TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13599-1:2022 (ISO 15784-1:2008) VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH (ITS) – TRAO ĐỔI DỮ LIỆU VỚI CÁC MÔ ĐUN GIAO TIẾP BÊN ĐƯỜNG – PHẦN 1: NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ KHUNG TÀI LIỆU CHO CÁC HỒ SƠ ỨNG DỤNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13599-1:2022

ISO 15784-1:2008

HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH (ITS) – TRAO ĐỔI DỮ LIỆU VỚI CÁC MÔ ĐUN GIAO TIẾP BÊN ĐƯỜNG – PHẦN 1: NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ KHUNG TÀI LIỆU CHO CÁC HỒ SƠ ỨNG DỤNG

Intelligent transport systems (ITS) – Data Exchange Involving Roadside Modules Communication – Part 1: General principles and documentation framework of application profiles

Lời nói đầu

TCVN 13599-1:2022 hoàn toàn tương đương với ISO 15784- 1:2008 “Intelligent transport systems (ITS) – Data exchange involving roadside modules communication – Part 1: General principles and documentation framework of application profiles” của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO.

TCVN 13599-1:2022 do Bộ Giao thông Vận tải biên soạn và đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH (ITS) – TRAO ĐỔI DỮ LIỆU VỚI CÁC MÔ ĐUN GIAO TIẾP BÊN ĐƯỜNG – PHẦN 1: NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ KHUNG TÀI LIỆU CHO CÁC HỒ SƠ ỨNG DỤNG

Intelligent transport systems (ITS) – Data Exchange Involving Roadside Modules Communication – Part 1: General principles and documentation framework of application profiles

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này cung cp các nguyên tắc và quy tắc tài liệu về hồ sơ ứng dụng được sử dụng để trao đổi dữ liệu và thông điệp giữa trung tâm quản lý giao thông và các mô đun giao tiếp bên đường được sử dụng để quản lý giao thông.

Các hồ sơ ứng dụng quy định trong tiêu chuẩn này được sử dụng để trao đổi dữ liệu và thông điệp trong các trường hợp sau.

a) Giữa trung tâm quản lý giao thông và các mô đun giao tiếp bên đường phục vụ công tác điều hành giao thông.

b) Giữa các mô đun giao tiếp bên đường dùng để quản lý giao thông.

Phạm vi của tiêu chuẩn này không bao gồm truyền thông giữa các mô đun giao tiếp bên đường và các thiết bị trên phương tiện vận chuyển, truyền thông trong xe, truyền thông trong tù thiết bị và truyền video chuyển động từ camera hoặc phương tiện có ghi.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi bổ sung (nếu có).

ISO/IEC TR 10000-1:1998 Information technology ‒ Framework and taxonomy of International Standardized Profiles ‒ Part 1: General principles and documentation framework (Công nghệ thông tin – Khung và phân loại các hồ sơ được Tiêu chuẩn hóa Quốc tế – Phần 1: Các nguyên tắc chung và khung tài liệu).

ISO/IEC TR 10000-2:1998 Information technology ‒ Framework and taxonomy of International Standardized Profiles ‒ Part 2: Principles and Taxonomy for OSI Profiles (Công nghệ thông tin – Khung và phân loại của các hồ sơ được Tiêu chuẩn hóa Quốc tế – Phần 2: Nguyên tắc và Phân loại cho các cấu hình OSI).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Tầng ứng dụng (application layer)

Tầng chứa tất cả các chức năng cần thiết cho các ứng dụng được phân bố chưa được cung cấp bởi dịch vụ trình diễn.

CHÚ THÍCH: Tầng ứng dụng tạo thành tầng 7 của mô hình OSI.

3.2

Tiêu chuẩn cơ bản (base standard)

Tiêu chuẩn đã được phê duyệt hoặc tiêu chuẩn có thẩm quyền liên quan.

3.3

Trung tâm (centre)

Máy tính hoặc mạng đáp ứng các yêu cầu của một giao diện truyền thông tiêu chuẩn trên một mạng truyền thông điểm cố định, bất kể nó chỉ là hệ thống trong tòa nhà hoặc chỉ là một trong nhiều hệ thống, hoặc thậm chí nó được đặt ở vị trí từ xa.

3.4

Máy khách (client)

Máy tính hoặc ứng dụng yêu cầu và tiếp nhận dữ liệu từ máy chủ hoặc ứng dụng sử dụng một số loại giao thức.

3.5

Khả năng tương thích (compatibility)

Khả năng tồn tại của hai hoặc nhiều thành phần thiết bị hoặc vật liệu cùng tồn tại và/hoặc hoạt động trong cùng một hệ thống hoặc môi trường mà không cần sửa đổi, thích ứng hoặc gây trở ngại lẫn nhau.

3.6

Dữ liệu (data)

Thông tin trước khi nó được diễn dịch.

3.7

Gói dữ liệu (data packet)

Thực thể dữ liệu có thể được gửi giữa các hệ thống ứng dụng cuối để trao đổi thông tin.

CHÚ THÍCH: Một gói dữ liệu liên quan đến tầng ứng dụng của ngăn xếp OSI và có thể bị chia thành nhiều phần bởi các giao thức tầng thấp hơn.

3.8

Các quy tắc mã hóa (encoding rules)

Các quy tắc đặc tả việc biểu diễn trong quá trình chuyển giao các giá trị của các loại mã ASN.1.

CHÚ THÍCH: Các quy tắc mã hóa cũng cho phép khôi phục các giá trị từ việc biểu diễn, với kiểu loại đã được biết.

3.9

Ứng dụng cuối (end-application)

Thủ tục hoặc chương trình sử dụng ngăn xếp truyền thông.

3.10

Thông điệp (message)

Một tập dữ liệu được nhóm lại với nhau đề truyền thông.

3.11

OSI (Liên kết các hệ thống mở – Open Systems Interconnection)

Mô hình tham chiếu do ISO phát triển đề cho phép các hệ thống khác nhau hoặc tương tự giao tiếp được với nhau.

CHÚ THÍCH 1: Mô hình này tạo thành một khung tham chiếu để mô tả việc trao đổi dữ liệu. Mỗi tầng thực hiện một dịch vụ theo yêu cầu của tng liền kề cao hơn và đến lượt nó sẽ yêu cầu các dịch vụ cơ bản hơn từ các tầng thấp hơn. Mô hình này được mô tả trên 7 tầng.

CHÚ THÍCH 2: Liên kết các hệ thống mở OSI là nỗ lực quốc tế làm cho truyền thông giữa các máy tính của các nhà sản xuất và các công nghệ được dễ dàng.

3.12

Tầng trình diễn (presentation layer)

Tầng này chuyển đổi dữ liệu bằng các cú pháp khác nhau.

CHÚ THÍCH: Tầng trình diễn tạo thành tầng 6 của mô hình OSI.

3.13

Hồ sơ (profile)

Tiêu chuẩn định nghĩa các quy tắc bằng cách ch kết hợp các yêu cầu của các tiêu chuẩn khác.

CHÚ THÍCH: Một hồ sơ ứng dụng là hồ sơ đặc tả các tầng ứng dụng, trình diễn và phiên bng cách tham chiếu một nhóm các tiêu chuẩn khác.

3.14

Giao thức (protocol)

Định nghĩa cách thức về một quá trình chuyển đổi.

CHÚ THÍCH: Tập quy tắc điều khiển luồng thông tin trong một hệ thống truyền thông.

3.15

Các mô đun giao tiếp bên đường (roadside modules)

Các thiết bị đầu cuối được điều khiển hoặc giám sát bởi một trung tâm quản lý giao thông.

CHÚ THÍCH: Mô đun giao tiếp bên đường thường được lắp đặt tại khu vực ven đường.

3.16

Máy chủ (server)

Máy tính hoặc ứng dụng thu nhận và phản hồi yêu cầu dữ liệu từ máy khách hoặc ứng dụng sử dụng một số loại giao thức.

3.17

Tầng phiên (session layer)

Tầng quản lý việc đối thoại giữa các quá trình ứng dụng của đầu cuối bao gồm khởi động lại, kết thúc và kiểm tra.

CHÚ THÍCH: Tầng phiên tạo thành tảng 5 của mô hình OSI.

3.18

Hồ sơ truyền tải (transport profile)

Tập hp các dịch vụ chịu trách nhiệm cung cấp kết nối điểm tới điểm hầu như không có lỗi để trạm A có thể gửi các gói dữ liệu đến trạm B mà không bị gián đoạn.

CHÚ THÍCH: Hồ sơ truyền tải hướng kết nối cũng có thể đảm bảo các gói dữ liệu đến theo đúng thứ tự.

4  Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt

AP Application Profile Hồ sơ ứng dụng
ASN.1 Abstract Syntax Notation 1 (ISO 8824) Cú pháp trừu tượng ký hiệu 1 (ISO 8824)
BER Basic Encoding Rules (ISO 8825-1) Các quy tắc mã hóa cơ bản (ISO 8825-1)
ISO International Organization for Standardization Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế
NTCIP National Transportation Communications for ITS Protocol Truyền thông vận tải quốc gia cho giao thức ITS
OSI Open Systems Interconnect Liên kết các hệ thống mở
TCP Transmission Control Protocol (RFC 793) Giao thức điều khiển truyền dẫn (RFC 793)
TMP Transportation Management Protocols Các giao thức quản lý truyền tải
TR Technical Report Báo cáo kỹ thuật
UDP User Datagram Protocol (RFC 768) Giao thức gói dữ liệu người sử dụng (RFC 768)

5  Nguyên tắc và khung của hồ sơ

5.1  Khái niệm hồ sơ

5.1.1  Tổng quan

Các hồ sơ kết hợp nhiều tiêu chuẩn cơ bản hoặc các hồ sơ khác và xác định chúng bằng các định nghĩa của các tầng thích hợp, các tập con phù hợp, tùy chọn và tham số cần thiết để hỗ trợ một tầng ứng dụng.

5.1.2  Mối quan hệ với các tiêu chuẩn cơ bản

Một số tiêu chuẩn cơ bản cung cấp các tùy chọn, dự đoán nhu cầu của nhiều ứng dụng khác nhau của chức năng mô tả. Các hồ sơ đẩy mạnh việc tích hợp các tiêu chuẩn cơ bản bằng cách xác định cách kết hợp các tiêu chuẩn cơ bản cho một chức năng và môi trường nhất định. Ngoài việc lựa chọn các tiêu chuẩn cơ bản, có thể lựa chọn các tùy chọn được phép cho mỗi tiêu chuẩn cơ bản và giá trị phù hợp cho các tham số không được xác định trong tiêu chuẩn cơ bản.

Các hồ sơ không được mâu thuẫn với các tiêu chuẩn cơ bản nhưng sẽ đưa ra một lựa chọn cụ thể trong đó các tùy chọn và phạm vi giá trị có sẵn. Các tùy chọn nên được chọn để có thể đạt được các mục tiêu của các cấu hình một cách hiệu quả nhất.

5.1.3  Nguyên tắc về nội dung hồ sơ

5.1.3.1  Các quy tắc tham chiếu chung

Hồ sơ đề cập đến các tiêu chuẩn cơ bản để sử dụng chức năng và giao diện đã được định nghĩa. Các quy tắc tham chiếu chung đến các tiêu chuẩn cơ bản như sau.

a) Hồ sơ hạn chế việc lựa chọn các tùy chọn của tiêu chuẩn cơ bản trong phạm vi cần thiết để tối đa hóa xác suất đạt được mục tiêu của cấu hình.

b) Hồ sơ không được nêu rõ bất kỳ yêu cầu nào có thể mâu thuẫn hoặc gây ra sự không phù hợp với tiêu chuẩn cơ bản.

c) Các hồ sơ có thể chứa các yêu cầu tuân thủ cụ thể hơn và có phạm vi hạn chế hơn so với các tiêu chuẩn cơ bản. Hồ sơ có thể loại trừ một số tùy chọn hợp lệ được phép trong các tiêu chuẩn cơ bản.

5.1.3.2  Các thành phần của một h sơ

Một hồ sơ bao gồm các thành phần sau.

a) Định nghĩa ngắn gọn về phạm vi chức năng mà hồ sơ dự kiến đáp ứng.

b) Tình huống mà hồ sơ có thể áp dụng.

c) Tham chiếu quy định đến một tập hợp các tiêu chuẩn cơ bản và cấu hình.

d) Đặc tả kỹ thuật của ứng dụng của từng tiêu chuẩn cơ bản tham chiếu với sự lựa chọn các tùy chọn hoặc phạm vi giá trị tham số, v.v.

e) Báo cáo xác định các yêu cầu được giám sát bởi các hệ thống để khẳng định sự phù hợp với cấu hình.

5.1.4  Ý nghĩa của sự phù hợp với một hồ sơ

Mục đích của hồ sơ là chỉ rõ việc sử dụng các tiêu chuẩn hoặc bộ tiêu chuẩn để cung cấp chức năng được xác định rõ ràng. Do đó, sự phù hợp với một đặc tả hồ sơ luôn có nghĩa là phù hợp với các tiêu chuẩn được tham chiếu. Cũng có thể có các yêu cầu về sự phù hợp đối với việc sử dụng kết hợp các tiêu chuẩn cơ bản mà chúng khác biệt với bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến các tiêu chuẩn cơ bản riêng biệt.

Các yêu cầu về sự phù hợp có thể là

a) Bắt buộc, hoặc

b) Tùy chọn.

Các yêu cầu về sự phù hợp cũng có thể được quy định như

c) Vô điều kiện, hoặc

d) Có điều kiện.

Các yêu cầu về sự phù hợp cũng có thể được nêu rõ

e) Khẳng định – nêu rõ những gì cần thiết phải làm, hoặc

f) Phủ định – nêu những gì được yêu cầu không được làm.

5.1.5  Các yêu cầu về sự phù hợp của các hồ sơ

Các yêu cầu về sự phù hợp của một hồ sơ liên quan đến các yêu cầu của các tiêu chuẩn cơ bản theo những cách sau đây.

– Các yêu cầu bắt buộc vô điều kiện trong tiêu chuẩn cơ bản vẫn bắt buộc trong hồ sơ.

– Các tùy chọn vô điều kiện trong tiêu chuẩn cơ bản có thể vẫn là tùy chọn hoặc có thể được thay đổi thành:

+ Bắt buộc;

+ Có điều kiện;

+ Không áp dụng;

+ Cấm áp dụng.

– Nếu các điều kiện của các yêu cầu đó được xây dựng đầy đủ, các yêu cầu có điều kiện trong tiêu chuẩn cơ bản có thể duy trì điều kiện hoặc được sửa đổi để:

+ Bắt buộc;

+ Vô điều kiện;

+ Không áp dụng;

+ Cấm áp dụng.

5.2  Các nguyên tắc xác định định dạng và nội dung

Các yêu cầu sau về nội dung và định dạng của hồ sơ dựa trên những yêu cầu được định nghĩa trong ISO/IEC TR 10000-1.

a) Hồ sơ phải liên quan trực tiếp đến các tiêu chuẩn cơ bản. Sự phù hợp với một hồ sơ sẽ có nghĩa là sự phù hợp với tiêu chuẩn cơ bản tham chiếu.

b) Các hồ sơ được tiêu chuẩn hóa nhằm mục đích là các tài liệu tóm tắt và sẽ không lặp lại nội dung của tài liệu tham chiếu. Sự phụ thuộc vào việc tham chiếu các tiêu chuẩn cơ bản và việc sử dụng các tên đã đăng ký do đó là rất cần thiết cho việc tạo ra các hồ sơ tiêu chuẩn ngắn gọn.

c) Các hồ sơ sử dụng các tiêu chuẩn cơ bản cụ thể như nhau phải nhất quán.

d) Định nghĩa của một hồ sơ có thể bao gồm tham chiếu đến định nghĩa một phần hoặc toàn bộ một hồ sơ khác.

5.3  Các tiêu chuẩn hồ sơ

ISO/IEC TR 10000-2 xác định bốn loại hồ sơ OSI sau.

a) Hồ sơ truyền tải xác định việc sử dụng các tiêu chun giao thức từ OSI tầng 1 đến tầng 4, để cung cấp dịch vụ truyền tải OSI.

b) Hồ sơ chuyển tiếp xác định việc sử dụng các tiêu chuẩn OSI từ tầng 1 đến 4, để cung cấp chức năng chuyển tiếp giữa các hồ sơ truyền tải OSI.

c) Hồ sơ ứng dụng xác định việc sử dụng các tiêu chuẩn giao thức từ OSI tầng 5 đến tầng 7, để cung cấp cơ chế trao đi thông tin giữa các ứng dụng đầu cuối.

d) Định dạng trao đổi và các hồ sơ trình diễn xác định cấu trúc và nội dung của thông tin trao đổi thông qua các hồ sơ ứng dụng.

6  Yêu cầu

6.1  Các hồ sơ tiêu chuẩn hóa cho truyền thông từ trung tâm đến mô đun giao tiếp bên đường

Dựa trên mô hình hồ sơ ISO/IEC được xác định trong ISO/IEC TR 10000-2, các tiêu chuẩn này phải xác định hồ sơ ứng dụng là các hồ sơ được tiêu chuẩn hóa cho việc trao đi dữ liệu giữa trung tâm quản lý giao thông và các mô đun giao tiếp bên đường để quản lý giao thông.

Các quy tắc soạn thảo và trình bày hồ sơ tiêu chuẩn hóa được mô tả trong Phụ lục A.

6.2  Các hồ sơ ứng dụng

Tất cả các hồ sơ ứng dụng được xác định trong bộ tiêu chuẩn TCVN 13599:2022 được kết hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu chức năng trao đổi dữ liệu và thông điệp giữa các trung tâm quản lý giao thông và mô đun giao tiếp bên đường để quản lý giao thông.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

Quy tắc soạn thảo và trình bày hồ sơ tiêu chuẩn

A.1  Cấu trúc của các hồ sơ tiêu chuẩn hóa

Tài liệu hồ sơ ứng dụng bao gồm các điều sau.

a) Lời nói đầu

b) Giới thiệu

c) Phạm vi

d) Tài liệu viện dẫn

e) Định nghĩa

f) Yêu cầu

1) Yêu cầu chung

2) Các yêu cầu liên quan đến từng tiêu chuẩn cơ bản

g) Các phụ lục quy định

h) Các phụ lục tham khảo

A.2  Các thành phần sơ bộ

A.2.1  Trang tiêu đề

Trang tiêu đề phải ở định dạng tiêu chuẩn do ban thư ký ISO xác định. Trang tiêu đề sẽ được tạo theo mẫu ISO.

A.2.1.1  Thông báo bản quyền

Thông báo bản quyền phải  định dạng tiêu chuẩn do ban thư ký ISO xác định. Các thông báo bản quyền phải được tạo theo mẫu ISO.

A.2.2  Mục lục

Mục lục phải ở định dạng tiêu chuẩn do ban thư ký ISO xác định. Mục lục phải được tạo theo mẫu ISO.

A.2.3  Lời nói đầu

Lời nói đầu phải ở định dạng tiêu chuẩn do ban thư ký ISO xác định. Lời nói đầu phải được tạo theo mẫu ISO. Mô tả bổ sung sẽ được thêm vào tùy theo sự cần thiết.

A.2.4  Giới thiệu

Giới thiệu phải được mô tả như định nghĩa trong A.3.4 của ISO/IEC TR 10000-1:1998.

A.3  Các thành phần quy định chung

A.3.1  Tiêu đề

Điều này phải được mô tả như định nghĩa trong A.4.1 của ISO/IEC TR 10000-1:1998.

A.3.2  Phạm vi

Điều này phải được mô tả như định nghĩa trong A.4.2 (a) và A.4.2 (c) của ISO/IEC TR 10000-1:1998. A.3.3 Tài liệu tham chiếu

Điều này phải được mô tả như định nghĩa trong A.4.3 của ISO/IEC TR 10000-1:1998.

A.4  Các thành phần quy định kỹ thuật

A.4.1  Định nghĩa

Điều này phải được mô tả như định nghĩa trong A.5.1 của ISO/IEC TR 10000-1:1998.

A.4.2  Ký hiệu và chữ viết tắt

Điều này phải được mô tả như định nghĩa trong A.5.2 của ISO/IEC TR 10000-1:1998.

A.4.3  Yêu cầu

Điều này bao gồm các nội dung sau.

• Đối với các yêu cầu chung, định nghĩa ngăn xếp, các tính năng tùy chọn và khả năng tương thích phải được mô tả.

• Đối với các yêu cầu của tầng ứng dụng, các yêu cầu của tầng trình diễn, tầng phiên và vận chuyển cũng cần được mô tả nếu cần thiết.

A.4.4  Các phụ lục quy định

Điều này phải được mô tả như định nghĩa trong A.5.5 của ISO/IEC TR 10000-1:1998.

A.5  Các thành phần bổ sung

A.5.1  Các phụ lục tham khảo

Phải được mô tả như định nghĩa trong A.6.1 của ISO/IECTR 10000-1:1998.

Khi một hồ sơ được xác định, sự tương thích với các hồ sơ khác được xác định trong tiêu chuẩn này phải được giải thích bổ sung với mô tả khái quát trong phần phụ lục tham khảo của hồ sơ.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]. NTCIP 8003, NTCIP Profile Framework.

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

 Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt

5  Nguyên tắc và khung của hồ sơ

5.1  Khái niệm hồ sơ

5.2  Các nguyên tắc xác định định dạng và nội dung

5.3  Các tiêu chuẩn hồ sơ

 Yêu cầu

6.1  Các hồ sơ tiêu chuẩn hóa cho truyền thông từ trung tâm đến mô đun giao tiếp bên đường

6.2  Các hồ sơ ứng dụng

Phụ lục A (Quy định) – Quy tắc soạn thảo và trình bày hồ sơ tiêu chuẩn

Thư mục tài liệu tham khảo

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13599-1:2022 (ISO 15784-1:2008) VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH (ITS) – TRAO ĐỔI DỮ LIỆU VỚI CÁC MÔ ĐUN GIAO TIẾP BÊN ĐƯỜNG – PHẦN 1: NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ KHUNG TÀI LIỆU CHO CÁC HỒ SƠ ỨNG DỤNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN13599-1:2022 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giao thông - vận tải
Điện lực
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản