TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 14140:2024 (BS EN 12491:2015 WITH AMENDMENT 1:2021) VỀ THIẾT BỊ DÙ LƯỢN – DÙ KHẨN CẤP – YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 14140:2024
BS EN 12491:2015
WITH AMENDMENT 1:2021
THIẾT BỊ DÙ LƯỢN – DÙ KHẨN CẤP – YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Paragliding equipment -Emergency parachutes – Safety requirements and test methods
Lời nói đầu
TCVN 14140:2024 hoàn toàn tương đương với BS EN 12491:2015 và sửa đổi 1:2021;
TCVN 14140:2024 do Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm bảo đảm sự an toàn cho người điều khiển dù lượn trên cơ sở thử nghiệm để chắc chắn các dù khẩn cấp hoạt động đúng chức năng dự kiến.
Các phép thử không bao gồm phép thử bất kỳ về sự tương thích với các khoang chứa bên trong khác.
Dù khẩn cấp để thử nghiệm phải được nhà sản xuất cung cấp trọn bộ cùng các phụ kiện phù hợp để kết nối với đai ngồi trong TCVN 14139 (BS EN 1651), và dù sẽ được thử nghiệm khi chúng đã được kết nối. Các kết nối này được thực hiện theo cách, và/hoặc bằng cách sử dụng vật liệu chịu lực, sao cho chúng không bị ma sát hoặc hỏng nhiệt do siết chặt hoặc có thể bị trượt dưới tải trọng đột ngột. Mọi liên kết kim loại phải được lắp đặt sao cho giảm thiều mọi nguy cơ gây thương tích cho người điều khiển trong trường hợp triển khai khẩn cấp và để đảm bảo rằng dù sẽ được tải theo hướng có độ bền tối đa.
THIẾT BỊ DÙ LƯỢN – DÙ KHẨN CẤP – YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Paragliding equipment -Emergency parachutes – Safety requirements and test methods
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho dù khẩn cấp được bung ra bởi tác động của người điều khiển mà không có sự hỗ trợ khác bất kỳ (như cơ học hoặc hỏa lực (pyrotechnic)), với mục đích sử dụng cho dù lượn một chỗ hoặc hai chỗ ngồi.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 14138-1 (BS EN 926-1), Thiết bị dù lượn – Dù lượn – Phần 1: Yêu cầu và phương pháp thử độ bền kết cấu
TCVN 14139 (BS EN 1651), Thiết bị dù lượn – Đai ngồi – Yêu cầu an toàn và phép thử độ bền
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ của ISO và IEC được lưu giữ tại địa chỉ http://www.electropedia.org và http://www.iso.org/obp cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Dù lượn (paraglider)
Thiết bị dù siêu nhẹ không có cấu trúc khung cứng, khi cất cánh và hạ cánh đều phải dùng chân, có một đai ngồi (hoặc các đai ngồi) gắn với cánh dù để treo đỡ phi công/người điều khiển dù lượn (và có thể thêm một hành khách).
3.2
Dù khẩn cấp (emergency parachute)
Thiết bị khẩn cấp nhằm mục đích làm chậm quá trình đi xuống của người điều khiển dù lượn trong trường hợp có sự cố khi bay, được thực hiện bởi người điều khiển bằng một hành động thủ công có chủ đích.
CHÚ THÍCH : Dù này có thể lái được hoặc không lái được.
3.3
Dây gom (riser)
Phần thấp nhất của hệ thống dù, được kết nối với đai ngồi
CHÚ THÍCH 1: Các ví dụ về dây gom được đưa ra trong Hình 1 và Hình 2
3.4
Dây treo (suspension lines)
Nhiều dây kết nối vòm của dù khẩn cấp với các dây gom
CHÚ DẪN
1 Dây treo
2 Dây gom
3 Dây nối dù khẩn cấp của đai ngồi
Hình 1 – Ví dụ về các bộ phận của dù khẩn cấp không thể lái được
CHÚ DẪN
1 Dây treo
2 Dây gom
Hình 2 – Ví dụ về các bộ phận của dù khẩn cấp có thể lái được
3.5
Khoang chứa dù (outer container)
Khoang chứa dù, là một phần của đai ngồi, được cung cấp bởi nhà sản xuất để gắn vào đai ngồi.
3.6
Túi bọc dù hoặc túi bung (inner containeror deployment bag)
Túi bọc dù khẩn cấp sau khi gập
3.7
Hệ thống bung (deployment system)
Túi bọc dù và các điểm gắn nối tay cầm hoặc cụm tay cầm
3.8
Hệ thống dù khẩn cấp (emergency parachute system)
Dù khẩn cấp kết hợp với hệ thống bung của chúng
3.9
Dụng cụ hấp thụ xung lực (shock absorbing device)
Thiết bị đặc biệt được lắp trong hệ thống dù để giảm tác động xung lực lên phi công/người điều khiển dù lượn và người nhảy dù khi triển khai ở tốc độ cao
CHÚ THÍCH 1: Nếu được lắp chúng phải được nhận biết rõ ràng, theo nhãn và màu sắc và hướng dẫn bảo dưỡng (thay thế) có trong sổ tay hướng dẫn sử dụng.
3.10
Vật thử rơi (drop test device)
Vật thử cứng, điều chỉnh được khối lượng và có một điểm gắn cứng cho dù khẩn cấp
3.11
Tải trọng bay (payload)
Tổng tải trọng bay trừ đi khối lượng của dù lượn
3.12
Dù khẩn cấp có thể lái được (steerable parachute)
Dù khẩn cấp kiểu“Rogallo”, “Ram-air” hoặc cấu tạo tương tự, lắp với bộ điều khiển lái để hãm khi hạ cánh (landing flare)
4 Yêu cầu an toàn
4.1 Hệ thống bung
Khi được thử theo 5.3.2, hệ thống bung sẽ không có bất kỳ linh kiện nào bị hỏng
4.2 Tốc độ mở dù
Khi được thử theo 5.3.3, thời lượng trong cả hai lần thử phải:
a) Không vượt quá 4 s đối với dù có tải trọng bay tối đa 140 kg trở xuống; hoặc
b) Không quá 5 s đối với dù có tải trọng bay lớn hơn 140 kg.
4.3 Độ rơi và độ ổn định
4.3.1 Dù không lái được và dù lái được với nút điều khiển có khóa
Khi được thử hai lần theo 5.3.4
a) trong mỗi phép thử, tốc độ rơi trung bình (đã hiệu chỉnh theo tiêu chuẩn khí quyển ICAO, xem Phụ lục B) phải không nhỏ hơn 5,5 m/s;
b) trong mỗi phép thử, bất kỳ dao động nào cũng phải được giảm;
c) hệ thống dù khẩn cấp sẽ không bị bất kỳ biến dạng nào (ngoại trừ trường hợp dụng cụ hấp thụ xung lực sẽ thay thế sau mỗi lần triển khai).
4.3.2 Dù lái được và dù lái được với nút điều khiển được mở khóa
Khi được thử nghiệm hai lần theo 5.3.4:
a) trong mỗi phép thử, tốc độ rơi trung bình (đã hiệu chỉnh theo tiêu chuẩn khí quyển ICAO, xem Phụ lục B) phải không nhỏ hơn 4 m/s;
b) trong mỗi phép thử, bất kỳ dao động nào cũng phải được giảm;
c) hệ thống dù khẩn cấp sẽ không bị bất kỳ biến dạng nào (ngoại trừ trường hợp dụng cụ hấp thụ xung lực sẽ thay thế sau mỗi lần bung dù).
4.4 Độ bền
Khi được thử nghiệm theo 5.3.5.1 hoặc 5.3.5.2 (theo khuyến nghị của nhà sản xuất):
a) trong cả hai phép thử, dù khẩn cấp phải mở hoàn toàn và hấp thụ xung lực khi mở;
b) trong cả hai phép thử, hệ thống dù khẩn cấp không bị bất kỳ hỏng hóc nghiêm trọng (ngoại trừ trường hợp dụng cụ hấp thụ xung lực sẽ thay thế sau mỗi lần bung dù).
c) trong trường hợp dù có thể lái được, trong cả hai phép thử, các tay điều khiển phải được khóa.
4.5 Yêu cầu bổ sung cho dù có thể lái được
Khi tiến hành thử nghiệm theo 5.3.6, sử dụng các tay điều khiển của dù khẩn cấp như mô tả trong sổ tay hướng dẫn sử dụng, dù không được có bất kỳ đặc điểm bay bất thường nào.
5 Phương pháp thử
5.1 Thiết bị
a) máy đo khí tượng để kiểm tra tốc độ gió, nhiệt độ, áp suất và độ ẩm;
b) máy quay video ống kính zoom và máy ghi video có khả năng phân tích từng khung hình theo thời gian;
c) vật thử rơi (xem Phụ lục C về ví dụ thiết kế);
d) thiết bị đo tốc độ rơi của dù (xem phép thử 5.3.4).
5.2 Điều kiện thử
a) gió phải nhỏ hơn 10 km/h trong chu vi thử nghiệm;
b) không có cột khí nóng và/hoặc không khí chuyển động do máy bay trong chu vi thử nghiệm;
c) độ ẩm tương đối phải từ 40% đến 80 %.
5.3 Quy trình
5.3.1 Yêu cầu chung
Dù phải sẵn sàng để thử nghiệm với tải trọng tối đa được công bố, mdec.
Dù được thử nghiệm với tải trọng hiệu chỉnh mcorrtheo 5.3.4. Tải trọng hiệu chỉnh này phải được tính toán từ tải trọng tối đa đã công bố và các điều kiện khí quyển hiện hành, sử dụng công thức nêu trong Phụ lục B.
Mọi phép thử phải được ghi lại bằng video để phân tích các kết quả thử nghiệm cần cung cấp một bản sao của tất cả các video cho nhà sản xuất để hỗ trợ cho việc nghiên cứu và phát triển.
Vị trí một chiếc dù có thể lái được đưa vào thử nghiệm thì nó phải được thử với bất kỳ bộ điều khiển ở trạng thái mặc định (khóa) (trừ trường hợp 5.3.6). Trong điều kiện này, dù lượn phải đáp ứng tất cả các yêu cầu thử nghiệm.
5.3.2 Thử nghiệm độ bền của hệ thống bung
Với dù khẩn cấp được lắp trong hệ thống bung của nó, khoang chứa dù phải được nén và phải áp một lực 700 N lên các điểm gắn tay cầm hoặc hệ thống mở.
5.3.3 Thử tốc độ mở dù
Dù (đựng trong túi bọc dù phụ theo hướng dẫn của nhà sản xuất) được thả rơi tự do, với dây cáp chính được cố định vào phương tiện đang di chuyển, ở tốc độ trong không khí theo phương ngang là 10 m/s (± 1 m/s) và ở tốc độ trong không khí theo phương thẳng đứng là 1,5 m/s.
Thời gian được đo từ thời điểm thả rơi tự do cho đến khi duy trì được tải trọng 200 N (có thể đo thời gian này với sự trợ giúp của liên kết yếu 200 N). Túi bọc dù phụ phải mở ra trước khi đạt đến tải trọng 200 N.
Tiến hành thử nghiệm hai lần (có thể với cùng một chiếc dù hoặc với một dụng cụ giống hệt nhau).
Phép thử này có thể được thực hiện từ một phương tiện di chuyển hoặc máy bay.
5.3.4 Phép thử độ ổn định và tốc độ rơi
Dây cáp chính của dù phải được kết nối với các điểm neo của thiết bị thử thả rơi (hoặc với phi công/người điều khiển dù lượn được thêm tải trọng bổ sung đến tải trọng yêu cầu) bằng cách sử dụng đầu nối do nhà sản xuất dù chỉ định để kết nối với cả hai điểm gắn dù khẩn cấp của đai ngồi trong TCVN 14139 (BS EN 1651).
Để tạo dao động ban đầu của con lắc, dù được mở khi mẫu thử đạt tốc độ bay trong không khí theo phương nằm ngang 10 m/s (± 1 m/s) và tốc độ bay trong không khí theo phương thẳng đứng nhỏ hơn 1,5 m/s.
Từ thời điểm dù khẩn cấp mở, không được có cánh dù chính hoặc vật cản nào khác tác động lên mẫu thử. (Nếu phép thử này được thực hiện từ một chiếc dù lượn đang bay, điều này có nghĩa là chiếc dù lượn sẽ được thả ra hoàn toàn khi chiếc dù khẩn cấp bắt đầu mở ra).
Độ ổn định của dù được đánh giá bằng mắt thường (với sự hỗ trợ của máy quay video chụp ảnh từ xa – telephoto video) từ khi mở đến khi tiếp đất.
Sau khi rơi tối thiểu 125 m, tốc độ rơi trung bình được đo trên 30m ± 1%.
Có thể sử dụng mọi phương pháp đo trực tiếp, chính xác và lặp lại về tốc độ rơi.
VÍ DỤ: Có thể sử dụng máy ghi khí áp, ghi lại trạng thái không điều chỉnh (solid) đã được hiệu chuẩn, với tốc độ ghi ít nhất là năm mẫu mỗi giãy, được gắn vào thiết bị thử thả rơi. Có thể sử dụng giải pháp thay thế với tốc độ rơi được đo bằng cách sử dụng dây 30 m ± 1 % với đầu có khối lượng, được gắn vào đáy của thiết bị thử thả rơi. Tốc độ trong trường hợp này được tính từ thời lượng giữa thời điểm tiếp đất của đầu có khối lượng đến thời điểm tiếp đất của thiết bị thử thả rơi.
Tiến hành thử hai lần (có thể với cùng một chiếc dù hoặc với một dụng cụ giống hệt nhau).
5.3.5 Phép thử độ bền
5.3.5.1 Xung lực khi mở ở tốc độ 40 m/s
Dù khẩn cấp (trong túi bọc dù phụ tiêu chuẩn và được đóng gói theo Hướng dẫn sử dụng cho người sử dụng) được xếp gọn trên mẫu thử. Dây cáp chính của chiếc dù thử (hoặc cả hai dây cáp chính trong trường hợp dù có hai cáp chính) được kết nối với một điểm neo duy nhất trên mẫu thử bằng các đầu nối do nhà sản xuất dù chỉ định và cung cấp.
Mẫu thử được tăng tốc đến vận tốc theo đường thẳng là 40 m/s và dù được bung ra bằng cách sử dụng tay cầm hoặc gắn tay cầm bằng một dây không đàn hồi đến dù kéo mồi hoặc hệ thống bung với lực thấp tương tự.
Thực hiện hai lần thử với cùng một chiếc dù.
Việc bung dù trong phép thử độ bền có thể được thực hiện từ một phương tiện đang chuyển động hoặc bằng cách rơi tự do từ một cây cầu cao, từ khinh khí cầu, hoặc từ máy bay hoặc bằng phương pháp phù hợp và lặp lại khác bất kỳ, miễn là đạt được tốc độ theo phương thẳng đứng là 40 m/s và dù không chạm đất trước khi mở ra hoàn toàn.
5.3.5.2 Xung lực khi mở ở tốc độ 60 m/s
Dù khẩn cấp (trong túi bọc dù phụ theo tiêu chuẩn và được đóng gói theo Hướng dẫn sử dụng cho người sử dụng) được xếp gọn trên mẫu thử.
Dây cáp chính của chiếc dù thử (hoặc cả hai dây cáp chính trong trường hợp dù có hai cáp chính) được kết nối với một điểm neo duy nhất trên mẫu thử bằng các đầu nối do nhà sản xuất dù chỉ định và cung cấp. Mẫu thử được tăng tốc đến vận tốc theo đường thẳng là 60 m/s và dù được bung ra bằng cách sử dụng tay cầm hoặc gắn tay cầm bằng một dây không đàn hồi đến dù kéo mồi hoặc hệ thống bung với lực thấp tương tự.
Thực hiện hai lần thử với cùng một chiếc dù. Việc bung dù trong phép thử độ bền có thể được thực hiện từ một phương tiện đang chuyển động hoặc bằng cách rơi tự do từ một cây cầu cao, từ khinh khí cầu, hoặc từ máy bay hoặc bằng phương pháp phù hợp và lặp lại khác bất kỳ, miễn là đạt được tốc độ theo phương thẳng đứng là 60 m/s và dù không chạm đất trước khi mở ra hoàn toàn.
5.3.6 Phép thử bổ sung đối với dù có thể lái được
Kiểm tra xem mọi quy trình và/hoặc cấu hình bay khác được mô tả trong sách hướng dẫn sử dụng có thể bay một cách an toàn.
Yêu cầu này có thể được đáp ứng bởi nhà sản xuất cung cấp bằng chứng phù hợp và có thể chấp nhận được (ví dụ: video).
6 Hồ sơ thử nghiệm
6.1 Thông tin về hồ sơ thử nghiệm
Hồ sơ thử nghiệm phải bao gồm:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) tên và địa chỉ của nhà sản xuất;
c) tên và địa chỉ của người hoặc công ty cung cấp hệ thống dù để thử nghiệm (nếu khác với nhà sản xuất);
d) chủng loại và tài liệu tham khảo của hệ thống dù khẩn cấp được thử nghiệm;
e) các chi tiết của phép thử 5.3.5.1 hoặc 5.3.5.2 đã thực hiện;
f) kết quả thử nghiệm, nghĩa là giá trị của tải trọng, tính bằng niutơn, và thời gian nạp tải, tính bằng giây; bao gồm các dữ liệu khí quyển được mô tả trong Phụ lục B;
g) tên và địa chỉ của phòng thử nghiệm;
h) mã số mẫu thử được định danh đơn nhất.
6.2 Các hạng mục đi kèm với hồ sơ thử nghiệm
Các hạng mục sau đây phải đi kèm với hồ sơ thử nghiệm và được giao nộp bởi đơn vị thực hiện thử nghiệm:
a) bàn ghi video của các thử nghiệm;
b) hồ sơ sản xuất;
c) hướng dẫn sử dụng;
d) hệ thống dù đã thử nghiệm độ bền theo 5.3.5.
Tài liệu này phải được lưu trữ tối thiểu là 15 năm và hệ thống dù đã thử nghiệm phải được lưu trữ tối thiểu là 5 năm.
7 Hồ sơ sản xuất
Hồ sơ sản xuất được cung cấp bởi nhà sản xuất phải bao gồm các thông tin sau:
a) tên và địa chỉ nhà sản xuất;
b) tên của chủng loại;
c) năm (bốn chữ số) và tháng sản xuất của mẫu được thử nghiệm;
d) tải trọng tối đa;
e) hướng dẫn sử dụng;
f) bản vẽ có kích thước và dung sai.
Tất cả các vật liệu sử dụng phải được liệt kê với:
– tên vật liệu;
– tên và chuẩn của nhà sản xuất;
– cách sử dụng cụ thể trong hệ thống dù khẩn cấp;
– các đặc tính và phương pháp thử do nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất thực hiện trên vật liệu này.
8 Hướng dẫn sử dụng
Hướng dẫn sử dụng phải được cung cấp bằng tiếng Anh và bằng (các) ngôn ngữ chính của quốc gia dự định bán dù lượn.
Hướng dẫn sử dụng phải luôn đi kèm với dù. Phòng thử nghiệm phải Kiểm tra để đảm bảo rằng Sổ tay hướng dẫn đã bao gồm ít nhất những nội dung sau đây:
a) thông tin chung:
1) kiểu dáng của hệ thống dù;
2) tên và địa chỉ nhà sản xuất;
3) tên và địa chỉ của người hoặc công ty đưa hệ thống dù để thử nghiệm (nếu khác với nhà sản xuất);
4) tải trọng bay tối đa (khối lượng), tính bằng kilogam; (‘tải trọng’ là tổng khối lượng của tất cả các bộ phận được treo trên chiếc dù);
5) tải trọng bay tối thiểu (khối lượng), tính bằng kilogam;
6) giới thiệu về mục đích sử dụng của hệ thống dù;
7) cảnh báo tốc độ; nếu đã vượt qua phép thử độ bền 5.3.5.1:
CẢNH BÁO – Không phù hợp để sử dụng ở tốc độ vượt quá 32 m/s (115 km/h);
hoặc nếu đã vượt qua thử nghiệm độ bền 5.3.5.2:
CẢNH BÁO – Không phù hợp để sử dụng ở tốc độ vượt quá 49 m/s (176 km/h)
8) cảnh báo về hệ thống bung: hệ thống dù này đã được thử nghiệm và cho thấy tuân thủ cách sử dụng khoang chứa bên trong của nhà sản xuất ban đầu. Việc sử dụng bất kỳ khoang chứa bên trong nào khác có thể tạo ra các kết quả khác nhau, bao gồm cả sự cố:
9) phiên bản và ngày phát hành sách hướng dẫn sử dụng;
b) kích thước, hình minh họa và đặc tính:
1) minh họa tổng thể xác định tất cả các bộ phận cần thiết để vận hành;
2) cấu hình và số lượng dây gom;
c) các khuyến nghị của nhà sản xuất về lắp ráp, kết nối và bung dù (và các kỹ thuật lái, nếu dù có thể lái được);
Cụ thể, các khuyến nghị được mô tả và quy định:
1) hướng dẫn lắp ráp và kết nối (bao gồm quy trình kiểm tra bung dù/ an toàn), tránh sử dụng mọi kết nối vải – vải, và khuyến nghị sử dụng các đầu dây nối có kích thước và hình dạng vặn vít phù hợp.
2) hướng dẫn bung dù;
3) hướng dẫn lái và mọi quy trình đặc biệt khác (nếu dù có thể lái được);
4) các quy trình cần tuân thủ nếu chiếc dù được sử dụng với túi bọc dù phụ khác:
CẢNH BÁO – Sử dụng dù này với bất kỳ túi bọc dù phụ khác nào: đã hoàn thành thử nghiệm tốc độ mở và thử nghiệm mở đột ngột với túi bọc dù phụ đã cung cấp. Việc sử dụng bất kỳ túi bọc dù phụ nào khác có thể tạo ra các kết quả khác nhau (bao gồm cả hỏng hóc);
d) hướng dẫn đóng gói lại, sửa chữa và bảo dưỡng;
Cụ thể, các khuyến cáo được mô tả và quy định:
1) khuyến cáo về tần suất kiểm tra và đóng gói lại;
2) hướng dẫn đóng gói lại;
3) các hướng dẫn chi tiết về mọi quy trình sửa chữa và bảo dưỡng có thể được thực hiện mà không cần kiến thức đặc biệt hoặc máy móc đặc biệt;
4) danh sách các bộ phận thay thế, bao gồm đặc điểm kỹ thuật của mọi bộ phận có thể thay thế được, chẳng hạn như dây cao su; và thông tin về cách mua chúng;
5) tuổi thọ (thời hạn sử dụng) khuyến nghị của nhà sản xuất của dù.
Người điều khiển phải có khả năng, để chỉ với các thông tin trong sổ tay hướng dẫn sử dụng:
– Lắp dù khẩn cấp vào đai ngồi;
– bảo dưỡng dù;
– đóng gói lại;
– và sử dụng nếu có nhu cầu.
9 Ghi nhãn
Sự phù hợp của dù khẩn cấp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này phải được ghi trên tem/nhãn gắn cố định vào tán dù và túi bung, bao gồm các thông tin sau (NB: cảnh báo về tốc độ sẽ công bố ở mức 81 % giá trị thử nghiệm thực tế. Điều này cho hệ số an toàn là 1,5):
a) tên của nhà sản xuất;
b) chủng loại của dù khẩn cấp;
c) năm (bốn chữ số) và tháng sản xuất;
d) tải trọng tối đa;
e) khuyến cáo của nhà sản xuất về tải trọng tối thiểu, tính bằng kg;
f) diện tích phẳng;
g) số seri;
h) nếu đã vượt qua thử nghiệm độ bền theo 5.3.5.1:
CẢNH BÁO – Không phù hợp để sử dụng ở tốc độ vượt quá 32 m/s (115 km/h);
hoặc nếu đã vượt qua thử nghiệm độ bền theo 5.3.5.2:
CẢNH BÁO – Không phù hợp để sử dụng ở tốc độ vượt quá 49 m/s (176 km/h)
i) chiều dài tổng thể (từ đai ngồi nối với đỉnh vòm khi chưa bị xẹp);
j) số hiệu tiêu chuẩn.
Ví dụ về việc ghi nhãn được nêu trong Phụ lục A.
Phụ lục A
(tham khảo)
Ví dụ về ghi nhãn
Dù khẩn cấp phù hợp với TCVN 14140 (BS EN 12491)
Tên cơ quan kiểm tra: ………………………………………………………………
Sản xuất ……………………………… Chủng loại ……………………………… Diện tích phẳng ……………m2
Chiều dài tổng thể (đai ngồi gắn nối với đỉnh vòm khi chưa bị xẹp): ………………………………m
Năm (bốn chữ số) và tháng sản xuất ………………………………
Số seri ………………………………………………………………
Tải trọng tối đa: ………………………………kg
Tải trọng tối thiểu do nhà sản xuất khuyến nghị ………………………………kg
CẢNH BÁO: KHÔNG THÍCH HỢP ĐỂ SỬ DỤNG Ở TỐC ĐỘ NGOÀI 32 M/S (115 KM/H)
TRƯỚC KHI SỬ DỤNG THAM KHẢO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Phụ lục B
(quy định)
Công thức được sử dụng để hiệu chỉnh khối lượng thử nghiệm đối với chênh lệch so với môi trường chuẩn của ICAO
Trong đó:
mcorr khối lượng hiệu chỉnh;
mdec tải trọng tối đa công bố;
p áp suất khí quyển trên mặt đất (hPa) tại vị trí thử nghiệm đối với phép thử 5.3.4
p0 áp suất khí quyển của chuẩn ICAO ở MSL (1 013,25 hPa);
T nhiệt độ mặt đất (K) tại vị trí thử nghiệm đối với phép thử 5.3.4;
T0 nhiệt độ chuẩn ICAO ở MSL (288 K).
Phụ lục C
(tham khảo)
Ví dụ về vật thử rơi
Hình C.1 đưa ra ví dụ về vật thử rơi được sử dụng.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 điểm gắn nối dù khẩn cấp
2 phần đầu, có thể tháo rời để cho phép lắp đĩa vào
3 bu lông siết chặt phần đầu (2)
4 kẹp giữ các đĩa dằn
5 đĩa dằn tháo lắp được(bằng thép, 5 kg)
6 đĩa đệm tháo lắp được(bằng thép, 20 kg)
Hình C.1 – Ví dụ về vật thử rơi
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu an toàn
4.1 Hệ thống bung
4.2 Tốc độ mở dù
4.3 Độ rơi và độ ổn định
4.4 Độ bền
4.5 Yêu cầu bổ sung cho dù có thể lái được
5 Phương pháp thử
5.1 Thiết bị
5.2 Điều kiện thử
5.3 Quy trình
6 Hồ sơ thử nghiệm
6.1 Thông tin về hồ sơ thử nghiệm
6.2 Các hạng mục đi kèm với hồ sơ thử nghiệm
7 Hồ sơ sản xuất
8 Hướng dẫn sử dụng
9 Ghi nhãn
Phụ lục A (tham khảo) Ví dụ về ghi nhãn
Phụ lục B (quy định) Công thức được sử dụng để hiệu chỉnh khối lượng thử nghiệm đối với những chênh lệch so với môi trường chuẩn của ICAO
Phụ lục C (tham khảo) Ví dụ về vật thử rơi
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 14140:2024 (BS EN 12491:2015 WITH AMENDMENT 1:2021) VỀ THIẾT BỊ DÙ LƯỢN – DÙ KHẨN CẤP – YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN14140:2024 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Khoa học - Công nghệ |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |