TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 1806-2:2009 (ISO 1219-2 : 1995) VỀ HỆ THỐNG VÀ BỘ PHẬN THỦY LỰC/KHÍ NÉN – KÝ HIỆU BẰNG HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ MẠCH – PHẦN 2: SƠ ĐỒ MẠCH

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 1806-2 : 2009

ISO 1219-2 : 1995

HỆ THỐNG VÀ BỘ PHẬN THỦY LỰC/KHÍ NÉN KÝ HIỆU BẰNG HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ MẠCH – PHẦN 2: SƠ ĐỒ MẠCH

Fluid power systems and components – Graphic symbols and circuit diagrams – Part 2: Circuit diagrams

Lời nói đầu

TCVN 1806-2 : 2009 và TCVN 1806-1 : 2009 thay thế TCVN 1806 : 1976.

TCVN 1806-2 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 1219-2 : 1995;

TCVN 1806-2 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 131 Hệ thống truyền dẫn chất lỏng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 1806 (ISO 1219), Hệ thống và bộ phận thủy lực/khí nén – Ký hiệu bằng hình vẽ và sơ đồ mạch gồm các phần sau:

– TCVN 1806-1 : 2009 (ISO 1219-1 : 2006), Phần 1: Ký hiệu bằng hình vẽ cho các ứng dụng thông dụng và x lý dữ liệu.

– TCVN 1806-2 : 2009 (ISO 1219-2 : 1995), Phần 2: Sơ đồ mạch.

 

HỆ THỐNG VÀ BỘ PHẬN THỦY LỰC/KHÍ NÉN KÝ HIỆU BẰNG HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ MẠCH – PHẦN 2: SƠ ĐỒ MẠCH

Fluid power systems and components – Graphic symbols and circuit diagrams – Part 2: Circuit diagrams

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các quy tắc chính để vẽ các sơ đồ thủy lực và khí nén khi sử dụng các ký hiệu từ TCVN 1806-1 : 2009.

Tiêu chuẩn này cũng bao gồm các ví dụ về sơ đồ mạch.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đi với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1806-1 : 2009 (ISO 1219-1 : 2006), Hệ thống và bộ phận thủy lực/khí nén – Ký hiệu bằng hình v và sơ đồ mạch – Phần 1: Ký hiệu bằng hình vẽ cho các ứng dụng thông dụng và xử lý dữ liệu).

TCVN 7285 : 2003 (ISO 5457 : 1999), Tài liệu kỹ thuật cho sản phẩm – Kh giấy và cách trình bày tờ bản vẽ.

ISO 3098-1 : 1974, Technical drawings – Lettering – Part 1: Graphic symbols (Bản vẽ kỹ thuật – Chữ viết  Phần 1: Ký hiệu hình vẽ).

ISO 3448 : 1992, Industrial liquid lubricants – ISO viscosity classisication (Chất lỏng bôi trơn công nghiệp – Phân loại độ nhớt ISO).

ISO 5598 : 1985Fluid power systems and components – Vocabulary (Hệ thống và bộ phận thủy lực/khí nén – Từ vựng).

ISO 6743 : 1982, Lubricants, industrial oils and related products (class L) – Classification – Part 4: Family H (Hydraulic systems) [Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và sản phm có liên quan (cấp L) – Phân loại – Phần 4: Họ H (hệ thống thủy lực].

IEC 848 : 1988, Preparation of function charts for control systems (Soạn tho sơ đồ chức năng cho các hệ thống điều khiển).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chun này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 5598 và các thuật ngữ định nghĩa sau.

3.1. Cơ cu dẫn động (actuator)

Bộ phận (ví dụ, động cơ, xylanh) biến đổi năng lượng của lưu chất (lng hoặc khí) thành năng lượng cơ học.

3.2. Bộ phận (component)

Thành phần (ví dụ, xylanh, động cơ, van, bộ lọc) gồm một hoặc nhiều chi tiết được cu tạo như một cơ cấu chức năng ca hệ thống thủy lực/khí nén.

3.3Đường ống (piping)

Tổ hợp bất kỳ của các phụ tùng nối ống, khớp nối hoặc đầu nối với các ống hoặc ống mềm hoặc ống cứng đ cho phép lưu chất chảy qua giữa các bộ phận.

3.4. Hệ thống (system)

Tập hợp của các bộ phận được nối với nhau để truyền và điều khiển năng lượng thủy lực/khí nén.

4. Qui tắc chung

4.1. Biểu diễn

Sơ đồ mạch phải  ràng, sáng sủa và cho phép theo dõi tt cả các chuyển động và sự điều khiển trong suốt các trình tự khác nhau của chu trình làm việc.

Phải thể hiện được tất cả các thiết bị thủy lực và khí nén cũng như các mối nối của chúng.

Trong sơ đ mạch không cn thiết phải tính đến sự bố trí thực tế của các thiết bị. Tất cả các thông tin bao gồm các sơ đ mạch và các chi tiết có liên quan phải tạo thành một bộ tài liệu đầy đ. Nhóm tài liệu này phải được nhận biết bằng một chỉ dẫn chung.

4.2. Khổ bn vẽ

Nên ưu tiên trình bày trong kh A4 hoặc A3 như qui định trong TCVN 7285. Nếu yêu cầu phải dùng đến các khổ khác với khổ A4 thì bản vẽ phải được gấp thành khổ A4 theo phương pháp đã cho trong tiêu chuẩn nêu trên. Việc sử dụng các loại dữ liệu khác phải theo thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng. Mọi sự tham khảo được sử dụng phải phù hợp với ISO 3098-1.

4.3. Cách trình bày

4.3.1. Đường ống dẫn hoặc mối nối giữa các phần khác nhau của thiết bị cần được vẽ với số điểm giao nhau là tối thiểu. Khi các đường này giao nhau thì phải trình bày theo qui định trong TCVN 1806-1.

4.3.2. Vị trí của mã và chỉ dẫn không được chồng lên vị trí dành cho thiết bị và các đường ống dẫn.

4.3.3. Tùy theo độ phức tạp của hệ thống có thể phân chia thành nhóm theo chức năng điều khiển.

Trong trường hợp có thể, một chức năng điều khiển đầy đủ bao gồm các cơ cấu dẫn động có liên quan nên được trình bày trong một bản vẽ riêng. Phải có cách bố trí sao cho có thể nhận biết được các mối ni của các đường ống dẫn giữa các bản vẽ (xem Phụ lục B, các trang 1/3 và 2/3 về các ví dụ mã hóa để nhận biết đường ống giữa các bản vẽ sơ đồ liên tiếp nhau).

Giới hạn cho một cụm của sơ đồ mạch được xác định bằng đường nét gạch-chấm.

4.3.4. Các cơ cấu như công tắc giới hạn hành trình hoặc các van giới hạn được vận hành bi các cơ cấu dẫn động phải được chỉ ra tại vị trí hoạt động của chúng, ví dụ như  tại xylanh, bằng một đường đánh dấu và mã nhận dạng của các cơ cấu này.

Khi điều khiển sự vận hành theo một chiều thì phải bổ sung vào đường đánh dấu một mũi tên (®).

4.3.5. Về nguyên tắc, nên bố trí ký hiệu hệ thống thủy lực/khí nén từ dưới đáy lên trên đỉnh và từ trái sang phải theo thứ tự sau:

– Nguồn năng lượng: từ dưới đáy, bên trái;

– Bộ phận điều khiển theo thứ tự tuần tự: từ dưới lên, từ trái sang phải;

– Cơ cấu dẫn động, trên đnh, từ trái sang phải.

4.4. Thiết bị

4.4.1. Ký hiệu biểu thị thiết bị thủy lực/khí nén phải được vẽ theo TCVN 1806-1.

Nếu có một ký hiệu chi tiết và một ký hiệu đơn giản hóa thì chỉ được sử dụng một ký hiệu trên cùng một sơ đồ mạch.

4.4.2. Ký hiệu phải được vẽ như sau:

đi với thiết bị thủy lc: nếu không có qui định nào khác, cần biểu thị các bộ phận ở vị trí sn sàng để khởi động.
đối với thiết bị khí nén: nếu không có qui định nào khác, cần biểu thị các bộ phận ở v trí sẵn sàng để khởi động với sự tác dụng của áp suất.

5. Qui tắc nhận dạng thiết bị trong mạch thủy lực/khí nén

5.1. Yêu cầu chung

Phải sử dụng một mã nhận dạng cho thiết b trên sơ đồ mạch bên cạnh ký hiệu tương ứng. Mã nhận dạng này phải được sử dụng trong tất cả tài liệu có liên quan.

5.2. Mã nhận dạng các bộ phận (ngoại trừ đường ng)

Phải sử dụng mã nhận dạng sau cho các bộ phận nếu không qui định mã nhận dạng nào khác.

Mã nhận dạng phải bao gồm các phần tử sau và được đặt trong khung khép kín.

CHÚ THÍCH 1: Đ tham khảo, xem Phụ lục A.

5.2.1. S lắp đặt của thiết bị

Mã này gm có các chữ số bắt đầu bằng số 1. Phải sử dụng số lắp đặt của thiết bị nếu toàn bộ mạch có nhiều hơn một thiết bị.

5.2.2. Số ca mạch

Mã này gồm có các chữ số. Nên ưu tiên bắt đầu với số 0 cho tất cả các phụ tùng được lắp trên bộ nguồn hoặc các ngun cung cp. Tiếp tục với các số theo trình tự cho mạch thủy lực/khí nén khác nhau.

5.2.3. Mã của bộ phận

Mỗi bộ phận phải được nhận dạng rõ ràng bng một mã theo danh sách sau:

Bơm và máy nén: P
Cơ cấu dn động: A
Động cơ chính: M
Cảm biến: S
Van: V
Tt cả thiết bị khác: Z, hoặc chữ khác nhưng không trùng với các chữ nêu trên.

5.2.4. Số của bộ phận

Mã này gồm có các chữ số bắt đầu bằng số 1 và mỗi bộ phận trong mạch đã cho được đánh số liên tiếp.

5.2.5. Nhận dạng chức năng đi với đường ống

Chức năng của đường ống dẫn được nhận dạng như sau:

P cho đường ống cung cp có áp suất;

T cho đường ống trở về thùng chứa (thủy lực);

L cho đường ống xả cht lỏng rò r (thủy lực).

Tất cả các đường ống dẫn truyền các áp suất khác nhau phải được nhận dạng bổ sung bằng các chữ số bắt đầu bằng số 1.

5.4. Nhận dạng cửa và mi ni đường ng

Cửa phải được nhận dạng trên sơ đồ mạch bng các ký tự được chỉ thị trên các bộ phận, trên các tấm đế hoặc trên các cụm ống.

Mối nối đường ống giữa các cụm chi tiết cũng phải được nhận dạng.

6. Thông tin kỹ thuật

Trên sơ đồ, bên cạnh mỗi ký hiệu riêng phải đưa ra ít nht là các thông tin sau

Nên tránh sử dụng các đơn vị khác nhau cho cùng một thông số trong phạm vi một tài liệu.

CHÚ THÍCH 2: Danh sách đầy đủ các thông tin yêu cu được cho trong ISO 4413 và ISO 4414.

6.1. Thùng chứa

Đối với thùng chứa trong hệ thống thủy lực, phi chỉ ra

– Dung tích lớn nhất nên dùng, tính bằng lít;

– Dung tích nhỏ nhất nên dùng, tính bằng lít;

– Kiểu, loại và cp độ nhớt của chất lỏng theo ISO 3448 và ISO 6743-4.

Đối với thùng chứa trong hệ thống khí nén phải chỉ ra

– Dung tích, nh bng lít;

– Áp suất lớn nht cho phép, tính bằng megapascal (hoặc bar1)).

6.2. Ngun cung cp không khí

Phải chỉ ra các dữ liệu sau:

– Lưu lượng danh định, tính bằng lít trên phút, và/hoặc dung tích làm việc, tính bằng centimet khối;

– Phạm vi áp suất cung cấp, tính bằng megapascal (hoặc bar).

6.3. Bơm

Đối với bơm pittông dung tích làm việc cố định, phải chỉ ra:

– Lưu lượng danh định, tính bằng lít trên phút, và/hoặc dung tích làm việc, tính bằng centimet khối;

Đối với bơm pittông dung tích làm việc thay đổi, phải chỉ ra:

– Lưu lượng nhỏ nhất và lớn nhất, tính bằng lít trên phút, và/hoặc dung tích làm việc lớn nhất, tính bằng centimet khối;

– Điểm (giá trị) chnh đặt điều khiển.

6.4. Động cơ chính (dẫn động)

Phải chỉ ra công suất danh định, tính bng kilôoát, và tốc độ quay, tính bng vòng trên phút.

6.5. Van điều khiển áp suất và rơle áp sut

Phải chỉ ra áp sut chỉnh đặt, tính bằng megapascal (hoặc bar).

6.6. Xylanh

Phải chỉ ra đường kính lỗ xylanh, đường kính cần pittông (không cần thiết quy định đối với các xylanh khí nén) và hành trình lớn nhất của pittông tính theo milimét (ví dụ Æ 100/56 x 50) và phải qui định chức năng của xylanh (ví dụ, kẹp chặt, nâng, bước tiến).

6.7. Cơ cu dẫn động nửa quay (lắc)

Phải chỉ ra các dữ liệu sau:

– Dung tích làm việc của xylanh cho chuyển động, tính bằng centimét khối;

– Góc, tính bằng độ,

Và phải qui định chức năng của cơ cấu (ví dụ, xoay, lật).

6.8. Động cơ

Đối với động cơ pittông có dung tích làm việc cố định, phải chỉ ra dung tích làm việc, tính bằng centimét khối và qui định chức năng của động cơ (ví dụ, khoan, dẫn động).

Đối với động cơ pittông có dung tích làm việc thay đi, phải chỉ ra:

– Dung tích làm việc lớn nht và nhỏ nhất, tính bằng centimét khối;

– Momen xoắn, tính bằng newtơn mét;

– Tốc độ quay, tính bằng vòng trên phút;

– Chiu quay,

Và phải qui định chức năng của động cơ (ví dụ, khoan, dẫn động).

6.9. Bình tích năng

Phải chỉ ra các dữ liệu sau:

– Tổng thể tích của bình, tính bằng lít;

– Áp suất nạp ban đầu (p0), tính bằng megapascal (hoặc bar) ở phạm vi nhiệt độ qui định, tính bằng °C (ch dùng cho các bình chứa khí);

– Áp suất làm việc lớn nhất (p2) và áp suất làm việc nhỏ nhất (p1) (ch dùng cho các bình chứa khí), tính bằng megapascal (hoặc bar);

– Loại khí (chỉ dùng cho bình chứa khí).

6.10. Bộ lọc

Trong mạch thủy lực, phải chỉ ra hệ số lọc.

Trong mạch khí nén, phải chỉ ra khả năng chặn lại các hạt vi lượng của bộ lọc.

6.11. Đường ng

Đối với ống dẫn và ống phải chỉ ra đưng kính ngoài danh nghĩa và chiều dầy thành, tính bằng milimét (ví dụ Æ 38 x 5).

Đối với ống mềm, phải chỉ ra đường kính trong danh nghĩa (ví dụ Æ 16).

6.12. Nhiệt kế

Phải chỉ ra giá trị đặt có thể điều chỉnh được của nhiệt độ, tính bằng °C.

6.13. Rơle thời gian

Phải chỉ ra thời gian trễ hoặc phạm vi đo thời gian, tính bằng giây.

6.14. Áp kế

Phải ch ra phạm vi áp suất, tính bằng megapascal (hoặc bar).

7. Thông tin phụ

Phải cung cấp các thông tin phụ, như danh mục các chi tiết, mô tả trình tự, bố trí thiết bị, sơ đồ chc năng (phù hợp với IEC 848).

8. Ví dụ về sơ đồ mạch

Ví dụ về sơ đ mạch cho trong Phụ lục B và Phụ lục C phù hợp với TCVN 1806-2.

9. Công bố phù hợp tiêu chuẩn (theo TCVN 1806-2)

Sử dụng câu công bố sau trong các báo cáo thử, catalog và tài liệu bán hàng khi được xác định là phù hợp với TCVN 1806-2.

“Sơ đồ mạch phù hợp với TCVN 1806-2, Hệ thống và bộ phận thủy lực/khí nén – Ký hiệu bng hình vẽ và sơ đồ mạch – Phần 2: Sơ đồ mạch”.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Nhận dạng thiết bị trong sơ đồ thủy lực/khí nén

A.1. Quan hệ giữa các phần riêng của mã nhận dạng cho các bộ phận

A.2. Ví dụ về nhận dạng các bộ phận

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Ví dụ về một sơ đồ thủy lực

Phụ lục C

(Tham khảo)

Ví dụ về sơ đồ khí nén và điện – khí nén

C.1. Ví dụ về sơ đồ khí nén

Tất cả đường dòng chảy không có ký hiệu: Æ 4 x 1

1) Lỗ cho xung ban đầu

Tất cả các đường dòng chảy không có ký hiệu: Æ 4 x 1

Hình vẽ chi tiết này của bậc được vẽ theo 4.4.2 ở vị trí khởi động với sự tác động của áp suất.

C.2. Ví dụ về sơ đồ điện – khí nén

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 4401 : 1994, Hydraulic fluid power – four port directional control valves – Mounting surfaces (Hệ thống thủy lực – Van phân phối có bốn cửa – Bề mặt lắp ráp).

[2] ISO 4413 : 1979, Hydraulic fluid power – General rules for the application of equipment to transmission and control systems (Hệ thống thủy lực – Qui tắc chung để lắp đặt và sử dụng thiết bị trong hệ thống truyền động và điều khiển).

[3] ISO 4414 : 1982, Pneumatic fluid power – Recommendations for the application of equipment to transmission and control systems (Hệ thống khí nén – Khuyến nghị cho lắp đặt và sử dụng thiết bị trong hệ thống truyền động và điều khiển).

[4] ISO 5599-1 : 1989, Pneumatic fluid power – Five-port directional control valves – Part 1: Mounting interiace surfaces without electrical connector (Hệ thống khí nén – Van phân phối có năm cửa chính – Phần 1: Bề mặt lắp ráp không có đầu nối điện).

[5] ISO 5599-2 : 1990, Pneumatic fluid power – Five-port directional control valves – Part 2: Mounting interface surfaces with optional electrical connector (Hệ thống khí nén – Van phân phối có năm cửa – Phần 2: Bề mặt lắp ráp có đầu nối điện tùy chọn).

[6] ISO 5781 : 1987, Hydraulic fluid power – Pressure-control valves (excluding pressure-relievalves), sequence valves, unloading valves, throttle valves and check valves – Mounting surfaces [Hệ thống thủy lực – Van điều chnh áp suất (từ các van chiết áp), van tuần tự, van tháo, van tiết lưu và van một chiều (kiểm tra) – Bề mặt lắp ráp].

[7] ISO 6263 : 1987, Hydraulic fluid power – Compensated flow-control valves – Mounting surfaces (Hệ thống thủy lực – Van điều chỉnh bù lưu lượng – Bề mặt lắp ráp).

[8] ISO 6264 : 1987, Hydraulic fluid power – Pressure-relief valves – Mounting surtaces (Hệ thống thủy lực – Van chiết áp – B mặt lắp ráp).

[9] ISO 7368 : 1989, Hydraulic fluid power – Two-port slip-in cartridge valves – Cavities [Hệ thống thủy lực – Van dạng vỏ đạn có hai cửa – Cửa hổng].

[10] ISO 7744 : 1986, Hydraulic fluid power – Filters – Statement of requirements (Hệ thống thủy lực – Bộ lọc – Yêu cầu kỹ thuật cho sử dụng).

[11] ISO 7789, Hydraulic fluid power – Two, three and flour-port screw-in cartridge valves – Cavities (Hệ thống thủy lực – Van dạng vỏ đạn, lắp ren, có hai, ba và bốn cửa – Cửa hổng).

[12] ISO 9461 : 1992, Hydraulic fluid power – Identification of valves ports, subplates, control devices and solenoids (Hệ thống thủy lực – Nhận dạng cửa van, tm đế, cơ cấu điều khiển và cuộn nam châm điện).

[13] ISO 10372 : 1992, Hydraulic fluid power – Four- and five-port servovalves – Mounting surfaces (Hệ thống thủy lực – Van trợ động có bốn và năm cửa – Bề mặt lắp ráp).

 


1) 1 bar = 0,1 MPa = 105 Pa; 1 Pa = 1 N/m2.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 1806-2:2009 (ISO 1219-2 : 1995) VỀ HỆ THỐNG VÀ BỘ PHẬN THỦY LỰC/KHÍ NÉN – KÝ HIỆU BẰNG HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ MẠCH – PHẦN 2: SƠ ĐỒ MẠCH
Số, ký hiệu văn bản TCVN1806-2:2009 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản