TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016) VỀ MỸ PHẨM – HƯỚNG DẪN ĐỊNH NGHĨA KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHÍ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM VÀ THÀNH PHẦN MỸ PHẨM TỰ NHIÊN VÀ HỮU CƠ – PHẦN 1: ĐỊNH NGHĨA ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12972-1:2020
ISO 16128-1:2016

MỸ PHẨM – HƯỚNG DẪN ĐỊNH NGHĨA KỸ THUẬT VÀ
TIÊU CHÍ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM VÀ THÀNH PHẦN MỸ PHẨM TỰ NHIÊN VÀ HỮU CƠ –
PHẦN 1: ĐỊNH NGHĨA ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN

Guildelines on technical definitions and criteria for natural and organic cosmetic ingredients and products – Part 1: Definitions for ingredients

Lời nói đầu

TCVN 12972-1:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 16128-1:2016.

TCVN 12972-1:2020 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 217 Mỹ phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12972:2020 Mỹ phẩm – Hướng dẫn định nghĩa kỹ thuật và tiêu chí đối với sản phẩm và thành phẩm mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ, bao gồm các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016), Phần 1: Định nghĩa đối với thành phần

– TCVN 12972-2:2020 (ISO 16128-2:2017), Phần 2: Tiêu chí đối với thành phần và sản phẩm

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn về định nghĩa và tiêu chí đối với các sản phẩm và thành phần mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ. Đây là những hướng dẫn cụ thể cho lĩnh vực mỹ phẩm, có tính đến vấn đề hầu hết phương thức hiện đang được sử dụng đối với lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp không chuyển đổi trực tiếp thành mỹ phẩm. Các hướng dẫn áp dụng đánh giá khoa học và đưa ra các nguyên tắc với khung logic nhất quán đối với các sản phẩm và thành phần mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ tích hợp các phương thức thông thường được sử dụng ở các tài liệu tham chiếu hiện tại. Những hướng dẫn này nhằm khuyến khích sự lựa chọn rộng rãi hơn các thành phần tự nhiên và hữu cơ theo công thức đa dạng hóa các sản phẩm mỹ phẩm nhằm khuyến khích đổi mới.

Tuy nhiên, dựa trên các tài liệu tham khảo khác trong phạm vi cộng đồng, hướng dẫn này được phổ biến bao gồm các tiêu chí đối với các thành phần cũng như các định nghĩa và tiêu chí đối với thành phẩm. Điều này được nêu trong TCVN 12972-2 (ISO 16128-2).

 

MỸ PHẨM – HƯỚNG DẪN ĐỊNH NGHĨA KỸ THUẬT VÀ
TIÊU CHÍ ĐỐI VỚI S
N PHM VÀ THÀNH PHẦN MỸ PHẨM TỰ NHIÊN VÀ HỮU CƠ –
PHẦN 1: ĐỊNH NGHĨA ĐỐI VỚI THÀNH PH
N

Guildelines on technical definitions and criteria for natural and organic cosmetic ingredients and products – Part 1: Definitions for ingredients

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về định nghĩa đối với các thành phần mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ.

Cùng với các thành phần tự nhiên và hữu cơ, các loại thành phần khác có thể cần thiết đối với sự phát triển sản phẩm tự nhiên và hữu cơ được xác định cùng với các hạn chế tồn tại.

TCVN 12972 (ISO 16128) không đề cập đến vấn đề truyền thông của sản phẩm (ví dụ khiếu nại và dán nhãn), an toàn cho con người, xem xét về kinh tế-xã hội và an toàn môi trường (ví dụ thương mại công bằng) và các đặc tính của các vật liệu bao gói hoặc các yêu cầu bắt buộc áp dụng đối với mỹ phẩm.

2  Các thành phần tự nhiên

2.1  Khái quát

Các thành phần tự nhiên là các thành phần mỹ phẩm nhận được chỉ từ thực vật, động vật, vi sinh vật hoặc các chất khoáng, bao gồm các thành phần nhận được từ những nguyên liệu bởi

– Quá trình vật lý (ví dụ nghiền, sấy khô, chưng cất);

– Phản ứng lên men xảy ra trong tự nhiên và dẫn đến các phân tử xuất hiện trong tự nhiên;

– Các quy trình chuẩn bị khác bao gồm quy trình truyền thống (ví dụ chiết xuất sử dụng dung môi) mà không làm biến đổi hóa học có chủ ý (Phụ lục A bao gồm định nghĩa về các dung môi và các loại chiết xuất sử dụng dung môi đối với việc sản xuất và chế biến thành phần).

Các nguyên liệu sau và các nguyên liệu có nguồn gốc từ những nguyên liệu này, phải được coi là thuộc nhóm chung có nguồn gốc tự nhiên:

a) Thực vật bao gồm nấm và tảo;

CHÚ THÍCH 1: Các thành phần từ các thực vật biến đổi gen có thể được coi là các thành phần tự nhiên ở các vùng cụ th trên thế giới.

CHÚ THÍCH 2: Trong phạm vi của tiêu chuẩn này, thuật ngữ “thảo mộc” có thể được sử dụng là từ đồng nghĩa với từ thực vật.

b) Các chất khoáng;

c) Động vật;

d) Vi sinh vật.

Các thành phần nhận được từ nhiên liệu hóa thạch không bao gồm trong định nghĩa này.

Vì những lý do rõ ràng, thuật ngữ “tự nhiên” không được sử dụng trong tiêu chuẩn này nhằm thể hiện các đặc tính về mùi, màu sắc hoặc vị.

CHÚ THÍCH 3: Dựa trên các định nghĩa cụ thề về sản phẩm mỹ phẩm được nêu trong tiêu chuẩn này, một nguyên liệu thô tự nhiên thơm theo ISO 9235 có thể bao gồm các thành phần tự nhiên, thành phần dẫn xuất tự nhiên hoặc hỗn hợp của cả hai. ISO 9235 xác định nguyên liệu thô tự nhiên thơm có thể được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm mỹ phẩm. Do là những hỗn hợp phức tạp, cần có các thông tin cần thiết từ nhà cung cấp nguyên liệu thô thơm.

2.2  Các thành phần khoáng tự nhiên

Các thành phần khoáng tự nhiên là các thành phần tự nhiên, là các chất vô cơ (nghĩa là các muối cacbonat và dẫn xuất không cacbon) xuất hiện tự nhiên trong lòng đất có công thức hóa học phân biệt và tổ hợp các đặc tính vật lý phù hợp (ví dụ cấu trúc tinh thể, độ cứng, màu sắc).

2.3  Các thành phần hữu cơ

Các thành phần hữu cơ là các thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ các phương pháp trồng trọt hữu cơ hoặc từ thu hoạch tự nhiên theo quy định quốc gia hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương nếu áp dụng.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “trồng trọt hữu cơ” có thể được xác định theo quy định của từng quốc gia.

Nước, như được định nghĩa tại 2.4, ngoại trừ nước cấu thành và khoáng chất không thuộc phạm vi của trồng trọt hữu cơ.

2.4  Nước

Nước được coi là tự nhiên.

Tuy nhiên, các loại nước được định nghĩa ở danh mục sau có thể được xử lý khác nhau.

– Nước cấu thành là hàm lượng chất lỏng của thực vật tươi.

– Nước phục hồi tương đương với nước được thấy ở nguyên liệu gốc và được sử dụng để phục hồi nguyên liệu khô về hàm lượng ban đầu của chúng.

– Nước chiết là nước được sử dụng để chiết các thành phần từ hỗn hợp nguyên liệu.

Trong tiêu chuẩn này, nước không được xác định ở trên được mặc định là “nước công thức”.

3  Các thành phần dẫn xuất tự nhiên

3.1  Khái quát

Các thành phần dẫn xuất tự nhiên là các thành phần mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên lớn hơn 50 %, tính theo khối lượng phân tử, hàm lượng cacbon tái tạo hoặc theo bất kỳ phương pháp nào khác có liên quan, nhận được thông qua các quá trình hóa học và/hoặc sinh học được xác định với mục đích biến đổi hóa học.

Danh mục thông tin về các quy trình đề cập được nêu tại Phụ lục B. Quá trình xử lý vi sinh và nấm men cũng có thể làm tăng các thành phần dẫn xuất tự nhiên mà biến đổi hóa học chủ ý diễn ra.

Thông thường, mức độ nguồn gốc tự nhiên thường được định lượng bằng khối lượng phân tử hoặc bằng cacbon tái tạo dẫn đến kết quả các trường hợp cụ thể về các thành phần hoàn toàn có gốc tự nhiên.

Phụ lục A cung cấp thông tin về các dung môi liên quan đến sản xuất thành phần.

Phụ lục C bao gồm các phép tính trong trường hợp đã biết hoặc chưa biết khối lượng phân tử.

3.2  Các thành phần dẫn xuất hữu cơ

Các thành phần dẫn xuất hữu cơ là các thành phần mỹ phẩm hữu cơ hoặc nguồn gốc tự nhiên và hữu cơ hỗn hợp nhận được qua quá trình sinh học và/hoặc hóa học được xác định (xem Phụ lục B) với mục đích biến đổi hóa học, không chứa một nửa là bất cứ nguồn gốc nhiên liệu hóa thạch nào.

Danh mục thông tin về các quá trình này được nêu trong Phụ lục B.

Nếu phản ứng hóa học hoặc sinh học mang lại kết quả là các đa hợp chất, các hóa chất chính đang xác định các đặc tính thành phần phải bao gồm một nửa có nguồn gốc hữu cơ trong phân tử.

Quá trình xử lý vi sinh và lên men cũng có th làm tăng các thành phần dẫn xuất hữu cơ mà biến đổi hóa học có chủ ý xảy ra.

Phụ lục A cung cấp thông tin về các dung môi liên quan đến sản xuất thành phần.

4  Các thành phần dẫn xuất khoáng

Các thành phần dẫn xuất khoáng là các thành phần mỹ phẩm nhận được qua quá trình xử lý hóa học của các chất vô cơ xuất hiện tự nhiên trong lòng đất mà có thành phần hóa học tương tự như các thành phần khoáng tự nhiên.

Danh mục thông tin và các quá trình như vậy được nêu trong Phụ lục B.

Phụ lục A cung cấp thông tin về các dung môi liên quan đến sản xuất thành phần.

Danh mục thông tin về các thành phần dẫn xuất khoáng được nêu trong Phụ lục D.

5  Các thành phần không phải là tự nhiên

Các thành phần không phải là tự nhiên là các thành phần lớn hơn hoặc bằng với 50 % khối lượng phân tử của gốc nhiên liệu hóa thạch hoặc các thành phần khác mà không thuộc một trong các loại khác đã được xác định trong tiêu chuẩn này.

Phụ lục bao gồm các phép tính trong trường hợp đã biết hoặc chưa biết khối lượng phân tử.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Các dung môi đối với quá trình xử lý và sản xuất thành phần

Trong tiêu chuẩn này, dung môi có thể được định nghĩa như sau:

– Là một chất, thường là chất lỏng, cò khả năng hòa tan hoặc phân tán một hoặc một vài thành phần.

Có hai loại dung môi:

– Các dung môi thành phần: các dung môi mà các thành phần đã được hòa tan hoặc phân tán trước và/hoặc trong quá trình sản xuất (chiết xuất thành phần) của một thành phần và vẫn còn giữ lại trong thành phần cuối cùng. Thành phần cuối cùng là hỗn hợp của các thành phần. Xem Bảng A.1.

– Các dung môi xử lý: các dung môi được sử dụng trong sản xuất các thành phần mà không còn lại trong thành phần ngoại trừ lượng vết. Xem Bảng A.2.

Sau khi sử dụng, các dung môi xử lý cần được loại bỏ hoàn toàn hoặc ít nhất được loại bỏ sao cho chng ch được chứa trong nồng độ vết không thể tránh được về mặt kỹ thuật trong thành phần cuối cùng.

Nếu một dung môi thành phần không phải tự nhiên được sử dụng đơn lẻ hoặc trộn lẫn, loại thành phần cuối cùng được coi là không phải tự nhiên.

Bảng A.1 – Loại dung môi thành phần

Các loại thành phần ban đầu (phân tán hoặc hòa tan)

Các loại dung môi thành phần

Các loại thành phần cuối cùng

Tự nhiên (Điều 2)

Tự nhiên (Điều 2) Nước (2.4) Tự nhiên
Dẫn xuất tự nhiên của toàn bộ gốc tự nhiên (Điều 3) Hỗn hợp của các thành phần tự nhiên và dẫn xuất tự nhiêna

Khoáng tự nhiên (2.2)

Tự nhiên (Điều 2) Nước (2.4) Tự nhiên
Dn xuất tự nhiên của toàn bộ gốc tự nhiên (Điều 3) Hỗn hợp của các thành phần tự nhiên và dẫn xuất tự nhiêna

Hữu cơ (2.3)

Hữu cơ (2.3) Hữu cơ
Dẫn xuất hữu cơ (3.2)

Tự nhiên (Điều 2)

Nước (2.4)

Dẫn xuất tự nhiên của toàn bộ gốc tự nhiên (Điều 3)

Hỗn hợp của các thành phần hữu cơ và dẫn xuất hữu cơ, hoặc tự nhiên, hoặc dẫn xuất tự nhiêna

Dn xuất tự nhiên (Điều 3)

Tự nhiên (Điều 2) Nước (2.4) Hỗn hợp của các thành phần tự nhiên và dẫn xuất tự nhiêna
Dn xuất tự nhiên (Điều 3) Dn xuất tự nhiên

Dẫn xuất hữu cơ (3.2)

Hữu cơ (2.3) Hỗn hợp của các thành phần hữu cơ và dẫn xuất hữu cơa
Dẫn xuất hữu cơ (3.2) Dẫn xuất hữu cơ
Tự nhiên (Điều 2)

Nước (2.4)

Dẫn xuất tự nhiên của toàn bộ gốc tự nhiên (Điều 3)

Hỗn hợp của các thành phần dẫn xuất hữu cơ và tự nhiên hoặc dẫn xuất tự nhiêna

Dẫn xuất khoáng (Điều 4)

Tự nhiên (Điều 2) Nước (2.4) Hỗn hợp các thành phần tự nhiên và dẫn xuất khoánga
Dn xuất tự nhiên (Điều 3) Hỗn hợp các thành phần dẫn xuất tự nhiên và dẫn xuất khoánga
Nếu sử dụng hỗn hợp của các loại dung môi thành phần khác nhau, thì phân loại các thành phần cui cùng sẽ là hỗn hợp của các loại thành phần khác nhau có liên quan.

a Trong các trường hợp mà các loại thành phần phân tán hoặc hòa tan và các loại dung môi thành phần khác nhau, thì hn hợp của các thành phần có thể là các loại khác nhau. Khi một hỗn hợp bao gồm các thành phần của các loại khác nhau, thì việc tính toán chỉ số là cần thiết.

 

Bảng A.2 – Loại dung môi xử lý

Các loại thành phần ban đầu

Các loại dung môi xử lý

Tự nhiên (Điều 2) a
Khoáng tự nhiên (2.2) a
Hữu cơ (2.3) Hữu cơ (2.3)

Dẫn xuất hữu cơ (3.2)

Tự nhiên (Điều 2)

Nước (2.4)

Dẫn xuất tự nhiên của toàn bộ gốc tự nhiên (Điều 3)

Dẫn xuất tự nhiên (Điều 3) a
Dẫn xuất hữu cơ (3.2) Hữu cơ (2.3)

Dn xuất hữu cơ (3.2)

Tự nhiên (Điều 2)

Nước (2.4)

Dẫn xuất tự nhiên của toàn bộ gốc tự nhiên (Điều 3)

Dẫn xuất khoáng (Điều 4) a
a Các dung môi tái tạo có rủi ro về môi trường hoặc an toàn rất thấp nên được sử dụng cho mục đích chiết hoặc các quá trình phản ứng. Nếu các chất thay thế tái tạo không có sẵn, có thể sử dụng các dung môi không phải là tự nhiên có rủi ro về môi trường hoặc an toàn rất thấp.

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Danh mục quá trình sinh học và hóa học đối với các thành phần dẫn xuất tự nhiên,
dẫn xuất hữu cơ và dẫn xuất khoáng

Bảng B.1 nêu danh mục thông tin về các phản ứng có thể được sử dụng để sản xuất các thành phần dẫn xuất tự nhiên, dẫn xuất hữu cơ và dẫn xuất khoáng.

Danh mục các phản ứng là kết quả từ các công trình được ISO/TC 217 thực hiện và từ nghiên cứu chuẩn trên toàn cầu về các tiêu chuẩn hữu cơ và tự nhiên.

Các nguyên tắc về hóa học xanh được khuyến nghị đối với các quy trình này.

Do danh mục này không phải là danh mục cuối cùng và để cho phép có sự đổi mới, các quy trình khác theo các nguyên tắc hóa học xanh cũng có thể được sử dụng.

Không khuyến nghị sử dụng các dẫn xuất halogen hóa không khoáng trong quá trình xử lý các thành phần khoáng và dẫn xuất gốc tự nhiên.

Các hướng dẫn không giới hạn việc sử dụng các chất xúc tác hoặc phụ gia đối với danh mục các quá trình sinh học và hóa học miễn là chúng được loại bỏ khỏi phản ứng. Nếu những chất này không được loại bỏ, chúng được coi là các thành phần và thuộc hỗn hợp.

 

Bảng B.1 – Các phản ứng có thể được sử dụng để sản xuất các thành phần
dẫn xuất tự nhiên, dẫn xuất hữu cơ và dẫn xuất khoáng

Quá trình

Lưu ý

Axyl hóa

Amid hóa và este hóa thuộc quá trình này

Bổ sung

Hydrat hóa thuộc quá trình này

C/O/N-alkyl hóa

Ete hóa và tạo nhóm amin thuộc quá trình này

Canxi hóa/cacbon hóa

 

Cacbon hóa

 

Ngưng tụ

Phản ứng aldol (ngưng tụ của aldehyt và xeton), ngưng tụ Knoevenagel (ngưng tụ của aldehyt hoặc xeton và cacbon hoạt tính), ngưng tụ Claisen (ngưng tụ của ete và aldehyt hoặc xeton), và phản ứng guerbet (ngưng tụ của hai cồn ancol bậc một) thuộc quá trình này

Quá trình vi sinh và lên men

Không bao gồm lên men tự nhiên

Glycosidation

 

Hydro hóa

 

Thủy phân (hydrogenolysis)

 

Thủy phân (hydrolysis)

Xà phòng hóa thuộc quá trình này

Trao đổi ion

Trung hòa thuộc quá trình này

Trao đổi olefin

 

Oxy hóa

 

Phosphryl hóa

 

Khử

 

Sulfat hóa

Sulfat hóa bằng sulfat hóa

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Ví dụ về các phép tính khi đã biết hoặc chưa biết khối lượng phân tử

Liên quan đến Điều 3 và Điều 5, Phụ lục này đưa ra các ví dụ về các phép tính khi biết hoặc chưa biết khối lượng phân tử.

Phép tính khi biết trước khối lượng phân tử:

– Ví dụ: cocamidopropylbetaine

– Khối lượng phân tử của phần tự nhiên: 183g/mol

– Khối lượng phân tử của toàn bộ phân tử: 342 g/mol

Phép tính khi chưa biết khối lượng phân tử chính xác:

Ví dụ: catechine chiết xuất từ trà, hỗn hợp gốc tự nhiên của các phân tử có tỷ trọng phân tử khác nhau, sự ete hóa với axit propanoic (dẫn xuất từ hóa dầu)

trong đó

mn là khối lượng của nguyên liệu thô tự nhiên khởi đầu;

mne là khối lượng của nguyên liệu thô tự nhiên khởi đầu dư;

ma là khối lượng của tất cả các nguyên liệu thô khởi đầu;

mae là khối lượng của tất cả các nguyên liệu thô khởi đầu dư.

“dư” có nghĩa là lượng nguyên liệu thô được tái chế hoặc loại bỏ sau này.

Các dung môi không phản ứng không được coi là nguyên liệu thô khởi đầu.

 

Phụ lục D

(tham khảo)

Danh mục các thành phần dẫn xuất khoáng

Tên INCI

Tên hóa học

Ví dụ về sự xuất hiện trong tự nhiên

ALUMIA Nhôm oxit Corundum, đất sét
ALUMINIUM HYDROXIDE Nhôm hydroxit Bauxit, gibbsite, hydra rgillite
ALUMINIUM IRON SILICATE Gốm silicat  
ALUMINIUM SULFATE Nhôm sulfat và muối của chúng Milosevichite
ALUMINIUM SILICATE Nhôm sắt silicat  
ALUMINIUM SULFATE Nhôm sulfat Mascagnite
CALCIUM ALUMINIUM BOROSILICATE Canxi nhôm borosilicat Tourmalines
CALCIUM FLUORIDE Canxi florua Fluorite hoặc fluorspar
CALCIUM SULFATE Canxi sulfat Thạch cao, p-anhydrite
CERIUM OXIDE Ceri oxit  
Cl 77007/ULTRAMARINES Lazzurite Lapis lazuli
Cl 77120 / BARIUM SULFATE Bari sulfat Baryte
Cl 77163 / BISMUTH OXYCHLORIDE Bismuth clorua oxit Bismoclite
Cl 77220 / CALCIUM CARBONATE Canxi cacbonat Calcite, aragonite, vaterite
Cl 77288/ CHROMIUM OXYDE GREENS Crom oxit Guyanait, grimaldiit bracewellit, eskolaite
Cl 77289 / CHROMIUM HYDROXYDE GREEN Crom oxit hydrat hoá  
Cl 77489 / IRON OXYDES Sắt oxit Bernalite
Cl 774491 / IRON OXYDES Sắt oxit Feroxygite
Cl 77492 / IRON OXYDES Sắt oxit màu vàng Ferrihydrite, goethite
Cl 77499 / IRON OXYDES Sắt oxit màu đen Lepidocrocit
Cl 77510 / PIGMENT BLUE 27 Sắt feroxyanua; Prussian xanh blue Kafehydrocyanite
Cl 77711 / MAGNESIUM OXIDE Magie oxit  
Cl 77713 / MAGNESIUM CARBONATE Magie cacbonat Magnesite
Cl 77742 / MANGANESE VIOLET Amonium mangan (3+) diphosphat Niahite
Cl 77745 Trimangan bis orthophosphat  
Cl 77820 / SILVER Bạc  
Cl 77891 / TITANIUM DIOXIDE Titan dioxit  
Cl 77947/ZINC OXIDE Kẽm oxit Wulfingit, ashoverit
COPPER SULFATE Đồng sulfat Sulphidic copper ore, chalcanthite
CUPROUS OXYDE Đồng oxit Tenorite
DICALCIUM PHOSPHATE DIHYDRATE Canxi

hydroorthophosphat

 
FERROUS SULFATE Sắt sulfat  
HYDRATED SILICA Silic oxit hydrat hoá  
HYDROXYAPATITE Hydroxy apatit Cát
IRON HYDROXIDE Sắt hydroxit  
MAGNESIUM ALUMINIUM SILICATE Axit silicic, muối nhôm magie  
MAGNESIUM CARBONATE HYDROXIDE Magie cacbonat hydroxit Artinite, hydromagnesite, dypingite
MAGNESIUM CHLORIDE Magie clorua Bischofite
MAGNESIUM SILICATE Magie silicat  
MAGNESIUM SILICATE Axit silicic, muối magie Talc sepiolite
MAGNESIUM SULFATE Magie sulfat Kieserite
MICA Mica Annite, phlogopite, và muscovite
POTASSIUM CARBONATE Kali cacbonat  
POTASSIUM CHLORIDE Kali clorua Sylvite, carnallite, kainite
POTASSIUM IODIDE Kali iodua  
POTASSIUM SULFATE Kali sulfat Arcanite
SILICA Silic oxit Thạch anh
SILVER CHLORIDE Bạc clorua  
SILVER OXIDE Bạc oxit  
SILVER SULFATE Bạc sulfat  
SODIUM BICARBONATE Natri bicacbonat Ntron, nahcolith
SODIUM BORATE Natri borat Borax
SODIUM CARBONATE Natri cacbonat Soda
SODIUM FLUORIDE Natri fluorua  
SODIUM MAGNESIUM SILICATE Natri magie silicat  
SODIUM METASILICATE Di-natri metasilicat  
SODIUM MONOFLUOROPHOSPHATE Di-natri fluorophosphat  
SODIUM SILICATE Axit silicic, natri  
SODIUM SULFATE Natri sulfat Thenardite
SODIUM THIOSULFATE Natri thiosulfat  
TIN OXIDE Thiếc dioxit Cassiterite
ULTRAMARINES Ultramarines Kapis lazuli
ZINC CARBONATE Kẽm cacbonat Smithsonite

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 9235:2013, Aromatic natural of raw materials – Vocabulary (Nguyên liệu thô tự nhiên thơm – Từ vựng)

[2] Reference to the twelve principles of green chemistry originally published by Paul Anastas and John Warner in green chemistry: Theory and practice (Oxford university press: New York, 1998) [Tham chiếu mười hai nguyên tắc hóa học xanh xuất bản bởi Paul Anastas và John Warner trong hóa học xanh: Lý thuyết và thực tiễn (Oxford University Press: New York, 1998). Thông tin tại: http://www.epa.gov/greenchemistry/]

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016) VỀ MỸ PHẨM – HƯỚNG DẪN ĐỊNH NGHĨA KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHÍ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM VÀ THÀNH PHẦN MỸ PHẨM TỰ NHIÊN VÀ HỮU CƠ – PHẦN 1: ĐỊNH NGHĨA ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN
Số, ký hiệu văn bản TCVN12972-1:2020 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Hóa chất, dầu khí
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản