TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13065-1:2020 (ISO 6361-1:2011) VỀ NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM GIA CÔNG ÁP LỰC – TẤM MỎNG, BĂNG VÀ TẤM – PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT CHO KIỂM TRA VÀ CUNG CẤP

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13065-1:2020

ISO 6361-1:2011

NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM GIA CÔNG ÁP LỰC – TẤM MỎNG, BĂNG VÀ TẤM – PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT CHO KIỂM TRA VÀ CUNG CẤP

Wrought aluminium and aluminium alloys – Sheets, strips and plates – Part 1: Technical conditions for inspection and delivery

Lời nói đầu

TCVN 13065-1:2020 hoàn toàn tương đương ISO 6361-1:2011.

TCVN 13065-1:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 79, Kim loại màu và hợp kim của kim loại màu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 13065 (ISO 6361), Nhôm và hợp kim nhôm gia công áp lực – Tấm mỏng, băng và tấm, gồm các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 13065-1:2020 (ISO 6361-1:2011), Phần 1: Điều kiện kỹ thuật cho kiểm tra và cung cấp.

– TCVN 13065-2:2020 (ISO 6361-2:2014), Phần 2: Cơ tính.

– TCVN 13065-3:2020 (ISO 6361-3:2014), Phần 3: Băng – Dung sai hình dạng và kích thước.

– TCVN 13065-4:2020 (ISO 6361-4:2014), Phần 4: Tấm và tấm mỏng – Dung sai hình dạng và kích thước.

– TCVN 13065-5:2020 (ISO 6361-5:2011), Phần 5: Thành phần hóa học.

 

NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM GIA CÔNG ÁP LỰC – TM MỎNG, BĂNG VÀ TM – PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT CHO KIỂM TRA VÀ CUNG CP

Wrought aluminium and aluminium alloys – Sheets, strips and plates – Part 1: Technical conditions for inspection and delivery

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện kỹ thuật cho kiểm tra và cung cấp tấm, tấm mỏng (lá) và băng hợp kim nhôm gia công áp lực cho các ứng dụng kỹ thuật chung.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm cán phẳng có chiều dày lớn hơn 0,15 mm và không vượt quá 400 mm.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các bán thành phẩm cán ở dạng cuộn được sử dụng cho các quá trình cán tiếp sau (vật liệu dự trữ cán lại) hoặc cho các ứng dụng chuyên dùng như hàng không vũ trụ, vật liệu làm can, thùng, vật liệu làm đuôi, cánh tàu bay, v.v…

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì chỉ áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, nếu có.

TCVN 197-1 (ISO 6892-1), Vật liệu kim loại – Thử kéo – Phần 1: Phương pháp thử ở nhiệt độ phòng.

TCVN 198 (ISO 7438), Vật liệu kim loại – Thử uốn.

TCVN 13065-2 (ISO 6361-2), Nhôm và hp kim nhôm gia công áp lực – Tấm mỏng, băng và tấm – Phần 2: Cơ tính.

TCVN 13065-3 (ISO 6361-3), Nhôm và hợp kim nhôm gia công áp lực – Tấm mỏng, băng và tấm – Phần 3: Băng – Dung sai hình dạng và kích thước.

TCVN 13065-4 (ISO 6361-4), Nhôm và hợp kim nhôm gia công áp lực – Tấm mỏng, băng và tấm – Phần 4: Tấm mng và tấm – Dung sai hình dạng và kích thước.

TCVN 13065-5 (ISO 6361-5), Nhôm và hợp kim nhôm gia công áp lực – Tấm mỏng, băng và tấm – Phần 5: Thành phần hóa học.

ISO 9591, Corrosion of aluminium alloys – Determination of resistance to stress corrosion cracking (Ăn mòn hợp kim nhôm – Xác định độ bền chống tạo thành vết nứt do ăn mòn ứng suất).

ISO 11881, Corrosion of metals and alloys – Exfoliation corrosion testing of aluminium alloys (Ăn mòn kim loại và hợp kim – Th ăn mòn dạng vy của hợp kim nhôm).

ASTM E 34, Standard test methods for chemical analysis otaluminum and aluminum-base alloys (Tiêu chuẩn phương pháp thử cho phân tích hóa học của nhôm và hp kim nhôm).

ASTM G 34, Standard Test Method for Extoliation Corrosion Susceptibility in 2XXX and 7XXX Series Aluminum Alloys (EXCO Test) (Tiêu chuẩn phương pháp thử cho khả năng bị ăn mòn dạng vy của hợp kim nhôm loạt 2XXX và 7XXX) (Phép thử EXCO).

ASTM G 47, Standard Test Method for Determining Susceptibility to Stress-Corrosion Cracking of 2XXX and 7XXX Aluminum Alloy Products (Tiêu chuẩn phương pháp thử để xác định khả năng hình thành vết nứt do ăn mòn ứng sut của các sản phẩm hợp kim nhôm 2XXX và 7XXX.

ASTM G 66, Standard Test Method for Visual Assessment of Extoliation Corrosion Susceptibility of 5XXX Series Aluminum Alloys (ASSET Test) (Tiêu chuẩn phương pháp thử cho đánh giá bằng mắt khả năng cảm nhận ăn mòn dạng vảy của hợp kim nhôm loạt 5XXX (Phép thử ASSET)).

ASTM G 67, Standard Test Method for Determining the Susceptibility to Intergranular Corrosion of 5XXX Series Aluminum Alloys by Mass Loss Atter Exposure to nitric acid (NAMLT Test) (Tiêu chuẩn phương pháp thử để xác định khả năng bị ăn mòn liên hạt của hợp kim nhôm loạt 5XXX theo khối lượng tiêu hao sau phơi axit nitric (Phép thử NAMLT)).

ASTM E 716, Standard Practices for sampling and sample preparation of aluminum and aluminum alloys for determination of chemical composition by specho chemical analysis (Quy trình kỹ thuật tiêu chuẩn cho lấy mẫu và chuẩn bị mẫu nhôm và các hợp kim nhôm để xác định thành phần hóa học bằng phân tích hóa – quang phổ).

ASTM B 557M, Standard Test Methods for Tension Testing Wrought and Cast Aluminum – and Magnesium-Alloy Products (Metric) (Tiêu chuẩn phương pháp thử kéo đối với sản phẩm gia công áp lực và đúc từ nhôm, hợp kim nhôm và magie).

ASTM E 607, Standard test method for atomic emission spectrometric analysis aluminum alloys by the point to plane technique, nitrogen atmosphere (Tiêu chuẩn phương pháp thử cho phân tích quang phổ phát xạ nguyên tử đối với hợp kim nhôm bằng kỹ thuật điểm tới mặt phng, môi trường nitơ).

ASTM E 1251, Standard test method for analysis of aluminium and aluminium alloys by atomic emission spetrometry (Tiêu chuẩn phương pháp thử cho phân tích nhôm và hợp kim nhôm bằng phép đo quang phổ phát xạ nguyên tử).

EN 485-1, Aluminium and aluminium alloys – Sheet, strip and plate Part 1: Technical conditions for inspection and delivery (Nhôm và hp kim nhôm – Tấm mỏng, băng và tấm – Phần 1: Điều kiện kỹ thuật cho kiểm tra và cung cấp).

EN 14242, Aluminium and aluminium alloys – Chemical analysis. Inductively coupled plasma optical emission spectral analysis (Nhôm và hợp kim nhôm – Phân tích hóa học – Phân tích quang phổ phát xạ quang học plasma cảm ứng).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1

Tấm mỏng/Lá (sheet)

Sản phẩm cán có mặt cắt ngang hình chữ nhật với chiều dày danh nghĩa nhỏ hơn 6 mm nhưng không nhỏ hơn 0,20 mm và có các cạnh được xẻ, cắt hoặc được cưa.

CHÚ THÍCH 1: Sản phẩm tấm mỏng có thể được cung cấp ở dạng có nếp nhăn (gợn sóng), được dập nổi, có lớp phủ, được xử lý cạnh (mép) hoặc đục lỗ.

CHÚ THÍCH 2: Sản phẩm tấm mỏng có chiều dày từ 3 mm đến 6 mm đôi khi được gọi là “shate” (sat).

CHÚ THÍCH 3: Ở một số vùng, thuật ngữ “tấm mỏng” chỉ sử dụng cho các sản phẩm cán được cung cấp ở dạng thẳng; đối với tấm mỏng ở dạng cuộn, sử dụng thuật ngữ “băng”.

CHÚ THÍCH 4: Ở Hoa Kỳ, quy định phạm vi chiều dày từ 0,15 mm đến 0,20 mm cho lá và tấm mỏng. Các sản phẩm tấm mỏng trong phạm vi kích thước này được cung cấp theo điều kiện kỹ thuật của sản phẩm tấm mỏng.

3.2

Băng (Strip)

Sản phẩm cán phẳng có mặt cắt ngang hình chữ nhật với chiều dày đồng đều nhỏ hơn 6 mm nhưng không nhỏ hơn 0,20 mm, được cung cấp ở dạng cuộn thường có các cạnh được xén, với chiều dày không vượt quá một phần mười chiều rộng.

CHÚ THÍCH 1: Các sản phẩm có nếp nhăn (gợn sóng), được dập nổi (có dạng, ví dụ như các rãnh, gân hoặc gờ, hình trang trí bàn cờ, hình giọt, cúc áo, hình thoi), có lớp phủ, có xử lý cạnh (mép) và được đục lỗ thuộc dạng chung này khi được cung cấp từ băng như đã định nghĩa ở trên đều được phân loại là sản phẩm băng.

CHÚ THÍCH 2: Sản phẩm băng đôi khi được gọi là sản phẩm cuộn.

3.3

Tấm (plate)

Sản phẩm cán có mặt cắt ngang hình chữ nhật và có chiều dày không nhỏ hơn 6 mm với các cạnh được cắt hoặc cưa.

3.4

Lô kiểm tra (Inspection lot)

Hàng hóa cung cấp hoặc một phần của hàng hóa cung cấp được đưa vào kiểm tra gồm có các sản phẩm thuộc cùng một loại (mác) hoặc hợp kim, cùng một hình dạng, nhiệt luyện, chiều dày hoặc mặt cắt ngang và được xử lý hoặc gia công theo cùng một phương pháp.

3.5

Mẻ xử lý nhiệt (heat treatment batch)

Lô xử lý nhiệt (heat treatment lot)

Số lượng sản phẩm thuộc cùng một loại (mác) hoặc hợp kim, cùng một hình dạng, chiều dày hoặc mặt cắt ngang và được chế tạo theo cùng một phương pháp, được xử lý nhiệt trong cùng một lần tải vào lò hoặc các sản phẩm được xử lý dung dịch và xử lý nhiệt kết tủa sau đó trong một lần chất tải vào lò.

CHÚ THÍCH 1: Có thể có nhiều hơn một lô xử lý trong dung dịch trong một lần chất tải vào lò.

CHÚ THÍCH 2: Đối với xử lý nhiệt trong một lò liên tục, các sản phẩm được xử lý nhiệt trong một khoảng thời gian ít hơn 8 h có thể được xem như thuộc về cùng một lô xử lý nhiệt, có thể vượt quá giới hạn 8 h trong trường hợp xử lý dung dịch một tấm nặng trong một lò liên tục.

3.6

Mẫu (sample)

Một hoặc nhiều sản phẩm được lấy từ một lô được kiểm tra.

3.7

Phôi mẫu (specimen)

Một hoặc nhiều chi tiết (mảnh) được lấy từ mỗi sản phẩm trong mẫu dùng cho mục đích chế tạo mẫu thử.

3.8

Mẫu thử (test piece)

Chi tiết được lấy từ mỗi phôi mẫu và được chuẩn bị thích hợp cho phép thử.

3.9

Phép thử (test)

Quá trình đưa mẫu thử vào thử nghiệm để đo hoặc phân loại một tính chất hoặc chất lượng.

4  Đơn đặt hàng hoặc bỏ thầu

Đơn đặt hàng hoặc bỏ thầu phải xác định rõ sản phẩm và phải có các thông tin sau:

  1. a) Kiểu và dạng sản phẩm:

– Ký hiệu của nhôm hoặc hợp kim nhôm;

– Dạng sản phẩm (tấm, tấm mỏng và băng …).

  1. b) Chế độ nhiệt luyện (độ cứng và điều kiện nhiệt luyện) của vật liệu cung cấp;
  2. c) Số hiệu của tiêu chuẩn này hoặc số hiệu của điều kiện kỹ thuật; khi không có điều kiện kỹ thuật, các đặc tính của sản phẩm được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng;
  3. d) Các kích thước và hình dạng của sản phẩm (chiều dày, chiều rộng, chiều dài, đường kính cuộn); và/hoặc viện dẫn bản vẽ xác định sản phẩm;
  4. e) Các dung sai kích thước và hình dạng, có viện dẫn tiêu chuẩn thích hợp;
  5. f) Số lượng;
  6. g) Bất cứ yêu cầu nào về chứng nhận sự phù hợp, phép thử và/hoặc phân tích;
  7. h) Bất cứ yêu cầu đặc biệt nào được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng (ví dụ như các bản vẽ).

5  Yêu cầu

5.1  Các quá trình sản xuất và chế tạo

Trừ khi có quy định khác trong đơn đặt hàng, các quá trình sản xuất và chế tạo phải do nhà sản xuất tự quyết định. Trừ khi có sự công bố khác một cách rõ ràng trong đơn đặt hàng, không được có sự bắt buộc đối với nhà sản xuất phải sử dụng các quá trình giống nhau cho các đơn đặt hàng tiếp sau và tương tự.

5.2  Kiểm tra chất lượng

Nhà cung cấp phải có trách nhiệm thực hiện tất cả các kiểm tra và các phép thử yêu cầu theo tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật thích hợp có liên quan hoặc theo yêu cầu của khách hàng trước khi chuyên chở sản phẩm. Nếu khách hàng mong muốn kiểm tra sản phẩm tại nhà máy của nhà cung cấp thì khách hàng phải thông báo cho nhà cung cấp tại thời điểm đặt hàng.

5.3  Thành phần hóa học

Thành phần hóa học phải phù hợp với các quy định trong TCVN 13065-5 (ISO 6361-5).

Nếu khách hàng yêu cầu các giới hạn hàm lượng các nguyên tố không được quy định trong TCVN 13065-5 (ISO 6361-5) thì các giới hạn này phải được trình bày trong tài liệu đặt hàng.

5.4  Cơ tính

Cơ tính phải phù hợp với quy định trong TCVN 13065-2 (ISO 6361-2) hoặc được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng và được trình bày trong đơn đặt hàng.

5.5  Trạng thái ăn mòn

Các sản phẩm được chế tạo từ các hợp kim 5XXX có hàm lượng danh nghĩa của magie bằng hoặc lớn hơn 3% trong các quá trình nhiệt luyện H116 và H321 phải không được biểu lộ bằng chứng sự ăn mòn dạng vẩy khi thử nghiệm ăn mòn dạng vảy có gia tốc theo ASTM G66 và/hoặc ăn mòn biên giới hạt (ăn mòn tinh giới) khi thử nghiệm theo ASTM G67.

Tấm được chế tạo bằng các hợp kim 7010 và 7075 trong các quá trình nhiệt luyện T73 và T7351 và có chiều dày lớn hơn 25mm không được có dấu hiệu về sự tạo thành vết nứt do ăn mòn ứng suất khi được thử theo ASTM G47 hoặc ISO 9591.

Các sản phẩm được chế tạo bằng các hợp kim 7010 và 7075 trong các quá trình nhiệt luyện T76 và T7651 phải biểu hiện các dấu hiệu bị ăn mòn dạng vẩy chỉ thấp hơn loại EB như đã quy định trong ASTM G34 hoặc ISO 11881 khi được thử theo quy định trong 6.2.8.2.

Tấm được chế tạo bằng các hợp kim 7050 trong các quá trình nhiệt luyện T7451 và T7651 và có chiều dày lớn hơn 20mm phải biểu hiện không có các dấu hiệu về sự tạo thành vết nứt do ăn mòn ứng suất khi được thử. Phương pháp thử được cho trong chú thích cuối trang của Bảng 57 trong TCVN 13065-2 (ISO 6361-2).

5.6  Hoàn thiện bề mặt

Các sản phẩm không được có các khuyết tật ảnh hưởng đến quá trình sử dụng và tính năng của sản phẩm. Không cho phép thực hiện việc gia công để che đậy khuyết tật, cho phép loại bỏ một khuyến tật bề mặt với điều kiện là vẫn duy trì được các dung sai kích thước.

5.7  Dung sai kích thước

Các dung sai kích thước và hình dạng phải phù hợp với TCVN 13065-3 (ISO 6361-3) đối với sản phẩm băng và TCVN 13065-4 (ISO 6361-4) đối với sản phẩm tấm và tấm mỏng (lá) hoặc với tiêu chuẩn quốc tế đã được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng và được trình bày trong đơn đặt hàng.

Trừ khi có sự thỏa thuận khác, khách hàng chỉ có thể bác bỏ các sản phẩm có các kích thước không phù hợp với các dung sai đã quy định.

6  Quy trình thử

6.1  Lấy mẫu thử

6.1.1  Phân tích hóa học

Các mẫu phải được lấy tại thời điểm đúc (khi rót). Hình dạng và các điều kiện sản xuất của các phôi mẫu (thiết kế khuôn, tốc độ làm nguội, khối lượng,v..v..) phải được đảm bảo sao cho thành phần của chúng đồng nhất và phải thích hợp cho phương pháp phân tích.

6.1.2  Phôi mẫu cho thử cơ tính

6.1.2.1  Vị trí và cỡ kích thước

Phải lấy các phôi mẫu từ các vật mẫu sao cho có thể định hướng được các mẫu thử có liên quan đến sản phẩm như đã quy định trong 6.1.2.2.

Các phôi mẫu phải đủ rộng để cho phép chế tạo đủ các mẫu thử theo các yêu cầu của phép thử và cho bất cứ các phép thử lại nào có thể được yêu cầu.

6.1.2.2  Định hướng phôi mẫu

Thông thường các phép thử được yêu cầu theo phương ngang (hoặc phương ngang dài của tấm). Nếu chiều rộng không đủ (nhỏ hơn 300 mm) để có được một phôi mẫu ngang thì cho phép các phép thử theo phương dọc.

6.1.2.3  Nhận dạng phôi mẫu

Mỗi phôi mẫu phải được ghi ký hiệu sao cho sau khi loại bỏ vẫn có thể nhận dạng được sản phẩm đã lấy ra phôi mẫu và vị trí cũng như định hướng của phôi mẫu này. Nếu trong quá trình gia công tiếp theo không thể tránh khỏi lấy đi các nhãn đã ghi thì phải thực hiện việc ghi nhãn mới trước khi các nhãn ban đầu bị loại bỏ.

6.1.2.4  Chuẩn bị phôi mẫu

Các phôi mẫu phải được lấy từ vật mẫu sau khi đã hoàn thành tất cả các quá trình xử lý cơ học và xử lý nhiệt trước khi cung cấp và các quá trình này có thể ảnh hưởng đến cơ tính của kim loại. Trong trường hợp không thể thực hiện được các quá trình trên thì vật mẫu hoặc các phôi mẫu có thể được lấy ở một giai đoạn sớm hơn, nhưng chúng phải trải qua cùng các quá trình xử lý như các quá trình xử lý mà sản phẩm có liên quan phải trải qua.

CHÚ THÍCH: Nếu khách hàng có dự định áp dụng quy trình nhiệt luyện tổng thể đối với vật liệu khác với nhiệt luyện “như đã cung cấp” thì khách hàng có thể yêu cầu thử nghiệm bổ sung để đảm bảo rằng vật liệu có khả năng đáp ứng các đặc tính quy định. Khách hàng chỉ cần xác nhận rằng các vật mẫu được lựa chọn, được xử lý nhiệt khi sử dụng các điều kiện phòng thí nghiệm của nhà cung cấp đáp ứng các đặc tính đã quy định cho nhiệt luyện lần cuối theo yêu cầu của khách hàng.

Phải thực hiện việc gia công cắt sao cho không làm thay đổi đặc tính của chi tiết được chuẩn bị. Như vậy, các kích thước của phôi mẫu phải cung cấp đủ lượng dư cho gia công để cho phép loại bỏ vùng chịu ảnh hưởng của cắt.

Không được gia công cắt gọt hoặc xử lý các phôi mẫu theo bất cứ cách nào có thể làm thay đổi các cơ tính của chủng. Bất cứ sự nắn thẳng nào được yêu cầu cũng phải được thực hiện rất cẩn thận, tốt nhất là nên nắn thẳng bằng tay.

6.1.2.5  S lượng các phôi mẫu

Trừ khi có quy định khác, phải lấy một phôi mẫu từ mỗi lô kiểm tra 10000 kg hoặc một phần của lô, hoặc từ mỗi mẻ hoặc lô nhiệt luyện. Đối với các tấm riêng lẻ hoặc đối với các cuộn có khối lượng lớn hơn 10000 kg cho mỗi cuộn chỉ được lấy một phôi mẫu trên mỗi tấm hoặc mỗi cuộn.

6.1.3  Mẫu thử cho thử kéo

6.1.3.1  Nhận biết các mẫu thử

Mỗi mẫu thử phải được ghi nhãn sao cho có thể nhận biết được lô kiểm tra từ đó đã lấy ra mẫu thử và nếu có yêu cầu, có thể nhận biết được cả vị trí và định hướng của mẫu thử trong sản phẩm.

Nếu một mẫu thử được ghi nhãn bằng dập thì nhãn không được bố trí ở vị trí có thể làm ảnh hưởng đến thử nghiệm tiếp sau.

Khi việc ghi nhãn mẫu thử không được thuận tiện thì có thể gắn một thẻ ghi nhãn để nhận dạng vào mẫu thử.

CHÚ THÍCH: Các phương pháp khác, như sử dụng hộp được thiết kế chuyên dùng cho mục đích nhận biết mẫu thử.

6.1.3.2  Gia công cắt gọt

Bất kỳ nguyên công gia công cắt gọt nào đều phải được thực hiện sao cho không làm thay đổi đặc tính của kim loại trong mẫu thử.

6.1.3.3  Số lượng mẫu thử

Phải lấy một mẫu thử từ mỗi phôi mẫu.

Các hình dạng và kích thước nên dùng cho các mẫu thử được quy định trong TCVN 197-1 (ISO 6892-1) hoặc ASTM B 557M hoặc EN 485-1.

6.1.3.4  Kiu và vị trí của các mẫu thử

Phải sử dụng các mẫu thử dẹt với chiều dày quy định không vượt quá 12,5 mm.

Mẫu thử phải được chuẩn bị sao cho cả hai bề mặt được cán ở trong tình trạng không có sự gián đoạn.

Đối với các chiều dày quy định vượt quá 12,5 mm phải sử dụng các mẫu thử tròn. Đối với các chiều dày quy định không vượt quá 40 mm đường trục dọc của các mẫu thử tròn phải được định vị ở khoảng cách đến bề mặt bằng một nửa chiều dày. Đối với các chiều dày quy định lớn hơn 40mm, đường trục dọc của các mẫu thử tròn phải được định vị ở khoảng cách đến các bề mặt bằng một phần tư chiều dày.

6.1.4  Mu thử cho thử uốn

Các phương pháp phải được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng.

6.2  Phương pháp thử

6.2.1  Phân tích hóa học

Các phương pháp phân tích phải do nhà cung cấp quyết định sử dụng ASTM E 34, ASTM E 607, ASTM E 716, ASTM E 1251 hoặc EN 14242. Phạm vi áp dụng và độ chính xác của quy trình thử phải được nhà cung cấp đánh giá và chấp thuận. Trong trường hợp có sự tranh chấp liên quan đến thành phần hóa học, phải tiến hành phân tích tham chiếu theo các phương pháp quy định trong các tiêu chuẩn có liên quan và các kết quả thu được bởi các phương pháp này phải được chấp nhận.

CHÚ THÍCH: Đối với việc phân tích các tấm lớn, thành phần hóa học của vật liệu có thể thay đổi dọc theo chiều dày.

6.2.2  Thử kéo

Phải thực hiện phép thử kéo phù hợp với TCVN 197-1 (ISO 6892-1) hoặc ASTM B 557M.

6.2.3  Thử uốn

Chỉ thực hiện thử uốn khi có sự thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng. Phải thực hiện thử uốn phù hợp với TCVN 198 (ISO 7438) hoặc theo thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng.

6.2.4  Độ dẫn điện

Cần đo độ dẫn điện cho mục đích chấp nhận lô sản phẩm trong trường hợp các hợp kim 7010 và 7075 ở các trạng thái xử lý nhiệt T73, T7351, T76 và T7651, và các hợp kim 7050 ở các trạng thái xử lý nhiệt T7451 và T7651 để đánh giá độ bền chống tạo thành vết nứt do ăn mòn ứng suất hoặc độ bền chống ăn mòn dạng vảy của vật liệu, khi có thể áp dụng được.

Phôi mẫu cho thử nghiệm độ dẫn điện phải được lấy liền kề với phôi mẫu kéo.

Phép đo phải được thực hiện bằng phương pháp dòng Foucault như đã được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng. Các khối đỡ chuẩn được sử dụng phải theo thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng. Các kết quả phải được làm tròn tới gần nhất 0,1 MS/m khi sử dụng quy tắc làm tròn.

Các tiêu chí chấp nhận được cho trong Bảng 56, Bảng 57 và Bảng 58 của TCVN 13065-2 (ISO 6361-2).

6.2.5  Đo các kích thước

Phải đo các kích thước bằng các dụng cụ đo có độ chính xác do các kích thước và dung sai kích thước yêu cầu.

Tất cả các kích thước phải được kiểm tra ở nhiệt độ môi trường của phân xưởng hoặc phòng thí nghiệm và trong trường hợp có tranh chấp, đo ở một nhiệt độ giữa 10°C và 35°C.

6.2.6  Hoàn thiện bề mặt

Trừ khi có quy định khác, phải thực hiện kiểm tra dạng bên ngoài của bề mặt sản phẩm trước khi cung cấp mà không có sự hỗ trợ của các thiết bị phóng đại để quan sát.

Đối với các sản phẩm được dự định anot hóa dùng cho các ứng dụng chung về kiến trúc và trang trí hoặc dùng cho xử lý anot sáng bóng thì nhà sản xuất nên thực hiện phép thử về khả năng anot hóa trên các sản phẩm trước khi cung cấp.

Tần suất và các điều kiện cho thử nghiệm có thể được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng.

Đối với các sản phẩm đặc biệt được dự định cung cấp với chất lượng anot hóa thích hợp cho các ứng dụng trong kiến trúc, nhà cung cấp phải thực hiện phép thử khả năng anot hóa trên các sản phẩm trước khi cung cấp. Phép thử phải được áp dụng cho các vật mẫu từ mỗi mẻ đúc, phải đo dạng bên ngoài sau mỗi phép thử và các kết quả cũng như các vật mẫu phải được lưu giữ trong thời gian ít nhất là 5 năm. Nếu các sản phẩm phải tẩm thực trước khi anot hóa thì phép thử khả năng anot hóa phải bao gồm cả tẩm thực ăn mòn khi sử dụng các điều kiện đã được thỏa thuận giữa nhà cung cấp, khách hàng và người xử lý anot.

6.2.7  Độ bền chống ăn mòn ứng suất

Đối với tiêu chuẩn này, phải áp dụng các yêu cầu sau:

– Phải lấy ít nhất là ba mẫu thử mô phỏng liền kề nhau từ mỗi phôi mẫu và đưa chúng vào thử nghiệm;

– Phải thực hiện sự phơi nhiễm bằng cách nhúng chìm luân phiên trong một dung dịch muối ăn có nồng độ 3,5% theo khối lượng trong nước;

– Các mẫu thử phải chịu tác dụng của ứng suất theo phương đường kính nhỏ của elip với mức ứng suất 75% ứng suất thử quy định;

– Phải quan sát sự phá hủy không liên quan đến ăn mòn ứng suất sau một thời gian phơi nhiễm ăn mòn tối thiểu là 20 ngày.

Phương pháp gây ứng suất (uốn, chất tải đơn trục, vòng C …), hình dạng và kích thước của các mẫu thử và tần suất thử phải do nhà sản xuất quyết định. Nhà sản xuất phải lưu giữ các biên bản của tất cả các lô được thử, luôn sẵn có hồ sơ này cho kiểm tra tại thiết bị của nhà sản xuất trong thời gian tối thiểu là 5 năm.

Đối với các mục đích chấp nhận lô, độ bền chống tạo thành vết nứt do ăn mòn ứng suất cho mỗi lô vật liệu phải được xác lập bằng thử nghiệm các phôi mẫu kéo đã lựa chọn trước đây theo các tiêu chí được cho trong các Bảng 53, 57 và 58 của TCVN 13065-2 (ISO 6361-2).

6.2.8  Độ bền chống ăn mòn dạng vảy và ăn mòn tinh giới (các hợp kim loạt 5XXX)

6.2.8.1  Quy định chung

Phải thực hiện phép thử trên các mẫu thử có chiều dày đầy đủ đối với vật liệu có chiều dày nhỏ hơn 2,5 mm. Đối với vật liệu có chiều dày 2,5 mm và lớn hơn thì phải gia công cắt gọt để lấy đi 10% chiều dày từ một bề mặt sau cán, và cả bề mặt (bề mặt qua gia công cắt gọt và bề mặt sau cán) phải được đưa vào thử và được đánh giá.

Đối với mục đích chấp nhận lô, phải xác định khả năng chấp nhận mỗi lô vật liệu đã cho trong 5.5 bằng thử nhiệm mỗi lô theo ASTM G 66 và ASTM G 67 hoặc bằng kiểm tra kim tương học một phôi mẫu trên mỗi lô đã lựa chọn từ ở giữa mặt cắt tại một đầu mút của một tấm mỏng, tấm hoặc cuộn được lấy ngẫu nhiên, khi sử dụng quy trình sau:

– Một mặt cắt vuông góc với bề mặt cán và song song với hướng cán phải được đánh bóng (tốt nhất là đánh bóng điện phân) và sau đó được tẩm thực trong 3 min, sử dụng một dung dịch 40 ml của axit photphoric 85% trong 60 ml nước cất ở (35 ± 5) °C.

– Phải thực hiện kiểm tra kim tương học ở độ phóng đại 500x.

Cấu trúc tế vi thu được chủ yếu phải là không có mạng lưới biên giới hạt liên tục của nhôm. Nếu cấu trúc tế vi cho thấy sự xuất hiện của pha Al3Mg2 vượt quá chuẩn tham chiếu có liên quan thì lô phải được loại bỏ hoặc được đưa vào thử nghiệm theo ASTM G 66.

Phải xác lập ảnh chụp cấu trúc tế vi tham chiếu đối với vật liệu được chấp nhận (theo ASTM G 66) cho mỗi phạm vi chiều dày quy định trong Bảng 40 (5059), Bảng 45 (5383) hoặc Bảng 46 (5086) của TCVN 13065-2 (ISO 6361-2). Các quy trình kỹ thuật tiêu chuẩn không được thay đổi sau khi xác lập các tài liệu viện dẫn này.

Các thay đổi đáng kể trong các quy trình kỹ thuật tiêu chuẩn cho sản xuất làm thay đổi các cấu trúc tế vi của hợp kim đòi hỏi phải xác lập các ảnh chụp cấu trúc tế vi tham chiếu mới như đã quy định ở trên.

Nhà sản xuất phải duy trì tại thiết bị sản xuất tất cả các biên bản có liên quan tới việc xác lập các ảnh chụp cấu trúc tế vi tham chiếu và các quy trình kỹ thuật tiêu chuẩn cho sản xuất.

6.2.8.2  Độ bền chống ăn mòn dạng vảy (các hợp kim loạt 7XXX)

Đối với mục đích chấp nhận lô, phải xác lập độ bền chống ăn mòn dạng vảy cho mỗi lô vật liệu bằng thử nghiệm các phôi mẫu kéo đã lựa chọn trước đây theo các tiêu chí cho trong các Bảng 53, Bảng 57 và Bảng 58 của TCVN 13065-2 (ISO 6361-2). Khi được thực hiện cho mục đích giám sát, phép thử phải phù hợp với ASTM G 34, và phải áp dụng các yêu cầu bổ sung sau:

– Các phôi mẫu cho thử nghiệm phải được lựa chọn ngẫu nhiên từ vật liệu được xem là đạt yêu cầu phù hợp với các tiêu chí chấp nhận lô cho trong các Bảng 53, Bảng 57 và Bảng 58 của TCVN 13065-2 (ISO 6361-2) cho mỗi phạm vi chiều dày được liệt kê trong các bảng này:

– Mẫu thử phải có kích thước nhỏ nhất là 50 mm x 100 mm với kích thước 50 mm song song với hướng cán lần cuối. Các mẫu thử phải bao gồm chiều dày của toàn bộ mặt cắt của vật liệu, trừ vật liệu có chiều dày tối thiểu là 2,5 mm phải gia công cắt gọt bề mặt thử để lấy đi 10% chiều dày. Đối với các mẫu thử được gia công cắt gọt, phải đánh giá bề mặt được gia công bằng phôi nhiễm với dung dịch thử;

– Tần suất thử do nhà sản xuất quyết định. Nhà sản xuất phải lưu giữ các biên bản của tất cả các lô được thử và phải luôn sẵn có các biên bản này cho kiểm tra tại thiết bị của nhà sản xuất trong thời gian ít nhất là 5 năm.

6.3  Thử lại

6.3.1  Cơ tính

Nếu bất cứ một trong các mẫu thử nào được lựa chọn đầu tiên không đáp ứng các yêu cầu của thử cơ tính, phải áp dụng quy trình sau:

– Nếu nhận thấy một cách rõ ràng sai sót trong quá trình chuẩn bị mẫu thử hoặc trong quy trình thử thì kết quả tương ứng phải được loại bỏ và tiến hành thử nghiệm lại theo yêu cầu ban đầu;

– Nếu không xảy ra trường hợp trên thì phải lấy thêm hai phôi mẫu nữa từ cùng một lô, một từ cùng một đơn vị sản phẩm (tấm mỏng, băng …) từ đó đã lấy ra phôi mẫu ban đầu, trừ chi tiết của sản phẩm đã được nhà cung cấp rút ra.

Nếu cả hai mẫu thử từ các phôi mẫu bổ sung này đáp ứng các yêu cầu thì lô kiểm tra mà chúng đại diện phải được xem là tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Nếu một mẫu thử không đáp ứng yêu cầu:

– Lô phải được xem là không tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

– Hoặc, khi thích hợp, lô có thể được đưa vào xử lý nhiệt bổ sung và sau đó được thử lại như một lô mới.

6.3.2  Các tính chất khác

Các phép thử lại cho các tính chất khác phải được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng.

7  Tài liệu kiểm tra

7.1  Quy định chung

Nếu có yêu cầu của khách hàng, đơn hàng phải cung cấp một hoặc nhiều tài liệu trong 7.2 đến 7.4 khi thích hợp

Các tài liệu sau được thiết lập trên cơ sở các kiểm tra và thử nghiệm do nhân viên đã được cấp chứng chỉ thực hiện, những người này có liên quan đến quá trình sản xuất và/ hoặc thuộc bộ phận kiểm tra chất lượng.

7.2  Chứng chỉ về sự phù hợp

Chứng nhận sự phù hợp là một tài liệu trong đó nhà sản xuất chứng nhận rằng, theo các kiểm tra và kết quả của các phép thử đại diện, các sản phẩm cung cấp tuân theo các tiêu chuẩn thích hợp có liên quan và các yêu cầu bổ sung trong đơn đặt hàng, nếu có.

7.3  Báo cáo thử

Báo cáo thử là một tài liệu trong đó nhà sản xuất chứng nhận rằng các sản phẩm cung cấp tuân theo các yêu cầu đã quy định trong đơn đặt hàng. Tài liệu này nêu chi tiết các kết quả kiểm tra trong sản xuất hiện hành được thực hiện trên các sản phẩm tương tự như các sản phẩm cung cấp được chế tạo bằng các phương pháp tương tự như các phương pháp chế tạo sản phẩm cung cấp nhưng không cần thiết phải trên bản thân các sản phẩm cho cung cấp.

7.3.1  Báo cáo thử riêng

Báo cáo thử riêng là một tài liệu trong đó nhà sản xuất chứng nhận rằng các sản phẩm cung cấp tuân theo các yêu cầu quy định trong đơn đặt hàng. Tài liệu này nêu chi tiết thành phần hóa học và kết quả của các phép thử cơ tính đã quy định và của bất cứ phép thử nào khác quy định trong đơn đặt hàng. Báo cáo này được xác lập trên cơ sở các phép thử được thực hiện trên các phôi mẫu lấy từ trong số bản thân các sản phẩm cung cấp. Việc cung cấp một chứng chỉ như trên thường ám chỉ các phép thử kiểm tra trên các lô riêng biệt.

8  Ghi nhãn

Ghi nhãn cho các sản phẩm chỉ được thực hiện khi có thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng và được trình bày trong đơn đặt hàng. Việc ghi nhãn này không được có ảnh hưởng có hại đến sử dụng cuối cùng của sản phẩm.

9  Bao gói

Trừ khi có quy định khác trong các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan đến các sản phẩm đặc biệt hoặc được quy định trong đơn đặt hàng, nhà cung cấp phải xác định phương pháp bao gói và tính đến tất cả các phương án đề phòng thích hợp để bảo đảm rằng trong các điều kiện vận chuyển thông thường, các sản phẩm được cung cấp ở trạng thái thích hợp cho sử dụng.

10  Các phép thử trọng tài

Trong trường hợp có tranh chấp về sự phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này hoặc một điều kiện kỹ thuật đã nêu trong đơn đặt hàng, nêu thực hiện phép thử bởi trọng tài được lựa chọn theo thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng.

Quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13065-1:2020 (ISO 6361-1:2011) VỀ NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM GIA CÔNG ÁP LỰC – TẤM MỎNG, BĂNG VÀ TẤM – PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT CHO KIỂM TRA VÀ CUNG CẤP
Số, ký hiệu văn bản TCVN13065-1:2020 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 01/01/2020
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản