TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13648:2023 VỀ CHUỒNG NUÔI CÁ SẤU NƯỚC NGỌT – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13648:2023

CHUỒNG NUÔI CÁ SẤU NƯỚC NGỌT – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Enclosures for crocodiles – Technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 13648:2023 do Tổng cục Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CHUỒNG NUÔI CÁ SẤU NƯỚC NGỌT – YÊU CU KỸ THUẬT

Enclosures for crocodiles – Technical requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật với chuồng nuôi loài cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) cho mục đích thương mại và phi thương mại.

CHÚ THÍCH: Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) còn có tên thường gọi là “cá sấu Xiêm”.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau đây:

2.1

Cá sấu non (Crocodile hatchling)

Cá sấu mới nở đến dưới 6 tháng tui.

2.2

Chuồng nuôi (Enclosure)

Nơi nuôi, nhốt cá sấu nước ngọt được giới hạn bởi hàng rào bao quanh chuồng nuôi. Chuồng nuôi gồm các hạng mục chính như mái che (nếu có), bể nước, sân phơi nắng, hàng rào bao quanh. Chuồng nuôi nhốt cá sấu được thiết kế, xây dựng và duy trì an toàn, thoải mái hoạt động cho cá sấu.

2.3

Hàng rào chuồng nuôi (Fence)

Hàng rào có cấu trúc thẳng đứng bằng tường rắn, hoặc lưới kim loại hoặc kết hợp tường rắn và lưới kim loại bao quanh chuồng nuôi để giữ cá sấu nước ngọt trong chuồng nuôi và ngăn chặn cá sấu nước ngọt tiếp xúc với bên ngoài khu vực chuồng nuôi.

2.4

Nơi trú ẩn (Shelter)

Nơi được thiết lập bảo vệ mỗi cá thể cá sấu tránh các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và cực đoan như gió, bão, mưa, nắng và nhiệt độ.

3  Nguyên tắc chung

3.1  Chuồng nuôi đảm bảo đủ rộng để cá sấu có thể vận động và thể hiện các tập tính, hành vi tự nhiên của loài trên mặt đất và trong bể nước trong chuồng, tránh các tác động gây căng thẳng và giúp cá sấu duy trì tình trạng thể chất tốt.

3.2  Chuồng nuôi đảm bảo cá sấu tránh được các tác động cực đoan và khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu bên ngoài.

3.3  Đối với các cá thể cá sấu trưng thành, chuồng nuôi phải được thiết lập mật độ nuôi phù hợp để tránh các tổn thương và căng thẳng do cá sấu tấn công lẫn nhau.

4  Yêu cầu chung cho chuồng nuôi cá sấu nước ngọt

4.1  Bể nước

4.1.1  Bể nước được thiết kế để tất cả các cá thể có thể ngâm mình xuống bể nước trong cùng một thời điểm và có thể quay đầu trong bể nước một cách dễ dàng.

4.1.2  Bể nước được thiết kế dốc thoải từ thành bể vào phía trung tâm bể. Thành bể có thể thiết kế các gờ nhỏ song song với mặt nước tạo điều kiện cho cá sấu lên xuống dễ dàng.

4.1.3  Bể nước phải có hệ thống cấp nước và thoát nước để bổ sung nước và thay nước.

4.2  Mặt nền khô

Phần diện tích bề mặt khô trong chuồng đủ rộng để cá thể cá sấu trưởng thành trong chuồng có thể nằm duỗi thẳng hoàn toàn ra ngoài mà không có bất kỳ vật cản nào. Có đủ không gian để tất cả cá sấu có thể nằm phơi nắng mà không chạm vào nhau.

4.3  Hàng rào chuồng nuôi

4.3.1  Không sử dụng dây thép gai hoặc dây thép gai hình sắc nhọn, hàng rào xung điện để làm hàng rào chuồng cá sấu.

4.3.2  Hàng rào làm bằng tường rắn, lưới kim loại hoặc kết hợp của các vật liệu này, được gắn c định với các trụ đỡ được cố định chắc chắn vào nền móng. Khoảng cách tối đa giữa các trụ đỡ không quá 3 m. Vật liệu hàng rào đủ chắc chắn để hỗ trợ các trụ không thể tách nó ra khỏi móng cũng như không thể đánh bật các trụ đỡ khi bị cá sấu leo bám.

4.3.3  Không xây chuồng nuôi cá sấu tại các vùng đất ngập nước và thủy triều.

4.3.4  Thông số kỹ thuật chiều cao hàng rào chuồng nuôi được quy định tại Bảng A.1, nếu là tường rắn trơn nhẵn hoặc bảng A.2, nếu là tường lưới kim loại. Độ cao hàng rào tính từ mặt sàn chuồng nuôi đến đỉnh hàng rào.

4.3.5  Chuồng nuôi cá sấu phải có hàng rào xây bằng vật liệu chắc chắn kiên cố hoặc kết hợp với lưới kim loại (kích thước tối đa ô lưới 50 mm x 50 mm) cao tối thiểu 1,8 m hoặc tường rắn trơn nhẵn chiều cao tối thiểu 1,6 m và có thêm 0,4 m chắn nghiêng 45 độ vào phía trong chuồng nuôi.

4.4  Cửa chuồng

4.4.1  Cửa chuồng được thiết kế để để có thể đóng, mở trong mọi trường hợp, thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng và không bị cản chở trong việc mở và đóng. Cửa có thể khóa được ở cả vị trí mở và đóng. Các khóa cửa phải chắc chắn và tiếp cận được từ trong và ngoài chuồng nuôi.

4.4.2  Cửa chuồng nuôi được thiết kế mở vào phía trong chuồng đảm bảo chắc chắn, ngăn chặn cá sấu trốn thoát.

4.4.3  Cửa ra vào được thiết kế cho phép người chăm sóc nhìn thấy các khu vực chuồng trong mọi trường hợp khi đóng, mở. Cửa phải được đặt cách xa mép nước, có lối đi thông thoáng và đủ rộng để di chuyển cá sấu, người chăm sóc và thiết bị qua đó một cách an toàn.

4.4.4  Đối với cửa khí nén hoặc thủy lực, áp suất khí nén hoặc thủy lực đủ để giữ cửa ở vị trí mở. Tuy nhiên, khóa cơ được sử dụng để khóa cửa  vị trí đóng. Sử dụng dầu lạc hoặc các loại dầu thực phẩm khác cho hệ thống cửa thủy lực để ngăn ngừa rủi ro cho cá sấu trong trường hợp rò rỉ.

4.4.5  Không khuyến khích sử dụng cửa sập do có nguy cơ gây thương tích cho cá sấu. Nếu sử dụng cửa sập cần có hệ thống dự phòng để ngăn cửa rơi tự do khi bị lỗi cơ khí hoặc lỗi của người vận hành.

4.5  Mái che

Tùy vào điều kiện thời tiết tại nơi xây chung nuôi, có thể sử dụng cây trng trong hoặc ngoài chuồng nuôi, hoặc lưới, vật liệu khác hoặc mái che cố định có tường xây kín bao quanh tạo bóng mát.

4.6  Cống thoát nước

Miệng cống thoát nước thải phải được bọc lưới thép (kích thước ô lưới tối đa theo quy định trong phụ lục A) ngăn chặn cá sấu trốn thoát ra ngoài và động vật khác xâm nhập vào chuồng nuôi từ bên ngoài.

5  Yêu cầu cụ thể cho chuồng nuôi cá sấu với mục đích phi thương mại

Chuồng nuôi cá sấu nước ngọt với mục đích phi thương mại cần đáp ứng các yêu cầu nêu tại Điều 4 và các yêu cầu sau:

5.1  Chuồng hình chữ nhật có diện tích tối thiểu cho 1 cá thể cá sấu là 2,5 lần chiều dài tối đa của cá thể cá sấu trưởng thành. Mỗi cá thể thêm vào được tăng lên 30% diện tích chuồng (thêm 20 % diện tích mặt nước và 10 % diện tích mặt nền khô).

5.2  Bể nước: hình chữ nhật, ô van, tròn có chiều dài tối thiểu bằng 1,25 x 0,5 chiều dài lớn nhất của cá sấu trưởng thành cho một cá thể cá sấu; độ sâu tối thiểu 0,2 m.

5.3  Phải có hàng rào ngăn cách cao tối thiểu 1 m, cách tối thiểu 1,5 m bao quanh bên ngoài hàng rào chuồng nuôi.

5.4  Đối với các cơ sở trưng bày phải có bảng thông tin cụ thể bao gồm các nội dung tối thiểu sau: tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên khoa học, phân bố, giá trị bảo tồn, tóm tắt các đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của loài, biển cảnh báo nguy hiểm. Biển cảnh báo được lắp đặt tại mỗi chuồng nuôi.

CHÚ THÍCH: Cần cân nhắc cá sấu sẽ phát triển về chiều dài trong tương lai khi thiết kế và xây dựng chuồng trưng bày.

6  Yêu cầu cụ thể cho chuồng nuôi cá sấu với mục đích thương mại

Chuồng nuôi cá sấu nước ngọt với mục đích thương mại cần đáp ứng các yêu cầu nêu tại Điều 4 và các yêu cầu sau:

6.1  Chuồng nuôi cá sấu non hoặc con non có độ dài nh hơn 0,5 m

6.1.1  Chuồng xây dựng kiên cố bằng gạch hoặc bê tông độ cao tối thiểu 0,5 m với vách tường trơn nhẵn hoc rào lưới (kích thước ô lưới tối theo quy định trong phụ lục A) trong trường hợp không bọc kín mái chuồng bằng lưới cần có 0,15 m lưới chắn nghiêng 45 độ nghiêng vào phía trong chuồng.

6.1.2  Bể nước có diện tích chiếm 25 % diện tích chuồng, sâu 0,2 m.

6.1.3  Mái che cố định chiếm 50 % diện tích chuồng.

6.1.4  Phần nền được xây dựng trơn nhẵn.

6.1.5  Thiết kế kích thước chuồng nuôi cần cân nhắc đến mật độ cá sấu, tuy nhiên không nên vượt quá từ 10 đến 15 cá thể/m2 chuồng (0,1 m2 đến 0,75 m2/một cá thể). Mật độ có thể giảm và diện tích cho mỗi cá thể tăng lên khi kích cỡ cá sấu tăng lên.

6.1.6  Chuồng nuôi có kích thước khuyến cáo 2,5 m x 4 m (tối thiểu 1 m x 1,2 m).

6.2  Chuồng nuôi cá sấu trưng thành

6.2.1  Diện tích tối thiểu cho 2 cá thể cá sấu là 1,5 x 1,5 lần chiều dài tối đa của cá thể cá sấu trưởng thành. Tùy thuộc vào số lượng cá sấu được nuôi trong chuồng mà tăng diện tích chuồng phù hợp. Mật độ cá sấu thay đổi theo kích thước và thiết kế chuồng, nhưng nên có khoảng từ 2 đến 4 cá thể (có chiều dài ngắn hơn 1,0 m)/m2 (từ 0,5 m2 đến 0,25 m2 chuồng/cá thể) và từ 1 đến 2 cá thể (có chiều dài từ 1,0 m đến 2,0 m)/m2 (từ 1,0 m2 đến 0,5 m2 chuồng/cá thể).

6.2.2  Diện tích bể nước chiếm 50 % diện tích chuồng, có thể tăng lên 60% diện tích chuồng nếu nuôi cá sấu cho mục đích lấy da.

6.2.3  Độ sâu bể nước tối thiểu 0,6 m.

6.3  Chuồng nuôi cá sấu bố mẹ

6.3.1  Bể nước sâu tối thiểu 0,9 m đến 1,5 m tùy thuộc và kích thước cá sấu bố mẹ. Trong bể nước nên thiết kế cấu trúc bê tông hoặc gạch xây dạng chữ X, chữ thập hoặc so le như Hình 1 cao tối thiểu 0,2 m so với mặt nước để cặp cá sấu bố mẹ giao phối không ảnh hưởng đến các cá thể khác trong chuồng; diện tích bể nước khoảng 50 % diện tích chuồng nuôi.

6.3.2  Thiết kế các ô chuồng hình chữ nhật kích thước tối thiểu chiều dài lớn hơn chiều dài cá sấu (từ 3,5 m đến 5 m tùy theo chiều dài cá sấu mẹ) và chiều rộng lớn hơn 0,5 lần chiều dài cá sấu, tường gạch cao tối thiểu 0,8 m hoặc khu vực có các vật cản khác như cây, bờ đất v.v. chắn tầm nhìn mà không bị quấy rầy bởi các cá thể khác, đảm bảo cá sấu có thể nằm duỗi dài thoải mái, nền bằng cát hoặc đất xốp dày tối thiểu 0,6 m cho cá sấu mẹ đẻ trứng.

6.3.4  Có thể lắp đặt thêm cửa chuồng phía các ô chuồng hoặc khu vực cá sấu đẻ để thuận tiện lấy trứng an toàn.

Hình 1 – Minh họa cấu trúc bê tông trong bể nước chuồng nuôi cá sấu bố mẹ

6.4  Nhà ấp trứng

6.4.1  Nhà xây có mái lợp, xây tường gạch xung quanh cao tối thiểu 0,5 m nhằm ngăn chặn cá sấu con mới nở trốn thoát ra ngoài và ngăn chặn động vật bên ngoài xâm nhập vào trong chuồng.

6.4.2  Có hệ thống thông gió, sưởi và phun sương để duy trì nhiệt độ, độ m ổn định với nền nhiệt trong khoảng 28 °C đến 32 °C cho đất mùn, hoặc khay ấp trứng trong suốt thời gian ấp trứng.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Bảng thông số hàng rào chuồng nuôi

Bảng A.1- Thông số kỹ thuật chiều cao hàng rào tường rắn trơn nhẵn chuồng nuôi cá sấu.

Chiều dài cá sấu

(mm)

Chiều cao cao tối thiểu hàng rào tường rắn trơn nhẵn

(mm)

nhỏ hơn 500

500

từ 500 đến 800

800

từ 800 đến 1500

1000

từ 1500 đến 4000

1400

lớn hơn 4000

1200

Bảng A.2 – Thông số kỹ thuật độ chiều hàng rào lưới chuồng nuôi cá sấu

Chiều dài cá sấu (mm)

Chiều cao tối thiểu hàng rào lưới có lưới chắn nghiêng vào trong chuồng (mm)

Chiều cao tối thiểu hàng rào lưới không có lưới chắn nghiêng vào trong chuồng (mm)

Đường kính tối thiểu dây kim loại (mm)

Kích thước tối đa ô lưới (mm)

Độ cao hàng rào (mm)

Độ dài lưới chắn nghiêng (mm)

nhỏ hơn 500

500

150

1,0

10 x 20

từ 500 đến 800

800

200

1,5

25 x 50

từ 800 đến 1500

1000

250

1300

2,0

50 x 50

từ 1500 đến 4000

1200

300

1500

2,0

50 x 50

lớn hơn 4000

1000

400

1200

2,5

60 x 60

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Hình minh họa chuồng nuôi cá sấu

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN

 Trụ tường rào

 Tường rắn trơn nhẵn

3  Sàn chuồng nuôi

4  Chắn nghiêng 45 độ vào phía trong chuồng nuôi

5  Lưới kim loại

Hình B.1 – Hình minh họa rào lưới kết hợp tường chắn chuồng nuôi cá sấu

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN

 Trụ tường rào

 Lưới kim loại

 Sàn chuồng nuôi

4  Chắn nghiêng 45 độ vào phía trong chuồng nuôi

Hình B.2 – Hình minh họa rào lưới chuồng nuôi cá su

CHÚ DN

 Cửa m vào phía trong chuồng

 Bể nước

 Mái che (nếu cần)

 Hàng rào khu chuồng nuôi

 Hàng rào chuồng nuôi

Hình B.3 – Hình minh họa cửa hai lớp chuồng nuôi cá sấu

CHÚ DẪN

1  Mái che (nếu cần)

 Cửa chuồng

 Khu vực bãi cát cá sấu mẹ đẻ với vật cản tường hoặc cây

 Cửa thu lượm trứng (nếu có)

 Bể nước với cấu trúc chữ thập hoặc chữ X

 Hàng rào khu chuồng nuôi

 Hàng rào chuồng nuôi

Hình B.4 – Hình minh họa chuồng nuôi cá sấu bố mẹ

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN

 Tường rắn trơn nhẵn

 Mái che chuồng nuôi

3  Bể nước

4  Lưới chắn nóc chuồng nuôi

Hình B.5 – Hình minh họa tường rào chuồng nuôi cá sấu non

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Code of practice on the humane treatment of wild and farmed australian crocodiles. Endorsed by the Natural Resource Management Ministerial Council 2009. (Quy tắc thực hành về đối xử nhân đạo với cá sấu hoang dã và nuôi tại Australia. Được thông qua bởi Hội đồng Bộ trưởng Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên. 2009).

[2] Code of Practice for Crocodile farming. Department of Environment and Science. Queensland Government, Australia. (Quy tắc thực hành nuôi cá sấu, Bộ Môi trường và Khoa học, chính quyền tiểu bang Queensland, Australia)

[3] Exhibited Animals. Australian Animal Welfare Standards and Guidelines. 2019. (Tiêu chuẩn triển lãm cá sấu, Tiêu chuẩn và phúc lợi động vật Australia. 2019).

[4] Housing Crocodilians in Captivity: Considerations for Central America and Caribbea. University of Florida. (Chuồng nuôi cá sấu: Cân nhắc cho vùng trung Mỹ và Caribe. Đại học tổng hợp Florida)

[5] Recommended Guidelines for the Captive Management of Crocodiles (Crocodylus johnstoni & c. porosus) in South Australia. (Hướng dẫn quản lý nuôi cá sấu tại Nam Australia).

[6] Standards for Crocodilian Sanctuaries. Global Federation of Animal Sanctuaries. 2019. (Tiêu chuẩn các khu bảo tồn cá sấu, Hiệp hội các khu bảo tồn toàn cầu. 2019).

[7] Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 78 – 2006. Quy phạm nuôi cá sấu nước ngọt.

[8] Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13648:2023 VỀ CHUỒNG NUÔI CÁ SẤU NƯỚC NGỌT – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Số, ký hiệu văn bản TCVN13648:2023 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản