẽ hở trên sàn nhà, hầm chứa…
+ Vợt côn trùng: sử dụng cho các loài có tập tính bay
+ Bẫy: bẫy dính, bẫy pheromon, bẫy thức ăn, bẫy đèn, bẫy màu (3.9)
5.1.2 Đối với cây trồng ngoài đồng ruộng
– Diện tích điều tra: phụ thuộc vào loại cây trồng, điều kiện cụ thể tại vùng điều tra và mục đích điều tra.
– Chọn điểm điều tra: Có thể chọn điểm điều tra theo một trong số các phương pháp sau
+ Chọn điểm theo đường chéo góc
+ Chọn điểm theo ô bàn cờ
+ Chọn điểm hình rẻ quạt
+ Chọn điểm ngẫu nhiên
+ Điều tra toàn bộ ruộng theo băng. Tại ruộng điều tra, điều tra toàn bộ ruộng theo phương pháp cuốn chiếu theo băng. Mỗi ruộng được chia ra làm các băng nhỏ, mỗi băng có chiều rộng 2 m, điều tra lần lượt từ đầu tới cuối băng và kiểm tra toàn bộ cây trồng trong mỗi băng điều tra. Thu thập toàn bộ những mẫu có biểu hiện triệu chứng tương tự với triệu chứng gây hại đặc trưng của mỗi loài dịch hại cần điều tra cũng như các pha gây hại.
– Số lượng mẫu: số lượng mẫu phụ thuộc vào mục đích điều tra và phương pháp lấy mẫu.
+ Cây ăn quả, cây lâu năm, cây công nghiệp: số lượng cây điều tra tại một điểm tối thiểu từ 3 cây đến 5 cây.
+ Cây hàng năm, rau màu, cây ngắn ngày: mỗi điểm có diện tích tối thiểu là 1 m2.
– Phương pháp thu côn trùng và nhện nhỏ: Dựa vào đặc tính sinh học và tập tính gây hại của từng loài cụ thể để thu mẫu như: vợt côn trùng (3.11), bẫy (3.9), ống hút côn trùng (3.10), phễu lọc (3.12), thu lá, hoa, quả có triệu chứng, chẻ cành, thân, thu rễ, đất xung quanh rễ…
5.2 Xử lý mẫu
Sau khi thu thập được, côn trùng và nhện nhỏ được xử lý làm chết để giám định hoặc bảo quản bằng các biện pháp sau:
5.2.1 Sử dụng lọ độc
Chỉ áp dụng đối với côn trùng trưởng thành thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera). Trưởng thành của các loài cánh cứng thu được cho vào lọ độc, đậy nắp kín để trong 2 giờ.
– Thành phần lọ độc:
Kali cyanua (KCN) tinh thể 10 g
Cao lanh 3g
Mùn cưa mịn 15g
Nước cất W3 ml
Giấy lọc
– Cách làm lọ độc: Cho KCN (4.2) xuống đáy lọ thủy tinh nút mài (3.16 ) 50 ml. Tiếp đó, cho mùn cưa lên trên và nén chặt. Rải cao lanh kín bề mặt mùn cưa và phun nước từ từ cho ướt đều cao lanh. Ép chặt, cắt giấy lọc (3.21) vừa khít với lọ và đặt lên trên mặt cao lanh.
5.2.2 Xử lý lạnh
Áp dụng đối với tất cả các loài côn trùng (trừ bọ trĩ) và nhện nhỏ.
Mẫu thu được cho vào trong túi đựng mẫu (3.13) hoặc ống nghiệm có nắp (3.14) bỏ trong ngăn đá tủ lạnh (3.6) từ 1 giờ đến 3 giờ.
5.2.3 Xử lý bằng nước nóng
Áp dụng đối với pha sâu non và nhộng của côn trùng (trừ bọ trĩ) và nhện nhỏ.
Cho mẫu cho vào cốc thủy tinh (3.17) và đổ trực tiếp nước nóng 100 °C lên mẫu và để trong thời gian từ 3 phút đến 7 phút.
Đối với mẫu sâu non có kích thước lớn, luộc trực tiếp trên bàn gia nhiệt (3.3) ở 60 °C. Thời gian luộc mẫu từ 5 phút đến 10 phút tùy thuộc vào kích thước của sâu non.
5.2.4 Xử lý bằng dung dịch cồn 70 %
Chỉ áp dụng đối với bọ trĩ và nhện nhỏ.
Cho mẫu nhện nhỏ và bọ trĩ vào ống nghiệm có nắp (3.14) có chứa 3 ml dung dịch cồn 70 % (4.4).
5.3 Bảo quản mẫu côn trùng và nhện nhỏ
5.3.1 Bảo quản khô
Các mẫu côn trùng trưởng thành sau khi được xử lý để trong tủ sấy (3.5) ở nhiệt độ 40 °C đến 45 °C từ 5 ngày đến 7 ngày. Chuyển mẫu vào lọ thủy tinh nút mài (3.16) đặt trong bình thủy tinh chống ẩm (3.26) hoặc trong hộp đựng mẫu (3.23) (đối với mẫu dán hoặc cắm kim). Các mẫu được lưu giữ trong phòng tiêu bản có nhiệt độ nhỏ hơn 20 °C, ẩm độ nhỏ hơn 50 % hoặc trong tủ định ôn (3.4).
5.3.2 Bảo quản ngâm mẫu
Những loài côn trùng cơ thể mềm như: rệp muội, rệp sáp, bọ trĩ… và nhện nhỏ hoặc các loại sâu non, nhộng, trứng bảo quản bằng phương pháp ngâm mẫu.
Các mẫu côn trùng và nhện nhỏ sau khi được xử lý được cho vào các lọ nút thủy tinh mài (3.16) chứa dung dịch cồn 70 % (4.4) hoặc dung dịch Formalin – glycerol (FG) (4.22) hoặc dung dịch tổng hợp (4.23).
Mẫu giám định bằng phương pháp sinh học phân tử được bảo quản trong cồn 99,8 % (4.3).
5.3.3 Bảo quản mẫu tiêu bản lam
Tiêu bản lam được dán nhãn, để trong hộp đựng tiêu bản lam (3.24) và đặt trong phòng tiêu bản có nhiệt độ nhỏ hơn 20 °C, ẩm độ không khí nhỏ hơn 50 %, hoặc trong tủ định ôn (3.4).
6 Giám định
6.1 Giám định bằng các đặc điểm hình thái
Giám định côn trùng và nhện nhỏ bằng phương pháp quan sát, đo đếm các đặc điểm hình thái dưới kính lúp soi nổi (3.1) và kính hiển vi (3.2).
6.1.1 Làm tiêu bản lam
– Áp dụng đối với bọ trĩ, rệp, các bộ phận giải phẫu của côn trùng và nhện nhỏ
– Cách làm tiêu bản lam
Bước 1: Xử lý mẫu làm tiêu bản lam
Cho mẫu vào ống nghiệm thủy tinh (3.17) chứa 5 ml dung dịch Natri Hydroxit (NaOH) 10 % hoặc Kali Hydroxit (KOH) 10 % (4.1) đun trên đèn cồn (3.25) từ 15 phút đến 20 phút (vừa đun vừa lắc ống nghiệm); hoặc cho mẫu vào cốc thủy tinh (3.17) có thể tích 25 ml chứa 10 ml dung dịch Natri Hydroxit (NaOH) 10 % hoặc Kali Hydroxit (KOH) 10 % (4.1) đun trên bàn gia nhiệt (3.3) từ 15 phút đến 20 phút.
Bước 2: Dùng kim côn trùng tách lấy bộ phận cần quan sát
Dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.18) tách lấy phần bộ phận giải phẫu cần quan sát. Đối với bọ trĩ, rệp và nhện nhỏ không thực hiện bước này.
Bước 3: Chuyển bộ phận giải phẫu cần quan sát lên lam
Đặt lam (3.19) sạch dưới kính lúp soi nổi (3.1) và nhỏ 1 giọt dung dịch Hoyer’s (4.18) hoặc dung dịch Heinze’s P.V.A (4.19) hoặc Bôm Canada (4.20) vào giữa lam (3.19).
Dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.18) chuyển mẫu lên giọt dung dịch Hoyer’s (4.18) hoặc dung dịch Heinze’s P.V.A (4.19) hoặc Bôm Canada (4.20).
Bước 4: Đậy lamen
Đặt lamen (3.20) tạo góc 45° từ từ hạ xuống sao cho mẫu trên lam (3.19) không có bọt khí. Dùng kim côn trùng đầu gập (3.18) ấn nhẹ lên lamen (3.20) để giữ mẫu và làm cho dung dịch tràn đều.
6.1.2 Trình tự giám định
– Quan sát, đo đếm các đặc điểm hình thái và tiêu bản giải phẫu đặc trưng của loài côn trùng và nhện nhỏ dưới kính lúp soi nổi và kính hiển vi.
– So sánh với các đặc điểm hình thái đặc trưng của loài côn trùng và nhện nhỏ theo khóa phân loại hiện có.
6.2 Giám định bằng sinh học phân tử
Tùy từng loài côn trùng và nhện nhỏ cụ thể, có thể áp dụng một hoặc một số các biện pháp sau để định loại tới loài:
– Phản ứng chuỗi trùng hợp (Polymerase Chain reaction – PCR).
– Phản ứng tổng hợp chuỗi thời gian thực (Real time – PCR)
– Mã vạch DNA (DNA barcoding).
– Đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn (Restriction fragment length polymorphism – RFLP).
– Giải trình tự DNA (DNA sequencing).
7 Báo cáo kết quả
Nội dung phiếu kết quả giám định gồm những thông tin cơ bản sau:
– Thông tin về mẫu giám định.
– Tên khoa học của loài
– Phương pháp giám định
– Tài liệu giám định
– Người giám định/cơ quan giám định
Phiếu kết quả giám định chi tiết có thể tham khảo phụ lục B
Phụ lục A
(Quy định)
Chuẩn bị dung dịch
A.1 Dung dịch Natri Hydroxit (NaOH) 10 % hoặc Kali Hydroxit (KOH) 10 %
– Thành phần:
NaOH hoặc KOH 10 g
Nước cất 90 ml
– Chuẩn bị: Hòa tan NaOH hoặc KOH trong nước cất
A.2 Dung dịch cồn (C2H6O) 70%
– Thành phần
Cồn 99,8% 30,14 ml
Nước cất 69,86 ml
– Chuẩn bị: Hòa tan cồn trong nước cất
A.3 Dung dịch Nesbitt’s
– Thành phần:
Chloral hydrate (C2H3Cl3O2) 40 g
Axit clohydric (HCl) 2,5 ml
Nước cất 25 ml
– Chuẩn bị: Hòa tan các thành phần trên vào nước cất lần lượt theo thứ tự.
A.4 Dung dịch Andre’s
– Thành phần:
Chloral hydrate (C2H3Cl3O2) 40 g
Glacial axetic axit (CH3COOH) 30 ml
Nước cất 30 ml
– Chuẩn bị: Hòa tan các thành phần trên vào nước cất lần lượt theo thứ tự.
A.5 Dung dịch Keifer’s
– Thành phần:
Sobitol (C6H14O6) 3 g
Glacial axetic axit (CH3COOH) 30 ml
Chloral hydrate (C2H3Cl3O2) 7,5 g
I ốt tinh thể 1 g
Axit clohydric (HCl) 1 ml
Nước cất 15 ml
– Chuẩn bị: Hòa tan các thành phần trên vào nước cất lần lượt theo thứ tự.
A.6 Dung dịch Lacto phenol
– Thành phần:
Axit lactic (C3H6O3) 50 ml
Cồn (C2H6O) 99,8% 25 ml
Nước cất 25 ml
– Chuẩn bị: Hòa tan các thành phần trên vào nước cất lần lượt theo thứ tự.
A.7 Dung dịch làm sạch mẫu
– Thành phần:
Axit lactic (C3H6O3) 50 ml
Phenol (C6H5OH) tinh thể 25 ml
Nước cất 25 ml
– Chuẩn bị: Hòa tan các thành phần trên vào nước cất lần lượt theo thứ tự.
A.8 Dung dịch KAA Camoy’s
– Thành phần:
Glacial axetic axit (CH3COOH) 2 ml
Cồn (C2H6O) 99,8 % 10 ml
Chloroform (CHCl3) 3 ml
Kerosene (H2Al2(SiO3) 4-nH2O) 1 ml
– Chuẩn bị: Hòa tan các thành phần trên lần lượt theo thứ tự.
A.9 Dung dịch Ouderman’s
– Thành phần:
Glacial axetic axit (CH3COOH) 5 ml
Cồn (C2H6O) 99,8 % 15 ml
Glycerol (C3H8O3) 1 ml
Nước cất 7 ml
– Chuẩn bị: Hòa tan các thành phần trên vào nước cất lần lượt theo thứ tự.
A.10 Dung dịch FAA’s
– Thành phần:
Glacial axetic axit (CH3COOH) 1 ml
Cồn (C2H6O) 99,8% 25 ml
Nước cất 20 ml
– Chuẩn bị: Hòa tan các thành phần trên vào nước cất lần lượt theo thứ tự.
A.11 Dung dịch nhuộm mẫu
– Thành phần:
Axit fucsin (C20H17N3Na2O9S3) 3 ml
Axit alcohol 3 ml
Cồn (C2H6O) 99,8% 3 ml
– Chuẩn bị: Hòa tan các thành phần trên theo thứ tự.
A.12 Dung dịch Mckenzie’s triple stain
– Thành phần
Axit fucsin (C20H17N3Na2O9S3) 2%
Erythrosin (C20H6I4Na2O5) 2%
Lignin (C9H10O2,C10H12O3,C11H14O4) 2%
Nước cất 6 ml
– Chuẩn bị: Hòa tan các thành phần trên vào nước cất lần lượt theo thứ tự.
A.13 Dung dịch Formaldehyde (40%)
– Thành phần:
Formaldehyde (CH2O) 10 ml
Nước cất 90 ml
– Chuẩn bị: Hòa tan Formaldehyde trong nước cất.
A.14 Cồn axit
– Thành phần:
Glacial axetic axit (CH3COOH) 25 ml
Cồn (C2H6O) 99,8 % 50,1 ml
Nước cất 49,9 ml
– Chuẩn bị: Hòa tan các thành phần trên vào nước cất lần lượt theo thứ tự.
A.15 Dung dịch Hoyer’s
– Thành phần:
Gum Arabic 15 g
Chloral hydrate (C2H3Cl3O2) 100 g
Glycerol (C3H8O3) 10 ml
Nước cất 25 ml
– Chuẩn bị: Cho Gum Arabic và nước cất vào cốc thủy tinh (3.17). Đun nóng ở 60 °C và khuấy đến khi tan hoàn toàn. Thêm Chloral hydrate và tiếp tục khuấy. Cho thêm Glycerol và tiếp tục khuấy đến khi tan hoàn toàn. Bảo quản trong lọ kín ở nhiệt độ phòng.
A.16 Dung dịch Heinze’s P.V.A
– Thành phần:
Polyvinyl alcohol ((C2H4O)x) 10 g
Axit lactic (C3H6O3) (từ 85 % đến 92 %) 35 ml
Phenol (C6H5OH) (1 %) 25 ml
Glycerol (C3H8O3) 10 ml
Chloral hydrate (C2H3Cl3O2) 100 g
Nước cất 40 ml đến 60 ml
– Chuẩn bị: Hòa tan các thành phần trên vào nước cất lần lượt theo thứ tự.
A.17 Dung dịch Formalin – glycerol (FG)
– Thành phần:
Formalin (40 % – Formaldehyde) 10 ml
Glycerol (C3H8O3) 5 ml
Nước cất 85 ml
– Chuẩn bị: Hòa tan các thành phần trên trong nước cất lần lượt theo thứ tự.
A.18 Dung dịch tổng hợp
– Thành phần:
Formalin 8 ml
Cồn 99,8 % 20 ml
Axit acetic (CH3COOH) 10 ml
Sacharose (C12H22O11) 3g
Glycerol (C3H8O3) 5 ml
Nước cất 100 ml
– Chuẩn bị: Hòa tan các thành phần trên trong nước cất lần lượt theo thứ tự
Phụ lục B
(Tham khảo)
Mẫu phiếu kết quả giám định
Cơ quan giám định ……………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————- |
….., ngày ….. tháng ….. năm 20….. |
PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH
- Tên hàng hóa:
- Nước xuất khẩu:
- Xuất xứ:
- Phương tiện vận chuyển: Khối lượng:
- Địa điểm lấy mẫu:
- Ngày lấy mẫu:
- Người lấy mẫu:
- Tình trạng mẫu:
- Ký hiệu mẫu:
- Số mẫu lưu:
- Người giám định:
- Phương pháp giám định: Theo TCVN 12709 về “Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật – Phần 2 – ……: Yêu cầu cụ thể đối với…..(nêu tên loài cụ thể)”.
- Kết quả giám định:
Tên khoa học:
Bộ:
Họ:
Loài:
TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT (hoặc người giám định) (ký, ghi rõ họ và tên) |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Văn Đĩnh, 2004. Giáo trình nhện nhỏ hại cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp
[2] Nguyễn Viết Tùng, 2005. Giáo trình côn trùng học đại cương. Nhà xuất bản Nông nghiệp
[3] QCVN 01-175:2014. Lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong kiểm dịch thực vật
[4] Viện Bảo vệ thực vật, 1997. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật. Tập 1. Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng.
[5] Cold Sping Harbor Protocol, 2018
(http://cshprotocols.cshlp.org/content/2011/4/pdb.rec12429.full?text_only=true)
[6] IPPC, (2006), ISPM 27 Diagnostic protocols for regulated pests.
[7] Murray S. U. and Beth L. M., 2010. Method for collecting preserving and studying insects and other terrestrial arthropods. Miscellaneous Publication N.3.
[8] Zhi – Qiang Zhang, 2018. Mites of Greenhouses. CABI publishing
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12709-1:2019 VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH CÔN TRÙNG VÀ NHỆN NHỎ HẠI THỰC VẬT – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN12709-1:2019 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 01/01/2019 |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |