TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12760:2019 (ISO 3867:2017) VỀ GỖ XỐP COMPOSITE – VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12760:2019

ISO 3867:2017

GỖ XỐP COMPOSITE – VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Composition cork  Expansion joint fillers – Test methods

Lời nói đầu

TCVN 12760:2019 hoàn toàn tương đương với ISO 3867:2017.

TCVN 12760:2019 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC89 Ván gỗ nhân tạo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

G XỐP COMPOSITE – VT LIU CHÈN KHE GIÃN – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Composition cork  Expansion joint fillers – Test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để xác định các đặc tính của gỗ xốp composite sử dụng làm vật liệu chèn khe giãn của bê tông hoặc vật liệu xây dựng khác được đưa ra dưới đây:

– khối lượng riêng biểu kiến;

– độ giãn n trong nước;

– khả năng chịu nén;

– độ phục hồi;

– khả năng đùn;

– độ hấp thụ nước.

Phương pháp thử áp dụng cho gỗ xốp composite chèn khe có chiều dày danh nghĩa nằm trong khoảng từ 6,3 mm đến 25 mm.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12761:2019 (ISO 3869:2017) Gỗ xốp composite – Vật liệu chèn khe giãn – Yêu cầu kỹ thuật, bao gói và ghi nhãn

TCVN 12765:2019 (ISO 7322:2014) Gỗ xốp composite -Phương pháp thử ISO 633 Cork – Vocabulary (Gỗ xốp – Từ vựng)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 633.

4  Thiết bị, dụng cụ

4.1  Cân, chính xác đến 0,01 g.

4.2  Thước cặp, chính xác đến 0,1 mm.

4.3  Máy thử nén, có một tấm ép cố định và một tấm ép di động có tốc độ di chuyển không tải đạt 1,3 mm/min, và có đủ khả năng làm chiều dày mẫu thử giảm xuống 50 % so với chiều dày ban đầu.

4.4  Dụng cụ đo tải trọng, có khả năng đo được tải trọng chính xác đến 1 %.

4.5  Khuôn ép đùn ba mặt, để hạn chế chuyển vị bên của mẫu thử dưới tác dụng của lực chỉ nén lên một mặt. Kích thước bên trong của khuôn là (100 ± 0,5) mm x (100 ± 0,5) mm và khuôn phải cao hơn mẫu ít nhất là 13 mm.

4.6  Tấm dưỡng bằng thép, có kích thước 100 mm x 100 mm, sao cho khi lắp khuôn ép đùn sai số nằm trong khoảng 0,13 mm theo chiều dài và chiều rộng, được gắn với một bộ so chuyển vị.

4.7  Đồng hồ đo chuyển vị, có vạch chia chính xác đến 0,02 mm.

4.8  Tấm kim loại, có kích thước là (100 ± 2,5) mm x (100 ± 2,5) mm x 6 mm, với các mặt đối diện song song nhau.

4.9  Thiết bị cắt.

4.10  Tủ ổn định khí hậu.

5  Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

5.1  Lấy mẫu

5.1.1  Từ mỗi lô có diện tích 100 m2, mẫu được lấy phải có diện tích khoảng 0,2 m2 và phải đủ lớn để tạo ra được ít nhất năm mẫu thử có kích thước 100 mm x 100 mm. Từng mẫu thử phải được cắt vuông góc bằng thiết bị cắt (4.9)

5.1.2  Đối với mẫu thử có nguồn gốc từ gỗ xốp composite tự giãn (vật liệu chèn khe) phải được cắt thành di thích hợp và được bọc trong chất dẻo tại nhà máy ngay sau khi cắt.

Mu phải được đóng gói để đảm bảo vận chuyển an toàn đến phòng thử nghiệm, cần tránh bị biến dạng hoặc rạn nứt trong quá trình vận chuyển.

5.2  Chuẩn bị mẫu thử

5.2.1  Cắt vuông góc mẫu thử có kích thước 100 mm x 100 mm ngay trước khi thử nghiệm, nếu cần thiết. Từng mẫu thử phải được cắt bằng một tấm kim loại (4.8).

5.2.2  Đối với mẫu thử có nguồn gốc từ gỗ xốp composite tự giãn phải để khô 24 h trong không khí ở nhiệt độ thường sau khi ngâm trong nước sôi (xem 6.2.1). Sau đó, cắt các mẫu theo kích thước quy định trong 5.1.1.

6  Phương pháp thử

6.1  Xác đnh các kích thước

6.1.1  Xác định chiều dày

Chiều dày được xác định theo 6.1 của TCVN 12765:2019 (ISO 7322:2014).

6.1.2  Xác định chiều dài và chiều rộng

Chiều dài và chiều rộng được xác định theo 6.2.1 của TCVN 12765:2019 (ISO 7322:2014).

6.2  Độ giãn n trong nước

6.2.1  Cách tiến hành

Đối với gỗ xốp composite tự giãn, lấy năm mẫu thử từ nhà sản xuất như mô tả trong 5.1.2.

Chiều dày của mẫu thử (d1) được xác định theo 6.1. Ngâm mẫu thử trong nước sôi, sau 1 h lấy mẫu thử ra, và để nguội đến nhiệt độ phòng trong 15 min. Đo chiều dày cuối cùng, chính xác đến 0,1 mm gần nhất.

6.2.2  Tính toán và biểu thị kết quả

Độ giãn nở trong nước của gỗ xốp composite, E, được tính theo Công thức (1):

trong đó

d1 là chiều dày của từng mẫu thử trước khi ngâm, tính bằng milimet (mm), được làm tròn đến 0,1 mm gần nhất;

d2 là chiều dày của từng mẫu thử sau khi ngâm, tính bằng milimet (mm), được làm tròn đến 0,1 mm gần nhất;

Kết quả thử nghiệm là giá trị trung bình các kết quả riêng lẻ, biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm, được làm tròn đến s nguyên gần nhất.

6.3  Độ phục hồi

6.3.1  Cách tiến hành

Đặt một mẫu thử đã được chuẩn bị như mô tả trong 5.2 vào máy thử. Tác dụng lên mẫu thử một tải trọng đủ lớn để làm chiều dày mẫu thử giảm xuống 50 % so với chiều dày ban đầu. Đặt tải trọng từ từ sao cho mẫu thử được nén ở tốc độ xấp xỉ 1,3 mm/min. Ghi lại giá trị tải trọng tác dụng (F) này.

Nhanh chóng bỏ ti trọng và để mẫu thử phục hồi trong 10 min. Đo chiều dày mới của mẫu thử (d2) được làm tròn đến 0,1 mm gần nhất.

6.3.2  Tính toán và biểu thị kết quả

Độ phục hồi, R, được tính theo Công thức (2):

trong đó

d1 là chiều dày mẫu thử trước khi nén, tính bằng milimet (mm), được làm tròn đến 0,1 mm gần nhất;

d2 là chiều dày mẫu thử sau khi nén, tính bằng milimet (mm), được làm tròn đến 0,1 mm gần nhất;

Kết quả thử nghiệm là giá trị trung bình các kết quả riêng lẻ, biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm, được làm tròn đến số nguyên gần nhất.

6.3.3  Thử nghiệm lại

6.3.3.1  Mẫu thử phải đáp ứng được các yêu cầu quy định trong 4.4 của TCVN 12761:2019 (ISO 3869:2017). Nếu mẫu thử không đáp ứng được các yêu cầu này, tiến hành thử nghiệm một mẫu thử mới theo quy trình dưới đây.

6.3.3.2  Tác dụng ba lần tải trọng đ lớn lên mẫu thử để làm chiều dày mẫu thử giảm xuống 50 % so với chiều dày ban đầu. Đặt tải trọng từ từ sao cho mẫu thử được nén ở tốc độ xấp xỉ 1,3 mm/min.

6.3.3.3  Sau khi đặt tải trọng lần thứ nhất và lần thứ hai, nhanh chóng bỏ tải trọng và để mẫu thử phục hồi trong 30 min trước khi tiến hành đặt tải trở lại.

6.3.3.4  Sau khi đặt tải trọng lần thứ ba, nhanh chóng bỏ tải trọng và để mẫu thử phục hồi trong 1 h, sau đó tiến hành đo lại chiều dày mẫu thử (d3).

6.3.3.5  Độ phục hồi, R’ được tính theo Công thức (3):

trong đó

d1 là chiều dày mẫu thử trước khi nén, tính bằng milimet (mm), được làm tròn đến 0,1 mm gần nhất;

d3 là chiều dày mẫu thử sau lần nén lần thứ ba, tính bằng milimet (mm), được làm tròn đến 0,1 mm gần nhất;

Kết quả thử nghiệm là giá trị trung bình các kết quả riêng lẻ, biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm, được làm tròn đến số nguyên gần nhất.

6.3.4  Tính khả năng chịu nén

Áp lực, p, mà mẫu thử phải chịu khi tiến hành thử nghiệm độ phục hồi, được tính theo Công thức (4):

trong đó

F là lực lớn nhất cần thiết để làm gim chiều dày ban đầu của mẫu thử xuống 50 % (xem 6.3.1), tính bằng Newton (N), được làm tròn đến 0,1 N gần nhất;

S là diện tích mẫu thử (10000 m2), tính bằng mét vuông (m2), được làm tròn đến 0,0001 m2;

Kết quả thử nghiệm là giá trị trung bình các kết quả riêng lẻ, biểu thị bằng kilo Pascal (kPa), được làm tròn đến số nguyên gần nhất.

6.4  Khả năng đùn

6.4.1  Cách tiến hành

Đặt mẫu thử vào khuôn với tấm dưỡng bằng thép (4.6) gắn vào tấm đế máy thử nén.

Tác dụng lên mẫu thử một tải trọng đủ lớn để nén chiều dày mẫu thử xuống 50 % so với chiều dày ban đầu. Đặt tải trọng từ từ sao cho mẫu thử được nén ở tốc độ xấp xỉ 1,3 mm/min.

Đo chuyn vị lớn nhất ở mép tự do của mẫu thử khi chịu nén bằng đồng hồ đo chuyển vị.

6.4.2  Tính toán và biểu thị kết quả

Khả năng đùn của mẫu thử, X, được tính theo Công thức (5):

X = b1

(5)

trong đó

b1 là khoảng cách lớn nhất đạt được ở mép tự do của mẫu thử khi chịu nén, tính bằng milimet (mm), được làm tròn đến 0,1 mm gần nhất;

Kết quả thử nghiệm là giá trị trung bình các kết quả riêng lẻ, biểu thị bằng milimet (mm), được làm tròn đến 0,1 mm gần nhất.

6.5  Độ hấp thụ nước

6.5.1  Cách tiến hành

Sử dụng một trong những mẫu thử đã được chuẩn bị như mô tả trong 5.2 và cân khối lượng mẫu thử (m1) chính xác đến 0,1 g gần nhất. Ngâm mẫu thử vào trong nước tại nhiệt độ từ 18 °C đến 25 °C trong 24 h. Mu thử được đặt theo phương ngang dưới đáy thùng. Trong suốt quá trình thử nghiệm, mẫu thử phải nằm dưới mặt nước trong thùng với khoảng cách là 25 mm.

Lấy mẫu thử ra khỏi thùng, dùng khăn giấy lau khô để loại bỏ nước tha trên tất cả các bề mặt của mẫu thử. Ngay sau đó xác định khối lượng của mẫu thử, chính xác đến 0,1 g gần nhất.

6.5.2  Tính toán và biểu thị kết quả

Độ hấp thụ nước, A, tính bằng tỷ lệ phần trăm theo thể tích [thể tích tính bằng centimet khối (cm3) và khối lượng mẫu thử tính bằng gam (g)] theo Công thức (6):

trong đó

m1 là khối lượng mẫu thử trước khi ngâm, tính bằng gam (g), được làm tròn đến 0,1 g gần nhất;

m2 là khối lượng mẫu thử sau khi ngâm, tính bằng gam (g), được làm tròn đến 0,1 g gần nhất;

d1 là chiều dày danh nghĩa của mẫu thử (xem 6.1), tính bằng milimet (mm), được làm tròn đến 0,1 mm gần nhất;

là diện tích mẫu thử (10000 m2), tính bằng mét vuông (m2).

Kết quả thử nghiệm là giá trị trung bình các kết quả riêng lẻ, biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm theo thể tích, được làm tròn đến số nguyên gần nhất.

6.6  Khối lượng riêng biểu kiến

6.6.1  Cách tiến hành

S dụng một trong những mẫu thử đã được chuẩn bị như mô tả trong 5.2 và cân khối lượng mẫu thử (m) chính xác đến 0,1 g gần nhất. Xác định khối lượng mẫu thử (m) sau khi hong khô ở nhiệt độ (20 ± 3) °C và độ ẩm tương đối (65 ± 1) % cho đến khi khối lượng mẫu thử không đổi.

6.6.2  Tính toán và biểu thị kết quả

Khối lượng riêng biểu kiến của mẫu thử (p) được tính theo Công thức (7):

trong đó

m là khối lượng mẫu thử sau khi hong khô, tính bằng gam (g), được làm tròn đến 0,1 g gần nhất;

l là chiều dài danh nghĩa của mẫu thử (xem 6.1), tính bằng milimet (mm), được làm tròn đến 0,1 mm gần nhất;

b là chiều rộng danh nghĩa của mẫu thử (xem 6.1), tính bằng milimet (mm), được làm tròn đến 0,1 mm gần nhất;

d là chiều dày danh nghĩa của mẫu thử (xem 6.1), tính bằng milimet (mm), được làm tròn đến 0,1 mm gần nhất;

Kết quả thử nghiệm là giá trị trung bình các kết quả riêng lẻ, biểu thị bằng kilogam trên mét khối (kg/m3), được làm tròn đến số nguyên gần nhất.

7  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm có ít nhất các thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là TCVN 12760 (ISO 3867);

b) thông tin đầy đủ của sản phẩm được thử nghiệm, bao gồm loại sản phẩm, nguồn gốc, tài liệu kèm theo của nhà sản xuất;

c) báo cáo ly mẫu;

d) các kết quả xác định được;

e) bất kỳ sai khác nào so với tiêu chuẩn này có thể gây ảnh hưng đến kết quả.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ASTM D 545:2014, Standard test methods for preformed expansion joint fillers for concrete construction (Nonextruding and resilient types).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12760:2019 (ISO 3867:2017) VỀ GỖ XỐP COMPOSITE – VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN – PHƯƠNG PHÁP THỬ
Số, ký hiệu văn bản TCVN12760:2019 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản