TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13832:2023 (ISO 20739:2019) VỀ VÕ THUẬT – VÕ PHỤC WUSHU TAIJI YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13832:2023
ISO 20739:2019
VÕ THUẬT – VÕ PHỤC WUSHU TAIJI YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Martial arts – Wushu Taiji clothing – Requirements and test methods
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Phân loại
5 Các yêu cầu
6 Phương pháp thử
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN 13832:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 20739:2019;
TCVN 13832:2023 do Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Wushu (môn võ thuật Trung Quốc, còn được gọi là Kung Fu) ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là các môn Taiji (Thái cực quyền), do đó võ phục Wushu Taiji đã trở thành loại trang phục được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động thể thao, giải trí và tập luyện cũng như trình diễn trước công chúng. Mặc dù được sử dụng và bán trên khắp thế giới, nhưng chưa có tiêu chuẩn liên quan nào được xây dựng.
Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn cho các doanh nghiệp, các học viên và để thúc đẩy thương mại quốc tế đối với võ phục Wushu Taiji. Tiêu chuẩn được xây dựng như một công cụ hỗ trợ kỹ thuật và để quảng bá môn thể thao Taiji một cách khoa học và an toàn nhằm bảo đảm an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng.
VÕ THUẬT – VÕ PHỤC WUSHU TAIJI YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Martial arts – Wushu Taiji clothing – Requirements and test methods
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định về phân loại, yêu cầu và phương pháp thử đối với võ phục Wushu Taiji để biểu diễn môn thể thao Wushu Taiji. Tiêu chuẩn này áp dụng cho võ phục Wushu Taiji làm bằng vải dệt dùng cho người trưởng thành.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 5466 (ISO 105-A02), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu
TCVN 5467 (ISO 105-A03), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu
TCVN 7421-1 (ISO 14184-1), Vật liệu dệt-Xác định formalđehyt – Phần 1: Formalđehyt tự do và thủy phân (phương pháp chiết trong nước)
TCVN 7422 (ISO 3071), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định pH của dung dịch chiết
TCVN 7835-E01 (ISO 105-E01), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần E01: Độ bền màu với nước
TCVN 7835-E04 (ISO 105-E04), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần E04: Độ bền màu với mồ hôi
TCVN 12341 (ISO 3759), Vật liệu dệt – Chuẩn bị, đánh dấu và đo mẫu thử vải và sản phẩm may mặc trong phép thử xác định sự thay đổi kích thước
TCVN 12512-1 (ISO 14362-1), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định một số amin thơm giải phóng từ chất màu azo – Phần 1: Phát hiện việc sử dụng chất màu azo bằng cách chiết và không chiết xơ
TCVN 12512-3 (ISO 14362-3), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định một số amin thơm giải phóng từ chất màu azo – Phần 3: Phát hiện việc sử dụng một số chất màu azo có thể giải phóng 4-aminoazobenzen
TCVN 7835-C10 (ISO 105-C10), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần C10: Độ bền màu khi giặt bằng xà phòng hoặc xà phòng và soda
ISO 7769, Textiles – Test method for assessing the appearance of creases in fabrics after cleansing (Vật liệu dệt – Phương pháp thử để đánh giá sự xuất hiện của các nếp nhăn trên vải sau khi làm sạch)
ISO 13935-2, Textiles – Seam tensile properties of fabrics and made-up textile articles – Part 2: Determination of maximum force to seam rupture using the grab method (Vật liệu dệt – Tính chất bền kéo đường may của vải và các sản phẩm dệt may – Phần 2: Xác định lực tối đa để kéo đứt đường may bằng phép thử kiểu grab)
ISO 13938-2, Textiles – Bursting properties of fabrics – Part 2: Pneumatic method for determination of bursting strength and bursting distensionbursting strength and bursting distension (Vật liệu dệt – Tính chất nén thủng của vải – Phần 2: Phương pháp khí nén thủng để xác định độ bền nén thủng và độ giãn phồng khi nén)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Võ phục Wushu Taiji (Wushu Taiji clothing)
Trang phục để luyện tập và biểu diễn môn thể thao Wushu Taiji, với các đặc điểm như cổ áo đứng kiểu Trung Quốc (3.2), tay áo liền (3.4) và nút áo kiểu Trung Quốc (3.3)
CHÚ THÍCH: Xem Hình 1.
Hình 1 – Võ phục Wushu Taiji dành cho nam giới
3.2
Cổ áo đứng kiểu Trung Quốc (Chinese stand collar)
Cổ áo tròn, đứng, bao quanh toàn bộ cổ, với các góc lượn tròn.
CHÚ THÍCH: Xem Hình 2.
Hình 2 – Cổ áo đứng kiểu Trung Quốc
3.3
Nút áo kiểu Trung Quốc (Chinese frog button)
Nút làm thủ công và thắt nút hình chữ nhất trong bộ chữ Hán
CHÚ THÍCH: Xem Hình 3.
a) Nút áo kiểu Trung Quốc
b) Chữ nhất (số một) trong bộ chữ Hán
Hình 3 – Nút áo kiểu Trung Quốc có hình chữ nhất trong bộ chữ Hán
3.4
Tay áo liền khối (monolithic even sleeve)
Tay áo, là phần nối của ống tay và vai
CHÚ THÍCH: Xem Hình 4.
Hình 4 – Tay áo liền khối
3.5
Vạt trước (placket)
Phần mở phía trước áo.
CHÚ THÍCH: Xem Hình 5.
3.6
Đối khâm (duijin)
Hai bên của vạt trước (3.5), liền nhau mà không chồng lên nhau
CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 6.
Hình 5 – Vạt trước |
Hình 6 – Đối khâm |
3.7
Tay áo phồng (lantern sleeve)
Tay áo kiểu đèn lồng
Tay áo trông giống như chiếc đèn lồng
CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 7.
Hình 7 – Tay áo phồng
3.8
Quần ống phồng (bloomers)
Quần buộc túm trông giống như chiếc đèn lồng
CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 8 .
Hình 8 – Quần ống phồng
4 Phân loại
4.1 Võ phục Wushu Taiji được phân thành hai loại, theo đối tượng sử dụng:
a) Võ phục Wushu Taiji nam;
b) Võ phục Wushu Taiji nữ.
4.2 Võ phục Wushu Taiji được phân thành hai loại, theo cấu tạo sử dụng:
a) Áo;
b) Quần ống phồng.
5 Các yêu cầu
5.1 Lựa chọn vải
5.1.1 Loại vải phải có tính chất thoáng khí và xếp nếp tốt phù hợp để biểu diễn môn Taiji.
5.1.2 Loại vải phải phù hợp với áo và nút áo kiểu Trung Quốc.
5.2 Các mẫu và thiết kế
5.2.1 Áo phải được thiết kế với cổ đứng kiểu Trung Quốc, nút áo kiểu Trung Quốc, tay áo liền và phần dưới cánh tay hình tam giác.
5.2.2 Áo phải được thiết kế với đường xẻ bên hông mở xuống cùng mức của nút áo cặp thứ 7 kiểu Trung Quốc, với kích thước viền rộng từ 0,9 cm đến 1,2 cm dọc theo cổ áo, chính giữa mặt trước, phần cạp gấu.
5.2.3 Đối với áo nam, áo phải theo kiểu đối khâm, có 7 cặp nút áo kiểu Trung Quốc ở phía trước chính giữa, với chiều dài toàn bộ nút áo từ 10 cm đến 13 cm và khoảng cách giữa các nút áo liền kể từ 7 cm đến 10 cm. Hai nửa của nút phải có chiều dài bằng nhau. Đối với áo nữ, các yêu cầu cũng giống như đối với áo nam.
5.2.4 Áo phải được thiết kế theo kiểu tay phồng với phần xẻ từ 5 cm đến 10 cm ở cổ tay áo, rộng từ 4 cm đến 6 cm. Hai cặp nút áo kiểu trang phục Trung Quốc phải ở trên cổ tay áo, khoảng cách giữa hai cặp nút áo từ 3 cm đến 4 cm.
5.2.5 Quần phải là loại quần không có đường may bên hông. Phần hở eo và chân phải co dãn được.
5.3 Số đo và kích thước
5.3.1 Các số đo và kích thước của áo Wushu Taiji nam theo Bảng 1.
5.3.2 Các số đo và kích thước quần Wushu Taiji của nam theo Bảng 2.
5.3.3 Các số đo và kích thước của áo Wushu Taiji của nữ theo Bảng 3.
5.3.4 Các số đo và kích thước của quần Wushu Taiji của nữ theo Bảng 4.
Bảng 1 – Số đo và kích thước của áo Wushu Taiji nam
Kích thước tính bằng centimét
Kích thước |
Chiều cao |
Chiều dài sát ngực |
Số đo của áo nam |
|||||
Ngực |
Chiều dài thân trước |
Chiều dài giữa lưng |
Vòng cổ |
Chiều cao cổ áo |
Chiều dài tay áo |
|||
S |
153-157 |
83-86 |
108 |
76 |
74 |
42 |
3,5 |
80 |
M |
158-162 |
87-90 |
112 |
78 |
76 |
43 |
3,5 |
82 |
L |
163-167 |
91-94 |
116 |
80 |
78 |
44 |
3,5 |
84 |
XL |
168-172 |
95-98 |
120 |
82 |
80 |
45 |
3,5 |
86 |
2XL |
173-177 |
99-102 |
124 |
84 |
82 |
46 |
3,5 |
88 |
3XL |
178-182 |
103-106 |
129 |
86 |
84 |
47 |
3,5 |
90 |
4XL |
183-187 |
107-111 |
134 |
88 |
86 |
48 |
3,5 |
92 |
5XL |
188+ |
112+ |
139 |
90 |
88 |
49 |
3,5 |
94 |
Dung sai |
±2 |
± 1 |
± 1 |
±0,5 |
±0,2 |
± 1 |
Bảng 2 – Số đo và kích thước của quần Wushu Taiji nam
Kích thước tính bằng centimét
Kích thước |
Chiều cao |
Chiều dài hông |
Số đo quân nam |
|||
Chiều dài quần |
Eo |
Hông |
Vòng chân |
|||
S |
153-157 |
87-90 |
107 |
106 |
114 |
22 |
M |
158-162 |
91-94 |
110 |
110 |
118 |
23 |
L |
163-167 |
95-98 |
113 |
114 |
122 |
23 |
XL |
168-172 |
99-103 |
116 |
118 |
126 |
24 |
2XL |
173-177 |
104-107 |
119 |
122 |
130 |
24 |
3XL |
178-182 |
108-113 |
122 |
126 |
134 |
25 |
4XL |
183-187 |
114-119 |
125 |
130 |
138 |
25 |
5XL |
188+ |
120+ |
128 |
134 |
142 |
26 |
Dung sai |
± 2 |
± 2 |
± 2 |
± 0,5 |
Bảng 3 – Số đo và kích thước của áo Wushu Taiji nữ
Kích thước tính bằng centimét
Kích thước |
Chiều cao |
Chiều dài sát ngực |
|
Số đo của áo nữ |
||||
Ngực |
Chiều dài thân trước |
Chiều dài giữa lưng |
Vòng cổ |
Chiều cao cổ ảo |
Chiều dài tay áo |
|||
XS |
148 -152 |
80-83 |
104 |
73 |
71 |
40 |
3,5 |
78 |
S |
153-157 |
84-87 |
108 |
75 |
73 |
41 |
3,5 |
80 |
M |
158-162 |
88-91 |
112 |
77 |
75 |
42 |
3,5 |
82 |
L |
163-167 |
92-95 |
116 |
79 |
77 |
43 |
3,5 |
84 |
XL |
168-172 |
96-99 |
120 |
81 |
79 |
44 |
3,5 |
86 |
2XL |
173-177 |
100-103 |
124 |
83 |
81 |
45 |
3,5 |
88 |
3XL |
Hơn 178 |
104+ |
128 |
85 |
83 |
46 |
3,5 |
90 |
Dung sai |
±2 |
± 1 |
± 1 |
± 0,5 |
± 0,2 |
± 1 |
Bảng 4 – Số đo và kích thước của quần Wushu Taiji nữ
Kích thước tính bằng centimét
Kích thước |
Chiều cao |
Chiều dài hông |
Số đo quần nữ |
|||
Chiều dài quần |
Eo |
Hông |
Vòng chân |
|||
XS |
148-152 |
83-86 |
101 |
102 |
110 |
22 |
S |
153-157 |
87-89 |
104 |
106 |
114 |
22 |
M |
158-162 |
91 -94 |
107 |
110 |
118 |
23 |
L |
163-167 |
95-98 |
110 |
114 |
122 |
23 |
XL |
168-172 |
99-102 |
113 |
118 |
126 |
24 |
2XL |
173-177 |
103-106 |
116 |
122 |
130 |
24 |
3XL |
Hơn 178 |
107+ |
119 |
126 |
134 |
25 |
Dung sai |
± 2 |
± 2 |
± 2 |
± 0,5 |
5.4 Tính chất
Các tính chất cần thiết của võ phục Wushu Taiji được quy định trong Bảng 5.
Bảng 5 – Các tính chất cần thiết
Tính chất |
Giá trị chuẩn |
||
Dệt kim |
Dệt thô |
||
Độ ổn định về kích thước để giặt (%)
[phù hợp với TCVN 12341 (ISO 3759)] |
Hướng dọc |
-5,0 ~ +2,0 |
≥ 2,5 |
Hướng ngang |
≥ 2,0 |
||
Hàm lượng formaldehyt (mg/kg) |
≤ 75 |
||
Giá trị pH |
4,0 ~ 8,5 |
||
Thuốc nhuộm amin thơm có thể phát hiện một lần (mg/kg) |
≤ 20 |
||
Độ bền màu với nước (cấp)
[phù hợp với TCVN 7835-E01 (ISO 105-E01)] |
Sự thay đổi màu |
≥ 3 ~ 4 |
|
Dây màu |
|||
Độ bền màu khi giặt bằng xà phòng (cấp)
(phù hợp với ISO 105-C10) |
Sự thay đổi màu |
||
Dây màu |
|||
Độ bền màu với mồ hôi (cấp)
[phù hợp với TCVN 7835-E04 (ISO 105-E04)] |
Sự thay đổi màu |
||
Dây màu |
|||
Độ bền xé, N (không thử nghiệm loại vải lụa nguyên chất) (phù hợp với ISO 13938-2) |
– |
≥ 150 |
|
Độ bền đường may của đáy sau quần (N) (phù hợp với ISO 13935-2) |
– |
≥ 140 |
5.5 Ngoại quan
5.5.1 Các đường may phải gọn gàng, đồng đều.
5.5.2 Cổ áo phải phẳng và nhẵn với các góc tròn, đối xứng trái-phải và có cùng kích thước.
5.5.3 Các nút áo kiểu Trung Quốc phải được đặt ở khoảng cách bằng nhau và có thể cài nút trơn tru và phẳng.
5.5.4 Vải cần có hình dạng tốt theo cả hướng dọc và hướng ngang.
5.6 Sự thay đổi màu
Các bộ phận của võ phục phải đạt cấp độ thay đổi màu nhỏ hơn 3 [theo TCVN 5466 (ISO 105-A02)].
5.7 Khuyết tật ngoại quan
Bảng 6 minh họa các khuyết tật ngoại quan và Hình 9 minh họa các vị trí.
Bảng 6 – Khuyết tật ngoại quan
Loại khuyết tật |
Dung sai của các khuyết tật trên các vị trí khác nhau |
||
Phần A1 và Phần B1 |
Phần A2 và Phần B2 |
Phần A3 |
|
Sợi thô (gấp đôi độ dày của sợi thông thường) |
0,3 cm ~ 1,0 cm |
1,0 cm ~ 2,0 cm |
2,0 cm ~ 4,0 cm |
Sợi to (3 sợi đơn) |
Không chấp nhận |
Không chấp nhận |
1,0 cm ~ 4,0 cm |
Nếp gấp (dấu nếp gấp) |
Không chấp nhận |
1,0 cm ~ 2,0 cm Không rõ ràng |
2,0 cm ~ 4,0 cm Không rõ ràng |
Vết bẩn (dầu, rỉ sét và vết màu, vết bẩn) |
Không chấp nhận |
Không quá 0,3 cm2 |
Không quá 0,5 cm2 |
Lỗ thủng |
Không chấp nhận |
Không chấp nhận |
Không chấp nhận |
CHÚ THÍCH A cho áo và B cho quần. |
Hình 9 – Vị trí khuyết tật ngoại quan
Sau khi sản xuất, võ phục phải gọn và mềm mại, không còn các đầu chỉ và vết bẩn.
5.8 Mật độ đường may
Mật độ đường may phải từ 4 mũi đến 5 mũi trên chiều dài 1 cm đối với đường may xiên, đệm khuy, vắt sổ, đường may tay và đường may nút áo.
6 Phương pháp thử
6.1 Số đo và kích thước
Sử dụng thước dây để đo các bộ phận (xem Hình 10).
CHÚ DẪN
1 chiều dài thân trước
2 chiều dài giữa lưng 3 chiều rộng ngực 4 chiều dài tay áo 5 vòng cổ |
6 chiều dài quần
7 1/2 vòng eo 8 1/2 kích thước hông 9 chiều rộng cổ chân |
Hình 10-Sơ đồ đo
6.2 Tính chất
6.2.1 Độ ổn định về kích thước để giặt
Tiến hành thử theo TCVN 12341 (ISO 3759).
6.2.2 Hàm lượng formaldehyt
Tiến hành thử theo TCVN 7421-1 (ISO 14184-1).
6.2.3 Giá trị pH
Tiến hành thử theo TCVN 7422 (ISO 3071).
6.2.4 Thuốc nhuộm amin thơm có thể phát hiện một lần
Tiến hành thử theo TCVN 12512-1 (ISO 14362-1) và TCVN 12512-3 (ISO 14362-3).
6.2.5 Độ bền màu với nước
Tiến hành thử theo TCVN 7835-E01 (ISO 105-E01).
6.2.6 Độ bền màu khi giặt bằng xà phòng
Tiến hành thử theo TCVN 7835-C10 (ISO 105-C10).
6.2.7 Độ bền màu với mồ hôi
Tiến hành thử theo TCVN 7835-E04 (ISO 105-E04).
6.2.8 Chống nhăn
Tiến hành thử theo ISO 7769.
6.2.9 Độ bền xé
Tiến hành thử theo ISO 13938-2.
6.2.10 Độ bền đường may của lưng quần
Tiến hành thử theo ISO 13935-2.
6.3 Ngoại quan
6.3.1 Khái quát
Tiến hành các phép đo và kiểm tra bằng mắt thường các phần trong 5.5 và 5.7.
6.3.2 Sự thay đổi màu
Tiến hành thử theo TCVN 5466 (ISO 105-A02) và TCVN 5467 (ISO 105-A03).
6.3.3 Đường may
Tiến hành kiểm tra bằng mắt thường cũng như đánh giá phép đo bằng các dụng cụ phù hợp.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 6330, Textiles – Domestic washing and drying procedures for textile testing.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13832:2023 (ISO 20739:2019) VỀ VÕ THUẬT – VÕ PHỤC WUSHU TAIJI YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN13832:2023 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực khác |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |