TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13549-1:2022 (BS EN 14468-1:2015) VỀ THIẾT BỊ SÂN THỂ THAO – BÓNG BÀN – PHẦN 1: YÊU CẦU CHỨC NĂNG, AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI BÀN BÓNG BÀN

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 12/07/2022

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13549-1:2022

BS EN 14468-1:2015

THIẾT BỊ SÂN THỂ THAO – BÓNG BÀN – PHẦN 1: YÊU CẦU CHỨC NĂNG, AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI BÀN BÓNG BÀN

Playing field equipment – Table tennis – Part 1: Table tennis tables, functional and safety requirements, test methods

Lời nói đầu

TCVN 13549-1:2022 hoàn toàn tương đương với BS EN 14468-1:2015,

TCVN 13549-1:2022 do Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 13549 (BS EN 14468), Thiết bị sân thể thao – Bóng bàn, gồm các phần sau:

– TCVN 13549-1:2022 (BS EN 14468-1), Phần 1: Yêu cầu chức năng, an toàn và phương pháp thử đối với bàn bóng bàn;

– TCVN 13549-2:2022 (BS EN 14468-2), Phần 2: Yêu cầu và phương pháp thử đối với lắp ráp bộ lưới.

 

THIẾT BỊ SÂN THỂ THAO – BÓNG BÀN – PHẦN 1: YÊU CẦU CHỨC NĂNG, AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI BÀN BÓNG BÀN

Playing field equipment – Table tennis – Part 1: Table tennis tables, functional and safety requirements, test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chức năng (xem Điều 5) và các yêu cầu an toàn (xem Điều 6) đối với các bàn bóng bàn, sau đây được gọi là bàn. Tiêu chuẩn chỉ áp dụng với bàn được sử dụng để chơi bóng bàn và không tính đến bất kỳ hậu quả nào gây ra do việc sử dụng không đúng công năng.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho năm (05) loại bàn (xem Bảng 2) trong các cấp từ A đến D (xem Bảng 1).

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các bàn bóng bàn được lắp đặt tại các trạng thái nêu trong TCVN 12721-1 1) và EN 15312.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2101 (ISO 2813), Sơn và vecni-Xác định giá trị độ bóng ở 20° 60° và 85°

TCVN 4898 (ISO 7001), Biểu trưng bằng hình vẽ – Biểu trưng thông tin công cộng

TCVN 13549-2 (BS EN 14468-2), Thiết bị sân thể thao – Bóng bàn – Phần 2: Yêu cầu và phương pháp thử đối với lắp ráp bộ lưới

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1

Bàn bóng bàn (table tenis table)

Thiết bị hoàn chỉnh mà không có bộ lưới

3.2

Mặt bàn (tabletop)

Một nửa bàn, chia đôi bằng lưới mà không có bất kỳ khung gầm nào

CHÚ THÍCH: bao gồm bàn để chơi bóng, đường bao/đường giới hạn và các đường đường vạch của mặt bàn, khung và các chi tiết gia cố khác dưới bàn, đặc biệt là xung quanh đầu và mặt bên, việc ghi nhãn trên khung và bất kỳ thiết bị nào giữ hoặc gắn hai nửa bàn với nhau.

3.3

Mặt bàn hoàn chỉnh (full tabletop)

Hai mặt bàn lắp ráp ở trạng thái để chơi bóng

3.4

Khung gầm (undercarriage)

Tất cả các bộ phận có chức năng chính là đỡ mặt bàn

3.5

Trạng thái để chơi bóng (playing position)

Cả hai mặt bàn đều ở trạng thái nằm ngang với bộ lưới được lắp ráp

3.6

Trạng thái bóng phản lại (playback position)

Một mặt bàn nằm ngang và mặt kia ở trạng thái thẳng đứng với bộ lưới được lắp ráp

3.7

Trạng thái cất giữ (storage position)

Cả hai mặt bàn đều ở trạng thái thẳng đứng

3.8

Bộ lưới (net assembly)

Lưới, dây cheo và cột đỡ lưới, bao gồm cả hệ thống gắn lưới vào bàn

3.9

Khu vực an toàn của người chơi (players safety area)

Khu vực chơi trong đó tất cả các bộ phận của khung đỡ phải tuân thủ các kích thước nhằm tránh cho người chơi khỏi bị thương

3.10

Khối lượng bàn (table weight)

Khối lượng của bàn bao gồm tất cả các bộ phận của nó được vận chuyển cùng nhau (không gồm bao bì)

3.11

Nẹp bàn (table skirt)

Thành phần cứng hoặc dẻo có thể tháo rời được gắn vào bàn để che và làm khuất một phần hoặc toàn bộ khung gầm

3.12

Bàn cũng phù hợp dành cho người chơi ngồi xe lăn (table also suitable for wheelchair play)

Bàn đáp ứng các yêu cầu bổ sung dành cho người chơi ngồi xe lăn sử dụng

3.13

Chân bàn (leg of the table)

Phần khung gầm chạm đất; có thể bao gồm bánh xe

3.14

Bàn ngoài trời (outdoor table)

Bàn bóng bàn được thiết kế để đặt ngoài trời và trong các điều kiện thời tiết giống như bên ngoài nhà hoặc bên ngoài mái che

3.15

Thiết bị khóa (locking device)

Hệ thống khoá các chân, cặp chân hoặc mặt bàn mở ra hoặc gấp lại ngoài ý muốn, và được đặt và lắp ráp tương ứng

4  Phân loại và các bộ phận

Bàn được nhóm theo mục đích sử dụng trực tiếp (các cấp) và thiết kế (các loại) như trong Bảng 1 và Bảng 2. Hình 6 cho thấy các bộ phận cấu thành của bàn.

Bảng 1 – Các cp thiết bị

Cấp

Mục đích sử dụng cuối cùng

A

Thể thao thành tích cao

B

Thể thao ở trường học và câu lạc bộ

C

Thể thao giải trí (nâng cao)

D

Thể thao giải trí

Bảng 2 – Các loại

Loại

Mô tả

Ví dụ

1

Bàn cố định với một khung gầm cho mặt bàn không thể gấp lại được

Hình 1

2

Bàn cố định với hai mặt bàn riêng biệt với các khung gầm gấp

Hình 2

3

Bàn gấp với hai mặt bàn riêng biệt, mỗi mặt có khung gầm gấp được gắn vào

Hình 3

4

Bàn gấp với một khung gầm cho cả hai mặt bàn có thể được gấp độc lập với nhau

Hình 4

5

Bàn gấp với một khung gầm cho cả hai mặt bàn chỉ có thể được gấp cùng với nhau

Hình 5

Hình 1 – Ví dụ về loại 1

Hình 2 – Ví dụ về loại 2

Hình 3 – Ví dụ về loại 3

Hình 4 – Ví dụ về loại 4

Hình 5 – Ví dụ về loại 5

a) Trạng thái để chơi bóng

b) Trạng thái ct giữ

1 biên ngang

2 đường tâm

3 biên dọc

4 mặt bàn

5 khung (bàn)

6 thanh ngang đầu hoặc giằng chéo

7 bánh xe

8 khung gầm

9 bộ lưới

10 chân ngoài

11 thanh chống hoặc thanh ngang

12 thiết bị an toàn

13 hướng dẫn vận hành và an toàn

14 nhãn hiệu và tên bàn

Hình 6 – Ví dụ về hình ảnh 3 chiều của một bàn bóng

5  Yêu cầu chức năng

5.1  Kích thước

Bàn bóng phải tuân theo các kích thước được nêu trong Bảng 3, Hình 7 và Hình 8.

CHÚ DN:

1 biên dọc

2 diện tích lưới hoặc đầu mút lưới

3 đường tâm

4 bề mặt bàn

5 biên ngang hoặc đầu bàn

Hình 7 – Kích thước liên quan đến bề mặt bàn

a) Hình chiếu cạnh

c) Hình chiếu bằng

Hình 8 – Kích thước của khung gầm

d) Hình chiếu mặt lưới

e) Hình chiếu đầu bàn

CHÚ DN:

1 mặt bàn bao gồm thanh nẹp và khung 4 chân bàn dành cho người chơi ngồi xe lăn (l3)
2 bộ lưới 5 khu vực an toàn cho người chơi
3 bánh xe (bao gồm cả chân) 6 khu vực trống đẻ gắn các cột đỡ lưới

A-A đường cắt (Hình 8 a) và Hình 8 b)) và bản vẽ mặt cắt (Hình 8 d)).

A đường biên ngang của bàn trên đường cắt A-A.

Hình 8 – (Kết thúc)

Trong trường hợp khung gầm có hai bên và đầu chạm hoặc gần chạm sàn, phải tuân thủ các hạn chế sau: Trong khu vực an toàn của người chơi, khoảng cách giữa các độ cao từ 0 đến /73 có thể bỏ trống theo đường “a” với đường l9 từ đầu bàn phía dưới sàn và l10 ở mặt dưới của bàn; và không gian của khu vực an toàn của người chơi giữa các độ cao từ 0 đến h2 có thể bỏ trống theo đường “b” từ mặt bàn b9 ở sàn và b10 ở mặt dưới của bàn. Xem Hình 9.

a) Hình chiếu cạnh

b) Hình chiếu cạnh dành cho người chơi ngồi xe lăn

c) Hình chiếu đứng

CHÚ DẪN:

1 thanh chéo đầu 2 thanh chéo bên

A đường tưng tượng đầu bàn, trong vùng an toàn của người chơi

b đường tưng tượng cạnh bàn, trong vùng an toàn của người chơi

c vùng trong khu vực an toàn của người chơi nơi không nên có bất kỳ phần nào của khung gầm xe trừ chân dưới độ cao h3 hoặc h2

Hình 9 – Các bộ phận dưới độ cao của các thanh chống chéo

Bảng 3 – Kích thước liên quan đến mặt bàn và khung gầm của các cấp từ A đến D

Kích thước tính bằng milimét

Ký hiệu

Cấp A

Cấp B

Cấp C

Cấp D

Mô t

l

l khoảng cách theo hướng dọc

l1

2 740 ± 5

2 740 ± 7

2 740 + 10

2740± 15

l1 chiều dài bàn

l2

≥ 150

≥ 150

≥ 150

≥ 150

l2 khoảng cách từ cuối bàn đến chân ngoài

la

 400

 400

 400

 400

l3 khoảng cách từ cuối bàn đến chân ngoài dành cho người chơi ngồi xe lăn sử dụng

l4

 800

 600

l4 chiều dài khu vực an toàn của người chơi (bắt đầu từ cuối bàn)

l5

≤ 100

 200

 400

 400

l5 chiều rộng phần nhô của phần giữa khung gầm ra bên ngoài mặt bàn

l6

≤ 20

 20

 20

 20

l6 khoảng cách giữa hai nửa bàn ở trạng thái chơi

l7

 50

 50

≤ 100

≤100

l7 khoảng cách giữa đường tâm và cạnh giữa của bàn

l8

≤ 10

 10

≤ 50

 50

l8 khoảng cách giữa đường tâm và đường cuối

l9

 380

 380

 380

 380

l9 khoảng cách của dòng q từ đầu cuối bàn, đo trên mặt đất

l10

 100

≥ 100

≥ 100

≥ 100

l10 khoảng cách của dòng q từ đầu cuối bàn, đo ở mặt dưới của bàn

l11

 150

 150

l11 chiều dài hoặc đường kính của bất kỳ phần nào của chân ngoài nằm ngoài đường thẳng a và b b

l12 a

 480

 480

 480

 480

l12 khoảng cách từ đầu bàn của bất kỳ bộ phận nào dưới h3 trừ chân (dành cho người chơi ngồi xe lăn sử dụng)
a Chỉ liên quan đến các bàn phù hợp dành cho người chơi ngồi xe lăn sử dụng.

b Các đường a và b được hin thị trong Hình 9a và 9c

b

b khoảng cách theo hướng ngang

b1

1 525 ± 3

1 525 ± 5

1 525 ± 5

1 525+ 10

b1 chiều rộng mặt bàn

b2

≥ 100

≥ 100

b2 khoảng cách của chân ngoài từ phía mặt bàn

b3

 60

 60

≤ 100

≤ 100

b3 phần nhô của phần giữa khung gầm ra bên ngoài mặt bàn

b4

≥ 15

≥ 15

≥ 15

 15

b4 khoảng cách giữa một chân gấp và khung

b5

0

0

 150

 150

b5 phần nhô của một bánh xe ra bên ngoài mặt bàn

b6

20 ± 1

20 ± 2

20 ± 3

20 ± 5

b6 chiều rộng của đường biên ngang và đường biên dọc

b7

± 1

3 ± 2

± 2

3 ± 2

b7 chiều rộng của đường tâm

b8

≤ 2

≤ 3

≤ 6

b8 căn chỉnh của cả hai mặt bàn và đường tâm của chúng

b9

≥180

 180

 180

 180

b9 khoảng cách của dòng r từ mặt trên của bàn, được đo trên mặt đất

b10

 50

 50

≥ 50

≥ 50

b10 khoảng cách của dòng r từ mặt tràn của bàn, được đo ở mặt dưới của mặt bàn

b11

 150

 150

 150

 150

b11 chiều rộng bên hoặc đường kính của bất kỳ phần nào của chân ngoài nằm ngoài đường thẳng a và b c
c Các dòng a và b được hiển thị trong Hình 9a và 9c.

h

h khoảng cách theo hướng dọc trên một sàn phẳng (nếu có liên quan)

h1

760 ± 3

760 ± 5

760 ± 10

760 ± 15

h1 chiều cao của bàn

h2

 200

≥ 200

≥ 200

 200

h2 khoảng cách giữa một thanh ngang và sàn trong khu vực an toàn của người chơi (xem I4)

h3

 300

≥ 300

≥ 300

≥ 300

h3 khoảng cách giữa thanh ngang và sàn

h4

 12

 12

h4 khoảng cách giữa mặt bàn và bất kỳ phần nhô nào ra bên ngoài mặt bàn của phần giữa khung gầm

h5

 50

≥ 50

≥ 50

≥ 50

h5 khoảng cách giữa phần giữa của khung gầm và sàn nhà

h6

 100

 100

 100

 100

h6 chiều cao của khung cộng với mặt bàn
Khuyến nghị cho các bàn phù hợp dành cho người chơi ngồi xe lăn

h6

 80

 80

 80

 80

h6 chiều cao đề xuất của khung cộng với mặt bàn

5.2  Khối lượng

Trường hợp khối lượng của bàn vượt quá 200 kg, cần phải vận chuyển bàn bằng thiết bị nâng và lăn. Cần có thông báo thích hợp ở mặt dưới bàn và trên bao bì bên ngoài.

5.3  Mặt bàn

5.3.1  Vật liệu

Bất kỳ vật liệu nào đáp ứng các yêu cầu:

a) độ này của bóng;

b) ứng suất khí hậu;

c) các khía cạnh môi trường.

5.3.2  Độ phẳng

Dung sai độ phẳng cho một nửa mặt bàn phải là:

Cấp A

Cấp B

Cấp C

Cấp D

4 mm;

7 mm;

10 mm;

15 mm.

Thử nghiệm theo 7.2.

5.3.3  Màu sắc của mặt bàn

Các cấp A, B: Tốt nhất là màu xanh lá cây hoặc màu xanh lam, ở bất kỳ mức độ tối nào có giá trị Y dưới độ sáng D65 2) không lớn hơn 30 % (hệ thống CIE).
  Màu của các đường của cấp A và B phải là màu trắng.
Các cấp C, D: Tùy chọn.

5.3.4  Độ bóng và độ đồng đều

Mặt bàn phải không bóng, kể cả các đường vạch. Khi hoàn thiện phải đồng đều, bằng phẳng và mịn và không sơn cùng màu của quả bóng.

Khi được thử theo 7.3, các giá trị độ bóng sau phải đạt được:

Các cấp A, B: giá trị độ bóng  15;
Các cấp C, D: giá trị độ bóng ≤ 24.

5.3.5  Độ nảy của bóng

Các tiêu chuẩn theo Bảng 4 phải đạt được khi quả bóng 40 mm (ITTF Technical Leaflet T3) được ITTF (Liên đoàn Bóng bàn quốc tế) chấp nhận được thả không gây xoáy từ độ cao 300 mm lên các điểm cố định và các điểm đặc biệt.

Đo độ nảy bóng, sau đó tính độ nảy trung bình tại mỗi điểm và độ nảy trung bình của mặt bàn theo 7.4.

Bảng 4 – Độ nảy của bóng

Cấp

A

B

C

D

Dung sai trên 1 bàn ( = 2 mặt bàn)

Độ nảy trung bình của mặt bàn

230 mm đến 260 mm

230 mm đến 260 mm

 210 mm

≥ 180 mm

Độ nảy ngoài giới hạn

0

0

Chênh lệch giữa độ nảy trung bình của 2 mặt bàn

≤ 1 mm

 2 mm

Dung sai trên mỗi mặt bàn

Số độ nảy trung bình tại một điểm cao hơn 2,0 mm hoặc thấp hơn độ nảy trung bình của mặt bàn

≤ 2 số lần nảy trung bình

 3 số lần nảy trung bình

≤ 5 số lần này trung bình

Chênh lệch giữa độ nảy trung bình bất kỳ tại một điểm đặc biệt so với độ nảy trung bình của mặt bàn

 4 mm

≤ 6 mm

 8 mm

Chênh lệch giữa độ nảy trung bình (tại một điểm) tối đa và tối thiểu

 5 mm

 7 mm

 10mm

Tất cả độ nảy trung bình tại một điểm được làm tròn lên hoặc xuống một đơn vị hoặc nửa đơn vị tiếp theo.

5.3.6  Phía bên và phía đầu mặt bàn

5.3.6.1  Cạnh

Mặt bàn phải có các cạnh hình chữ nhật nhưng không được sắc. Ngoại trừ 4 góc của mặt bán hoàn chỉnh, tất cả các cạnh khác phải không nhọn. Đối với cấp A, mọi lớp bảo vệ của mặt bàn phải có độ dày tối đa là 1 mm.

CHÚ THÍCH: Mối nguy còn lại của 4 góc mặt bàn là điểm không thể tránh khỏi trong thiết kế bàn.

5.3.6.2  Gia cố khung

Chiều cao của sườn khung cộng với đỉnh có thể không lớn hơn 100 mm (xem Hình 7). Độ dày của khung dưới phải a 3 mm và cạnh của khung phải được lượn tròn với bán kính tối thiểu 1 mm. Khung của cấp A phải phẳng với cạnh bên của mặt bàn.

5.3.7  Khu vực để gắn bộ lưới

Nếu bàn không có bộ lưới cố định, cần có một khoảng cách giữa các khung của hai mặt bàn như trong Hình 10.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 10 – Khoảng cách để gắn bộ lưới

5.3.8  Ứng suất khí hậu cho mặt bàn ngoài trời

Mặt bàn ngoài trời phải không có dấu hiệu di chuyển quá dung sai về kích thước, độ phẳng và bề mặt hoàn thiện sau khi thử nghiệm theo 7.5.

5.4  Khung gầm

5.4.1  Màu sắc

Không sử dụng sơn phát sáng ban ngày và sơn huỳnh quang đối với các cấp từ A đến C.

5.4.2  Bánh xe

5.4.2.1  Yêu cầu chung

Đối với bàn cấp A và B, bánh xe phải không được có cạnh sắc và ráp.

5.4.2.2  Kích thước

Đường kính của bánh xe tối thiểu là 75 mm với tất cả các cấp thiết bị.

Nếu một bàn loại 2 cấp A được di chuyển trên các bánh xe lăn nhỏ, khoảng cách tối thiểu từ mặt bàn đến sàn phải là 50 mm.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu cuối cùng này được đưa vào để bảo vệ chân của người vận hành.

5.4.2.3  Khớp xoay

Đối với mỗi khung gầm có bốn bánh, ít nhất phải có hai bánh xoay được. Đối với mỗi khung gầm có ba bánh xe không thẳng hàng, ít nhất một bánh xoay được. Nếu một bàn loại 2 có 1 bánh xe, hoặc 2 hoặc nhiều bánh xe thẳng hàng, chúng phải không xoay.

5.4.3  Ứng suất khí hậu trên các thiết bị khóa cho bàn ngoài trời

Các thiết bị khóa phải được làm bằng vật liệu có khả năng chống ăn mòn và tiếp xúc với ánh sáng.

5.5  Độ lệch ngang

Bàn phải ổn định đến mức trong quá trình thử nghiệm theo 7.6 độ lệch ngang đo được trên bề mặt bàn theo hướng của lực không vượt quá

– đối với cấp A: 10 mm,

– đối với cấp B: 20 mm,

– đối với cấp C: 40 mm.

Bàn cấp D phải không bị sập.

5.6  Giảm chiều cao dư

Sau khi hoàn thành thử nghiệm tải theo 7.7.1 và sau khi cho phép phục hồi 5 min ± 15 s, chiều cao các góc của nửa bàn (lưới và đầu bàn) của các cấp A, B, C và D phải không bị giảm nhiều hơn giá trị được đưa trong Bảng 5.

Bảng 5 – Giảm chiều cao dư tối đa được phép sau khi dỡ tải

Kích thước tinh bằng milimét

Cấp

Giảm chiều cao dư

A và B

5

C

10

D

15

5.7  Mở mặt của một bàn gấp

Các chân được thiết kế để kéo dài trong quá trình gấp của một mặt bàn và khi nâng lên phải tự động mở rộng, mà không cần phải kéo về phía trước.

5.8  Yêu cầu và đề xuất bổ sung đối với các bàn dành cho người chơi ngồi xe lăn

Bàn loại 2 và loại 3 thường không dành cho người chơi ngồi xe lăn.

Để cho phép người ngồi xe lăn có thể chơi, chân bàn phải được chặn lại ở vị trí không nhỏ hơn l3 từ đầu bàn (xem Bảng 3). Dưới độ cao của không gian h3 không nhỏ hơn l12 phải không được có bất kỳ chướng ngại vật nào để phù hợp với chân của vận động viên (xem Bảng 3).

CHÚ THÍCH: Chướng ngại vật còn sót lại do các chân bàn được coi là một tính năng thiết kế không thể tránh khỏi và có thể chấp nhận.

Đối với bàn dành cho người chơi ngồi xe lăn, he được khuyến nghị tối đa là 80 mm (xem 5.3.6.2) trong khu vực an toàn của người chơi.

Mỗi nửa bàn gấp phải có phanh trên ít nhất một bánh xe.

6  Yêu cầu an toàn

6.1  Bàn ở trạng thái để chơi và trạng thái bóng phản lại

6.1.1  Yêu cầu chung

Ở trạng thái chơi, mỗi nửa bàn của cấp A và B cần 4 chân, ngoại trừ nếu mặt bàn hoặc khối đỡ mặt bàn được làm bằng một khối đặc hoặc nếu hai nửa bàn được gắn chặt với nhau.

6.1.2  Khả năng chịu tải

Bàn hoặc các nửa bàn (loại bản 2 và 3) phải được thiết kế sao cho ở trạng thái chơi, nó chịu được tải trọng áp đặt mà không bị sập hoặc để lại bất kỳ hư hỏng nào ảnh hưởng đến an toàn sau khi thử nghiệm theo 7.7.1.

6.1.3  Độ ổn định

6.1.3.1  Hướng dọc

Bàn phải không bị sập hoặc để lại bất kỳ hư hỏng nào ảnh hưởng đến an toàn sau khi thử nghiệm theo 7.7.2.1.

6.1.3.2  Hướng ngang

Bàn phải không bị sập hoặc để lại bất kỳ hư hỏng nào ảnh hưởng đến an toàn sau khi thử nghiệm theo 7.7.2.2.

6.1.3.3  Sự cân bằng

Bàn phải không bị lật đổ, sập đổ hoặc để lại bất kỳ hư hỏng nào ảnh hưởng đến an toàn sau khi thử nghiệm theo 7.7.3.

6.1.4  Khu vực an toàn

Khu vực an toàn được xác định bởi các kích thước sau theo Bảng 3 và Hình 8:

– l2 hoặc l3;

– l4;

– b2,

– h2;

– h3.

Trong trường hợp khung gầm có hai bên và đầu chạm hoặc gần chạm sàn, các yêu cầu của Bảng 3 và Hình 9 phải được tuân thủ bên dưới độ cao tương ứng h3 và h2.

6.2  Bàn ở trạng thái cất giữ/ bảo quản

Bản gấp phải không bị lật đổ khi thử nghiệm theo 7.8.

CHÚ THÍCH: Bàn có nguy cơ bị lật đổ khi di chuyển trên sàn không bằng phẳng.

6.3  Hệ thống khóa

6.3.1  Yêu cầu chung

6.3.1.1  Trạng thái cất giữ của mặt bàn

Ngoài các bàn loại 1, mỗi mặt bàn phải bao gồm các thiết bị khóa cho trạng thái cất giữ. Thiết kế của bàn có thể xác định số lượng và loại thiết bị khóa cần thiết và các thao tác mở khóa.

Ngoài bàn loại 2, tất cả các thiết bị khóa phải tự động khóa.

Bảng 6 trình bày tất cả các yêu cầu tối thiểu phải được đáp ứng.

Bảng 6 – Thiết bị khóa và thao tác mở khóa

Loại bàn

Thiết bị và hệ thống khóa

Bộ phận bị khóa

Số lượng tối thiểu và dạng yêu cầu

Thao tác có chủ ý để mở một khóa

1

Không yêu cầu thiết bị khóa

2

4 chân độc lập Mỗi chân: 1 thiết bị khóa một thao tác
2 cặp chân Mỗi cặp: 1 thiết bị khóa một thao tác

3

mặt bàn 2 thiết bị khóa, nằm cách nhau hơn 85 cm, tối thiểu 1 thiết bị không dựa trên nguyên tắc trọng lực một thao tác cho mỗi thiết bị khóa
một thao tác cho 2 thiết bị khóa với nhau, thao tác phải diễn ra nhỏ hơn 35 cm từ đầu bàn được nâng lên
1 thiết bị khóa, không dựa trên nguyên tắc trọng lực hai thao tác không liên tục

4

Mặt bàn

với khoảng cách giữa 2 mặt bàn ở trạng thái cất giữ ≥ 110 mm

2 thiết bị khóa, nằm cách nhau hơn 85 cm, tối thiểu 1 thiết bị không dựa trên nguyên tắc trọng lực một thao tác cho mỗi thiết bị khóa
1 thiết bị khóa, không dựa trên nguyên tắc trọng lực hai thao tác không liên tục, nhưng không thể thực hiện được giữa các mặt phẳng ở trạng thái cất giữ hoặc trạng thái bóng phản lại
Mặt bàn

với khoảng cách giữa 2 mặt bàn ở trạng thái cất giữ < 110 mm

2 thiết bị khóa, nằm cách nhau hơn 85 cm, tối thiểu 1 thiết bị không dựa trên nguyên tắc trọng lực một thao tác trên mỗi thiết bị khóa
một thao tác cho hai thiết bị khóa với nhau, thao tác này phải diễn ra dưới 35 cm từ đầu bàn nâng lên
Nếu lực mở bàn > 25 N: 1 thiết bị khóa, không dựa trên nguyên tắc trọng lực hai động tác không liên tục

5

Bàn 1 thiết bị khóa, không dựa trên nguyên tắc trọng lực một thao tác trên mỗi thiết bị khóa, không dưới 35 cm hoặc bằng chân từ đầu bàn nâng lên
2 thiết bị khóa tối thiểu 1 thiết bị không dựa trên nguyên tắc trọng lực một thao tác, thao tác này phải diễn ra dưới 35 cm hoặc bằng chân từ đầu bàn nâng lên

Lực mở mặt bàn của một bàn loại 4 có tính đến lực cản của bàn khi mở ra và được xác định theo thử nghiệm 7.9.2 a).

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu nêu trên đã được chọn dựa với giả định rằng bàn sẽ được vận hành bởi một người lớn có kích thước trung bình. Những người dùng khác có thể yêu cầu hỗ trợ để vận hành bàn một cách an toàn.

6.3.1.2  Mặt bàn ở trạng thái để chơi

Nếu cần thiết bị khóa để đảm bảo cho bàn có độ cứng và độ ổn định đạt yêu cầu ở trạng thái để chơi (xem 6.1.2), thiết bị khóa này phải tự động khóa và an toàn khi mặt bàn được mở trên mặt đất nằm ngang. Việc mở khỏa phải cần ít nhất một thao tác thủ công.

6.3.2  Chức năng của hệ thống khóa

Độ cứng, độ bền, việc khóa và hoạt động chính xác của các thiết bị khóa phải chịu được các lực yêu cầu bởi các phép thử theo 7.9.1 và 7.9.2. Khóa phải được kiểm tra cả trong và sau khi thử nghiệm.

6.3.3  Lắp thiết bị khóa

Rất khuyến khích việc lắp ráp và điều chỉnh các thiết bị khóa tại chỗ, tại nhà máy, càng nhiều càng tốt để đảm bảo vận chuyển an toàn.

Nếu không thể lắp ráp trước thì các thiết bị khóa phải được cung cấp cùng với bàn và phải được hoàn chỉnh. Trong trường hợp này, thiết bị khóa phải được thiết kế sao cho khách hàng có thể lắp thiết bị một cách dễ dàng.

6.4  Chức năng của các thiết bị xe lăn

Các thiết bị xe lăn phải không được hư hỏng và phải hoạt động chính xác sau khi thử theo 7.9.1.

6.5  Xây dựng cột lưới cố định

Đối với các bàn cấp A và B, không có phần nào đỡ cột lưới được nhô ra bên ngoài mặt bàn trên 60 mm. Không được có cạnh nào có thể gây thương tích cho người chơi, theo TCVN 13549-2 (BS EN 14468-2).

CHÚ THÍCH: Các trở ngại còn lại của cột lưới cố định là một đặc điểm thiết kế không thể tránh khỏi và có thể chấp nhận được.

6.6  Các bộ phận di động và cố định

Các bộ phận di động và cố định của bàn phải chắc chắn và bền. Các tính năng này sẽ được kiểm tra sau khi thử nghiệm theo 7.9.1 và 7.9.2.

6.7  Bàn loại 4 ở trạng thái cất giữ và trạng thái bóng phản lại

Nếu khoảng cách giữa các mặt bàn lên đến độ cao 760 mm so với sàn ở trạng thái cất giữ hoặc ở trạng thái bóng phản lại lớn hơn 110 mm, bàn phải được trang bị một thiết bị ngăn chặn trẻ em đến gần khe hờ này để tránh cho đầu hoặc thân của trẻ có thể bị mắc kẹt khi mặt bàn mở ra.

6.8  Mức độ hoàn thiện bàn

Phải không được có các đầu nhọn nhô ra hoặc các bộ phận nhọn hoặc sắc nhọn hoặc không có bề mặt gồ ghề, có thể gây thương tích cho người dùng, khi chơi, di chuyển nó hoặc gắn lưới. Trong các khu vực có thể tiếp cận này, các ốc vít nhô ra hơn 8 mm phải được che chắn vĩnh viễn, như: đai ốc có đầu hình vòm, được bảo vệ hoặc che chắn bằng các phương tiện khác hoặc làm tròn bằng bán kính tối thiểu bởi một đường cong 3 mm, để không có nguy cơ bị thương khi tiếp xúc ngoài ý muốn.

Các vật liệu được sử dụng phải chắc chắn và bền. Thiết kế của tất cả các bộ phận và hệ thống gắn chúng phải chịu được các tác động điển hình có thể xảy ra trong quá trình sử dụng bàn bình thường. Điều này phải không ảnh hưởng đến chức năng của bàn hoặc tạo ra sự nguy hiểm.

6.9  Phụ kiện

Nếu có bất kỳ phụ kiện nào được gắn vào bàn (ví dụ: nẹp, hộp bóng, giá đỡ vợt), chúng phải đáp ứng các yêu cầu 6.8. Nếu một gờ có thể tháo rời được gắn vào khung gầm, bàn có nẹp phải tuân theo tất cả các kích thước được đưa ra trong Bảng 3.

Việc thêm các phụ kiện vào bàn phải không ảnh hưởng đến chức năng của nó.

7  Phương pháp thử

7.1  Yêu cầu chung

Các phép thử thường được tiến hành với bàn được thực hiện với các bánh xe ở vị trí bất lợi nhất, thường là khi đã gắn các cột lưới. Tuy nhiên, không có cột lưới di động nào được thêm vào cho phép thử 7.7.1.

Các lực được xác định với dung sai ± 5 %.

7.2  Độ phẳng

Thước Mia của người thử nghiệm đặt theo đường chéo của một nửa mặt bàn trên 2 miếng nêm có chiều cao giống hệt nhau ở các góc bàn. Chênh lệch giữa khoảng cách nhỏ nhất và lớn nhất giữa một nửa mặt bàn và thước Mia không được vượt quá các giá trị được chỉ định trong 5.3.2.

7.3  Độ bóng

Các giá trị của độ bóng là thước đo mức độ bóng theo TCVN 2101 (ISO 2813) được xác định bằng máy đo độ phản xạ ở góc phản xạ 60°.

7.4  Độ nảy của bóng

Độ này của bóng được xác định bằng cách ghi hình vào đỉnh của độ nảy như sau:

Thước tỷ lệ đặt trên nền bên cạnh quả bóng cho biết chiều cao. Đỉnh chính xác của độ nảy được xác định bằng chuyển động chậm hoặc tính toán trên máy tính.

Quả bóng 40 mm tương tự được ITTF chấp nhận được thả không gây xoáy từ độ cao 300 mm sao cho cùng một điểm của quả bóng luôn đập vào bàn.

Ba lần nảy tại mỗi 9 điểm ấn định trước (xem Hình 11) được ghi lại và tính độ nảy trung bình tại mỗi điểm. Việc đo lường và tính toán tương tự được thực hiện đối với ba điểm đặc biệt nằm trên chỗ gắn chân hoặc gia cố mặt bàn. Độ nảy trung bình trên mỗi mặt bàn được tính từ các độ nảy trung bình của 9 điểm ấn định trước.

Nếu một hoặc nhiều trong số 9 điểm ấn định trước được đặt trên các điểm gắn cố định, chúng có thể bị dịch chuyển một chút.

Thử nghiệm phải được thực hiện trên cả hai nửa bàn đối với cấp A và B. Đối với cấp C và D, thử nghiệm phải được thực hiện trên một nửa bàn.

Một quy trình khác có thể là: Chiều cao h của lần nảy đầu tiên được xác định theo Công thức (1):

h = g t2 / 8

(1)

Trong đó h là chiều cao của lần nảy đầu tiên, tính bằng milimét.

Giới hạn giữa hai lần nảy được đo bằng điện tử và được khởi động/dừng bởi máy vi âm phát hiện tiếng ồn của các lần này tiếp theo.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN:

1 đến 16 các điểm ấn định trước

a đến d các điểm đặc biệt (tùy thuộc vào bàn kiểm tra cụ thể)

Hình 11 – Biểu đồ các điểm kiểm tra

7.5  Ứng suất khí hậu cho mặt bàn ngoài trời

7.5.1  Ngâm nước

Mặt bàn phải chịu chu kỳ ngâm trong nước sinh hoạt ở (23 ± 2) °C sau đó sấy khô ở trạng thái chơi ở nhiệt độ (23 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (50 ± 4) % như sau:

a) ngâm trong nước 72 h;

b) sấy khô 24 h;

c) ngâm trong nước 72 h;

d) sấy khô 24 h.

Sau bước d) độ phẳng được đo theo 5.3.2.

7.5.2  Ứng suất nhiệt

Sau thử nghiệm theo 7.5.1, mặt bàn phải chịu bức xạ nhiệt một chiều, cho đến khi một bảng đen tham chiếu được thử song song nóng đến (50 ± 4) °C, trong 3 h. Nhiệt độ phòng ở mặt dưới của bàn không chịu bức xạ phải tối đa là 35 °C. Nhiệt bức xạ phải càng đồng đều càng tốt. Sau khi bức xạ, độ phẳng phải tuân theo yêu cầu của 5.3.2.

Việc quan sát trực quan để kiểm tra chất lượng hoàn thiện bàn được quy định trong 5.3.4.

7.6  Độ lệch ngang

Đối với thử nghiệm này, một lực kéo 300 N được đặt trên bàn ở trạng thái để chơi và với bộ lưới được gắn theo hướng dọc theo Hình 12.

Hình 12 – Kéo theo hướng dọc

7.7  Bàn ở trạng thái để chơi và trạng thái bóng phản lại

7.7.1  Khả năng chịu tải

Tải trọng 80 kg được đặt qua một cái đĩa đường kính 350 mm trong 1 min vào các vị trí bất lợi nhất của mặt bàn.

7.7.2  Độ ổn định

7.7.2.1  Đẩy theo hướng dọc

Đối với thử nghiệm này, đặt một chướng ngại vật phía sau chân hoặc bánh xe của bàn. Chiều cao của chướng ngại vật phải là 50 mm đối với chân và bán kính của bánh xe cộng với 50 mm đối với bánh xe. Sau đó, tác động vào bàn một lực đẩy 300 N theo hướng dọc, theo Hình 13.

Trong quá trình thử nghiệm, lực được tăng lên cho đến khi đạt được lực tối đa hoặc bàn di chuyển lên, đến một góc tối đa 15° so với mặt bàn nằm ngang.

Hình 13 – Đẩy theo hướng dọc

7.7.2.2  Đẩy theo hướng bên

Đặt một chướng ngại vật có chiều cao 50 mm trước một chân bàn. Sau đó tác động vào bàn một lực đẩy 200 N theo Hình 14.

Hình 14 – Đy theo hướng bên

7.7.3  Đẩy mặt bàn nâng lên ở trạng thái bỏng phản lại

Đặt lực đẩy ngang 100 N liên tiếp vào tâm hình học của hai bên mặt bàn nâng lên theo Hình 15 và 16. Chiều cao của chướng ngại vật phải là 50 mm.

Hình 15 – Đy ngang (mặt lưới)

Hình 16 – Đẩy ngang (mặt dưới)

7.8  Bàn loại 3 đến 5 ở trạng thái bảo quản

Lắp đặt bàn trên mặt phẳng nghiêng 10° ở vị trí bất lợi nhất. Kiểm tra các điểm không vững của bàn.

7.9  Thử nghiệm thiết bị lăn và khóa

7.9.1  Thử nghiệm độ bền của thiết bị lăn và khóa

Một bản vẽ 3 chiều của vòng lăn được tạo thành, thích hợp với từng bàn và được sơ đồ hóa trong Hình 18. Hình chiếu bên được thể hiện trong Hình 17.

Ba nhóm chướng ngại vật giống hệt nhau, có cấu tạo ở dạng lưới thép với tám dây thép (đường kính 3,7 mm) cách nhau 50 mm, được đặt trên một diện tích dài 7 m rộng 1,5 m. Khoảng cách giữa nhóm chướng ngại vật thứ nhất và thứ hai bằng chiều rộng của bàn (khoảng cách giữa các trục của bánh xe); khoảng cách giữa nhóm chướng ngại vật thứ hai và thứ ba bằng chiều rộng bàn cộng thêm 25 mm. Bố cục này cho phép tác dụng đồng thời ứng suất sau đó xen kẽ trên toàn bộ khung gầm và trên các bánh xe nói riêng.

Bàn nằm ở trạng thái cất giữ; tiến hành kiểm tra bằng 250 chuyển động qua lại 5 m, nghĩa là 2 500 m, với tốc độ 2 km/h được thực hiện bằng cách kéo không điều khiển.

Hoạt động chính xác của các thiết bị lăn được kiểm tra bằng mắt thường sau thử nghiệm này.

Không có thiết bị khóa nào (ngoại trừ thiết bị hoạt động theo nguyên tắc trọng lực) phải tự mở khóa, thậm chí tạm thời hoặc bị biến dạng đến mức nó không hoạt động chính xác sau thử nghiệm này.

Các đinh vít, bản lề và khớp được kiểm tra và không phát hiện hư hỏng.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN:

1 nhóm chướng ngại vật (tám dây thép, đường kính 3,7 mm)

E khoảng cách giữa hai bánh xe

Hình 17 – Hình chiếu bên của sơ đồ lăn

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN:

1 tám dây thép, đường kính 3,7 mm

E khoảng cách giữa hai bánh xe

Hình 18 – Hình chiếu 3 chiều của sơ đồ lăn

7.9.2  Hiệu quả khóa

a) đối với bàn loại 4, đo lực kéo cần thiết để mở mặt bàn đã mở khóa ra bằng cách sử dụng một lực ngang ở phía trên của mặt bàn nâng lên theo hướng mở.

Hình 19 – Bàn loại 4 với 1 thiết bị khóa

b) đối với các bàn loại 3, 4 và 5, đặt lực ngang (200 ± 5) N trong 10 s ở đầu bàn nâng lên theo hướng mở với các thiết bị khóa ở vị trí khóa. Nếu cần thiết, bánh xe phải được chặn hoặc chất tải để đảm bảo rằng nộ vẫn tiếp xúc hoàn toàn với sàn trong suốt quá trình thử nghiệm.

Hình 20 – Bàn loại 3

Hình 22 – Bàn loại 4

Hình 22 – Bàn loại 5

Hoạt động chính xác của các thiết bị khóa được kiểm tra xác nhận trong và sau khi thử nghiệm này.

8  Khía cạnh môi trường

Mỗi sản phẩm đều có tác động đến môi trường trong tất cả các giai đoạn của vòng đời, như: khai thác tài nguyên, mua nguyên liệu thô, sản xuất, thử nghiệm, phân phối, sử dụng (ứng dụng), tái sử dụng, xử lý cuối vòng đời, bao gồm cả việc thải bỏ cuối cùng. Những tác động này từ ít đến nhiều đáng kể; chúng có thể là ngắn hoặc dài hạn; và chúng xảy ra ở cấp độ toàn cầu, khu vực hoặc địa phương. Quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm có ảnh hưởng đến tác động môi trường của sản phẩm.

Sự cần thiết phải giảm các tác động bất lợi tiềm tàng đối với môi trường của một sản phẩm có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn của vòng đời được công nhận trên toàn thế giới. Các tác động môi trường tiềm tàng của sản phẩm có thể giảm đi bằng cách tính đến các vấn đề môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm.

Trong vòng đời của một sản phẩm nhất định, các khía cạnh môi trường khác nhau có thể được xác định.

Mục đích là để thúc đẩy việc giảm các tác động môi trường bất lợi tiềm tàng do sản phẩm gây ra.

Các phương diện môi trường này phải không can thiệp vào các yêu cầu an toàn và sức khỏe cơ bản trong tiêu chuẩn này. Các yêu cầu về sức khỏe và an toàn được ưu tiên so với mọi khía cạnh môi trường liên quan đến bàn.

9  Thông tin được cung cấp bởi nhà sản xuất

9.1  Yêu cầu chung

Thông tin phải được cung cấp dưới dạng bản vẽ hoặc hình ảnh. Tiêu đề bổ sung và/hoặc thông tin văn bản để giải thích là tùy chọn.

Các hướng dẫn bằng văn bản phải được cung cấp bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia nơi bàn được lưu thông.

Cấp của bàn phải được ghi nhãn trên bàn hoặc trong hướng dẫn hoặc trên bao bì.

Nhà sản xuất phải cung cấp lời khuyên về việc xử lý bàn khi bỏ đi an toàn và đúng luật môi trường khi kết thúc vòng đời sử dụng của nó.

9.2  Hướng dẫn lắp ráp

Ít nhất những thông tin sau đây phải được cung cấp:

a) danh mục tất cả các bộ phận cho phép dễ dàng xác định các ốc vít, bu lông, đai ốc và vòng đệm lỏng lẻo;

b) bản vẽ hoặc hình ảnh của các bước lắp ráp cũng như giải thích bằng văn bản cần thiết;

c) hình ảnh của các công cụ cần thiết;

d) cảnh báo về các biện pháp phòng ngừa cần được thực hiện trong quá trình lắp ráp bàn bao gồm các giai đoạn ở nơi cần nhiều hơn một người lớn;

e) lời khuyên về việc không vặn quá chặt ốc vít ở các bộ phận chuyển động, bằng cách kiểm tra cẩn thận chức năng ngay khi hoàn thành lắp ráp;

f) địa chỉ liên lạc;

g) hướng dẫn lắp ráp phải được thêm vào bàn hoặc bên trong bao bì hoặc trong cặp tài liệu gắn bên ngoài bao bì.

9.3  Hướng dẫn vận hành

Ít nhất những thông tin sau đây phải được gắn vĩnh viễn vào mặt dưới của cả hai mặt bàn:

a) các biểu tượng đồ họa khuyên trẻ em không được chơi không có giám sát trên hoặc gần bàn khi đang cất giữ.

b) các biểu tượng đồ họa cho biết cách mở và đóng bàn;

c) các biểu tượng đồ họa liên quan đến sự nguy hiểm của việc di chuyển bàn trên các bề mặt dốc;

d) các biểu tượng đồ họa về sự nguy hiểm của việc để bàn ở vị trí đóng trong điều kiện gió;

e) các tiêu đề thích hợp bằng tiếng Anh (tùy chọn).

Các hướng dẫn bằng văn bản cần bao gồm:

f) xử lý thường xuyên và các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện trong khi mở và đóng mặt bàn và trong quá trình di chuyển bàn;

g) yêu cầu bảo trì;

h) cẩn thận: bất kỳ phần bị hỏng cần được thay thế; liên hệ với nhà bán lẻ của bạn ngay lập tức để có phụ tùng thay thế chính hãng.

10  Ghi nhãn

Bàn phải được ghi nhãn rõ ràng, bền và không thể tẩy xóa với ít nhất các thông tin sau:

a) sử dụng trong nhà hoặc ngoài trời;

b) viện dẫn tiêu chuẩn này;

c) nhãn hiệu và tên bàn;

d) nếu bàn phù hợp dành cho người chơi ngồi xe lăn, biểu tượng đồ họa PI PF 006 (Hình 23) theo TCVN 4898 (ISO 7001) phải được đặt ở phía dưới của mặt bàn và cũng có thể nằm trên khung của mặt bàn, với kích thước tối thiểu 40 mm (vuông).

Hình 23 – Khả năng tiếp cận hoàn toàn (PI PF 006 theo TCVN 4898 (ISO 7001))

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Sử dụng vật liệu

Việc lựa chọn vật liệu và sử dụng chúng cần phù hợp với tiêu chuẩn cụ thể khi áp dụng.

Tất cả các bộ phận của bàn không được chứa hoặc giải phóng các chất có hại.

Gỗ và các vật liệu tương tự khác được sử dụng để sản xuất bàn không được có formaldehyd, tức là chúng phải không được vượt quá giá trị trung bình như được xác định trong tiêu chuẩn E1.

Chất hóa dẻo như DEHP (Di (2-ethylhexyl) phthalate), DBP (Dibutyl phthalate) và BBP (Benzyl butyl phthalate) có thể không được sử dụng trong quá trình sản xuất và phải không còn dư lượng trong sản phẩm cuối cùng. Các nhà sản xuất cũng có thể không sử dụng và đặc biệt là cung cấp cho thị trường các sản phẩm vẫn phát thải DINP (Di-isononyl phthalate), DIDP (Di-isodecyl phthalate), DNOP (Di-n-octylphthalate) hoặc các chất dẻo hóa tương tự bị nghi ngờ có thuộc tính gây dị ứng, hen suyễn hoặc rối loạn nội tiết tố.

Sản phẩm cuối cùng phải không được giải phóng VOC (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) và không chứa các sắc tố độc hại hoặc chất kết dính, có thể gây hại cho sức khỏe của người dùng.

CHÚ THÍCH: Thông tin về việc xác định và phân loại các chất nêu trên có thể được tìm thấy trong Hướng dẫn 67/548/EEC (phân loại, đóng gói và dán nhãn các chất nguy hiểm) cũng như trong Quy định (EC) số 1907/2006 của Nghị viện châu Âu và của Hội đồng ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hóa chất (REACH).

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Kiểm tra con lắc tùy chọn

Mặt bàn bị đập bởi 1 vật mềm mô phỏng khối lượng của người chơi, treo lơ lửng trên một con lắc sao cho tốc độ va chạm của nó là (1,0 ± 0,05) m/s.

Để mô phỏng trường hợp xấu nhất, bàn được cố định bởi các khối đặt trên sàn sau các chân phía đối diện với điểm va chạm để nó không thể trượt trên sàn khi bị tác động.

Bàn được gập ở hai điểm, ở cuối và bên cạnh, theo đó nó phải không có biểu hiện méo hoặc hư hỏng vĩnh viễn đối với mặt bàn, chân hoặc cơ chế khóa/mở khóa.

Vật mềm va chạm bao gồm lốp cao su khí nén (bộ cộng), kích thước (500 ± 20) mm gắn trên vành 254 mm (10 inch) và được bơm căng đến áp suất 0,2 MPa (2,0 bar) và treo trên con lắc.

Tổng khối lượng va chạm được điều chỉnh là (94,0 ± 0,1) kg bằng cách sử dụng khối lượng bổ sung, đặt đều ở hai bên của lốp sao cho trọng tâm của tổng khối lượng của vật va chạm nằm trên đường trung tâm của lốp xe.

Bàn cần thử nghiệm phải được lắp ráp sẵn sàng đề chơi, với các cột lưới và lưới đã được lắp vào vị trí.

Các khối được đặt trên sàn phía sau chân bàn hoặc bánh xe chỉ ở phía đối diện hoặc kết thúc từ điểm va chạm dự định để bàn không thể trượt trên sàn khi bị va chạm.

Vật va chạm được treo thẳng đứng sao cho tâm của mép lốp chỉ chạm vào cạnh của mặt bàn tại điểm va chạm dự kiến.

Điểm tác động 1 là cạnh của đỉnh bàn ở đầu phát, thẳng hàng với các chân đỡ (xem Hình B.1). Điểm tác động 2 là cạnh của đỉnh bàn ở bên cạnh thẳng hàng với các chân đỡ (xem Hình B.1).

CHÚ DN:

1 Điểm tác động 1

2 Điểm tác động 2

Hình B.1 – Các điểm tác động

Tốc độ va chạm của tác động được điều chỉnh bằng cách nâng tác động của con lắc lên góc yêu cầu, từ Công thức (B.1):

(B.1)

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 12721-1, Thiết bị và bề mặt sân chơi – Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử

[2] EN 15312, Free access multi-sports equipment – Requirements, including safety and test methods

[3] TCVN 10370-1 (ISO 11890-1), Sơn và vecni – Xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) – Phần 1: Phương pháp hiệu số

[4] TCVN 10370-2 (ISO 11890-2), Sơn và vecni – Xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) – Phần 2: Phương pháp sắc ký khí

[5] COMMUNICATION FROM THE COMMISSION TO THE COUNCIL, the European Parliament and the European Economic and Social – Integration of Environmental Aspects into European Standardisation {SEC(2004)206}, (viewed 2014-02-23). Available from: http://eurlex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=CELEX:52004DC0130:EN:NOT

[6] European Directive 67/548/EEC on the approximation of laws, regulations and administrative provisions relating to the classification, packaging and labelling of dangerous substances, (viewed 2014-02-23) Available from http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do? uri=CELEX:31967L0548:en:NOT

[7] Regulation (EC) No1907/2006concerning the Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemicals (REACH), (viewed 2014-02-23) Available from: http://eur-lex.europa.eu/leaalcontent/EN/TXT/PDF/?uri=CELEX:32006R1907&rid=8_rd.org/

[8] THE INTERNATIONAL TABLE TENNIS FEDERATION. The Table – Technical Leaflet T1, (viewed 2013-02-21), Available from http://www.ittf.com/stories/pictures/T1_The_Table_BoD_2013.pdf

[9] THE INTERNATIONAL TABLE TENNIS FEDERATION. The Ball – Technical Leaflet T3, (viewed 2014-02-23), Available from http://www.ittf.com/Committees/T3_40mm_June2003_master.p

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Phân loại và các bộ phận

5  Yêu cầu chức năng

5.1  Kích thước

5.2  Khối lượng

5.3  Mặt bàn

5.4  Khung gầm

5.5  Độ lệch ngang

5.6  Giảm chiều cao dư

5.7  Mở mặt của một bàn gấp

5.8  Yêu cầu và đề xuất bổ sung đối với các bàn dành cho người chơi ngồi xe lăn

6  Yêu cầu an toàn

6.1  Bàn ở trạng thái chơi và bóng phản lại

6.2  Bàn ở trạng thái cất giữ/ bảo quản

6.3  Hệ thống khóa

6.4  Chức năng của các thiết bị xe lăn

6.5  Xây dựng cột lưới cố định

6.6  Các bộ phận di động và cố định

6.7  Bàn loại 4 ở trạng thái cất giữ và bóng phản lại

6.8  Mức độ hoàn thiện bàn

6.9  Phụ kiện

7  Phương pháp thử

7.1  Yêu cầu chung

7.2  Độ phẳng

7.3  Độ bóng

7.4  Độ nảy của bóng

7.5  Ứng suất khí hậu cho mặt bàn ngoài trời

7.6  Độ lệch ngang

7.7  Bàn ở trạng thái chơi và bóng phản lại

7.8  Bàn loại 3 đến 5 ở trạng thái bảo quản

7.9  Thử nghiệm thiết bị lăn và khóa

8  Khía cạnh môi trường

9  Thông tin được cung cấp bởi nhà sản xuất

9.1  Yêu cầu chung

9.2  Hướng dẫn lắp ráp

9.3  Hướng dẫn vận hành

10  Ghi nhãn

Phụ lục A Sử dụng vật liệu

Phụ lục B Kiểm tra con lắc tùy chọn

Thư mục tài liệu tham khảo

 



1) TCVN 12721-1:2020 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 1176-1:2008.

2) Ánh sáng ban ngày trung bình bao gồm cả tia cực tím.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13549-1:2022 (BS EN 14468-1:2015) VỀ THIẾT BỊ SÂN THỂ THAO – BÓNG BÀN – PHẦN 1: YÊU CẦU CHỨC NĂNG, AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI BÀN BÓNG BÀN
Số, ký hiệu văn bản TCVN13549-1:2022 Ngày hiệu lực 12/07/2022
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành 12/07/2022
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản