TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 1577:2007 VỀ VẢI HỘP
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 1577:2007
VẢI HỘP
Canned lychee
Lời nói đầu
TCVN 1577:2007 thay thế TCVN 1577:1994;
TCVN 1577:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VẢI HỘP
Canned lychee
1. Mô tả sản phẩm
1.1. Định nghĩa sản phẩm
Vải hộp (canned lychee)
Sản phẩm được chế biến từ quả vải tươi, chín đã được bóc vỏ, bỏ hạt và đóng hộp cùng với môi trường đóng hộp, ghép mí và thanh trùng.
2. Thành phần chính và yêu cầu chất lượng
2.1. Thành phần cơ bản
Sử dụng các loại quả tươi, không bị sâu thối, đủ độ chín kỹ thuật, có hoặc không có dịch rót hoặc có các chất tạo ngọt ở dạng khô thích hợp với sản phẩm hoặc các thành phần khác như sau:
2.1.1. Môi trường đóng hộp
2.1.1.1. Khi môi trường đóng hộp là nước hay dịch quả không cho thêm đường thì hàm lượng chất khô hòa tan của sản phẩm phải nhỏ hơn 140Brix. Môi trường đóng hộp có thể cho phép có lẫn ít thịt quả (đối với môi trường đóng hộp là dịch quả) và không được có vật lạ. Môi trường được sử dụng để vào hộp, có thể gồm các loại sau:
2.1.1.1.1. Nước, môi trường đóng hộp chỉ có nước hoặc hỗn hợp nước vải với nước;
2.1.1.1.2. Nước ép, môi trường đóng hộp chỉ có nước vải ép tự nhiên hoặc nước vải đã làm trong;
2.1.1.1.3. Chấp tạo ngọt, có thể dùng một hoặc nhiều loại chất tạo ngọt như: saccaroza, xirô đường khử, dextoza, fructoza, xirô glucoza khô, xirô glucoza, đường khử hoặc chất tạo ngọt được phép sử dụng khác.
2.1.1.1.4. Nước đường, gồm hỗn hợp giữa nước hoặc nước vải với một hoặc nhiều loại chất tạo ngọt được quy định tại điều 2.1.1.1.3 và được phân loại theo nồng độ đường như sau:
– “xirô loãng”; Khi nồng độ từ 140Brix đến 180Brix;
– “xirô đặc”; Khi nồng độ từ 180Brix đến 220Brix;
– “xirô đậm đặc”; Khi nồng độ từ 220Brix đến 250Brix.
2.1.2. Các thành phần cho phép khác
Gia vị, dầu gia vị, bạc hà, giấm dùng cho thực phẩm.
2.2. Chỉ tiêu chất lượng
2.2.1. Hương vị
Vải đóng hộp phải có mùi và hương vị đặc trưng, tự nhiên của sản phẩm và không được có mùi hoặc hương vị lạ. Nếu vải được đóng hộp với các thành phần đặc biệt khác thì phải có hương vị đặc trưng của hỗn hợp vải và thành phần đã sử dụng.
2.2.2. Màu sắc
Sản phẩm phải có màu sắc tự nhiên của giống vải được sử dụng. Cho phép có màu phớt hồng. Nếu vải hộp có các thành phần đặc biệt khác thì phải xét đến màu đặc trưng, không được có sự biến đổi màu sắc bất thường của từng thành phần.
2.2.3. Trạng thái
Vải đóng hộp phải có trạng thái tốt, thịt quả phải chắc và có độ mềm vừa phải.
2.2.5. Độ đồng đều của cùi vải
Cùi vải phải nguyên vẹn, kích thước tương đối đồng đều.
3. Phụ gia thực phẩm
Theo quy định hiện hành.
4. Chất nhiễm bẫn
Theo quy định hiện hành.
5. Yêu cầu vệ sinh
5.1. Sản phẩm áp dụng tiêu chuẩn này phải được chuẩn bị và chế biến theo TCVN 5603:1998 (CAC/RCP 1-1969, Rev 3-1997) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm và các quy phạm thực hành khác có liên quan.
5.2. Để đạt được Quy phạm thực hành sản xuất tốt (GMP), sản phẩm phải không được chứa bất kỳ chất không được phép nào.
5.3. Khi lấy mẫu và kiểm tra bằng các phương pháp thích hợp, sản phẩm phải:
– không chứa vi sinh vật với lượng có thể gây hại cho sức khỏe con người;
– không chứa ký sinh trùng có hại có sức khỏe con người; và
– không chứa bất kỳ chất nào có nguồn gốc từ vi sinh vật với lượng có thể gây hại cho sức khỏe con người.
6. Khối lượng và thước đo
6.1. Độ đầy của hộp
6.1.1. Độ đầy tối thiểu
Lượng quả và sản phẩm chứa trong hộp (kể cả môi trường đóng hộp) phải chiếm 90% dung tích nước của hộp. Dung tích nước của hộp là thể tích của nước cất chứa đầy trong hộp đóng kín ở 200C.
6.1.2. Phân loại khuyết tật
Một bao gói không đáp ứng được yêu cầu đối với độ đầy tối thiểu (90% dung tích bao gói) quy định trong 6.1.1 sẽ bị coi là khuyết tật.
6.1.3. Mức chấp nhận
Một lô sản phẩm sẽ được coi là đạt yêu cầu quy định trong 6.1.1 khi số lượng các khuyết tật theo quy định tại 6.1.2 không vượt quá số chấp nhận (c) của phương án lấy mẫu tương ứng trong CAC/RM 42-1969 Phương án lấy mẫu đối với thực phẩm bao gói sẵn (AQL 6.5) (xem Codex Alimentarius tập 13).
6.1.4. Khối lượng cái tối thiểu
6.1.4.1. Khối lượng cái tối thiểu của sản phẩm so với khối lượng nước cất chứa đầy trong hộp đóng kín ở 200C phải bằng hoặc lớn hơn 50 %.
6.1.4.2. Các yêu cầu về khối lượng cái tối thiểu được coi là đạt được khi khối lượng cái trung bình của tất cả các bao gói kiểm tra không thấp hơn các yêu cầu tối thiểu và không có sự hụt khối quá mức trong mỗi bao gói đơn lẻ.
7. Ghi nhãn
Ghi nhãn sản phẩm theo TCVN 7087:2002 (CODEX STAN 1-1985, Rev 3-1991) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, ngoài ra cần áp dụng các yêu cầu cụ thể sau:
7.1. Tên sản phẩm
7.1.1. Tên sản phẩm là “Vải hộp”.
7.1.2. Nếu sản phẩm được sản xuất thành các dạng khác với các dạng quy định trong tiêu chuẩn này, thì trên nhãn phải ghi thêm từ hoặc cụm từ đi liền với tên sản phẩm để tránh sự hiểu nhầm đối với người tiêu dùng.
7.1.3. Dịch rót phải được ghi rõ kèm theo tên sản phẩm hoặc như một phần của tên của sản phẩm.
7.1.3.1. Khi môi trường đóng hộp là nước hoặc là hỗn hợp nước với dịch quả thì tên sản phẩm phải được ghi là:
“trong nước” hoặc “đóng trong nước”.
7.1.3.2. Khi môi trường đóng hộp chỉ là dịch quả thì tên sản phẩm phải được ghi là:
“trong nước vải ép”.
7.1.3.3. Khi bổ sung thêm đường vào dịch quả ép thì môi trường đóng hộp phải được ghi là:
“dịch vải ngọt nhẹ”; hoặc
“dịch vải ngọt đậm”.
7.1.3.4. Khi bổ sung đường vào nước, hỗn hợp nước với một loại dịch quả ép thì môi trường đóng hộp phải được ghi là:
“xirô loãng”; hoặc “Xirô đặc; hoặc
“nước đường ngọt nhẹ” hoặc “nước có pha ít đường”; hoặc
“xirô rất loãng” hoặc “Xirô đậm đặc”.
7.1.4.5. Khi môi trường đóng hộp là nước và dịch quả mà thể tích dịch quả chiếm 50% hoặc nhiều hơn của môi trường đóng hộp thì tên môi trường đóng hộp phải được thể hiện sao cho có thể nhận biết sự vượt trội của dịch quả, ví dụ “dịch quả và nước”.
7.2. Danh mục thành phần
7.2.1. Trên nhãn phải ghi đầy đủ các thành phần theo tỷ lệ giảm dần theo quy định của TCVN 7087:2002 (CODEX STAN 1-1985, Rev 3-1991) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, trừ lượng nước có thể không cần ghi.
7.2.2. Trong trường hợp dịch quả được làm từ nước quả cô đặc thì trong danh mục thành phần trên nhãn cần ghi rõ là: “dịch vải làm từ nước vải cô đặc”.
8. Phương pháp thử và lấy mẫu
Xem Codex Alimentarius tập 13.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 1577:2007 VỀ VẢI HỘP | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN1577:2007 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
An toàn thực phẩm |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |