TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12729:2019 (ISO 19952:2005) VỀ GIẦY DÉP – TỪ VỰNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12729:2019

ISO 19952:2005

GIẦY DÉP – TỪ VỰNG

Footwear – Vocabulary

Lời nói đầu

TCVN 12729:2019 hoàn toàn tương đương với ISO 19952:2005.

TCVN 12729:2019 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIẦY DÉP – TỪ VỰNG

Footwear – Vocabulary

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng trong ngành công nghiệp giầy dép. Các thuật ngữ và định nghĩa được liệt kê theo bảng chữ cái tiếng Anh

Tiêu chuẩn này nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin trong lĩnh vực giầy dép.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

2.1

Vật liệu mài

Chất cứng bất kỳ có thể làm mòn đi một vật liệu mềm hơn bằng cách chà xát, thường được sử dụng khi xử lý các vật liệu để kết dính.

2.2

Sự kết dính

Trạng thái gắn hai bề mặt với nhau bằng các lực mặt phân giới

2.3

Chất kết dính

Chất có khả năng gắn các vật liệu với nhau bằng liên kết bề mặt.

2.4

Bốt lửng

Bốt có mũ che phủ vừa hết mắt cá chân (mắt cá)

2.5

Lá đề

Phần ở chính giữa phía trên cùng của lắc hoặc vùng tương đương của phom giầy.

Xem Hình 1

2.6

Vòm chân

(bàn chân) mặt dưới của bàn chân bị lõm ở đoạn giữa các đầu xương bàn chân và gót.

(phom) vị trí trên phom tương đương với vị trí trên bàn chân.

2.7

Bộ phận đỡ vòm chân

Miếng được định hình thường là cao su cứng hoặc vật liệu tương tự được lắp vào đế trong ở vùng vòm chân.

2.8

Lắp ráp

Lắp hoặc ghép các chi tiết khác nhau của giầy vào phom

2.9

Bệ riễu được gắn

Bệ riễu (2.124), thường bằng vải, được cố định trên đế trong để tạo ra một đường gờ giống bệ riễu đế trong của giầy Goodyear.

Xem Hình 2.

2.10

Vật liệu gia cường

Miếng vật liệu bất kỳ được áp vào miếng vật liệu khác để làm tăng độ bền hoặc gia cường.

2.11

Đường may đấu hậu

Đường may ở phía hậu để nối hoặc đóng kín mũ giầy.

2.12

Gấp mép

Gấp nếp

Quá trình gấp một mép lên trên, thường là đường cổ giầy.

CHÚ THÍCH  Mép gấp thường được giữ cố định bằng chất kết dính.

2.13

Viền

(vật liệu) dải vật liệu hẹp được gắn hoặc được bọc xung quanh mép (của một chi tiết).

(quá trình) gắn một dải hẹp xung quanh mép.

2.14

May hút

(quá trình) phương pháp hoặc máy may đường may móc xích (2.31) được phát minh bởi Blake.

(chi tiết) đế được may bằng đường may móc xích (2.31), một chỉ hoặc hai chỉ.

Xem Hình 3.

2.15

Giầy cao cổ (bốt)

Giầy có phần ống chân cao quá mắt cá chân.

2.16

Ráp đế

(quá trình) ghép tất cả các phần của đế giầy vào với nhau.

(các chi tiết) các phần đế của giầy dép bao gồm: đế trong, riễu, đế trung gian, độn giữa, đế giữa và đế ngoài.

So sánh chi tiết (2.40)

2.17

Độn điền đầy

Chất độn

Vật liệu được sử dụng để làm đầy chỗ rỗng phía trong mép chân gò khi ráp đế ngoài, thường sử dụng nỉ hoặc gỗ xốp.

Xem Hình 2, Hình 4 và Hình 5.

2.18

Đế liền gót

Đế liền khối hoặc đế hoàn chỉnh đã được gắn gót.

2.19

Đệm mũi giầy

Cách biểu thị (của người Mỹ) đối với pho mũi (2.154).

2.20

Rạn nứt

Sự xuất hiện trên bề mặt cật của da khi gấp hoặc uốn cong vào bên trong.

2.21

Sự thông hơi

Khả năng của vật liệu cho phép hơi nước đi qua.

2.22

Mài nhám

Tạo được độ sáng hoặc làm bóng hoặc tạo nhám hoặc chà xát khi chuẩn bị quá trình kết dính.

2.23

Gót ghép

Gót gồm một số lớp hoặc tầng.

2.24

Đốt mép

Quá trình xử lý hoàn thiện để làm tăng độ sáng bóng hoặc xử lý mép bằng cách tác động nhiệt vào cạnh dày sao cho tạo ra vùng lượn tròn của má giầy.

2.25

Đường may nối

Đường may (2.130) được tạo ra bằng cách giáp hai mép vào nhau mà không chồng lên nhau, thường may bằng đường may zic zắc.

2.26

California

Cấu trúc trong đó mũ được may với đế trong mềm mại hoặc mặt tẩy nhẹ sao cho tạo thành một túi để lồng phom vào.

CHÚ THÍCH  Sau đó sử dụng một dải viền để bọc mép của đế giữa trước khi dán với đế ngoài.

Xem Hình 6

2.27

Chóp

Phần che vùng ngón chân của chi tiết lắc.

So sánh mũi giầy (2.153), mũi hình cánh (2.189)

2.28

Giầy dép thông thường

Giầy dép được thiết kế và sản xuất để phù hợp cho các hoạt động thư giãn, giải trí.

2.29

Keo dán

Thuật ngữ thương mại trong ngành giầy dép của chất kết dính.

2.30

Cấu trúc

2.30.1

Cấu trúc dán keo

Phương pháp kết cấu ở đó mũ giầy được cố định hoặc được gò vào đế trong có sử dụng chất kết dính.

So sánh dán (2.146)

2.30.2

Cấu trúc dán đế

Giầy có đế được dán hoàn toàn bằng chất kết dính.

So sánh dán (2.146)

Xem Hình 4.

2.31

Đường may móc xích

Mũi may được tạo ra bằng sợi chỉ đơn đưa qua đưa lại qua một lỗ trên vật liệu và bắt vào một vòng tạo bởi mũi may trước.

2.32

Giầy dép học sinh

Xem giày dép học sinh (2.129).

2.33

Chêm đế

Phần cứng nhô ra của vân đế.

2.34

Đế soải

Đế dạng bậc thang có chứa các chêm.

2.35

Vải tráng phủ

Vật liệu dệt được phủ một lớp polyme hoặc chất dẻo như là polyuretan hoặc polyvinyl clorua (PVC)

2.36

Da tráng phủ

Da có lớp phủ bề mặt không vượt quá một phần ba tổng độ dày của sản phẩm nhưng lớp phủ dày hơn 0,15 mm.

[1]

2.37

Sự bám dính

Trạng thái mà các phân tử của một chất đơn lẻ được liên kết với nhau bằng các lực hóa trị một hoặc hóa trị hai.

2.38

Giầy đông

Giầy được thiết kế và sản xuất để tạo ra được sự bảo vệ đặc biệt cho người sử dụng ở nhiệt độ dưới không độ và trong băng tuyết hoặc trên các bề mặt đóng băng ở dưới chân.

CHÚ THÍCH  Cũng phù hợp cho các môi trường lạnh qui định.

2.39

Cổ giầy

Phần được gắn với đường cổ giầy hoặc mép trên cùng của má.

So sánh cổ giầy (46)

2.40

Chi tiết

Phần bất kỳ của giầy dép, ví dụ: mũ, đế ngoài, lót v.v…

2.41

Điều hòa

(nhà máy) sự làm ẩm hoặc tác động nhiệt và/hoặc làm ẩm vật liệu, thường để hỗ trợ việc tạo hình dáng.

(phòng thử nghiệm) toàn bộ công đoạn, được thiết kế để đưa mẫu hoặc mẫu thử, trước khi thử, vào một điều kiện thử qui định có liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm, bằng cách giữ mẫu hoặc mẫu thử ở môi trường điều hòa trong một khoảng thời gian xác định.

[TCVN 10071 (ISO 18454)]

2.42

Môi trường điều hòa

Môi trường để giữ mẫu hoặc mẫu thử trước khi thử.

CHÚ THÍCH  Môi trường này được mô tả bởi các giá trị qui định đối với một hoặc nhiều thông số về nhiệt độ và độ ẩm tương đối mà tại đó được giữ trong khoảng dung sai qui định trong một khoảng thời gian xác định.

[TCVN 10071 (ISO 18454)]

2.43

Cấu trúc

(quá trình) phương pháp hoặc quá trình cụ thể được sử dụng để tạo ra hoặc lắp ghép đế (đế ngoài).

(kết quả quá trình) cách gắn đế ngoài với mũ.

2.44

Pho hậu

Hỗ trợ để tạo ra độ cứng, được đưa vào giữa lót mũ và mũ, ở vùng gót.

So sánh pho hậu (2.141)

2.45

Gót bọc

Gót được bọc toàn bộ bằng một vật liệu

2.46

Cổ giầy

Phần mũ tiếp nối với đường cổ giầy hoặc mép trên cùng của má giầy.

So sánh cổ giầy (2.39)

2.47

Diện tích cắt

Diện tích có thể sử dụng của da để cắt thành các chi tiết.

2.48

Vòng chữ d

Miếng kim loại hoặc miếng chất dẻo thường được sử dụng trong giầy thể thao, cho phép luồn dây qua, nhưng khác với ô dê (2.58) hoặc móc dây (2.95)

2.49

Đế đúc trực tiếp

Xem đúc trực tiếp (2.50)

2.50

Đúc trực tiếp

Dạng cấu trúc có đế được đúc trực tiếp vào mũ, thông thường mũ được giữ trên phom hoặc chân giả.

2.50.1

Đúc phun

Loại đúc trực tiếp trong đó đế được tạo thành từ polyme nhiệt dẻo, ở trạng thái nóng chảy, được ép vào khuôn.

2.50.2

Lưu hóa trực tiếp

Loại cấu trúc trong đó đặt cao su chưa xử lý vào trong khuôn đúc đế tiếp xúc với mép chân gò của mũ và được xử lý hoặc lưu hóa tại chỗ thông qua tác dụng nhiệt và lực ép.

CHÚ THÍCH  Thỉnh thoảng được gọi là đúc.

2.50.3

Đúc phản ứng (polyuretan)

Loại cấu trúc trong đó đế PUR tạo thành trong khuôn được gắn vào mũ đã gò trên phom bằng cách trộn các thành phần của PUR (ví dụ: polyol và isocyanat), ngay trước khi chúng được đưa vào khuôn đúc và các thành phần phản ứng trong khuôn để tạo thành đế ngoài PUR xốp.

2.51

Hướng kéo giãn

Hai hướng tương ứng với độ giãn nhiều nhất và ít nhất (modul), thường xuất hiện trên sản phẩm bằng da, nhưng cũng xuất hiện trên các vật liệu khác làm mũ.

2.52

Tỷ trọng đúp

Tỷ trọng kép

Vật liệu đế gồm hai lớp có tỷ trọng khác nhau, từ một hoặc hai polyme có kết cấu đặc và/hoặc xốp.

2.53

Đế kép

Đế bao gồm hai lớp.

2.54

Giá trị đo độ cứng

Độ cứng, thường của các vật liệu đế.

2.55

Mép

2.55.1

Hoàn thiện mép

Tác động mực hoặc chất màu vào các mép thô.

2.55.2

Thanh dẫn mép

Dụng cụ cơ học được lắp vào thiết bị để hỗ trợ việc hình thành các mép, thường được lắp vào máy may.

2.55.3

Là mép

Quá trình xử lý nhiệt để làm nhẵn các mép.

2.55.4

Cơ cấu định hình

Định hình

So sánh với là mép (2.55.3)

2.55.5

Xén mép

Thao tác cắt một chi tiết sao cho mép gọn gàng và/hoặc khớp với chi tiết liền kề.

CHÚ THÍCH  Việc xén mép thường đi cùng với đường may cổ giầy.

2.56

Cỡ số Anh

Đơn vị đo chiều dài của giầy bằng một phần ba inch.

2.57

Đế bè

Đế có mép nhô ra xung quanh đường gờ mép.

2.58

Ô dê

Ống nhỏ hoặc trụ nhỏ bằng kim loại hoặc chất dẻo được đặt xuyên qua chiều dày của mũ để luồn dây hoặc chỉ.

So sánh vòng chữ d (2.48)

2.58.1

Chi tiết ô dê

Nẹp ô dê

Hàng ô dê

Phần mũ có các ô dê (thường theo hàng)

2.58.2

Tăng cường nẹp ô dê

Cách gia cường để ngăn các ô dê bị kéo ra khỏi chi tiết ô dê.

2.59

Giầy dép thời trang

Giầy dép được thiết kế và sản xuất để đi lại nhẹ nhàng, có kiểu dáng thịnh hành.

2.60

Độ bền mỏi

(độn cứng) độ bền của độn cứng sau các chu kỳ tác dụng tải trọng lặp đi lặp lại, dưới các điều kiện qui định.

(gót) độ bền của gót đối với các va đập lặp đi lặp lại được tạo ra bởi con lắc, mỗi loại gót có năng lượng va đập qui định.

2.61

Đường gờ mép

Đường biểu thị ranh giới giữa đế và mũ.

2.62

Tấm xơ ép

Vật liệu được làm từ xơ, nhưng thường là da hoặc xenlulo, đã được hoàn nguyên thành tấm (hoặc bản) bằng cách sử dụng kỹ thuật làm giấy.

2.63

Hoàn thiện

Quá trình thực hiện các qui trình xử lý cuối cùng, các chất màu và chất làm bóng giầy dép.

2.64

Độ vừa vặn

(quá trình) làm cho các kích thước của bàn chân tương xứng một cách chính xác nhất với cỡ bàn chân đã cho.

(kích thước) phép đo sự khác biệt của phom giầy đế kích thước của bàn chân vừa vặn nhất với kích cỡ đã cho.

2.65

Gò phẳng

Xem cấu trúc dán keo (2.30.1)

2.66

Gấp nếp

Xem gấp mép (2.12)

2.67

Đệm chân

Bộ phận được lắp vào đế trong/lót giầy thường để hỗ trợ sự vừa vặn và/hoặc thoải mái, ví dụ: bao xung quanh hoặc chống va đập.

2.68

Giầy dép

Giầy

(các) sản phẩm có các vật liệu khác nhau làm đế (đế ngoài) và mũ được thiết kế để bảo vệ hoặc che phủ bàn chân.

[1]

2.69

Gò cưỡng bức

Phương pháp gò trong đó mũ được gắn với đế trong hoặc lót giầy và ép lên phom.

2.70

Phần mũi

Nửa phía trước của phom hoặc giầy, nghĩa là: phía đầu ngón chân.

2.71

Lót mặt hoàn chỉnh

Xem lót mặt (2.135)

2.72

Dáng đi

Đặc điểm của chuyển động đi bộ.

2.73

Ghệt

Sản phẩm bao xung quanh phía dưới cùng của ống chân và che phủ phần trên cùng của bàn chân/giầy

CHÚ THÍCH  Ghệt cũng có thể che phủ phần ống chân phía dưới đầu gối.

2.74

Giầy thể thao thông dụng

Giầy được thiết kế và sản xuất phù hợp để đi trong các hoạt động thể thao không chuyên khác nhau, ví dụ: chạy bộ, các môn thể thao có vợt không phổ biến, các trò chơi trên sân như bóng rổ, tập luyện nhẹ thông thường.

2.75

Phương pháp may riễu

Loại cấu trúc trong đó riễu (2.182) và mũ được may vào bệ riễu đế trong bằng máy may riễu (2.185); sau đó riễu được may vào đế giữa (2.106) hoặc đế ngoài (2.115).

Xem Hình 2.

2.76

Cỡ

Nhân cỡ

Để tạo ra một dải tất cả các kích cỡ có mẫu giống nhau, các cỡ trung gian cách đều nhau, ở giữa cỡ lớn nhất và cỡ nhỏ nhất.

2.77

Lót lửng

Lót gót

Lót mặt chỉ che phủ một nửa diện tích có thể nhìn thấy của đế trong (2.92), thường là phần cuối gót.

2.78

Halogen hóa

Quá trình xử lý, thường có clo, để gia tăng khả năng kết dính các vật liệu.

CHÚ THÍCH  Cũng có thể sử dụng các halogen khác như iốt hoặc brôm.

2.79

Gót

(bàn chân) phần phía sau của bàn chân được tạo thành bởi hai xương, xương xên và xương gót.

(giầy) bộ phận đỡ được đặt phía dưới phần hậu của giầy để tạo được tư thế mong muốn.

2.80

Góc gót

Độ dốc hoặc góc của mặt gót, nơi đặt gót chân trên đó.

Xem Hình 7.

2.81

Cửa khẩu của gót

Mặt phía trước của gót.

Xem Hình 7.

2.82

Đệm lót gót

Dải vật liệu được dùng ở bên trong phía sau của giầy để ngăn ngừa trượt gót trong khi đi bộ.

2.83

Độ cao gót

Độ cao của gót được đo theo phương thẳng đứng từ sàn đến chỗ cao nhất của gót ở phía sau, bao gồm cả phủ gót.

Xem Hình 7.

2.84

Mảnh gót

Lớp vật liệu đơn tạo thành gót ghép, không kể phủ gót.

2.85

Mặt gót

Phần gót tiếp xúc với mũ.

Xem Hình 7.

2.86

Gia cường phủ gót

Sự gia cường bằng kim loại, cao su hoặc chất dẻo, được cố định với mặt dưới của phủ gót để tạo được sự chống mài mòn gia tăng tại điểm này trong khi đi bộ.

Xem Hình 7.

2.87

Giầy dép thời trang cao cấp

Giầy dép thời vụ, được thiết kế và sản xuất với kiểu dáng thời trang ưa thích là thông số quan trọng nhất.

2.88

Giầy dép đi trong nhà

Giầy dép được thiết kế và sản xuất do có sự thoải mái và độ bền tương xứng, dùng để đi trong nhà, xung quanh nhà, không phù hợp để sử dụng làm giầy dạo phố và không dùng để bảo vệ ở thời tiết và môi trường khắc nghiệt.

2.89

Giầy dép trẻ em

Giầy dép được thiết kế và sản xuất để phù hợp cho trẻ em đi hàng ngày có kích cỡ từ 16 đến 22. Xem hệ cỡ số giầy Pháp (2.116).

2.90

Mang trong

Phía bên phải của bàn chân/phom/giầy trái và phía bên trái của bàn chân/phom/giầy phải.

2.91

Lót giầy

Chi tiết, thường có nhiều lớp (có thể tháo rời hoặc không) che phủ đế trong (2.92) để làm tăng tính năng của tổ hợp đế (ví dụ: sự thoải mái, độ giảm chấn).

2.92

Đế trong

Chi tiết được sử dụng để tạo thành lớp nền của giầy thường được gắn vào mũ khi gò giầy.

2.93

Lót giữa

Chi tiết ở giữa lót mũ và mũ.

2.94

Dây buộc

Dây mềm hoặc dải băng được sử dụng để buộc kéo hai mép má giầy lại với nhau.

2.95

Móc dây

(giầy dép) các móc nhỏ được gắn vào nẹp ô dê của giầy hoặc bốt giống như các ô dê để giữ chặt dây.

(sản xuất) các móc nhỏ được gắn vào nẹp ô dê của giầy hoặc bốt giống như các ô dê để đóng tạm thời trong khi gò, để ngăn ngừa hư hại.

So sánh vòng chữ d (2.48)

2.96

Sự buộc dây

Quá trình kéo vào, hoặc làm chặt, hai phần đối diện của mũ bằng một dây được kéo qua các ô dê hoặc các móc.

2.97

Phom

Miếng vật liệu bằng gỗ, kim loại hoặc polyme thô ráp, dựng theo hình dáng của bàn chân và dùng giống như khuôn để làm giầy.

2.98

Lỗ hình trụ trên phom

Lỗ ở phần trên của phom, được lót kim loại và sâu xấp xỉ tới gót, tại chỗ gắn chốt phom.

2.99

Gò giầy

Công đoạn sản xuất giầy, kéo và kéo giãn mũ để phù hợp với hình dáng của phom.

2.100

Da

Thuật ngữ chung dùng cho da động vật (to hoặc nhỏ) còn giữ cấu trúc xơ nguyên bản nhiều hoặc ít, được thuộc để chống thối rữa và đã được tẩy lông hoặc không.

CHÚ THÍCH  Da làm từ da động vật, được xẻ thành nhiều lớp hoặc phân thành các vùng, trước hoặc sau khi thuộc. Tuy nhiên nếu da động vật đã thuộc bị phân hủy cơ học và/hoặc hóa học thành các phần tử xơ, các miếng nhỏ hoặc bột và sau đó, có hoặc không kết hợp với tác nhân kết dính, được làm thành các tấm hoặc các dạng khác thì các tấm hoặc dạng này không phải là da. Nếu da có lớp phủ bề mặt thì lớp phù bề mặt này không được dày quá 0,15 mm.

2.101

Lót mũ

Các vật liệu tạo thành phần bên trong của giầy dép, nghĩa là các vật liệu áp vào bàn chân hoặc ống chân.

CHÚ THÍCH  Để hỗ trợ việc ghi nhãn, nếu không có các miếng vật liệu khác gắn vào mũ để tạo thành lót mũ thì mặt bên trong của mũ được coi là lót mũ. Bất kỳ phần nào của đế trong hở ra đều được tính đến. Nếu một vật liệu tạo thành ít nhất 80 % diện tích bề mặt bên trong giầy thì phải được ghi nhãn giống như một trong các loại vật liệu được liệt kê trong Chỉ thị của Châu Âu 94/11/EC[1]. Nếu không có vật liệu nào tạo thành ít nhất 80 % diện tích bề mặt bên trong giầy dép thì mô tả hai vật liệu chính (theo thứ tự giảm dần về diện tích).

2.102

Cấu trúc khâu hút

Cấu trúc gò phẳng, sử dụng may thắt nút (2.103) để gắn đế trong với mũ, đế giữa hoặc đế ngoài.

Xem Hình 3.

2.103

May thắt nút

Đường may hai chỉ để khóa những sợi chỉ với nhau trong phạm vi vật liệu sao cho khi đứt một mũi, đường may không bị rời ra.

2.104

Đường may máy

Xem may hút (2.14) và cấu trúc khâu hút (2.102).

2.105

Vòm khớp ngón chân

Vòm ngang ở mặt dưới của bàn chân, kéo dài từ mép ngoài của xương bàn chân đầu tiên đến mép ngoài của xương bàn chân thứ năm, ngang qua phần đầu của xương khớp ngón chân.

2.106

Đế giữa

Đế trung gian

Lớp vật liệu được chèn vào giữa đế và đế trong.

Xem Hình 5.

2.107

Giầy mocasin

(nguyên bản) giầy có lắc liền đế che kín bàn chân, bọc xung quanh từ mặt dưới, kéo lên tới mép lá đề.

(hiện hành) Giầy với mũ tương tự giầy mocasin, nhưng có đế ngoài được may hoặc được dán vào.

Xem Hình 1.

2.108

Hệ cỡ giầy quốc tế (Mondopoin)

Hệ thống kích cỡ được xây dựng bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) có kích cỡ và sự vừa vặn được xác định theo chiều dài và chiều rộng của bàn chân để vừa với giầy dép, tính bằng milimét.

(ISO 9407)

2.109

Giầy thầy tu

Kiểu giầy kín, giữ chân bằng một dải ngang qua mu bàn chân.

2.110

Nhiều vòng chữ d

Một số vòng chữ d (2.48) bằng nhựa ghép lại và thường được may vào mũ.

2.111

Cấu trúc giầy Na Uy

Riễu nghịch đảo

Cấu trúc trong đó riễu được may với cạnh riễu áp vào mặt phải của mũ và sau đó uốn ra phía ngoài với đường may lộ ra, tạo cấu trúc chống nước tốt hơn.

Xem Hình 5

2.112

Giầy hở gót

Giầy không có phần sau hoặc hậu hoặc toàn bộ phần phía sau chỉ có quai giữ.

2.113

Giầy chỉnh hình

Giầy được sử dụng để điều trị trị liệu dị tật bất thường của bàn chân.

2.114

Bộ phận chỉnh hình

Được tạo khuôn đưa vào giầy để tạo sự nâng đỡ ở vòm chân, gót hoặc mu bàn chân.

2.115

Đế ngoài

Chi tiết dưới cùng của giầy dép, ít nhất là phần tiếp xúc với đất.

2.116

Hệ cỡ số giầy Pháp

Đơn vị đo chiều dài giầy, tính bằng 2/3 của 1 cm.

CHÚ THÍCH  Tăng một đơn vị chiều dài tương ứng với tăng chiều rộng từ 2,5 mm lên 5 mm.

2.117

Thời gian thấm qua

(mũ) Khoảng thời gian uốn chỉ đủ để làm cho nước thấm từ bề mặt ướt sang mặt còn lại của mẫu thử, tính bằng phút.

2.118

Vòm dọc bàn chân

Khung chính theo chiều dọc đế của bàn chân

2.119

Quay sấp

Quay hoặc vặn xương gót ra phía ngoài kèm theo lõm và giảm độ dài phía bên trong của vòm chân và sự giạng ra/lộn ra của phía trước bàn chân.

So sánh sự lật ngửa (2.147)

Xem Hình 8

2.120

Một nửa hoàn chỉnh (ở mang trong hoặc mang ngoài) của khoảng phía sau mũ giầy, che phủ phía bên và hậu.

2.121

Lót má

Vật liệu lót má của mũ.

2.122

Chi tiết gia cường

Vật liệu bất kỳ được sử dụng để làm tăng độ bền và thay đổi tính chất kéo giãn của vật liệu mũ và/hoặc lót mũ.

2.123

Khả năng thay thế

Sự dễ dàng thay thế các chi tiết của giầy để kéo dài thời gian sử dụng.

2.124

Bệ riễu

Rãnh cho đường may

Đường gờ thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng của đế hoặc đế trong và cách mép một khoảng nhỏ.

CHÚ THÍCH  Bệ riễu có thể được tạo thành bằng cách xẻ rãnh hoặc tạo vành hoặc bằng cách gắn một vật liệu tạo gờ.

Xem Hình 2.

2.125

Mài nhám

Xử lý cơ học chân gò của mũ để làm tăng sự kết dính, thường sử dụng một chổi kim loại quay hoặc băng giấy ráp.

2.126

Chà xát

Làm phẳng phần bất kỳ lồi ra trên mũ hoặc lót mũ, nhưng thường tác dụng vào đường may nổi.

2.127

Giầy dép cao su

Loại thương mại phổ biến (khi phân biệt với giầy dép không phải cao su) thường bao gồm giầy dép bảo vệ bằng cao su và giầy dép có đế cao su được lưu hóa với mũ.

2.128

Đường may yên ngựa

Đường may thường dùng để trang trí, được tạo thành bằng cách đặt hai miếng vật liệu với nhau, có bề mặt quay ra ngoài và may gần với mép bằng chỉ to để tạo hình dáng giống đường khâu tay.

2.129

Giầy dép học sinh

Giầy dép được thiết kế và sản xuất để đi hàng ngày ở trường cho trẻ và thiếu niên, có cỡ số từ 23 đến 38.

Xem hệ cỡ số giầy Pháp (2.116).

2.130

Đường may

Chỗ nối giữa các mép của hai vật liệu, đặc biệt tại chỗ may hai vật liệu với nhau.

2.131

Độn cứng

Miếng vật liệu mỏng, thường bằng gỗ hoặc thép, được sử dụng để làm cứng hoặc ngăn ngừa sự uốn cong quá mức vòm dọc bàn chân.

2.32

May cóp

Cấu trúc giầy trong đó mũ được may trực tiếp vào bộ phận đế với thành cao chạy xung quanh giầy.

2.133

Dép lê

Xem giầy dép đi trong nhà (2.88)

2.134

Đinh tán

(chi tiết) miếng kim loại nhỏ nhọn, có hoặc không có đầu, hoặc một đoạn dây kim loại được cắt và dẫn động cơ học, dùng để cố định các lớp tách rời của gót hoặc các phần khác nhau của đế giầy.

(quá trình) để gia cường phủ gót bằng cách đóng một số đinh kim loại hoặc đinh tán xung quanh chu vi và bởi vậy tạo được độ bền gia tăng khi đi bộ.

2.135

Lót mặt

Lớp vật liệu đơn gắn cố định vào mặt giáp với bàn chân của đế trong.

2.136

Dán đế

Xem (2.166)

2.137

Xẻ

Để cắt vật liệu thành hai hoặc nhiều lớp.

2.138

Độ nâng mũi, ngón chân

Xem độ nâng mũi chân (2.155)

2.139

Gót nhiều lớp

Xem gót ghép (2.23)

2.140

In dấu

In thông tin, sử dụng nhiệt hoặc áp lực, lên lót mặt hoặc lót mũ.

2.141

Pho hậu

Chi tiết gia cường thường lồng vào mũ, ở vùng gót.

So sánh pho hậu (2.44)

2.142

Mật độ đường may

Số lượng mũi may trên một đơn vị chiều dài.

2.143

Cấu trúc stitchdown

Cấu trúc giầy trong đó mũ quay ra ngoài và may vào đế.

Xem Hình 9.

2.144

Cấu trúc giầy gò rút dây

Cấu trúc mà đế được gắn vào mũ được gò trên phom bằng cách kéo thắt sợi dây đã được may lồng vào chân gò của mũ.

Xem Hình 10

2.145

Cấu trúc ströbel

Cấu trúc giầy mà đế trong được gấp mép xuống và may vào mũ tại vị trí gấp.

Xem Hình 11

2.146

Dán

Thuật ngữ khác của cấu trúc dán keo (2.30.1) và cấu trúc dán đế (2.30.2).

2.147

Sự lật ngửa

Tiến trình ba-phần có bàn chân quay ra ngoài.

So sánh quay sấp (2.119)

Xem Hình 8.

2.148

Gò bằng đinh

Kiểu gò giầy được thực hiện trên phom có mặt đế phủ kim loại và đế trong không tạo rãnh, mũ được cố định bằng đinh không lấy ra sau đó.

2.149

Giầy dép chữa bệnh (phòng bệnh)

Xem giầy chỉnh hình (2.113)

2.150

Họng giầy

(giầy) điểm chính giữa thấp nhất của chỗ mở lắc giầy.

(bàn chân) nếp gấp sâu thấp nhất trên da ở bề mặt phía trước tại chỗ khớp nối giữa bàn chân và ống chân.

2.151

Đế giữa

Thuật ngữ khác của đế giữa/đế trung gian (2.106)

2.152

Độ khít

Cách đúng để cắt các chi tiết mũ có hướng kéo giãn vật liệu vuông góc với hướng kéo căng lớn nhất khi gò giầy.

2.153

Mũi giầy

Phần phía trước của mũ, kéo dài từ chóp của giầy đến đầu lắc.

2.154

Pho mũi

Sự gia cường được sử dụng để giữ lại nguyên hình dạng của ngón chân trong giầy.

2.155

Độ nâng mũi chân

Khoảng cách giữa mặt nền đất và mặt dưới cùng của đế ở đoạn mũi chân.

2.156

Lưỡi gà

Phần mũ, hoặc phần được cố định với mũ, kéo dài từ mép rìa của lắc và nằm dưới chỗ buộc dây để bảo vệ mu bàn chân.

2.157

Dải lót cổ giầy

Dải vật liệu được may phía bên trong mũ giầy, ở phía trên cùng để hoàn thiện lót mũ và gia cường giầy.

2.158

Lớp gót dưới cùng

Lớp dưới cùng ở gót để gắn phủ gót vào.

2.159

Đường cổ giầy

Đường chạy xung quanh giầy ở phía trên cùng của lắc và má.

2.160

Phủ gót

Phần gót tiếp xúc với mặt đi bộ và thường có thể tháo rời được.

Xem Hình 7.

2.161

Giầy dép dạo phố

Giầy dép được thiết kế và sản xuất phù hợp để đi hàng ngày tại công sở, đi mua sắm, hoặc trong môi trường mài mòn tương tự.

CHÚ THÍCH  Độ bền và sự thoải mái thường quan trọng hơn kiểu dáng hoặc thời trang đối với loại giầy dép này.

2.162

Vòm ngang bàn chân

Vòm bàn chân kéo dài phía dưới và ngang qua mu bàn chân.

2.163

Vết đế

Phần chịu tải trọng và bề mặt của đế giầy.

2.164

Đế liền khối

Đế đúc trong đó gót và đế được đúc với nhau thành một đơn vị theo các kích cỡ qui định.

2.165

Không lót

Giầy không có lót mũ, điển hình là giầy dép hè.

2.166

Các vật liệu tạo nên mặt ngoài của giầy dép, được gắn vào tổ hợp đế và che phủ mu bàn chân.

CHÚ THÍCH 1  Trong trường hợp bốt, mũ cũng bao gồm mặt ngoài của vật liệu che phủ ống chân. Mũ chỉ bao gồm các vật liệu có thể nhìn thấy, không tính đến các vật liệu phía dưới.

CHÚ THÍCH 2  Để hỗ trợ việc ghi nhãn, nếu một vật liệu tạo thành ít nhất 80 % diện tích bề mặt thì vật liệu này được ghi nhãn giống như một trong các loại vật liệu được liệt kê trong Chỉ thị của Châu Âu 94/11/EC[1]. Nếu không có vật liệu nào tạo thành ít nhất 80 % diện tích mũ, mô tả hai vật liệu chính (theo thứ tự giảm dần về diện tích). Không tính đến các phụ kiện hoặc chi tiết trang trí thuần túy.

2.167

Chứng vẹo

(ngón chân cái) biến dạng bàn chân trong đó ngón chân to bị lệch về phía các ngón chân khác tại chỗ nối đầu tiên giữa khối xương bàn chân với đốt ngón chân.

(mắt cá chân) sự biến dạng do phía sau bàn chân quay vào trong làm cho trọng lượng cơ thể không được truyền đúng xuống đất nhưng truyền vào phía trong bàn chân gây chứng bàn chân phẳng.

CHÚ THÍCH  Đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ.

2.168

Lắc

Phần phía trước của mũ, không bao gồm các má, che phủ các ngón chân và phía trước của bàn chân.

2.169

Chiều dài lắc

Khoảng cách đo được, dọc theo tiết diện ngón chân từ điểm lắc đến điểm ngón chân.

2.170

Lót lắc

Miếng vật liệu lót lắc của mũ.

2.171

Điểm lắc

Điểm ở trên cùng của phom được xác định từ chỗ giao của đường tâm và đường đo vòng mu bàn chân.

2.172

Cánh lắc

Từng phía của các cạnh bên lắc phía sau, tại chỗ đè lên má.

2.173

Mắt cá chân vẹo trong

Tình trạng uốn cong vào bên trong bất thường của bàn chân.

2.174

Phần cắt chữ v

Phần hình côn của phom có thể tháo rời để cho phép bẻ gẫy khớp nối.

2.175

Giầy cấu trúc veldtschoen

Giầy có cấu trúc stitchdown là giầy có chân gò của mũ bị gò kéo ra phía ngoài và may trực tiếp vào đế hoặc đế trung gian

Xem Hình 9.

2.176

Eo

Vùng giữa mu bàn chân và khớp.

2.177

Vòng eo

Vùng có kích thước đường đo nhỏ nhất, giữa mu bàn chân và khớp ngón của phom, giầy hoặc bàn chân.

2.178

Gò eo

Gò cạnh

Quá trình gò tác động vào mũ từ mũi chân đến eo.

2.179

Khả năng giặt sạch

Độ bền của giầy hoặc vật liệu đối với sự thay đổi kích thước hoặc sự mất màu khi giặt trong máy giặt dưới các điều kiện qui định.

2.180

Tốc độ thấm nước

Lượng nước đi qua mẫu thử trong một hoặc nhiều khoảng thời gian.

2.181

Gót soải (hình nêm)

Gót đặc, cứng kéo dài từ phía sau của giầy đến khớp ngón của phom giầy tạo được một bề mặt đế phẳng dọc theo toàn bộ chiều dài của giầy.

2.182

Riễu

Dải vật liệu mềm bao xung quanh mép đế.

Xem Hình 2 và Hình 5.

2.183

Ngả riễu

Thao tác đập nhẹ riễu vào vị trí phẳng xung quanh mép của giầy trước khi gắn vào đế.

2.184

Đập ngả riễu

Thuật ngữ khác của ngả riễu (2.183).

2.185

May riễu

May riễu và mũ vào bệ riễu đã tạo ở đế trong

2.186

Giầy có riễu dán

Kết cấu giầy trong đó riễu được gắn với lót mũ và bệ riễu đế trong mà không cần may phía trong giầy.

2.187

Vân đế

Đường trang trí được làm ngang qua đế giầy hoặc xung quanh đai gót bằng cách tạo vân sóng.

2.188

Mũ liền

Mũ một mảnh khác so với mũ có một số phần ghép nối lại.

2.189

Mũi hình cánh

Chi tiết có hình cánh, thường được đục lỗ và có mép được gấp và may đè lên lắc để có tác dụng trang trí.

2.190

Là nếp nhăn

Là hoặc loại bỏ các nếp gấp trên mũ gây ra khi gò giầy.

2.191

Phần sử dụng (diện tích)

Phần vật liệu được sử dụng trong quá trình cắt mẫu, ngược với phần bị loại bỏ.

CHÚ DẪN
1 đường may mocasin
2 đế ngoài
3 đường may
4
5 lá đề
6 đế ngoài may riễu
7 lá đề (tấm da phủ)

Hình 1 – Giầy mocasin

CHÚ DẪN

1  mũ

2  riễu

3  đế ngoài

4  đường may

5  đường may riễu

6  độn điền đầy

7  bệ riễu

8  đế trong

Hình 2 – Cấu trúc giày goodyear

CHÚ DẪN

1  mũ

2  đế ngoài

3  mũi may

4  độn điền đầy/lớp chèn

Hình 3 – May máy (Blake/Littleway)

CHÚ DẪN

1  mũ

2  đế ngoài

3  độn điền đầy

4  đế trong

Hình 4 – Cấu trúc dán

CHÚ DẪN
1
2 đế ngoài
3 đường may
4 may vào đế trong
5 đế giữa
6 độn điền đầy
7 đế trong

Hình 5 – Cấu trúc giầy Na Uy

CHÚ DẪN

1  mũ

2  viền bọc

3  độn điền đầy

4  đế ngoài

Hình 6 – Cấu trúc giầy California

 

CHÚ DẪN
1 góc gót
2 chiều cao gót
3 phủ gót (gia cường phủ gót)
4 cửa khẩu của gót
5 mặt gót

Hình 7 – Góc gót

 

CHÚ DẪN
1 lật ngửa + 7 %
2 vị trí trung gian
3 quay sấp -11 %

Hình 8 – Sự lật ngửa và quay sấp

CHÚ DẪN
1
2 riễu
3 đế ngoài
4 đế trong/đế trung gian

Hình 9 – Cấu trúc (veldtschoen) stitchdown

Hình 10 – Cấu trúc gò dây rút

 

CHÚ DẪN

1  mũ

2  phom

3  lót giầy

4  mũi may

Hình 11 – Cấu trúc ströbel

 

Mục lục tra cứu thuật ngữ Tiếng Việt

Thuật ngữ Tiếng Việt Thuật ngữ Tiếng Anh
Bệ riễu rib 2.124
Bệ riễu được gắn attached rib 2.9
Bộ phận chỉnh hình orthotic 2.114
Bộ phận đỡ vòm chân arch support 2.7
Bốt lửng ankle boot 2.4
California California 2.26
Cánh lắc vamp wing 2.172
Cấu trúc Construction 2.30
Cấu trúc dán đế stuck-on sole construction 2.30.2
Cấu trúc dán keo cemented construction 2.30.1
Cấu trúc giầy gò rút dây string lasted construction 2.144
Cấu trúc giầy Na Uy Norwegian construction 2.111
Cấu trúc khâu hút Littleway construction 2.102
Cấu trúc stitchdown stitchdown 2.143
Cấu trúc ströbel Ströbel construction 2.145
Chà xát rub 2.126
Chất độn filler 2.17
Chất kết dính adhesive 2.3
Chêm đế cleat 2.33
Chi tiết component 2.40
Chi tiết gia cường reinforcement 2.122
Chi tiết ô dê facer 2.58.1
Chiều dài lắc vamp length 2.169
Chóp cap 2.27
Chứng vẹo valgus 2.167
Cổ giầy Collar

cuff

2.39

2.46

Cơ cấu định hình setter 2.55.4
Cỡ grade 2.76
Cỡ số Anh English size 2.56
Cửa khẩu của gót heel breast 2.81
Da leather 2.100
Da tráng phủ coated leather 2.36
Dải lót cổ giầy top facing 2.157
Dán stuck-on 2.146
Dán đế sole adhesion 2.136
Dáng đi gait 2.72
Dây buộc lace 2.94
Dép lê slipper 2.133
Diện tích cắt cutting area 2.47
Đập ngả riễu welt hammering 2.184
Đế bè extended sole 2.57
Đế đúc trực tiếp direct moulded sole 2.49
Đế giữa midsole

through sole

2.106

2.151

Đế kép double sole 2.53
Đế liền gót bottom unit 2.18
Đế liền khối unit sole 2.164
Đế ngoài outsole 2.115
Đế soải cleated sole 2.34
Đế trong insole 2.92
Đế trung gian runner 2.106
Đệm chân footbed 2.67
Đệm lót gót heel grip 2.82
Đệm mũi giầy box toe 2.19
Điểm lắc vamp point 2.171
Điều hòa conditioning 2.41
Đinh tán slug 2.134
Định hình setting 2.55.4
Độ cao gót heel height 2.83
Độ bền mỏi fatigue resistance 2.60
Độ nâng mũi chân toe spring 2.155
Độ nâng mũi, ngón chân spring, toe 2.138
Độ vừa vặn fitting 2.64
Độ khít tight to toe 2.152
Độn cứng shank 2.131
Độn điền đầy bottom filling 2.17
Đốt mép burnishing 2.24
Đúc phản ứng (polyuretan) reaction moulding (polyurethane) 2.50.3
Đúc phun injection moulding 2.50.1
Đúc trực tiếp direct moulding 2.50
Đường cổ giầy top line 2.159
Đường gờ mép feather edge 2.61
Đường may seam 2.130
Đường may đấu hậu back seam 2.11
Đường may máy machine sewn 2.104
Đường may móc xích chainstitch 2.31
Đường may nối butt seam 2.25
Đường may yên ngựa saddle seam stitch 2.128
Eo waist 2.176
Gấp mép beading 2.12
Gấp nếp folding 2.66
Ghệt gaiter 2.73
Gia cường phủ gót heel tip 2.86
Giá trị đo độ cứng durometer value 2.54
Giầy shoe 2.68
Giầy cao cổ (bốt) boot 2.15
Giầy cấu trúc veldtschoen veldtschoen 2.175
Giầy chỉnh hình orthopaedic shoe 2.113
Giầy có riễu dán welted shoe 2.186
Giầy dép footwear 2.68
Giầy dép cao su rubber footwear 2.127
Giầy dép chữa bệnh (phòng bệnh) therapeutic (prophylactic) footwear 2.149
Giầy dép dạo phố town footwear 2.161
Giầy dép đi trong nhà indoor footwear 2.88
Giầy dép học sinh children’s school footwear

school footwear

2.32

2.129

Giầy dép thông thường casual footwear 2.28
Giầy dép thời trang fashion footwear 2.59
Giầy dép thời trang cao cấp high fashion footwear 2.87
Giầy dép trẻ em infants’ footwear 2.89
Giầy đông cold weather footwear 2.38
Giầy hở gót open back shoe 2.112
Giầy mocasin moccasin 2.107
Giầy thầy tu monk 2.109
Giầy thể thao thông dụng general purpose sports footwear 2.74
Gò bằng đinh tack lasting 2.148
Gò cưỡng bức force lasting 2.69
Gò eo waist lasting 2.178
Gò cạnh side lasting 2.178
Gò giầy lasting 2.99
Gò phẳng flat lasted 2.65
Góc gót heel angle 2.80
Gót heel 2.79
Gót bọc covered heel 2.45
Gót ghép built heel 2.23
Gót nhiều lớp stacked heel 2.139
Gót soải (hình nêm) wedge-shaped (heel) 2.181
Halogen hóa halogenation 2.78
Hàng ô dê facing row 2.58.1
Hệ cỡ giầy quốc tế (Mondopoin) Mondopoint 2.108
Hệ cỡ số giầy Pháp Paris point 2.116
Hoàn thiện finishing 2.63
Hoàn thiện mép edge finishing 2.55.1
Họng giầy throat 2.150
Hướng kéo giãn direction of stretch 2.51
In dấu stamping 2.140
Keo dán cement 2.29
Khả năng giặt sạch washability 2.179
Khả năng thay thế reparability 2.123
Không lót unlined 2.165
Lá đề apron 2.5
Là mép edge iron 2.55.3
Là nếp nhăn wrinkle chase 2.190
Lắc vamp 2.168
Lắp ráp assembly 2.8
Lót gót seat sock 2.77
Lót giầy insock 2.91
Lót giữa interlining 2.93
Lót lắc vamp lining 2.170
Lót lửng half sock 2.77
Lót má quarter lining 2.121
Lót mặt sock 2.135
Lót mặt hoàn chỉnh full sock 2.71
Lót mũ lining 2.101
Lỗ hình trụ trên phom last thimble 2.98
Lớp gót dưới cùng top lift 2.158
Lưỡi gà tongue 2.156
Lưu hóa trực tiếp direct vulcanizing 2.50.2
quarter 2.120
Mài nhám Buffing

roughing

2.22

2.125

Mảnh gót heel lift 2.84
Mang trong inside 2.90
May cóp side wall sewn 2.132
May hút Blake sewn 2.14
May riễu welt sewing 2.185
May thắt nút lockstitch 2.103
Mắt cá chân vẹo trong varus ankle 2.173
Mặt gót heel seat 2.85
Mật độ đường may stitch density 2.142
Mép edge 2.55
Móc dây lace hook 2.95
Môi trường điều hòa conditioning atmosphere 2.42
upper 2.166
Mũ liền whole cut 2.188
Mũi giầy toe cap 2.153
Mũi hình cánh wing cap 2.189
Nẹp ô dê facings 2.58.1
Ngả riễu welt beating 2.183
Nhân cỡ grading 2.76
Nhiều vòng chữ d multiple d-ring 2.110
Ô dê eyelet 2.58
Phần cắt chữ v v cut 2.174
Phần mũi forepart 2.70
Phần sử dụng (diện tích) yield (area) 2.191
Pho hậu Counter

stiffener

2.44

2.141

Pho mũi toe puff 2.154
Phom last 2.97
Phủ gót top piece 2.160
Phương pháp may riễu Goodyear welted 2.75
Quay sấp pronation 2.119
Rạn nứt break 2.20
Rãnh cho đường may ply rib 2.124
Ráp đế bottom assembly 2.16
Riễu welt 2.182
Riễu nghịch đảo reversed welted 2.111
Sự bám dính cohesion 2.37
Sự buộc dây lacing 2.96
Sự kết dính adhesion 2.2
Sự lật ngửa supination 2.147
Sự thông hơi breathability 2.21
Tăng cường nẹp ô dê facing stay 2.58.2
Tấm xơ ép fibreboard 2.62
Thanh dẫn mép edge guide 2.55.2
Thời gian thấm qua penetration time 2.117
Tốc độ thấm nước water penetration rate 2.180
Tỷ trọng đúp double density 2.52
Tỷ trọng kép dual density 2.52
Vải tráng phủ coated fabric 2.35
Vân đế wheeling 2.187
Vật liệu gia cường backer 2.10
Vật liệu mài abrasive 2.1
Vết đế tread 2.163
Viền binding 2.13
Vòm chân arch 2.6
Vòm dọc bàn chân plantar arch 2.118
Vòm khớp ngón chân metatarsal arch 2.105
Vòm ngang bàn chân transverse arch 2.162
Vòng chữ d d-ring 2.48
Vòng eo waist girth 2.177
Xẻ split 2.137
Xén mép edge trimming 2.55.5

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Directive 94/11/EC of the European Parliament and of the Council of 23 March 1994 on the approximation of the laws, regulations and administrative provisions of the Member States relating to labelling of the materials used in the main components of footwear for sale to the consumer

[2] EN 346, Specification for protective footwear for professional use

[3] EN 347, Specification for occupational footwear for professional use

[4] EN 923:1998, Adhesives – Terms and definitions

[5] EN 12568, Foot and leg protectors – Requirements and test methods for toecaps and metal penetration resistant inserts

[6] EN/ISO 472, Plastics – Vocabulary

[7] ISO 1382, Rubber – Vocabulary

[8] TCVN 8244-1 (ISO 3534-1), Thống kê học – Từ vựng và ký hiệu – Phần 1: Thuật ngữ chung về thống kê và thuật ngữ dùng trong xác suất

[9] ISO 4915:1991, Textiles – Stitch types – Classification and terminology

[10] ISO 4916:1991, Textiles – Seam types – Classification and terminology

[11] International Council of Tanners – International Glossary of leather terms

[12] ISO 9407, Shoe sizes – Mondopoint system of sizing and marking

[13] TCVN 10071 (ISO 18454), Giầy dép – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12729:2019 (ISO 19952:2005) VỀ GIẦY DÉP – TỪ VỰNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN12729:2019 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản