TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 37151:2018 VỀ HẠ TẦNG THÔNG MINH CHO CỘNG ĐỒNG – NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUẨN ĐO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 37151:2018
HẠ TẦNG THÔNG MINH CHO CỘNG ĐỒNG – NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUẨN ĐO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
Smart community infrastructures – Principles and requirements for performance metrics
Lời nói đầu
TCVN 37151:2018 tương đương có sửa đổi với ISO/TR 37151:2015
TCVN 37151:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 268 Cộng đồng và đô thị bền vững biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Với việc sử dụng mô hình các chức năng cộng đồng trong Bảng 1, tiêu chuẩn này chú trọng đến việc đánh giá kết quả hoạt động của lớp hạ tầng và coi trọng sự đa dạng văn hóa hoặc xã hội của các cộng đồng như là những nét đặc trưng của mỗi cộng đồng.
Bảng 1 cho thấy:
• Các chức năng của hạ tầng cho cộng đồng là mang tính nền tảng để hỗ trợ cho hai lớp khác.
• Các sản phẩm và dịch vụ của hạ tầng cho cộng đồng định hướng vào công nghệ và giao thương quốc tế hơn so với những sản phẩm và dịch vụ của các lớp khác và do đó thích hợp với hoạt động tiêu chuẩn hoá.
Bảng 1 – Các lớp của cộng đồng
CHÚ THÍCH 1 Do sự đa dạng của các cộng đồng nên không thể áp dụng những giải pháp giống nhau cho mọi cộng đồng.
CHÚ THÍCH 2 Tiêu chuẩn này không chỉ xem xét, cân nhắc những hạ tầng cho cộng đồng đã thiết lập hoặc xây dựng mà còn tận dụng các hệ thống tự nhiên (ví dụ: hạ tầng xanh có sử dụng tính năng thủy học tự nhiên để quản lý nước và mang lại các lợi ích cho môi trường và cộng đồng).
CHÚ THÍCH 3 Tiêu chuẩn này thừa nhận hai loại hình công nghệ thông tin và truyền thông (ICT):
– Loại thứ nhất: ICT là hạ tầng cho cộng đồng, chẳng hạn như viễn thông, cơ sở dữ liệu chung, phổ biến …
– Loại thứ hai: ICT được tích hợp trong phương tiện, tiện nghi hoặc thiết bị làm các công cụ kiểm soát.
Tiêu chuẩn này chú trọng đến loại ICT thứ nhất dù loại ICT thứ hai thường là loại hữu ích để đạt được cộng đồng thông minh hoặc hạ tầng thông minh cho cộng đồng.
Hình 1 – Người sử dụng các chuẩn đo và các lợi ích gắn kết
HẠ TẦNG THÔNG MINH CHO CỘNG ĐỒNG – NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUẨN ĐO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
Smart community infrastructures – Principles and requirements for performance metrics
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này này đưa ra các nguyên tắc và quy định các yêu cầu về xác định, nhận biết, tối ưu hóa và hài hòa đối với các chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng và đưa ra các khuyến nghị đối với việc phân tích, bao gồm: sự thông minh, khả năng tương tác, sự kết hợp, khả năng phục hồi, an toàn và an ninh của hạ tầng cho cộng đồng.
Hạ tầng cho cộng đồng bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn các yếu tố năng lượng, nước, giao thông, chất thải và công nghệ thông tin truyền thông (ICT).
Các nguyên tắc và yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho bất kỳ quy mô cộng đồng nào có các khu vực địa lý đang hoạch định, ủy thác, quản lý và đánh giá mọi yếu tố hoặc một số yếu tố của hạ tầng cho cộng đồng. Tuy nhiên, việc lựa chọn và tầm quan trọng của các chuẩn đo hoặc các chỉ số kết quả hoạt động (chính) của hạ tầng cho cộng đồng là kết quả của việc áp dụng Tiêu chuẩn này và phụ thuộc vào các đặc điểm của mỗi cộng đồng.
Trong tiêu chuẩn này, khái niệm về sự thông minh được đề cập đến ở góc độ kết quả hoạt động liên quan đến các giải pháp khả thi về công nghệ, phù hợp với phát triển bền vững và khả năng phục hồi của các cộng đồng.
CHÚ THÍCH 1 Tiêu chuẩn này thừa nhận rằng các giải pháp cho các vấn đề tương tự ở các cộng đồng trong các hoàn cảnh kinh tế khác nhau (ví dụ: các nước phát triển và đang phát triển) có thể đòi hỏi tầm quan trọng khác nhau của các chuẩn đo hoặc các chỉ số kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng. Tiêu chuẩn này không phải là tài liệu khuyến nghị về các thực hành tốt nhất. Tiêu chuẩn này không khuyến cáo, ví dụ: nhân rộng các hạ tầng thông minh cụ thể hiện có hoặc điều chỉnh theo các tiêu chuẩn của các dự án mẫu như vậy ở quy mô rộng. Đó là công việc của các người áp dụng tiêu chuẩn này cho dù họ có thiết lập các mục tiêu hay không.
CHÚ THÍCH 2 Mặc dù tiêu chuẩn này không đề cập đến các nguyên tắc hoặc yêu cầu cụ thể đối với một loại hình hạ tầng cho cộng đồng cụ thể nào thì sự tương thích của tiêu chuẩn này với các Tiêu chuẩn quốc gia khác hiện hành đối với một loại hình hạ tầng cho cộng đồng cụ thể (ví dụ: ISO 24510:2007, ISO 24511:2007 và ISO 24512:2007) đã được xem xét.
CHÚ THÍCH 3 Tiêu chuẩn này không đề cập đến việc đo lường, báo cáo hoặc kiểm tra xác nhận. Để biết các văn bản/tài liệu có thể có liên quan đến Tiêu chuẩn này, xem TCVN 37150:2017, Điều 6. Tiêu chuẩn này không nhằm vào việc so sánh các cộng đồng khác nhau, nhưng cho phép các cộng đồng đánh giá hạ tầng cho cộng đồng hiệu quả hơn.
2 Tài liệu viện dẫn
Không có tài liệu viện dẫn.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau đây.
3.1
Cộng đồng (community)
Nhóm người được phân bổ trách nhiệm, hoạt động và quan hệ.
CHÚ THÍCH 1 Trong ngữ cảnh của tiêu chuẩn này, cộng đồng có một ranh giới địa lý xác định.
[NGUỒN: ISO 24510:2007, 2.7 đã sửa đổi và thay đổi để thích hợp với sự phát triển bền vững và khả năng phục hồi của cộng đồng]
3.2
Hạ tầng cho cộng đồng (community infrastructure)
Hệ thống các phương tiện, tiện nghi, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động và vận hành của cộng đồng.
CHÚ THÍCH 1 Hạ tầng cho cộng đồng bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn các yếu tố năng lượng, nước, giao thông, chất thải và công nghệ thông tin truyền thông (ICT).
[NGUỒN: TCVN ISO 9000:2015 (ISO 9000:2015), 3.5.2 “Hạ tầng” đã sửa đổi và thay đổi để thích hợp với cộng đồng]
3.3
Hạ tầng thông minh cho cộng đồng (smart community infrastructure)
Hạ tầng cho cộng đồng với kết quả hoạt động công nghệ tăng cường được thiết kế, được hoạt động và được duy trì để góp phần cho phát triển bền vững và khả năng phục hồi của cộng đồng.
CHÚ THÍCH 1 Đó là hạ tầng cho cộng đồng được xem là “thông minh” trong tiêu chuẩn này chứ không phải là cộng đồng thông minh.
CHÚ THÍCH 2 Phát triển bền vững có khuynh hướng cần hạ tầng cho cộng đồng đáp ứng cùng lúc nhiều nhu cầu thường mâu thuẫn với nhau.
CHÚ THÍCH 3 Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là tác nhân chứ không phải là điều kiện tiên quyết để đạt được hạ tầng thông minh cho cộng đồng.
3.4
Tính bền vững (sustainability)
Trạng thái của hệ thống toàn cầu, bao gồm các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế, trong đó các nhu cầu hiện tại được đáp ứng mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.
CHÚ THÍCH 1 Các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế tương tác là các khía cạnh phụ thuộc lẫn nhau và thường được đề cập như ba chiều kích thước của tính bền vững..
CHÚ THÍCH 2 Tính bền vững là mục tiêu của phát triển bền vững (3.5).
[NGUỒN: ISO Guide 82:2014, 3.1]
3.5
Phát triển bền vững (sustainable development)
Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu môi trường, xã hội và kinh tế hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.
CHÚ THÍCH 1 Trích dẫn từ Báo cáo Brundtland.
[NGUỒN: ISO Guide 82:2014, 3.2]
3.6
Môi trường (environment)
Các thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức, kể cả không khí, nước, đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người và các mối quan hệ qua lại của chúng.
CHÚ THÍCH 1 Các thứ bao quanh nói đến ở đây là từ nội bộ một tổ chức mở rộng tới hệ thống toàn cầu.
[NGUỒN: TCVN ISO 14050:2015 (ISO 14050:2009), 3.1]
3.7
Tác động môi trường (environment impact)
Bất kỳ thay đổi nào của môi trường, dù có lợi hoặc bất lợi, do một phần hay toàn bộ các khía cạnh môi trường của tổ chức gây ra.
[NGUỒN: TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015), 3.2.4]
3.8
Tính tương tác (interoperability)
Khả năng của các hệ thống để cung cấp dịch vụ cho những hệ thống khác và để chấp nhận dịch vụ từ những hệ thống đó, đồng thời sử dụng dịch vụ đã được trao đổi để tạo điều kiện cho chúng hoạt động cùng nhau một cách hiệu quả.
[NGUỒN: ISO 21007-1:2005, 2.30]
3.9
Vòng đời sản phẩm (life cycle)
Các giai đoạn liên tiếp và liên quan với nhau của một hệ thống sản phẩm (hoặc dịch vụ), từ giai đoạn thu nhận nguyên liệu thô hoặc có sẵn từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến giai đoạn thải bỏ cuối cùng.
[NGUỒN: TCVN ISO 14044:2011 (ISO 14044:2006), 3.1]
3.10
Chi phí vòng đời sản phẩm (life-cycle cost)
Tổng đầu tư cho phát triển sản phẩm, sản xuất, kiểm tra, phân phối, hoạt động, hỗ trợ, đào tạo và thải bỏ.
[NGUỒN: ISO/IEC 26702:2007, 3.1.21]
3.11
Chuẩn đo (metric)
Phương pháp và thang đo của phép đo được xác định.
[NGUỒN: ISO/IEC 14598-1:1999, 4.20, đã sửa đổi – Chú thích 1 và Chú thích 2 đã được loại bỏ.]
3.12
Tăng trưởng vì người nghèo (pro-poor growth)
Kích thích tăng trưởng kinh tế vì lợi ích của người nghèo (chủ yếu theo nghĩa kinh tế là sự đói nghèo).
CHÚ THÍCH 1 Tăng trưởng vì người nghèo có thể được xác định là tuyệt đối khi mà các lợi ích do tăng trưởng nói chung của nền kinh tế hoặc tương đối khi đề cập đến những nỗ lực định hướng để gia tăng sự tăng trưởng riêng cho người nghèo.
VÍ DỤ Tốc độ và mô hình mẫu về tăng trưởng kinh tế giúp cho nam giới và nữ giới nghèo tham dự, góp phần và hưởng lợi ích từ đó.
[Nguồn: OECD, 2008 ]
3.13
Nhà cung cấp (provider)
Cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào hoặc liên quan với việc cung ứng sản phẩm và/hoặc dịch vụ.
[Nguồn: ISO/TR 12773-1:2009, 2.40 đã được sửa đổi]
3.14
An toàn (safety)
Không có rủi ro không thể chấp nhận được.
[NGUỒN: Hướng dẫn ISO/IEC GUIDE 51:2014, 3.14, đã sửa đổi]
4 Tổng quát
4.1 Khái quát
Điều này giới thiệu tổng quát về Điều 4 đến Điều 6 và các phụ lục của tiêu chuẩn này. Điều 4.2 nêu ra các khả năng sử dụng tiêu chuẩn này.
Điều 5 quy định các nguyên tắc để đưa ra căn cứ khái niệm cho việc xác định, nhận biết, tối ưu hóa và hài hòa chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng thông minh cho cộng đồng. Để hiểu rõ về các yêu cầu và hướng dẫn mô tả trong Điều 6, người sử dụng tiêu chuẩn này trước hết phải đọc kỹ các nguyên tắc vì điều này là căn cứ khái niệm cho toàn bộ tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu.
Điều 6 đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn đối với việc xác định, nhận biết, tối ưu hoá và hài hòa các chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng thông minh cho cộng đồng. Điều 6.1 nêu ra phương pháp tiếp cận tuần tự để xác định chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng của cộng đồng như quy định mang tính yêu cầu. Điều 6.2, 6.3, 6.4, và 6.5 đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn về việc tiến hành từng bước của phương pháp tiếp cận đã được mô tả ở 6.1.
Phụ lục A đưa ra các ví dụ về khả năng áp dụng của cách tiếp cận tuần tự đối với các chỉ số kết quả hoạt động hiện có cho các loại hình hạ tầng cho cộng đồng cụ thể.
Phụ lục B đưa ra ví dụ về các vấn đề của cộng đồng liên quan đến kết quả hoạt động hạ tầng cho cộng đồng.
4.2 Sử dụng khả thi
4.2.1 Khái quát
Điều này mô tả các khả năng sử dụng chưa đầy đủ đối với tiêu chuẩn này. Người sử dụng và lợi ích gắn kết của các chuẩn đo này được minh họa trong Hình 1.
4.2.2 Công cụ hỗ trợ cho các nhà quản lý cộng đồng
Tiêu chuẩn này dự định được sử dụng làm công cụ hỗ trợ cho các nhà quản lý cộng đồng để:
– nhất quán và gắn kết mối quan hệ giữa các vấn đề cộng đồng và hạ tầng cho cộng đồng;
– ưu tiên đầu tư vào hạ tầng mới và các lĩnh vực cần đầu tư của các hạ tầng cho cộng đồng hiện có trong số các loại hình hạ tầng cho cộng đồng khác nhau (ví dụ: chỉ ra đâu là nơi đạt được hiệu quả cao nhất cho đầu tư vào hạ tầng cho cộng đồng bằng cách chú ý đến các quan điểm);
– xác định chuẩn đo được ứng dụng cho mục đích đo lường các dữ liệu mang tính năng động phục vụ cho quản lý và thông tin phản hồi nhằm cải tiến cộng đồng dưới góc độ sử dụng và tính bền vững.
4.2.3 Công cụ tạo thuận lợi
Tiêu chuẩn này dự định được sử dụng làm công cụ tạo thuận lợi cho cả người sở hữu, người điều hành và nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ hạ tầng cho cộng đồng để:
– làm khuôn khổ cho thảo luận về kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng được nêu ra;
– cung cấp ngôn ngữ chung giữa nhiều bên liên quan trong đó có người sở hữu, người điều hành và nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ hạ tầng cho cộng đồng bằng cách giúp xác định các đặc tính kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng để đóng góp cho các ưu tiên của cộng đồng khi thảo luận các vấn đề và giới thiệu cộng đồng hay cải thiện hạ tầng cho cộng đồng;
– giúp người sở hữu và người điều hành so sánh nhiều đề xuất đưa vào sử dụng hoặc cải tiến các sản phẩm và dịch vụ hạ tầng cho cộng đồng từ nhiều nhà cung cấp dưới xét theo khía cạnh kết quả hoạt động;
CHÚ THÍCH Tiêu chuẩn này không yêu cầu người sử dụng phải thiết lập các mục tiêu.
5 Nguyên tắc
5.1 Khái quát
Điều này quy định các nguyên tắc đưa ra căn cứ khái niệm cho việc xác định, nhận biết, tối ưu hóa và hài hòa chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng. Điều 5.2 giới thiệu các thuộc tính lý tưởng được xem xét, cân nhắc trong quá trình xác định hoặc nhận biết tập hợp các chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng. Điều 5.3 yêu cầu các đặc tính kết quả hoạt động liên quan với các vấn đề/ưu tiên của cộng đồng. Điều 5.4 đề cập đến các bên liên quan của cộng đồng cần được xem xét, cân nhắc trong việc xác định, nhận biết, tối ưu hóa và hài hòa chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng.
5.2 Các thuộc tính lý tưởng cần đạt được
Trong việc xác định, nhận biết, tối ưu hóa hoặc hài hòa các chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng, các thuộc tính lý tưởng sau đây của chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng thông minh cho cộng đồng cần được xem xét, cân nhắc:
– hài hòa;
– bao gồm các khoản mục hữu ích cho càng nhiều bên tham gia vào các thương vụ liên quan đến sản phẩm và dịch vụ hạ tầng càng tốt (chẳng hạn như chính quyền địa phương, nhà phát triển, nhà cung ứng, nhà đầu tư và người sử dụng);
– tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá về kết quả hoạt động kỹ thuật của hạ tầng cho cộng đồng, đóng góp cho việc tạo nên tính bền vững và khả năng phục hồi của cộng đồng;
– thích hợp với các giai đoạn phát triển cộng đồng và hạ tầng cho cộng đồng khác nhau;
– phản ánh các thuộc tính động của hạ tầng cho cộng đồng;
– được lựa chọn với sự xem xét, cân nhắc đến việc kết hợp và cân bằng của nhiều vấn đề hoặc khía cạnh mà cộng đồng đang đối mặt như: tác động môi trường và chất lượng dịch vụ của cộng đồng. Nếu chỉ đề cập đến một vấn đề hoặc khía cạnh thì có thể không được coi là (hạ tầng cho cộng đồng) thông minh;
– chú trọng đến các đặc điểm ưu thế của hạ tầng cho cộng đồng như khả năng tương tác, khả năng mở rộng và hiệu suất chứ không phải là hiện trạng;
– có thể áp dụng cho nhiều phạm vi đa dạng của cộng đồng (ví dụ: vị trí địa lý, quy mô, cơ cấu kinh tế, mức độ phát triển kinh tế, các giai đoạn phát triển hạ tầng) và nhiều cá thể trong cộng đồng, nghĩa là xem xét, cân nhắc đến đầy đủ các phạm vi liên quan đến con người (ví dụ: lứa tuổi, giới tính, thu nhập, thương tật, sắc tộc…);
– cho phép xem xét, cân nhắc về nhiều thành tố của hạ tầng cho cộng đồng (ví dụ: năng lượng, nước, giao thông, chất thải, công nghệ thông tin và truyền thông) hỗ trợ cho hoạt động và vận hành của cộng đồng;
– cho phép ứng dụng các giải pháp khả thi về công nghệ;
– cho phép có cách nhìn tổng thể về nhiều hạ tầng cho cộng đồng. Để cụ thể hơn nữa, cần xem xét một hệ thống tích hợp có sự tương tác và phối hợp của nhiều hạ tầng cho cộng đồng;
– cho phép đánh giá về kết quả hoạt động kỹ thuật (chẳng hạn như hiệu quả và hiệu lực) của hạ tầng cho cộng đồng chứ không phải là các đặc tính của các công nghệ cụ thể;
– dựa vào lô-gic, minh bạch và khoa học.
CHÚ THÍCH Chấp nhận TCVN 37150:2018, Điều 6.1 có chỉnh sửa.
5.3 Các vấn đề của cộng đồng liên quan đến kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng
Khi xác định thì nhận biết, tối ưu hóa hoặc hài hòa các chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng, các đặc tính kết quả hoạt động được đo thông qua chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng cần được kết nối với các vấn đề của cộng đồng. Điều này đảm bảo rằng chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng được xác định thể hiện kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng góp phần nâng cao hoặc đáp ứng các vấn đề của cộng đồng đang được người sử dụng tiêu chuẩn này quan tâm.
CHÚ THÍCH 1 Các vấn đề của cộng đồng là các thách thức mà cộng đồng đối mặt. Rõ ràng các vấn đề này và các ưu tiên của chúng thường khác biệt đối với các cộng đồng khác nhau.
Một phương pháp có thể sử dụng để gắn kết các vấn đề của cộng đồng với kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng là việc chuẩn bị bảng đối chiếu các đặc tính kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng với các vấn đề của cộng đồng và phân tích mối quan hệ giữa chúng (để biết thêm chi tiết, xem Bảng 2 và Phụ lục B).
Bảng 2 – Bảng đối chiếu tham khảo về các vấn đề cộng đồng và kết quả hoạt động của hạ tầng
Các đặc tính kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng |
Các vấn đề cộng đồng |
||||
Vấn đề 1 |
Vấn đề 2 |
Vấn đề 3 |
Vấn đề 4 |
Vấn đề 5 |
|
Các đặc tính kết quả hoạt động A |
*** |
** |
* |
|
|
Các đặc tính kết quả hoạt động B |
** |
** |
* |
|
|
Các đặc tính kết quả hoạt động C |
* |
*** |
* |
|
|
Các đặc tính kết quả hoạt động D |
* |
*** |
* |
|
|
CHÚ THÍCH Số hiệu “*” biểu thị mức độ quan hệ giữa kết quả hoạt động nêu trong hàng này với vấn đề của cộng đồng nêu trong cột này. |
5.4 Các bên liên quan khả thi cần được xem xét
Nhìn chung, một cộng đồng có nhiều bên liên quan với nhiều mối quan tâm và không dễ để đáp ứng tất cả bằng các phương pháp tiếp cận thông thường. Ví dụ, rất dễ dàng để tăng sự tiện lợi của giao thông công cộng bằng cách tăng số lượng dịch vụ. Tuy nhiên, rất khó để làm như vậy khi giảm đồng thời cả chi phí và tác động môi trường. Do đó, chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng phải được xác định một cách cân bằng để đáp ứng nhiều quan điểm của các bên liên quan khác nhau của cộng đồng. Trong việc xác định chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng, cần xem xét các mối quan tâm của các bên liên quan dưới đây:
CHÚ THÍCH Các bên liên quan chính của hạ tầng cho cộng đồng có thể khác nhau đối với các người sử dụng khác nhau của tiêu chuẩn này tùy theo mối quan tâm và mục đích của họ.
– dân chúng hoặc công dân: Dân chúng hoặc công dân của cộng đồng là một trong các nhóm người sử dụng chính đối với hạ tầng cho cộng đồng. Do đó, sự đa dạng về quan điểm của dân chúng hoặc công dân là vấn đề chính yếu đối với việc xác định chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng.
– ngành công nghiệp hoặc doanh nghiệp: Các ngành công nghiệp hoặc doanh nghiệp có các hoạt động hoặc hoạch định để có các hoạt động trong cộng đồng là loại hình người sử dụng chủ yếu khác đối với hạ tầng cho cộng đồng. Do đó, quan điểm của họ là vấn đề chính yếu để xác định chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng. Ngoài ra, mối quan tâm của các ngành công nghiệp hoặc doanh nghiệp cũng là vấn đề chính yếu đối với các người đứng đầu và người có trách nhiệm hoạch định của cộng đồng bởi vì kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng là điều kiện tiên quyết quan trọng để thu hút và tạo thuận lợi cho các ngành công nghiệp hoặc doanh nghiệp đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế và các chức năng của cộng đồng.
– chính quyền đô thị: Các chính quyền đô thị thường là các cơ quan quản lý quy định việc vận hành các hạ tầng cho cộng đồng.
– người điều hành hạ tầng: Vì người điều hành hạ tầng là nhà cung cấp trực tiếp các dịch vụ hạ tầng cho cộng đồng nên họ chính là các bên liên quan gắn kết chặt chẽ với kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng.
– nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ và giải pháp: Mặc dù nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ giải pháp không phải lúc nào cũng là nhà cung cấp trực tiếp các dịch vụ hạ tầng cho cộng đồng nhưng họ cung cấp các máy móc, linh kiện, hệ thống, dịch vụ và giải pháp cần thiết cho các người điều hành hạ tầng để các người này cung cấp dịch vụ hạ tầng cho cộng đồng. Do đó, các mối quan tâm của các bên liên quan này cũng là các vấn đề thiết yếu đối với việc xác định chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng.
– tổ chức tài chính và nhà đầu tư: Do việc xây dựng và điều hành hoạt động của các hạ tầng cho cộng đồng thường là các dự án có quy mô lớn, kéo dài nên vai trò của các tổ chức tài chính và nhà đầu tư là rất quan trọng. Kết quả hoạt động đã được hoạch định, mong đợi và đạt được của hạ tầng cho cộng đồng sẽ là yêu cầu quan trọng đối với nhóm bên liên quan này như một tiêu chí về tài chính và đầu tư.
6 Yêu cầu đối với tiếp cận chung để xác định chuẩn đo
6.1 Yêu cầu chung
Việc xác định các chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng phải được tiến hành thông qua phương pháp tiếp cận phân thành các bước dễ thực hiện được mô tả dưới đây phù hợp với các nguyên tắc đã giới thiệu tại Điều 5.
– Bước a) Hiểu rõ các quan điểm của các bên liên quan chính đối với hạ tầng cho cộng đồng, bao gồm ý kiến của cư dân/người sử dụng cuối/người thụ hưởng/người tiêu dùng, nhà quản lý cộng đồng và môi trường;
– Bước b) Xác định các nhu cầu quan trọng từ các quan điểm đã xác định trong bước a);
– Bước c) Chuyển hóa/Thể hiện các nhu cầu đã xác định trong bước b) thành các đặc tính kết quả hoạt động;
– Bước d) Xác định chuẩn đo (phương pháp đo và phạm vi/thang đo) thích hợp để đo lường từng đặc tính kết quả hoạt động đã xác định trong bước b) và bước c).
Bảng 3 minh họa việc xác định chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng theo phương pháp tiếp cận này.
Ở bước a) của phương pháp tiếp cận trên, các quan điểm phải được xác định sao cho chúng thể hiện được nhiều mối quan tâm của các bên liên quan khác nhau của cộng đồng bao gồm cư dân, nhà quản lý cộng đồng, và môi trường hoặc các nhóm người/vấn đề tương tự.
CHÚ THÍCH 1 Chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng đã xác định theo phương pháp tiếp cận này có thể khác biệt đối với các cộng đồng hoặc đối với người sử dụng khác nhau vì cách thức xác định các quan điểm và xác định các nhu cầu có thể khác nhau.
CHÚ THÍCH 2 Có thể biết được về các bên liên quan theo TCVN 37120 và TCVN ISO 26000 (ISO 26000).
Bảng 3 – Phương pháp tiếp cận để xác định chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng với các ví dụ về đặc tính kết quả hoạt động
Bước a) Quan điểm |
Bước b) Nhu cầu (tối thiểu) |
Bước c) Đặc tính kết quả hoạt động (ví dụ) |
Bước d) Chuẩn đo |
Cư dân
(Người dùng cuối, người thụ hưởng, người tiêu dùng) |
Sự sẵn có | Phạm vi bao quát theo thời gian |
XXX |
Phạm vi bao quát theo vùng, khu vực |
XXX |
||
Phạm vi bao quát theo dân cư |
XXX |
||
Tính ổn định |
XXX |
||
Khả năng tiếp cận được | Khả năng nhiều người tiếp cận được và sử dụng |
XXX |
|
Khả năng chi trả | Giá dịch vụ |
XXX |
|
An toàn và an ninh | An toàn |
XXX |
|
An ninh mạng và bí mật dữ liệu |
XXX |
||
An ninh về vật chất |
XXX |
||
Chất lượng phục vụ | Năng lực phục vụ |
XXX |
|
Quy trình, thủ tục dễ hiểu và dễ sử dụng |
XXX |
||
Lập hóa đơn hợp thức |
XXX |
||
Chất lượng của hạ tầng cho cộng đồng cụ thể |
XXX |
||
Cung cấp thông tin |
XXX |
||
Các nhà quản lý cộng đồng | Hiệu quả điều hành | Khả năng tương tác |
XXX |
Cỡ phương tiện, tiện nghi thích hợp |
XXX |
||
Tính linh hoạt về cỡ yêu cầu |
XXX |
||
Hiệu quả điều hành |
XXX |
||
Hiệu quả kinh tế | Tổng chi phí vòng đời sản phẩm |
XXX |
|
Hiệu quả đầu tư |
XXX |
||
Sự sẵn có thông tin kết quả hoạt động | Trao đổi thông tin với khách hàng |
XXX |
|
Sự phù hợp của bảo trì, bảo dưỡng |
XXX |
||
Khả năng bảo trì, bảo dưỡng | Hiệu quả của bảo trì, bảo dưỡng |
XXX |
|
Sự chắc chắn |
XXX |
||
Khả năng phục hồi | Sự dư thừa |
XXX |
|
Khả năng thay thế |
XXX |
||
Sự phục hồi nhanh |
XXX |
||
Môi trường | Sử dụng hiệu quả các nguồn lực | Hiệu quả cung cấp năng lượng |
XXX |
Hiệu quả cung cấp các nguồn lực tự nhiên |
XXX |
||
Tổng lượng chất thải |
XXX |
||
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu | Lượng phát thải khí nhà kính (GHG) |
XXX |
|
Ngăn ngừa ô nhiễm | Lượng phát thải chất gây ô nhiễm |
XXX |
|
Mức độ khó chịu có thể cảm nhận |
XXX |
||
Bảo tồn hệ sinh thái | Lượng không gian xanh |
XXX |
|
Kiểm soát tiêu, thoát nước bề mặt |
XXX |
||
Sự đóng góp cho sức khỏe con người và cộng đồng |
XXX |
||
CHÚ THÍCH 1 Mô tả chi tiết về “môi trường” nêu tại 6.2.4.
CHÚ THÍCH 2 Phụ lục A đưa ra các ví dụ về các chuẩn đo hiện có. |
6.2 Yêu cầu về hiểu rõ quan điểm của các bên liên quan chính đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng
6.2.1 Khái quát
Tiêu chuẩn này tính đến ít nhất ba quan điểm, nghĩa là quan điểm của cư dân, nhà quản lý cộng đồng và môi trường trong bước a) của phương pháp tiếp cận này đã nêu tại 6.1. Để tạo thuận lợi cho việc áp dụng tại hiện trường phương pháp tiếp cận này, nhiều quan điểm đa dạng của các bên liên quan của cộng đồng được thể hiện theo từng bên liên quan trong số ba bên liên quan nêu trên (để biết thêm chi tiết, xem Hình 2).
Hình 2 – Ví dụ về mô hình đa quan điểm
6.2.2 Quan điểm của cư dân
Quan điểm này thể hiện các mối quan tâm của người sử dụng, người tiêu dùng hoặc người thụ hưởng về các dịch vụ của hạ tầng cho cộng đồng, ví dụ: dân chúng, công dân, khách đến, các ngành công nghiệp hoặc doanh nghiệp. Quan điểm này chú trọng đến các đặc tính kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng mà người sử dụng trực tiếp cảm nhận thấy và chú ý đến, ví dụ như khả năng tiếp cận, an toàn và an ninh của các dịch vụ hạ tầng cho cộng đồng.
CHÚ THÍCH Quan điểm này đề cập đến các cư dân là các người sử dụng trực tiếp các dịch vụ hạ tầng cho cộng đồng. Các cư dân chịu các tác động từ việc vận hành hạ tầng cho cộng đồng, ví dụ như ô nhiễm môi trường bao gồm tiếng ồn, được chú trọng đến theo quan điểm về môi trường.
6.2.3 Quan điểm của nhà quản lý cộng đồng
Quan điểm này chủ yếu thể hiện các mối quan tâm của các nhà hoạch định, nhà cung cấp hay nhà quản lý các dịch vụ hạ tầng cho cộng đồng, ví dụ: các người trong bộ máy chính quyền đô thị và người điều hành hạ tầng.
Quan điểm này chú trọng đến các nhu cầu kết quả hoạt động trong quản lý dưới góc độ cung cấp dịch vụ mà người sử dụng thường không chú ý đến, ví dụ: hiệu quả hoạt động, khả năng bảo trì, bảo dưỡng, khả năng mở rộng hạ tầng cho cộng đồng.
6.2.4 Quan điểm về môi trường
Quan điểm này chủ yếu thể hiện các vấn đề môi trường, ví dụ: giới hạn nguồn lực, ô nhiễm, hệ sinh thái.
6.3 Yêu cầu về xác định nhu cầu
6.3.1 Khái quát
Ở bước b) của phương pháp tiếp cận đã nêu trong 6.1, các nhu cầu dưới đây phải được xem xét, cân nhắc như là các nhu cầu tối thiểu.
6.3.2 Nhu cầu từ quan điểm của cư dân
– Sự sẵn có: Có các dịch vụ đúng lúc, đúng chỗ cho người thụ hưởng.
– Khả năng tiếp cận: Người thụ hưởng tiếp cận được các dịch vụ bất kể tình trạng thể chất hoặc tinh thần của họ thế nào.
– Khả năng chi trả: Người sử dụng tiềm năng có thể chịu được chi phí đối với dịch vụ.
– An toàn và an ninh: Các sinh thể sống, cơ thể và tài sản của cư dân không bị tổn hại hoặc thiệt hại do sự bất ổn về kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng hay các sự cố khác.
– Chất lượng của dịch vụ: Người điều hành hạ tầng cho cộng đồng cung cấp các dịch vụ đa dạng đúng lúc, đúng chỗ và đúng yêu cầu.
6.3.3 Nhu cầu từ quan điểm của nhà quản lý cộng đồng
– Hiệu quả điều hành: Phương tiện, tiện nghi của hạ tầng cho cộng đồng được thiết kế thích hợp để đáp ứng yêu cầu cộng đồng và công năng được tận dụng có hiệu quả.
– Hiệu quả kinh tế: Đầu tư cho hạ tầng cho cộng đồng là khả quan xét về góc độ kinh tế – xã hội.
– Sự sẵn có thông tin về kết quả hoạt động: Thông tin về kết quả hoạt động của cộng đồng hạ tầng luôn sẵn có.
– Khả năng bảo trì, bảo dưỡng: Các hệ thống hạ tầng cho cộng đồng dễ bảo trì, bảo dưỡng.
– Khả năng phục hồi: Các hệ thống hạ tầng cho cộng đồng được thiết kế để tiếp tục cung cấp dịch vụ trong tình trạng khẩn cấp và hồi phục nhanh sau khi bị hư hỏng và ngừng hoạt động.
6.3.4 Nhu cầu từ quan điểm về môi trường
– Sử dụng hiệu quả các tài nguyên: Các hệ thống hạ tầng cho cộng đồng được thiết kế để sử dụng có hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên như vật liệu và năng lượng, bao gồm giảm lượng chất thải.
– Giảm nhẹ biến đổi khí hậu: Hạ tầng cho cộng đồng được thiết kế, hoạt động và duy trì để giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
– Ngăn ngừa ô nhiễm: Các hệ thống hạ tầng được thiết kế, hoạt động và duy trì để giảm mức độ ô nhiễm.
CHÚ THÍCH Ô nhiễm bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, rung động, tiếng ồn, mùi tạo ra trong hoặc phát tán ra môi trường bên ngoài cộng đồng.
– Bảo tồn hệ sinh thái: Hạ tầng cho cộng đồng được thiết kế, hoạt động và duy trì để bảo tồn hoặc để cải thiện các hệ sinh thái.
6.4 Hướng dẫn về chuyển đổi nhu cầu thành đặc tính kết quả hoạt động
6.4.1 Khái quát
Ở bước c) của phương pháp tiếp cận nêu tại 6.1, các đặc tính kết quả hoạt động dưới đây có thể được xem xét, cân nhắc.
CHÚ THÍCH Tiêu chuẩn này áp dụng chung cho mọi loại hình hạ tầng cho cộng đồng. Tuy nhiên, một loại hình hạ tầng cho cộng đồng cụ thể có thể có các đặc tính kết quả hoạt động riêng biệt.
6.4.2 Các đặc tính kết quả hoạt động từ quan điểm của cư dân
a) Các đặc tính kết quả hoạt động về khả năng có sẵn:
1) Phạm vi bao quát theo thời gian: Thời gian (giờ) cung cấp dịch vụ hạ tầng cho cộng đồng.
2) Phạm vi bao quát theo vùng, khu vực: Mức độ bao quát vùng, khu vực cụ thể của hạ tầng cho cộng đồng.
3) Phạm vi bao quát theo dân cư: Tỷ lệ dân cư của cộng đồng được phục vụ bởi hạ tầng cho cộng đồng.
4) Tính ổn định: Mức độ phục vụ liên tục, không ngắt quãng của hạ tầng cho cộng đồng.
b) Các đặc tính kết quả hoạt động về khả năng tiếp cận:
1) Khả năng nhiều người tiếp cận và sử dụng: Mức độ tiếp cận được của hạ tầng cho cộng đồng đối với dân chúng bất kể ngôn ngữ riêng, sự tàn tật, v.v…
c) Các đặc tính kết quả hoạt động về khả năng chi trả:
1) Giá dịch vụ: Phí sử dụng hạ tầng cho cộng đồng.
d) Các đặc tính kết quả hoạt động về an toàn và an ninh
1) An toàn: Mức độ mà theo đó hạ tầng cho cộng đồng được thiết kế, hoạt động và duy trì để làm giảm rủi ro đến mức cho phép và có thể khác nhau giữa các cộng đồng và loại hình hạ tầng cho cộng đồng.
2) An toàn mạng và bảo mật dữ liệu: Mức độ mà hạ tầng cho cộng đồng được thiết kế, hoạt động và duy trì để bảo vệ thông tin và hệ thống điều khiển để tránh sự tiếp cận, thao tác hoặc phân phối dữ liệu một cách phi pháp.
3) An ninh về vật chất: Mức độ mà hạ tầng cho cộng đồng được thiết kế, hoạt động và duy trì để bảo vệ mọi người và tài sản để tránh được sự tấn công có chủ ý, chẳng hạn như khủng bố, tội phạm hoặc phá hoại.
e) Các đặc tính kết quả hoạt động về chất lượng dịch vụ:
1) Năng lực dịch vụ: Mức độ mà hạ tầng cho cộng đồng có khả năng cung cấp dịch vụ mà không gây ra tắc nghẽn hoặc hạn chế về lượng sử dụng
2) Quy trình, thủ tục dễ hiểu và dễ sử dụng: Mức độ mà hạ tầng cho cộng đồng có thể được sử dụng thông qua quy trình, thủ tục dễ hiểu và dễ sử dụng, bao gồm giao diện người dùng (ví dụ: được hỗ trợ bởi dịch vụ quản lý cộng đồng có sử dụng cơ sở dữ liệu để tiếp cận, có khả năng tương thích với hệ thống giao dịch được quốc tế thừa nhận).
3) Lập hóa đơn hợp thức: Mức độ theo đó phí đối với hạ tầng cho cộng đồng được lập thành hóa đơn đúng với lượng, thời gian và chất lượng dịch vụ.
4) Chất lượng của hạ tầng cho cộng đồng cụ thể: Các thuộc tính liên quan cụ thể đến một hạ tầng cho cộng đồng cụ thể, chẳng hạn như thời hạn cho vận chuyển hoặc mùi vị của nước uống, sự di chuyển của con người trong cộng đồng.
5) Cung cấp thông tin: Mức độ theo đó cư dân được cung cấp tất cả thông tin liên quan về hạ tầng cho cộng đồng, bao gồm đình chỉ hoạt động theo lịch trình, trạng thái thiệt hại, thông tin về tải thương khi cấp cứu và thông tin về dịch vụ thay thế.
6.4.3 Các đặc tính kết quả hoạt động từ quan điểm của nhà quản lý cộng đồng
a) Các đặc tính kết quả hoạt động về hiệu quả điều hành:
1) Khả năng tương tác: Mức độ theo đó hạ tầng cho cộng đồng cung cấp dịch vụ đến hạ tầng cho cộng đồng khác và tiếp nhận dịch vụ từ hạ tầng cho cộng đồng khác và sử dụng dịch vụ trao đổi đó để chúng có thể hoạt động hiệu quả với nhau.
2) Cỡ thích hợp của các phương tiện, tiện nghi: Mức độ theo đó kích cỡ vật lý của các phương tiện, tiện nghi là thích hợp so với lượng yêu cầu cần đáp ứng.
VÍ DỤ Các phương tiện, tiện nghi này bao gồm tổng chiều dài của mạng ống của hệ thống cấp nước dân sự hoặc công suất của nhà máy xử lý nước.
3) Sự linh hoạt về lượng nhu cầu: Mức độ theo đó hạ tầng cho cộng đồng được thiết kế, hoạt động và duy trì để tự điều chỉnh một cách linh hoạt để tăng hoặc giảm lượng nhu cầu phát sinh từ sự thay đổi lâu dài của cộng đồng, bao gồm thay đổi về nhân khẩu và thay đổi về cơ cấu công nghiệp.
4) Hiệu quả điều hành: Mức độ theo đó năng lực dịch vụ đã được thiết lập được cung ứng và sử dụng có hiệu quả. Mức độ theo đó các tổn thất trong cung ứng và mất mát về cơ hội được kiểm soát dưới mức nhất định.
b) Các đặc tính kết quả hoạt động về hiệu quả kinh tế:
1) Tổng chi phí vòng đời sản phẩm: Các chi phí liên tục và gắn kết của dự án hạ tầng cho cộng đồng bao gồm xây dựng ban đầu, hoạt động, bảo trì và tháo dỡ.
2) Hiệu quả đầu tư: Mức độ theo đó các đầu tư vào hạ tầng cho cộng đồng là có hiệu quả về mặt kinh tế.
c) Các đặc tính kết quả hoạt động về sự sẵn có thông tin về kết quả hoạt động:
1) Trao đổi thông tin với khách hàng: Mức độ theo đó hạ tầng cho cộng đồng được thiết kế, hoạt động và duy trì để có được thông tin về kết quả hoạt động ở cấp độ người sử dụng và cung cấp thông tin cần thiết.
d) Các đặc tính kết quả hoạt động về khả năng bảo trì, bảo dưỡng:
1) Sự phù hợp của bảo trì, bảo dưỡng: Mức độ theo đó hạ tầng cho cộng đồng được hỗ trợ bởi một hệ thống hoặc một hoạt động để duy trì đúng các tiện ích, như quản lý hoặc bảo trì, bảo dưỡng tài sản và các kế hoạch phục hồi.
2) Hiệu quả của bảo trì, bảo dưỡng: Mức độ theo đó thiết kế hạ tầng cho cộng đồng dựa ngay từ đầu vào ý tưởng dễ dàng bảo trì (trong tương lai), ví dụ: ít bảo trì, bảo dưỡng, tuổi thọ, khả năng hoạt động liên tục, tính mô đun, bảo trì, bảo dưỡng từ xa.
e) Các đặc tính kết quả hoạt động về khả năng phục hồi:
1) Sự chắc chắn: Mức độ theo đó hạ tầng cho cộng đồng, bao gồm các tiện ích vật chất, luôn cứng vững mà không bị phá hủy trong tình trạng khẩn cấp như thiên tai và các phá hoại có chủ ý.
2) Sự dư thừa: Mức độ theo đó hạ tầng cho cộng đồng có các cấu trúc dư thừa và có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ trong một chừng mực nào đó dù một số các bộ phận của hệ thống bị tổn thương và không còn hoạt động trong tình trạng khẩn cấp.
3) Khả năng thay thế: Mức độ theo đó hạ tầng cho cộng đồng được đảm bảo sự thay thế trong trường hợp khẩn cấp và có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ trong một chừng mực nào đó.
4) Sự phục hồi nhanh: Mức độ theo đó hạ tầng cho cộng đồng có thể nhanh chóng khôi phục từ hậu quả của tình trạng khẩn cấp.
6.4.4 Các đặc tính kết quả hoạt động từ quan điểm về môi trường
a) Các đặc tính kết quả hoạt động về sử dụng hiệu quả các tài nguyên
1) Hiệu quả về tiêu thụ năng lượng: Mức độ theo đó đơn vị thuần tiêu thụ năng lượng của hạ tầng cho cộng đồng sẽ được giảm đi (ví dụ: nhờ sự phục hồi)
CHÚ THÍCH 1 “Đơn vị tiêu dùng” nghĩa là lượng tiêu dùng chia cho lượng đầu ra, ví dụ: Jun trên lit.
2) Hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên: Mức độ theo đó đơn vị thuần tiêu dung tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng hạ tầng sẽ được giảm đi (ví dụ: nhờ tái sử dụng hoặc tái chế).
3) CHÚ THÍCH 2 Tài nguyên thiên nhiên bao gồm nguyên liệu và nước.
4) Lượng chất thải thực tế: Mức độ theo đó lượng đơn vị tính chất thải tạo ra của hạ tầng cho cộng đồng sẽ được giảm đi (ví dụ: do tái sử dụng hoặc tái chế).
CHÚ THÍCH 3 “Lượng đơn vị chất thải tạo ra” là lượng chất thải tạo ra chia cho lượng chất thải thải ra, ví dụ: kilôgam trên lít.
b) Các đặc tính kết quả hoạt động về giảm nhẹ sự biến đổi khí hậu
1) Lượng phát thải khí nhà kính (GHG): Mức độ theo đó hạ tầng cho cộng đồng được thiết kế, hoạt động và duy trì để giảm phát thải khí nhà kính (GHG) thông qua các biện pháp như sử dụng năng lượng tái tạo, thu hồi và lưu giữ cácbon (CCS), tạo năng lượng hiệu quả cao từ hỗn hợp nhiên liệu hóa thạch.
c) Các đặc tính kết quả hoạt động về phòng ngừa ô nhiễm
1) Lượng phát thải chất gây ô nhiễm: Mức độ theo đó lượng phát thải chất gây ô nhiễm tuyệt đối (ví dụ: ôxít nitơ (NO2), ôxít lưu huỳnh (SO2), chất dạng hạt mịn (PM), trong khí thải, nhu cầu oxy hoá học (COD), nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) trong nước thải, kim loại nặng, điôxin… trong tro bụi và tro tầng đáy) từ hạ tầng cho cộng đồng sẽ được giảm đi.
2) Mức khó chịu có thể cảm nhận: Mức độ theo đó mức khó chịu có thể cảm nhận gây ra bởi hạ tầng cho cộng đồng (ví dụ: tiếng ồn, rung động và mùi) sẽ được giảm đi.
d) Các đặc tính kết quả hoạt động về bảo tồn hệ sinh thái
1) Lượng không gian xanh: Mức độ theo đó hạ tầng cho cộng đồng được thiết kế, duy trì và hoạt động để giới hạn các tác động đến không gian xanh hiện hữu (ví dụ: công viên, vùng đầm lầy, hồ nước, kênh rạch hiện có) và hạ tầng thực hiện nguyên tắc lỗ ròng không.
2) Kiểm soát tiêu, thoát nước bề mặt: Mức độ theo đó hạ tầng cho cộng đồng được thiết kế, hoạt động và duy trì để giới hạn lượng thông thoát để làm giảm các tác động (ví dụ: các chất gây ô nhiễm như là chất hoá dầu có thể thoát ra dòng nước gần kề)
3) Sự đóng góp cho sức khỏe con người và cộng đồng: Mức độ theo đó hạ tầng cho cộng đồng được thiết kế, hoạt động và duy trì để giảm các ảnh hưởng bất lợi đối với các hệ sinh thái lành mạnh và hữu ích. Các hệ sinh thái này, ngược lại, sẽ tạo cơ sở cho hoạt động kinh tế, cho phúc lợi xã hội và cho sức khỏe.
6.5 Yêu cầu về xác định chuẩn đo
Ở bước d) của phương pháp tiếp cận nêu tại 6.1, các chuẩn đo (phương pháp đo và phạm vi đo) phải được xác định để đáp ứng được các tiêu chí dưới đây với sự ưu tiên cho các chuẩn đo đã quy định trong các tiêu chuẩn:
a) Chuẩn đo phải có tên gọi.
b) Chuẩn đo có thể có phân loại về lĩnh vực, hệ thống, thị trường và địa phương được đề cập.
c) Chuẩn đo phải có mô tả về đối tượng đo và phép đo:
1) liên quan đến hệ thống, chu trình, hoạt động hoặc động thái (chức năng) được đề cập,
2) liên quan đến đơn vị theo đó chuẩn đo này được xác định,
3) liên quan đến điều kiện đo lường, và
4) liên quan đến các quan điểm của bên liên quan.
d) Chuẩn đo phải có mô tả nêu rõ về phương thức đo:
1) liên quan đến phần dữ liệu khả thi cung cấp các hạng mục dữ liệu dựa trên phần dữ liệu này,
2) liên quan đến phương pháp khả thi để thu thập hoặc có được mục dữ liệu, và
3) liên quan đến mã hóa khả thi.
e) Chuẩn đo về an toàn phải được xác định ít nhất liên quan đến phân tích nguy cơ có liên quan.
CHÚ THÍCH 1 Các chuẩn đo về hạ tầng cho cộng đồng đã xác định sử dụng phương pháp tiếp cận này có thể khác biệt đối với các cộng đồng khác nhau hoặc đối với các người sử dụng khác nhau do kết quả xác định các quan điểm và kết quả xác định các nhu cầu có thể khác nhau.
CHÚ THÍCH 2 Khi phép đo trực tiếp chuẩn đo của cộng đồng không thực hiện được nhưng đạt được tại cấp độ khu vực, chuẩn đo này có thể được tính toán với việc lấy trọng số theo vùng, khu vực hoặc dân cư.
Phụ lục A
(tham khảo)
Ví dụ về khả năng áp dụng của phương pháp tiếp cận phân bước dễ thực hiện tại Điều 6 đối với các chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với các loại hình hạ tầng cho cộng đồng cụ thể
A.1 Khái quát
Phụ lục này gồm các ví dụ về chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với các loại hình hạ tầng cho cộng đồng cụ thể, ví dụ: năng lượng, nước, giao thông, chất thải, và ICT.
A.2 Ví dụ về khả năng áp dụng các chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với giao thông đường bộ và ICT (Trung Quốc)
Bảng A.1 – Ví dụ về khả năng có thể áp dụng các chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với giao thông đường bộ và ICT
Bước a) Quan điểm |
Bước b) Nhu cầu (tối thiểu) |
Bước c) Đặc tính kết quả hoạt động |
Bước d) Ví dụ về các chuẩn đo/chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với các loại hình hạ tầng cho cộng đồng cụ thể |
|
Giao thông đường bộ |
ICT |
|||
Cư dân
(người dùng cuối, người thụ hưởng, người tiêu dùng) |
Khả năng sẵn có | Phạm vi bao quát theo thời gian | ||
Phạm vi bao quát theo vùng, khu vực | a) mật độ mạng đường bộ
b) tỷ lệ phủ của điểm dừng xe buýt c) tỷ lệ phủ của giao thông không cơ giới hóa |
a) số lượng trạm không dây trên km2 | ||
Phạm vi bao quát theo dân cư | a) mật độ tuyến đường bộ công cộng
b) tỷ lệ chia sẻ chuyến xe buýt c) số lượng phương tiện, tiện nghi đặt sẵn |
a) tỷ lệ truy cập internet | ||
Tính ổn định | a) thời gian trung bình của sự cố (MTBF) của (vận chuyển đường sắt trong đô thị…) | a) tỷ lệ sụt giảm mạng không dây
b) khoảng thời gian ngừng của dịch vụ thoại c) khoảng thời gian ngừng của dịch vụ dữ liệu |
||
Khả năng tiếp cận | Khả năng truy cập và sử dụng của nhiều người | a) tỷ lệ các tuyến đường dành cho người khiếm thị
b) tỷ lệ truy cập tự do/không bị chặn |
||
Khả năng chi trả | Giá dịch vụ | a) phí đậu xe
b) vé vận chuyển công cộng c) thiệt hại do tắc nghẽn giao thông d) tỷ lệ giữa chi phí đi xe buýt và thu nhập của cư dân |
a) giá dịch vụ thoại
b) giá dịch vụ dữ liệu c) giá dịch vụ giá trị gia tăng |
|
An toàn và an ninh | An toàn | a) số lượng người chết trên 10 000 phương tiện giao thông
b) tỷ lệ tai nạn chết người trung bình hằng năm c) tỷ lệ thắt dây an toàn |
||
An ninh mạng và bảo mật dữ liệu | ||||
An ninh về vật chất | ||||
Chất lượng dịch vụ | Năng lực dịch vụ | a) số lần đi lại trung bình
b) tốc độ đi lại trung bình c) mức độ của dịch vụ vận tải công cộng d) tốc độ đi lại của các phương tiện giao thông thông thường đ) khả năng hệ thống điều khiển làn đường giao thông của đô thị |
a) số lượng người sử dụng yêu thích
b) số lượng người trực tuyến c) băng thông đầu ra d) tỷ lệ truy cập hệ thống wireless thành công đ) tốc độ tải (giao thức truyền file (FTP)) e) độ trễ trung bình của giao thức kiểm soát truyền (TCP) g) thời gian trả lời dịch vụ h) thời gian đến nơi xử lý i) khả năng mở rộng bộ nhớ |
|
Thủ tục dễ hiểu và dễ sử dụng | ||||
Lập hóa đơn hợp thức | ||||
Chất lượng của hạ tầng cho cộng đồng cụ thể | ||||
Cung cấp thông tin | a) dịch vụ thông tin về hệ thống hướng dẫn giao thông | |||
Các nhà quản lý cộng đồng | Hiệu quả điều hành | Khả năng tương tác | a) số lần đi lại được phục vụ đến tận nơi
b) tỷ lệ chia sẻ các hình thức đi lại |
|
Cỡ thích hợp của các phương tiện, tiện nghi | a) khoảng cách vận chuyển của xe buýt | |||
Tính linh hoạt về lượng nhu cầu | ||||
Hiệu quả điều hành | a) hiệu quả vận chuyển của xe buýt
b) năng lực/khả năng đường xá c) mức dịch vụ (LOS) |
|||
Hiệu quả kinh tế | Tổng chi phí vòng đời sản phẩm | |||
Hiệu quả đầu tư | a) tỷ suất chi phí – lợi ích trong đầu tư | |||
Khả năng sẵn có thông tin về kết quả hoạt động | Trao đổi thông tin với khách hàng | |||
Khả năng bảo trì, bảo dưỡng | Sự thích hợp của bảo trì, bảo dưỡng | a) chi phí bảo trì, bảo dưỡng đường xá | a) tần suất kiểm tra (hoặc bảo trì, bảo dưỡng) | |
Hiệu quả của bảo trì, bảo dưỡng | a) thời gian sửa chữa trung bình (MTTR) | |||
Khả năng phục hồi | Sự chắc chắn | |||
Sự dư thừa | a) mức dư thừa do lặp lại máy chủ/mạng/phương tiện, tiện nghi lưu trữ | |||
Khả năng thay thế | ||||
Sự phục hồi nhanh | ||||
Môi trường | Sử dụng hiệu quả các tài nguyên | Hiệu quả về tiêu thụ năng lượng | a) phát thải cácbon tương ứng trên đơn vị tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tỷ VNĐ của GDP | a) sử dụng điện hiệu quả (PUE) |
Hiệu quả sử dụng các tài nguyên thiên nhiên | ||||
Lượng chất thải thực tế | ||||
Giảm nhẹ sự biến đổi khí hậu | Lượng phát thải khí nhà kính (GHG) | a) phát thải cacbon tại nơi xác định
b) hệ số phát thải cacbon |
||
Phòng ngừa ô nhiễm | Lượng phát thải chất gây ô nhiễm | a) phát thải oxít nitơ (NO2) tại nơi xác định
b) hệ số phát thải NO2 |
||
Mức khó chịu có thể cảm nhận | a) mức âm thanh do vận tải tạo ra | a) mức ồn | ||
Bảo tồn hệ sinh thái | Lượng không gian xanh | |||
Kiểm soát tiêu, thoát nước bề mặt | ||||
Sự đóng góp cho sức khỏe con người và cộng đồng |
A.3 Ví dụ về khả năng áp dụng các chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với nước (Đức)
Bảng A.2 – Ví dụ về khả năng áp dụng các chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với nước
Bước a) Quan điểm |
Bước b) Nhu cầu (tối thiểu) |
Bước c) Đặc tính kết quả hoạt động |
Bước d) Ví dụ về các chuẩn đo/chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với các loại hình hạ tầng cho cộng đồng cụ thể/chỉ số hoạt động |
Nước a) |
|||
Cư dân
(người dùng cuối, người thụ hưởng, người tiêu dùng) |
Khả năng sẵn có | Phạm vi bao quát theo thời gian | – số phút ngừng dịch vụ/phục vụ trong năm |
Phạm vi bao quát theo vùng, khu vực | – % khu vực được phục vụ/cung cấp dịch vụ | ||
Phạm vi bao quát theo dân cư | – % cư dân được phục vụ/cung cấp dịch vụ | ||
Tính ổn định | – số lượng dân cư bị hạn chế cấp nước (trong giai đoạn định trước) | ||
Khả năng tiếp cận | Khả năng tiếp cận và sử dụng bởi phần đông dân chúng | – % có cùng loại dịch vụ (ví dụ: chất lượng nước) cho tất cả cư dân | |
Khả năng chi trả | Giá dịch vụ | – giá dịch vụ | |
An toàn và an ninh | An toàn | – không đảm bảo chất lượng nước uống (ví dụ: số phút trong năm)
– ngập lụt tài sản do cống thoát nước (ví dụ: số phút trong năm – tắc cống |
|
An ninh mạng và bảo mật dữ liệu | – quản trị rủi ro (Có/Không) | ||
An ninh về vật chất | – quản trị rủi ro (Có/Không)
– nhận thức an ninh về bảo vệ tài sản nước (Có/Không) |
||
Chất lượng dịch vụ | Năng lực dịch vụ | – áp lực của nguồn nước uống được duy trì ở mức thỏa thuận b) | |
Quy trình, thủ tục dễ hiểu và dễ sử dụng | – cung cấp dịch vụ
– có sự phối hợp, tham gia của người sử dụng – thông báo về các hạn chế và gián đoạn |
||
Lập hóa đơn hợp thức | – chính xác trong việc lập hóa đơn
– rõ ràng trong việc lập hóa đơn c) – sai lỗi trong ghi số đo nước sử dụng – số lượng phàn nàn |
||
Chất lượng của hạ tầng cho cộng đồng cụ thể | – tính thẩm mỹ, ngoại quan về nước
– vị (ví dụ: về clo) – mùi (ví dụ: về clo) |
||
Cung cấp thông tin | – khả năng có sẵn thông tin về dịch vụ
– sự tham gia của người sử dụng |
||
Các nhà quản lý cộng đồng | Hiệu quả điều hành | Khả năng tương tác | – % nước được cung cấp bởi các cộng đồng khác |
Cỡ thích hợp của phương tiện, tiện nghi | – mức độ dư thừa (ví dụ: n-1) | ||
Sự linh hoạt về lượng nhu cầu | – độ cao áp lực tối thiểu phù hợp của mọi đường ống | ||
Hiệu quả điều hành | – tổn thất nước (m3/h x độ dài của đường cấp nước chính; m3/h x các chỗ nối ống) | ||
Hiệu quả kinh tế | Tổng chi phí vòng đời sản phẩm | – tổng tỷ số trang trải chi phí | |
Hiệu quả đầu tư | – % đường ống được phục hồi, sửa chữa dựa trên việc đánh giá tình trạng đường ống | ||
Khả năng có sẵn thông tin kết quả hoạt động | Giao dịch khách hàng | – nhân sự phục vụ khách hàng tính theo một người sử dụng | |
Khả năng bảo trì, bảo dưỡng | Sự phù hợp của bảo trì, bảo dưỡng | – kế hoạch quản lý tài sản dựa vào nhiều yếu tố liên quan đến đánh giá điều kiện, tình trạng của tài sản (Có/Không) | |
Hiệu quả của bảo trì, bảo dưỡng | – tỷ lệ hư hỏng của đường cấp nước chính
– tổn thất nước (m3/h x chiều dài đường cấp nước chính; m3/h x các chỗ nối ống) |
||
Khả năng phục hồi | Sự chắc chắn | – % chiều dài ống được gia cố để chịu được động đất trên tổng chiều dài ống | |
Môi trường | Sử dụng hiệu quả tài nguyên | Hiệu quả về tiêu thụ năng lượng | – tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo
– tỷ lệ hiệu suất của bơm |
Hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên | – tỷ lệ tái sử dụng nước
– số năm vòng đời của đường ống |
||
Lượng chất thải thực tế | – tỷ lệ nước thải được lọc từ hệ thống xử lý nước | ||
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu | Lượng phát thải khí nhà kính (GHG) | – tỷ lệ năng lượng tiết kiệm được tại các trạm bơm nước | |
Phòng ngừa ô nhiễm | Lượng phát thải chất gây ô nhiễm | ||
Mức khó chịu có thể cảm nhận | – tỷ lệ đường ống được xây dựng cùng với hạ tầng khác | ||
Bảo tồn hệ sinh thái | Lượng không gian xanh | ||
Kiểm soát tiêu, thoát nước bề mặt | |||
Sự đóng góp cho sức khỏe con người và cộng đồng | – quản lý rủi ro (Có/Không) | ||
a Phần lớn chỉ số kết quả hoạt động đã liệt kê được lấy từ các tiêu chuẩn khác như: ISO 24510:2007, ISO 24511:2007, ISO 24512:2007 hoặc Sổ tay hướng dẫn của Hiệp hội Nước Quốc tế (IWA) nhưng trong bảng này đã được giản lược đi rất nhiều. Điều quan trọng đối với việc sử dụng một Chỉ số kết quả hoạt động là việc tuân thủ việc xác định chính xác các chỉ số này. Để áp dụng các chỉ số này, cần sử dụng việc xác định đã nêu trong các tiêu chuẩn nêu trên hoặc Sổ tay hướng dẫn của IWA.
b Mức đã chấp thuận có thể là Chỉ số kết quả hoạt động quan trọng (KPI) riêng biệt. c Chỉ số kết quả hoạt động: sự rõ ràng về các phàn nàn và thắc mắc (số lượng/khách hàng/năm). CHÚ THÍCH Xác định: (số lượng phàn nàn và yêu cầu liên quan đến sự rõ ràng của hóa đơn thanh toán trong giai đoạn đánh giá x 365) / (giai đoạn đánh giá x số người sử dụng đã đăng ký). |
A.4 Các ví dụ về khả năng áp dụng các chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với năng lượng, nước, giao thông, chất thải và ICT (Nhật Bản)
Bảng A.3 – Ví dụ về khả năng áp dụng các chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với năng lượng và chất thải
Bước a) Quan điểm |
Bước b) Nhu cầu (tối thiểu) |
Bước c) Đặc tính kết quả hoạt động (ví dụ) |
Bước d) Ví dụ về các chuẩn đo/chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với các loại hình hạ tầng cho cộng đồng cụ thể /chỉ số hoạt động |
||
Năng lượng (Điện) |
Năng lượng (Khí) |
Chất thải |
|||
Cư dân
(người dùng cuối, người thụ hưởng, người tiêu dùng) |
Khả năng sẵn có | Phạm vi bao quát theo thời gian | – số giờ cấp trong ngày | – số ngày làm việc của dịch vụ thu gom chất thải | |
Phạm vi bao quát theo vùng, khu vực | – tỷ lệ của khu vực có dịch vụ thu gom chất thải | ||||
Phạm vi bao quát theo dân cư | – tỷ lệ điện khí hóa | – tỷ lệ dân cư được phục vụ về thu gom chất thải | |||
Tính ổn định | a) khoảng thời gian ngừng trung bình trong năm trên một khách hàng
b) tần suất ngừng trung bình trong năm trên một khách hàng c) tần số d) điện áp |
a) nhiệt năng tiêu chuẩn và nhiệt năng tối thiểu của khí ga được cấp
b) áp suất tiêu chuẩn và áp suất tối thiểu của khí ga được cấp |
|||
Khả năng tiếp cận | Khả năng tiếp cận và sử dụng của nhiều người | – tỷ lệ địa điểm thu gom chất thải có hướng dẫn bằng hai ngôn ngữ trở lên/tổng số địa điểm | |||
Khả năng chi trả | Giá dịch vụ | – tỷ lệ chi phí về điện năng | – tỷ lệ chi phí về gas | – phí thu gom chất thải | |
An toàn và an ninh | An toàn | – số lượng sự cố, tai nạn trong quá trình thu gom chất thải | |||
An ninh mạng và bảo mật dữ liệu | – số lượng nhà máy xử lý chất thải có các tài liệu bảo mật | ||||
An ninh về vật chất | |||||
Chất lượng dịch vụ | Năng lực dịch vụ | – năng lực sản xuất gas | – năng lực của nhà máy xử lý chất thải | ||
Quy trình, thủ tục dễ hiểu và dễ sử dụng | – số lượng địa điểm thu gom chất thải | ||||
Lập hóa đơn hợp thức | |||||
Chất lượng của hạ tầng cho cộng đồng cụ thể | a) tần số
b) điện áp |
a) nhiệt năng tiêu chuẩn và nhiệt năng tối thiểu của khí ga cung cấp
b) áp suất tiêu chuẩn và áp suất tối thiểu của khí ga cung cấp |
|||
Cung cấp thông tin | – số lượng phương tiện thu gom chất thải | ||||
Các nhà quản lý cộng đồng | Hiệu quả điều hành | Khả năng tương tác | – tỷ lệ nhiệt năng của chất thải tái chế của các nhà máy xử lý đốt chất thải | ||
Cỡ thích hợp của phương tiện, tiện nghi | – giới hạn năng lực | – tỷ lệ vận hành của các nhà máy quản lý chất thải | |||
Sự linh hoạt về lượng nhu cầu | |||||
Hiệu quả điều hành | a) chi phí cho hoạt động quản lý chất thải
b) lượng vật liệu cụ thể thu hồi được từ chất thải |
||||
Hiệu quả kinh tế | Tổng chi phí vòng đời sản phẩm | – tổng chi phí vòng đời của nhà máy quản lý chất thải | |||
Hiệu quả đầu tư | – giai đoạn hoàn vốn đầu tư cho nhà máy quản lý chất thải | ||||
Khả năng có sẵn thông tin về kết quả hoạt động | Trao đổi thông tin với khách hàng | a) có dịch vụ cung cấp thông tin tiên tiến để thông báo lượng tiêu thụ khí ga
b) tỷ lệ khách hàng (hộ tiêu thụ) khí ga sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin tiên tiến nêu trên/tổng số hộ tiêu thụ trong cộng đồng |
|||
Khả năng bảo trì, bảo dưỡng | Sự phù hợp của bảo trì, bảo dưỡng | a) có hệ thống giám sát trung tâm
b) có sự kiểm tra việc lấy mẫu trong các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên |
a) tần suất kiểm tra các nhà máy quản lý chất thải
b) số lượng hạng mục kiểm tra của các nhà máy quản lý chất thải |
||
Hiệu quả của bảo trì, bảo dưỡng | – thời gian bảo dưỡng, bảo trì đối với các nhà máy quản lý chất thải | ||||
Khả năng phục hồi | Sự chắc chắn | – cấp chịu động đất của các tòa nhà của các nhà máy quản lý chất thải | |||
Sự dư thừa | |||||
Khả năng thay thế | |||||
Sự phục hồi nhanh | – thời gian sửa chữa trung bình (MTTR) của các nhà máy quản lý chất thải | ||||
Môi trường | Sử dụng hiệu quả tài nguyên | Hiệu quả tiêu thụ năng lượng | a) hiệu suất phát điện
b) tỷ lệ tổn hao của truyền tải và phân phối điện |
– sự phổ biến của thiết bị hiệu suất cao, bao gồm pin nhiên liệu, nồi hơi tái nhiệt hóa hơi tạo ẩn nhiệt hoặc nhiệt và phát điện tổ hợp | – lượng năng lượng tái tạo từ chất thải |
Hiệu quả tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên | – lượng nhiên liệu sử dụng trong các nhà máy quản lý chất thải | ||||
Lượng chất thải thực tế | a) lượng tro thiêu kết còn lại sau khi thiêu đốt chất thải
b) mức tái chế trong quản lý chất thải |
||||
Giảm nhẹ sự biến đổi khí hậu | Lượng phát thải khí nhà kính (GHG) | a) phát thải khí nhà kính (GHG) (phát thải CO2)
b) mức độ phát thải CO2 |
a) phát thải khí nhà kính (GHG) (phát thải CO2)
b) mức độ phát thải CO2 |
– lượng phát thải CO2 từ xử lý chất thải | |
Phòng ngừa ô nhiễm | Lượng phát thải chất gây ô nhiễm | – tỷ lệ lượng khí ga thiên nhiên/tổng lượng khí ga cung cấp | – tổng lượng phát thải chất gây ô nhiễm từ các nhà máy quản lý chất thải | ||
Phòng ngừa ô nhiễm | Mức khó chịu có thể cảm nhận | – lượng chất hôi thối | |||
Bảo tồn hệ sinh thái | Lượng không gian xanh | – tỷ lệ không gian xanh tại các địa điểm chôn chất thải | |||
Kiểm soát tiêu, thoát nước bề mặt | |||||
Sự đóng góp cho sức khỏe con người và cộng đồng | a) tỷ lệ chất thải được đốt cháy ngoài trời
3) tỷ lệ địa điểm thu gom chất thải kín có tường che chắn |
Bảng A.4 – Ví dụ khả năng áp dụng các chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với nước và nước thải
Bước a) Quan điểm |
Bước b) Nhu cầu (tối thiểu) |
Bước c) Đặc tính kết quả hoạt động |
Bước d) Ví dụ về các chuẩn đo/chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với các loại hình hạ tầng cho cộng đồng cụ thể |
|
Nước |
Nước thải |
|||
Cư dân
(người dùng cuối, người thụ hưởng, người tiêu dùng) |
Khả năng sẵn có | Phạm vi bao quát theo thời gian | – số giờ làm việc của dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt | |
Phạm vi bao quát theo vùng, khu vực | – mức kiểm soát tiêu thoát nước mưa | |||
Phạm vi bao quát theo dân cư | – dân số được cấp nước | – tỷ lệ phần trăm dân cư được đáp ứng điều kiện về thoát nước | ||
Tính ổn định | – cấp nước hạn chế; tỷ lệ không thích hợp về áp lực cấp nước; số giờ ngừng cấp nước hoặc nước đục | – số lượng sự cố tắc đường ống thoát nước trên 100.000 người dân | ||
Khả năng tiếp cận | Khả năng nhiều người tiếp cận được và sử dụng | |||
Khả năng chi trả | Giá dịch vụ | – số tiền một tháng trả cho 10 m3 nước sinh hoạt
– số tiền một tháng trả cho 20 m3 cho nước sinh hoạt |
– số tiền trả cho dịch vụ nước thải gia đình
– thuế cho việc xử lý nước thải |
|
An toàn và an ninh | An toàn | – giám sát chất lượng nước tự động; tỷ lệ vi phạm về tiêu chuẩn chất lượng nước; đảm bảo chất lượng nước; tỷ lệ đường ống nhiễm chì; tỷ lệ người sử dụng trực tiếp nước sinh hoạt từ vòi mà không cần bất kỳ biện pháp xử lý nào tại gia đình | – số lượng chỗ bị xói mòn đường trên 1 km đường ống thoát nước;
– số lượng vụ tai nạn dẫn đến làm bị thương hoặc gây chết người trên 100.000 dân |
|
An ninh mạng và bảo mật dữ liệu | ||||
An ninh về vật chất | – tỷ lệ phương tiện, tiện nghi được lắp hệ thống báo động | |||
Chất lượng dịch vụ | Năng lực dịch vụ | nguồn nước cung cấp dân cư | ||
Quy trình, thủ tục dễ hiểu và dễ sử dụng | ||||
Lập hóa đơn hợp thức | – tỷ lệ đọc sai đồng hồ đo nước | |||
Chất lượng của hạ tầng cho cộng đồng cụ thể | – tỷ lệ nước sạch đạt yêu cầu dựa trên mùi vị nước/mùi clo | |||
Cung cấp thông tin | – tỷ lệ thông tin dịch vụ nước được công khai | |||
Các nhà quản lý cộng đồng | Hiệu quả điều hành | Khả năng tương tác | ||
Cỡ thích hợp của phương tiện, tiện nghi | – công suất của nguồn nước; mật độ đường ống cấp nước; tỷ lệ sử dụng phương tiện, tiện nghi; tỷ lệ hoạt động tối đa; hiệu quả sử dụng tài sản cố định; tỷ lệ hoạt động trung bình của bơm trong năm | |||
Sự linh hoạt về lượng nhu cầu | ||||
Hiệu quả điều hành | – tỷ lệ doanh thu từ nước; tỷ số tải trung bình; lượng nước sản xuất được trên một nhân viên; tỷ lệ nước rò rỉ | – doanh thu hằng năm từ nước trên một nhân viên; tỷ lệ doanh thu từ nước | ||
Hiệu quả kinh tế | Tổng chi phí vòng đời | – tỷ lệ chi phí khấu trừ đối với nguồn thu về bán nước; chi phí cho cấp nước | – chi phí cho bảo trì, bảo dưỡng; chi phí cho xử lý nước (tổng chi phí, chi phí phát sinh và chi phí vốn) | |
Hiệu quả kinh tế | Hiệu quả đầu tư | – tỷ lệ lợi nhuận tổng; tỷ suất thuế đối với chi phí sản xuất; tỷ suất chi phí trả nợ tiền vốn trên được khấu trừ vào chi phí; doanh thu của tài sản cố định; tỷ lệ không phải trả tiền | – tỷ lệ phần trăm dân số được phục vụ các phương tiện, tiện nghi xử lý nước thải; tỷ lệ giữa chi tiêu và thu nhập hiện thời; mức thu bù chi phí (tổng chi phí, chi phí cho bảo dưỡng, bảo trì và chi phí vốn) | |
Khả năng có sẵn thông tin kết quả hoạt động | Trao đổi thông tin với khách hàng | |||
Khả năng bảo trì, bảo dưỡng | Sự phù hợp của bảo trì, bảo dưỡng | – tỷ lệ kiểm tra đường ống; sự già hóa của phương tiện, tiện nghi xử lý nước/thiết bị điện và cơ/đường ống dẫn nước chính; sự phục hồi đường ống dẫn nước chính/sự thay đường ống mới; sự thay thế; tỷ lệ thực hiện kiểm tra lắp đặt | – tỷ lệ phần trăm phương tiện, tiện nghi già hóa cống/phương tiện, tiện nghi chính); tỷ lệ kiểm tra cống; tỷ lệ phần trăm cống đã được cải tạo; tỷ lệ kiểm tra cống thu gom; số lượng cống thu gom đã được cải tạo | |
Hiệu quả của bảo trì, bảo dưỡng | – mật độ van | – chi phí bảo trì, bảo dưỡng trên 1 m cống | ||
Khả năng phục hồi | Sự chắc chắn | – tỷ lệ phương tiện, tiện nghi xử lý phòng chống động đất/trạm bơm/hồ chứa/đường ống; tỷ lệ đường ống dẫn chính bằng gang dẻo và thép | – tỷ lệ phần trăm của phương tiện, tiện nghi bền chống động đất (cấu trúc) | |
Sự dư thừa | – năng lực vượt trội của các nguồn lực; dung tích lưu trữ nước tính theo dân cư được cấp nước; năng lực lọc nước vượt trội; tỷ lệ phương tiện, tiện nghi tạo nguồn không tiện dụng | – tỷ lệ vượt trội về quá trình xử lý nước thải; tỷ lệ phần trăm của các nhà máy xử lý nước thải được trang bị nguồn năng lượng dự phòng cho trường hợp khẩn cấp | ||
Khả năng thay thế | – mật độ các điểm cấp nước trong trường hợp khẩn cấp; năng lực kết nối nước chưa xử lý; xe bồn chở nước | |||
Sự phục hồi nhanh | ||||
Môi trường | Sử dụng hiệu quả tài nguyên | Hiệu quả tiêu thụ năng lượng | – tiêu thụ điện năng trên 1 m3 nước sinh hoạt; Tiêu thụ năng lượng trên 1 m3 nước sinh hoạt; tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo | – tiêu thụ điện năng trong xử lý nước thải |
Sử dụng hiệu quả tài nguyên | Hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên | – tỷ lệ sẵn có nguồn lực
– tỷ lệ nước chưa xử lý sử dụng hiệu quả |
– tỷ lệ phần trăm của việc tái chế nước thải | |
Lượng chất thải thực tế | – tỷ lệ tái chế bùn từ các nhà máy lọc nước thành các sản phẩm xây dựng | – tỷ lệ phần trăm của bùn đã được tái chế | ||
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu | Lượng phát thải khí nhà kính (GHG) | – phát thải CO2 trên 1 m3 nước sinh hoạt | – phát thải khí nhà kính tính theo số dân được cung cấp dịch vụ nước thải | |
Phòng ngừa ô nhiễm | Lượng phát thải chất gây ô nhiễm | – phù hợp với tiêu chuẩn
– tỷ lệ phần trăm của các hệ thống cống rãnh tổ hợp đã được cải thiện |
||
Mức khó chịu có thể cảm nhận | – theo tiêu chuẩn (mùi) | |||
Bảo tồn hệ sinh thái | Lượng không gian xanh | |||
Kiểm soát tiêu, thoát nước bề mặt | – tỷ lệ phần trăm dân cư được sử dụng dịch vụ xử lý nước thải theo công nghệ tiên tiến để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường | |||
Sự đóng góp cho sức khỏe con người và cộng đồng |
Bảng A.5 – Ví dụ về khả năng áp dụng chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với giao thông
Bước a) Quan điểm |
Bước b) Nhu cầu (tối thiểu) |
Bước c) Đặc tính kết quả hoạt động |
Bước d) Ví dụ về các chuẩn đo/chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với các loại hình hạ tầng cho cộng đồng cụ thể/chỉ số hoạt động |
|
Giao thông đường sắt |
Giao thông đường bộ |
|||
Cư dân
(người dùng cuối, người thụ hưởng, người tiêu dùng) |
Khả năng sẵn có | Phạm vi bao quát theo thời gian | ||
Phạm vi bao quát theo vùng, khu vực | a) các khu vực có ảnh hưởng của nhà ga
b) bề rộng của mạng lưới giao thông hoặc số ki lô mét của hệ thống giao thông công cộng cao tốc trên 100.000 dân c) số ki lô mét của hệ thống giao thông công cộng chở khách hạng nhẹ trên 100.000 dân |
a) tỷ lệ xây dựng các đường giao thông theo quy hoạch của đô thị
b) quy mô của mạng lưới giao thông |
||
Phạm vi bao quát theo dân cư | a) số lượng chuyến vận chuyển công cộng hằng năm trên đầu người
b) tỷ lệ phần trăm của các người đi lại đến nơi làm việc bằng phương tiện giao thông không phải là xe cá nhân |
a) số lượng chuyến vận chuyển công cộng hằng năm trên đầu người
b) tỷ lệ phần trăm của các người đi lại đến nơi làm việc bằng phương tiện giao thông không phải là xe cá nhân c) số lượng xe ô tô cá nhân trên đầu người d) số lượng xe mô tô trên đầu người |
||
Tính ổn định | – đúng giờ | |||
Khả năng tiếp cận | Khả năng tiếp cận và sử dụng bởi phần đông dân chúng | a) đánh số và ghi mã hiệu cho các nhà ga
b) tỷ lệ các dịch vụ được sử dụng không có trở ngại nào c) tỷ lệ lắp đặt các bảng hướng dẫn hiển thị có chữ nổi cho người khiếm thị, bảng hiển thị đa ngôn ngữ và chỗ ngồi ưu tiên trong các phương tiện, tiện nghi giao thông |
– tỷ lệ lắp đặt các bảng hướng dẫn hiển thị có chữ nổi cho người khiếm thị, bảng hiển thị đa ngôn ngữ | |
Khả năng chi trả | Giá dịch vụ | a) mức giá tối thiểu cho từng loại đối tượng
b) chi phí vận chuyển |
– chi phí vận chuyển | |
An toàn và an ninh | An toàn | a) hệ thống bảo vệ tàu bằng tín hiệu
b) tỷ lệ lắp đặt các bộ chỉ báo vật cản, tại cửa ra – vào ga và công-tắc bảo vệ tàu |
||
An ninh mạng và bảo mật dữ liệu | – lắp đặt hệ thống trao đổi thông tin liên thông giữa các đơn vị, địa điểm trong ga | |||
An ninh về vật chất | a) bỏ các điểm giao cắt đồng mức
b) tỷ lệ lắp đặt các thiết bị cảnh báo khẩn cấp |
– số người chết do tai nạn giao thông trên 100.000 dân | ||
Chất lượng dịch vụ | Năng lực dịch vụ | a) khả năng theo dõi tàu
b) khối lượng vận chuyển giữa các nhà ga c) tuyến hành trình d) mật độ giao thông đ) hệ số tải tại giờ cao điểm |
– tác động của tắc nghẽn giao thông | |
Quy trình, thủ tục dễ hiểu và dễ sử dụng | a) khả năng sẵn sàng áp dụng và khả năng áp dụng vé điện tử trong các hệ thống giao thông và lĩnh vực thương mại khác
b) khả năng kiểm soát vé bằng máy c) kết nối các chuyến, tuyến tàu d) chỉ số tiện lợi của tầu hỏa đ) tỷ lệ lắp đặt hệ thống thông tin trực tuyến cho giao thông công cộng e) tỷ lệ áp dụng phổ biến của vé điện tử g) tỷ lệ lắp đặt thiết bị thu vé tự động |
a) độ chính xác của thời gian vận chuyển đã định
b) số lượng nhà ga phục vụ thời gian sửa chữa trung bình |
||
Lập hóa đơn hợp thức | ||||
Chất lượng của hạ tầng cho cộng đồng cụ thể | a) sự tiện lợi di chuyển
b) Thời gian trung bình của sự cố (MTBF) c) tỷ lệ đưa vào sử dụng ATC và ATP d) sự sẵn sàng di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng đ) tỷ lệ lắp đặt hệ thống điều hòa không khí trên phương tiện, tiện nghi vận tải |
|||
Cung cấp thông tin | a) thời điểm và địa điểm cung cấp thông tin cho khách hàng về tình trạng giao thông hiện thời và các dịch vụ bất thường được dự liệu trước trong thời gian trước mắt
b) tỷ lệ lắp đặt bảng hướng dẫn hiển thị trong nhà ga |
– thời điểm và địa điểm cung cấp thông tin cho khách hàng về tình trạng giao thông và điều kiện bảo trì, bảo dưỡng hiện thời | ||
Các nhà quản lý cộng đồng | Hiệu quả điều hành | Khả năng tương tác | ||
Cỡ thích hợp của phương tiện, tiện nghi | a) số lượng đoàn tầu có thể hoạt động/điểm khởi hành và nơi đến
b) hiệu suất chuyên chở trung bình |
– thời gian mất mát do tắc nghẽn giao thông | ||
Sự linh hoạt về lượng nhu cầu | a) sự linh hoạt của các lịch trình đường sắt
b) tỷ lệ lắp đặt các phương tiện có thể thay đổi nội thất, trang bị và khả năng chuyên chở |
|||
Hiệu quả điều hành | a) số lượng người lái và nhân viên trên tàu/điểm khởi hành và nơi đến
b) hiệu suất vận tải trung bình c) tỷ lệ đưa vào sử dụng thiết bị vận hành tàu tự động (ATO) |
|||
Hiệu quả kinh tế | Tổng chi phí vòng đời sản phẩm | – chi phí vòng đời phương tiện vận tải | ||
Hiệu quả đầu tư | a) thời hạn hoàn trả
b) tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) |
|||
Khả năng có sẵn thông tin về kết quả hoạt động | Trao đổi thông tin với khách hàng | a) thời điểm cung cấp thông tin cho khách hàng về kết quả hoạt động vận chuyển
b) trễ giờ do tai nạn hoặc sự cố xảy ra có liên quan đến việc cung cấp thông tin chính xác cho khách hàng |
a) thời điểm cung cấp thông tin cho khách hàng về kết quả hoạt động vận chuyển
b) trễ giờ do tai nạn hoặc sự cố xảy ra có liên quan đến việc cung cấp thông tin chính xác cho khách hàng |
|
Khả năng bảo trì, bảo dưỡng | Sự phù hợp của bảo trì, bảo dưỡng | a) thời gian đợi do thay đổi phương tiện giao thông
b) khoảng thời gian cho bảo trì, bảo dưỡng đường ray |
– thời gian xây dựng trên đường phố | |
Hiệu quả của bảo trì, bảo dưỡng | a) mức tiêu thụ nhiên liệu
b) chi phí cho bảo trì, bảo dưỡng và thay thế |
a) mức tiêu thụ nhiên liệu
b) chi phí cho bảo trì, bảo dưỡng và thay thế |
||
Khả năng phục hồi | Sự chắc chắn | – khả năng phục hồi do sự rối loạn lịch trình chạy tàu | ||
Sự dư thừa | ||||
Khả năng thay thế | – số lượng tuyến đường vòng, tránh khi có sự rối loạn dịch vụ vận tải | – số lượng tuyến đường vòng, tránh khi có sự rối loạn dịch vụ vận tải | ||
Sự phục hồi nhanh | – thời gian sửa chữa trung bình | |||
Môi trường | Sử dụng hiệu quả tài nguyên | Hiệu quả tiêu thụ năng lượng | a) tỷ lệ sử dụng phổ biến các phương tiện, tiện nghi thân thiện môi trường
b) hệ số phục hồi |
– số ki lô mét của làn đường dành cho xe đạp trên 100.000 dân |
Hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên | a) tỷ lệ tiêu thụ năng lượng
b) tỷ lệ đưa vào sử dụng năng lượng và hệ thống thân thiện với môi trường |
a) tỷ lệ tiêu thụ năng lượng
b) tỷ lệ đưa vào sử dụng năng lượng và hệ thống thân thiện với môi trường |
||
Lượng chất thải thực | ||||
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu | Lượng phát thải khí nhà kính (GHG) | – phát thải GHG tính theo từng loại phương tiện | – phát thải GHG tính theo từng loại phương tiện | |
Phòng ngừa ô nhiễm | Lượng phát thải chất gây ô nhiễm | a) phát thải chất gây ô nhiễm tính theo từng loại phương tiện
b) tỷ lệ đưa vào sử dụng nguyên liệu thân thiện môi trường c) các chỉ số kết quả hoạt động chính (KPI) được xác định bằng việc phân tích |
a) phát thải chất gây ô nhiễm tính theo từng loại phương tiện
b) tỷ lệ đưa vào sử dụng nguyên liệu thân thiện môi trường c) các chỉ số kết quả hoạt động chính (KPI) được xác định bằng việc phân tích d) chất thể hạt (PMx), NO2, SO2 và O3 |
|
Mức khó chịu có thể cảm nhận | a) mức độ tăng cường các biện pháp
b) tiếng ồn c) các chỉ số kết quả hoạt động chính (KPI) được xác định bằng việc phân tích |
a) mức độ tăng cường các biện pháp
b) tiếng ồn c) các chỉ số kết quả hoạt động chính (KPI) được xác định bằng việc phân tích |
||
Bảo tồn hệ sinh thái | Lượng không gian xanh | a) mức độ tăng cường các biện pháp
b) các chỉ số kết quả hoạt động chính (KPI) được xác định bằng việc phân tích |
a) mức độ tăng cường các biện pháp
b) các chỉ số kết quả hoạt động chính (KPI) được xác định bằng việc phân tích |
|
Kiểm soát tiêu, thoát nước bề mặt | a) mức độ tăng cường các biện pháp
b) các chỉ số kết quả hoạt động chính (KPI) được xác định bằng việc phân tích |
a) mức độ tăng cường các biện pháp
b) các chỉ số kết quả hoạt động chính (KPI) được xác định bằng việc phân tích |
||
Sự đóng góp cho sức khỏe con người và cộng đồng | a) mức độ tăng cường các biện pháp
b) các chỉ số kết quả hoạt động chính (KPI) được xác định bằng việc phân tích |
a) mức độ tăng cường các biện pháp
b) các chỉ số kết quả hoạt động chính (KPI) được xác định bằng việc phân tích |
||
a OD: Điểm khởi hành và nơi đến |
Bảng A.6 – Ví dụ về khả năng áp dụng chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với ICT
Bước a) Quan điểm |
Bước b) Nhu cầu (tối thiểu) |
Bước c) Đặc tính kết quả hoạt động |
Bước d) Ví dụ về các chuẩn đo/chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với các loại hình hạ tầng cộng đồng cụ thể/chỉ số hoạt động |
||
ICT |
|||||
Viễn thông |
Nền tảng điện toán |
Dịch vụ ICT |
|||
Cư dân
(người dùng cuối, người thụ hưởng, người tiêu dùng) |
Khả năng sẵn có | Phạm vi bao quát theo thời gian | – thời gian dịch vụ điện thoại | – thời gian dịch vụ internet | – thời gian dịch vụ ICT |
Phạm vi bao quát theo vùng, khu vực | – vùng, khu vực/ cộng đồng sẵn có
– số trạm/km2 |
– vùng, khu vực/ cộng đồng sẵn có | – vùng, khu vực/ cộng đồng sẵn có | ||
Phạm vi bao quát theo dân cư | – người sử dụng/dân cư | – người sử dụng/dân cư | – người sử dụng/dân cư | ||
Tính ổn định | – thời gian sẵn sàng phục vụ | – thời gian sẵn sàng phục vụ | – thời gian sẵn sàng phục vụ | ||
Khả năng tiếp cận | Khả năng tiếp cận và sử dụng bởi phần đông dân chúng | – số lượng ngôn ngữ sẵn có của dịch vụ điện thoại | – số lượng ngôn ngữ sẵn có của dịch vụ internet | – số lượng ngôn ngữ sẵn có của dịch vụ ICT | |
Khả năng chi trả | Giá dịch vụ | a) giá thiết bị điện thoại
b) giá cước viễn thông |
a) giá dịch vụ dữ liệu
b) giá máy tính cá nhân (PC), máy chủ c) phí Internet |
– giá hệ thống và dịch vụ ICT | |
An toàn và an ninh | An toàn | a) thiết kế điện thoại di động không gây hại, an toàn với con người
b) nhãn xanh |
a) thiết kế hệ thống máy chủ và hệ thống lưu trữ máy tính không gây hại, an toàn với con người
b) nhãn xanh |
– thiết kế hệ thống ICT không gây hại, an toàn với con người | |
An ninh mạng và bảo mật dữ liệu | – an ninh dữ liệu và trung tâm dữ liệu (DC)
– mô hình trưởng thành về năng lực kỹ thuật của an ninh hệ thống (SSE-CMM) (ISO/IEC 21827) |
||||
An ninh về vật chất | – mức độ của chức năng kiểm tra nhận dạng và nhận dạng cá nhân | – mức độ của chức năng kiểm tra nhận dạng và nhận dạng cá nhân
– an ninh về vật chất dữ liệu và trung tâm dữ liệu |
|||
Chất lượng dịch vụ | Năng lực dịch vụ | a) số lượng người ưa dùng
b) số lượng người sử dụng trực tuyến c) băng thông đầu ra d) tỷ lệ truy cập mạng không dây thành công đ) tốc độ tải bằng FTP e) năng lực về số người sử dụng |
a) số lượng người ưa dùng
b) số lượng người sử dụng trực tuyến c) tỷ lệ truyền tải (tốc độ) d) tỷ lệ máy chủ điện toán đ) thời gian truy cập kho dữ liệu e) năng lực về số người sử dụng |
– năng lực về số người sử dụng dịch vụ ICT | |
Quy trình, thủ tục dễ hiểu và dễ sử dụng | |||||
Lập hóa đơn hợp thức | |||||
Chất lượng của hạ tầng cho cộng đồng cụ thể | a) chất lượng viễn thông
b) tỷ suất tín hiệu/độ ồn c) mức ồn của viễn thông |
a) thời gian đáp ứng
b) mức (tốc độ) truyền c) mức điện toán SV d) thời gian truy cập kho dữ liệu |
|||
Cung cấp thông tin | – chia sẻ thông tin về hiện trạng của dịch vụ viễn thông | – chia sẻ thông tin về hiện trạng của ICT, dữ liệu về ICT trong trường hợp khẩn cấp và tình trạng sao lưu | – chia sẻ thông tin về hiện trạng của dịch vụ ICT | ||
Các nhà quản lý cộng đồng | Hiệu quả điều hành | Khả năng tương tác | – khả năng tiếp cận viễn thông của cộng đồng | – khả năng tiếp cận internet của cộng đồng | – khả năng tiếp cận dịch vụ ICT của cộng đồng |
Cỡ thích hợp của phương tiện, tiện nghi | – quy mô của hệ thống viễn thông | – quy mô của hệ thống PC, hệ thống máy chủ, an ninh dữ liệu và trung tâm dữ liệu (DC) | – quy mô của hệ thống dịch vụ ICT | ||
Sự linh hoạt về cỡ nhu cầu | – khả năng mở rộng về người sử dụng | – khả năng mở rộng về người sử dụng internet | – khả năng mở rộng về người sử dụng | ||
Hiệu quả điều hành | – hiệu quả hoạt động của hệ thống truyền thông | – hiệu quả hoạt động của hệ thống máy chủ, DC | – hiệu quả hoạt động của dịch vụ ICT | ||
Hiệu quả kinh tế | Tổng chi phí vòng đời | – tổng chi phí vòng đời của hệ thống viễn thông | – tổng chi phí vòng đời của hệ thống PC, hệ thống máy chủ, DC | – tổng chi phí vòng đời của dịch vụ ICT | |
Hiệu quả đầu tư | – kết quả hoạt động chi phí cho dịch vụ | – kết quả hoạt động chi phí cho dịch vụ | – kết quả hoạt động chi phí cho dịch vụ | ||
Khả năng có sẵn thông tin kết quả hoạt động | Trao đổi thông tin với khách hàng | – số lượng loại thông tin cho khách hàng | – số lượng loại thông tin cho khách hàng | – số lượng loại thông tin cho khách hàng | |
Khả năng bảo trì, bảo dưỡng | Sự phù hợp của bảo trì, bảo dưỡng | a) mức độ bảo dưỡng, bảo trì
b) thời gian và chi phí cho bảo dưỡng, bảo trì |
a) mức độ bảo dưỡng, bảo trì
b) thời gian và chi phí cho bảo dưỡng, bảo trì |
a) mức độ bảo dưỡng, bảo trì
b) thời gian và chi phí cho bảo dưỡng, bảo trì |
|
Hiệu quả của bảo trì, bảo dưỡng | |||||
Khả năng phục hồi | Sự chắc chắn | – mức độ bền vững của DC | |||
Sự dư thừa | – mức độ dư thừa | – mức độ dư thừa | – mức độ dư thừa | ||
Khả năng thay thế | – mức độ thay thế | – mức độ thay thế | – mức độ thay thế | ||
Sự phục hồi nhanh | – sự phục hồi nhanh
– thời gian truy cập lại |
– sự phục hồi nhanh
– thời gian truy cập lại |
– sự phục hồi nhanh
– thời gian truy cập lại |
||
Môi trường | Sử dụng hiệu quả tài nguyên | Hiệu quả tiêu thụ năng lượng | – hiệu quả năng lượng của hệ thống viễn thông | – hiệu quả năng lượng của PC, SV, bộ lưu, mạng lưới và DC; hiệu quả sử dụng điện năng (PUE); kết quả hoạt động của trung tâm dữ liệu trên năng lượng | a) hiệu quả năng lượng của dịch vụ ICT
b) hiệu quả năng lượng do sử dụng dịch vụ ICT |
Hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên | – hiệu suất tài nguyên của hệ thống viễn thông | – hiệu suất tài nguyên của PC, máy chủ, bộ lưu, mạng lưới và DC | – a | ||
Lượng chất thải thực | – mức độ giảm bớt, tái sử dụng và tái chế (3R) của hệ thống viễn thông | – mức độ 3R của PC, máy chủ, bộ lưu, mạng lưới và DC | – mức độ 3R của dịch vụ ICT; sự đóng góp để giảm bớt lượng chất thải thực | ||
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu | Lượng phát thải khí nhà kính (GHG) | – phát thải GHG trong vòng đời của hệ thống viễn thông | – phát thải GHG trong vòng đời của máy chủ, bộ lưu, mạng lưới và DC | a) phát thải GHG trong vòng đời của dịch vụ ICT
b) sự đóng góp để giảm bớt phát thải GHG |
|
Phòng ngừa ô nhiễm | Lượng phát thải chất gây ô nhiễm | – lượng chất gây ô nhiễm
– nhãn |
– lượng chất gây ô nhiễm
– nhãn |
– b | |
Mức khó chịu có thể cảm nhận | – mức độ ồn | – mức độ ồn | – mức độ ồn | ||
Bảo tồn hệ sinh thái | Lượng không gian xanh | – mức độ tác động đối với không gian xanh | – mức độ tác động đối với không gian xanh | – c | |
Kiểm soát tiêu, thoát nước bề mặt | – mức độ tác động đối với tiêu,thoát nước bề mặt | – như ô bên trái | – d | ||
Sự đóng góp cho sức khỏe con người và cộng đồng | – mức độ tác động đối với sức khỏe con người và công cộng | – như ô bên trái | – đ | ||
a a) Hiệu suất tài nguyên thiên nhiên của dịch vụ ICT; b) Hiệu suất tài nguyên nhiên nhiên bằng cách sử dụng dịch vụ ICT; c) Bảo tồn tài nguyên rừng bằng cách giảm thiểu sử dụng giấy tại dịch vụ văn phòng.
b a) Lượng phát thải chất gây ô nhiễm từ dịch vụ ICT; b) Đóng góp cho việc giảm lượng phát thải chất gây ô nhiễm. c Đóng góp để giảm tác động tiêu cực đối với không gian xanh và gia tăng không gian xanh. d Đóng góp để giảm tác động tiêu cực đối với tiêu, thoát nước bề mặt. đ a) Đóng góp để giảm tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người và cộng đồng; b) Đóng góp cho năng suất nông nghiệp. |
A.5 Ví dụ về khả năng áp dụng chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với nước và chất thải (Pháp)
Bảng A.7 – Ví dụ về khả năng áp dụng chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với nước và chất thải
Bước a) Quan điểm |
Bước b) Nhu cầu |
Bước c) Đặc tính kết quả hoạt động |
Bước d) Ví dụ về các chuẩn đo/chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với các loại hình hạ tầng cộng đồng cụ thể/chỉ số hoạt động |
|
Nước |
Chất thải |
|||
Cư dân
(người dùng cuối, người thụ hưởng, người tiêu dùng) |
Khả năng sẵn có | Phạm vi bao quát theo thời gian | – số giờ trung bình hằng năm bị ngừng dịch vụ nước trên hộ gia đình (%) | |
Phạm vi bao quát theo vùng, khu vực | ||||
Phạm vi bao quát theo dân cư | – tỷ lệ % dân cư đô thị không được sử dụng dịch vụ nước uống được
– tỷ lệ % dân cư đô thị không được sử dụng dịch vụ vệ sinh – tỷ lệ % nước thải đô thị được thu gom nhưng không xử lý |
– tỷ lệ % dân cư đô thị được sử dụng dịch vụ thu gom chất thải rắn | ||
Tính ổn định | ||||
Khả năng tiếp cận | Khả năng tiếp cận và sử dụng bởi phần lớn dân chúng | – chính sách giá nước uống đối với dân cư có thu nhập thấp (Có/Không)
– chính sách giá dịch vụ vệ sinh đối với dân cư có thu nhập thấp (Có/Không) |
||
Khả năng chi trả | Giá dịch vụ | |||
An toàn và an ninh | An toàn | |||
An ninh mạng và bảo mật dữ liệu | ||||
An ninh về vật chất | ||||
Chất lượng dịch vụ | Năng lực dịch vụ | |||
Quy trình, thủ tục dễ hiểu và dễ sử dụng | ||||
Lập hóa đơn chuẩn xác | ||||
Chất lượng của hạ tầng cho cộng đồng cụ thể | – tỷ lệ % dân cư đô thị tiếp cận thường xuyên với nguồn nước được cải thiện
– tỷ lệ % dân cư đô thị thuộc nhóm được cấp nước có chất lượng – tỷ lệ % dân cư đô thị thuộc nhóm được cấp nước chất lượng cao – tỷ lệ % dân cư đô thị tiếp cận thường xuyên với dịch vụ vệ sinh được cải thiện – tỷ lệ % trăm nước thải đô thị qua xử lý sơ bộ – tỷ lệ % nước thải đô thị qua xử lý tiếp lần hai – tỷ lệ % nước thải đô thị qua xử lý tiếp lần ba |
– tỷ lệ % chất thải rắn được đổ vào hố chôn rác hợp vệ sinh
– tỷ lệ % chất thải rắn được cho vào lò đốt rác – tỷ lệ % chất thải rắn được đốt ngoài trời – tỷ lệ % chất thải rắn được đổ đống ngoài trời |
||
Cung cấp thông tin | ||||
Các nhà quản lý cộng đồng | Hiệu quả điều hành | Khả năng tương tác | ||
Cỡ thích hợp của phương tiện, tiện nghi | ||||
Sự linh hoạt về cỡ nhu cầu | ||||
Hiệu quả điều hành | – hiệu quả xử lý chỉ tiêu BOD5 của nước thải (giảm BOD5/ngày/đầu người)
– hiệu quả xử lý chỉ tiêu COD của nước thải (giảm COD/ngày/đầu người) – thất thoát nước từ hệ thống cấp nước (m3/km/ngày) – hiệu quả của mạng cấp nước (%) – lượng bùn được xử lý/lượng BOD5 được xử lý |
|||
Hiệu quả kinh tế | Tổng chi phí vòng đời sản phẩm | |||
Hiệu quả đầu tư | ||||
Khả năng bảo trì, bảo dưỡng | Sự thích hợp của bảo trì, bảo dưỡng | |||
Hiệu quả của bảo trì, bảo dưỡng | ||||
Khả năng phục hồi | Sự chắc chắn | |||
Sự dư thừa | ||||
Khả năng thay thế | ||||
Sự phục hồi nhanh | ||||
Môi trường | Sử dụng hiệu quả các tài nguyên | Hiệu quả tiêu thụ năng lượng | – tiêu thụ năng lượng so với lượng nước uống đã được sản xuất và cấp/phân phối (kWh/m3)
– tiêu thụ năng lượng so với lượng nước thải đã được thu gom và xử lý (kWh/m3) – hiệu quả năng lượng của nhà máy xử lý nước (kWh/gBOD5 đã xử lý) |
– sản lượng nhiệt với mỗi tấn chất thải rắn (kWh/tấn)
– sản lượng điện với mỗi tấn chất thải rắn (kWh/tấn) |
Hiệu quả tiêu thụ nước | – tổng tiêu thụ nước sinh hoạt trên đầu người (lit/ngày)
– tổng tiêu thụ nước sinh hoạt trên đầu người (lit/ngày) – chỉ số tác động của nước (m3 WIIX tương đương/ngày/người) |
|||
Hiệu quả tiêu thụ nguyên liệu thô | – lượng bùn của nhà máy xử lý nước tạo ra được sử dụng trong nông nghiệp (%) | – tỷ lệ % chất thải rắn đô thị được tái chế
– tỷ lệ % phục hồi nguyên liệu – tỷ lệ % bao bì được tái chế – tỷ lệ % chất thải hữu cơ được tái chế – tỷ lệ % chất thải xây dựng được tái chế – tỷ lệ % chất thải nguy hại được tái chế |
||
Lượng chất thải | – tổng lượng nước thải thải trên đầu người (lít/ngày) | – tổng lượng chất thải rắn đô thị được thu gom trên đầu người (kg/người/năm) | ||
– tỷ lệ phần nước thải được tái sử dụng sau xử lý | – lượng chất thải nguy hại được tạo ra (kg/người/năm) | |||
– tỷ lệ % của từng loại chất thải rắn được thu gom | ||||
Biến đổi khí hậu | Lượng phát thải khí nhà kính (GHG) | – phát thải CO2 so với lượng nước uống được cấp (grCO2/m3)
– phát thải CO2 so với lượng nước thải được xử lý (grCO2/m3) – năng lượng tái tạo được sử dụng cho sản xuất và cấp/phân phối nước uống (%) – năng lượng tái tạo được sử dụng cho nhà máy xử lý nước (%) |
– phát thải CO2 so với lượng chất thải đô thị đã thu gom (gCO2/tấn)
– phát thải CO2 so với lượng chất thải đô thị đã xử lý (gCO2/tấn) – tỷ lệ % khí mê tan tại các địa điểm hố chôn rác |
|
Phòng ngừa ô nhiễm | Lượng phát thải chất gây ô nhiễm | – phát thải bụi do thu gom chất thải (g/tấn)
– phát thải bụi do đốt chất thải (g/tấn) – phát thải SOX do đốt chất thải (g/tấn) – phát thải NOX do đốt chất thải (g/tấn) |
||
Mức khó chịu có thể cảm nhận | ||||
Đa dạng sinh học | Lượng không gian xanh | |||
Bảo tồn và tạo lập tập quán/thói quen | – hệ sinh thái duy trì đa dạng sinh học của khu / không gian xanh (Có/Không) | |||
Kiểm soát tiêu, thoát nước bề mặt | ||||
Sự đóng góp cho sức khỏe con người và cộng đồng |
A.6 Ví dụ về chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với nước (Tây Ban Nha)
Bảng A.8 – Ví dụ về chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với nước
Bước a) Quan điểm |
Bước b) Nhu cầu (tối thiểu) |
Bước c) Đặc tính kết quả hoạt động (ví dụ) |
Bước d) Ví dụ về các chuẩn đo/chỉ số kết quả hoạt động chính hiện có đối với các loại hình hạ tầng cho cộng đồng cụ thể |
|
Nước |
Công thức |
|||
Cư dân
(người dùng cuối, người thụ hưởng, người tiêu dùng) |
Khả năng sẵn có | Phạm vi bao quát theo thời gian | ||
Phạm vi bao quát theo vùng, khu vực | ||||
Phạm vi bao quát theo dân cư | ||||
Tính ổn định | Khoảng thời gian trung bình của các sự cố về áp lực | phút/thuộc tính
Tổng của (khoảng thời gian sự cố về áp lực x các thuộc tính bị tác động)/Tổng số các thuộc tính được cung cấp Sự cố áp lực được xác định là sự mất khả năng đáp ứng các mức áp suất tối thiểu hoặc tối đa đã nêu trong hợp đồng hoặc được các cơ quan quản lý địa phương và quốc gia quy định. Thời gian sự cố được xác định là khoảng thời gian trôi qua của việc phát hiện và giải quyết sự cố, không bao gồm bất kỳ thời gian nào thuộc trách nhiệm của khách hàng. |
||
Tính ổn định | Tỷ lệ % của các sự cố về áp lực đã được chủ động phát hiện | %
100 x (Tổng số các sự cố về áp lực đã được chủ động phát hiện/ Tổng số các sự cố về áp lực đã được phát hiện) Sự cố về áp lực được xác định là sự mất khả năng đáp ứng các mức áp suất tối thiểu hoặc tối đa đã được quy định theo hợp đồng hoặc được các cơ quan quản lý địa phương và quốc gia quy định. |
||
Khoảng thời gian trung bình của các sự cố về chất lượng nước uống | phút/thuộc tính
Tổng của (khoảng thời gian sự cố áp lực x các thuộc tính bị tác động)/Tổng số các thuộc tính đáp ứng Sự cố chất lượng nước uống được xác định là sự mất khả năng đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng đã nêu trong hợp đồng hoặc được các cơ quan quản lý địa phương hoặc quốc gia quy định. |
|||
Khả năng tiếp cận | Khả năng nhiều người tiếp cận và sử dụng | |||
Khả năng chi trả | Giá dịch vụ | |||
An toàn và an ninh | An toàn | |||
An ninh mạng và bảo mật dữ liệu | ||||
An ninh về vật chất | ||||
Chất lượng dịch vụ | Năng lực dịch vụ | |||
Quy trình, thủ tục dễ hiểu và dễ sử dụng | ||||
Lập hóa đơn hợp thức | ||||
Chất lượng của hạ tầng cho cộng đồng cụ thể | Tỷ lệ % các phép thử về chất lượng nước uống đáp ứng yêu cầu quy định | %
100 x (Tổng số phép thử về chất lượng đáp ứng yêu cầu quy định/Tổng số phép thử chất lượng) Chỉ các phép thử đã được thực hiện để kiểm tra sự tuân thủ các yêu cầu quy định mới được tính. |
||
Cung cấp thông tin | ||||
Các nhà quản lý cộng đồng | Hiệu quả điều hành | Khả năng tương tác | ||
Cỡ thích hợp của phương tiện, tiện nghi | ||||
Sự linh hoạt về cỡ nhu cầu | ||||
Hiệu quả điều hành | ||||
Hiệu quả kinh tế | Tổng chi phí vòng đời sản phẩm | |||
Hiệu quả đầu tư | ||||
Sự sẵn có thông tin về kết quả hoạt động | Trao đổi thông tin với khách hàng | Công bố về chất lượng nước | Tổng số các công bố về chất lượng nước trên 1.000 dân
Chỉ xem xét các công bố các chỉ tiêu chất lượng được tiến hành tại các phòng thử nghiệm được công nhận về năng lực |
|
Số lượng các công bố về lũ lụt | Tổng số các công bố về lũ lụt trên 1.000 dân
Xem xét mọi công bố được lưu giữ, không phân biệt cách thức thu thập như: điện thoại, fax, email, trao đổi trực tiếp, website … |
|||
Tỷ lệ % khách hàng cá nhân có đồng hồ đo điện tử | %
100 x (số lượng khách hàng cá nhân có đồng hồ đo điện tử/tổng số khách hàng). Các khách hàng cá nhân là các người tiêu dùng nước được đo riêng biệt lượng nước tiêu thụ, khác với các khách hàng được chung đo lượng nước tiêu thụ cùng với các khách hàng khác với cùng một đồng hồ đo tại cùng một địa điểm. |
|||
Khả năng bảo trì, bảo dưỡng | Sự phù hợp của bảo trì, bảo dưỡng | |||
Hiệu quả của bảo trì, bảo dưỡng | ||||
Khả năng phục hồi | Sự chắc chắn | Tránh các sự cố liên quan đến sự tắc nghẽn cống rãnh.
Sự sẵn có hệ thống cống rãnh |
%
100 x [1 – (Tổng thời gian cống rãnh tiêu thoát nước ở mức công suất tối đa trong cơn mưa x Chiều dài của hệ thống cống rãnh bị ảnh hưởng) / (Tổng thời gian mưa rất to x Tổng chiều dài của hệ thống cống rãnh)] Cơn mưa rất to được xác định là cơn mưa có lượng mưa trên 12mm/5 phút. Giả định rằng khả năng có cống rãnh là 100 % phần còn lại của thời gian này. |
|
Sự dư thừa | ||||
Khả năng thay thế | ||||
Sự phục hồi nhanh | ||||
Môi trường | Sử dụng hiệu quả các tài nguyên | Hiệu quả tiêu thụ năng lượng | Mức tự túc năng lượng | Các doanh nghiệp cung cấp nước có thể tạo ra năng lượng bằng cách sử dụng các nhà máy thủy điện, biogas, kết hợp cả 2 cách này và bất kỳ thiết bị nào để tạo ra năng lượng. |
Kiểm soát điện năng phản kháng | Giá trị này phải được tính cho mọi phương tiện, thiết bị (nhà máy, trạm bơm) | |||
Sử dụng năng lượng trong lấy nước | Sử dụng các giá trị này nêu trong Báo cáo năm 2005 của Ủy ban Năng lượng California làm giá trị tra cứu, tham khảo | |||
Sử dụng năng lượng trong vận chuyển nước | Sử dụng các giá trị này nêu trong Báo cáo năm 2005 của Ủy ban Năng lượng California làm giá trị tra cứu, tham khảo | |||
Sử dụng năng lượng trong các quá trình xử lý nước uống | Sử dụng các giá trị này nêu trong Báo cáo năm 2005 của Ủy ban Năng lượng California làm giá trị tra cứu, tham khảo | |||
Sử dụng năng lượng trong tất cả các quá trình của nước thải | kWh/m3
Tổng sử dụng năng lượng trong các quá trình của nước thải / Lượng nước thải được xử lý. Sử dụng các giá trị này nêu trong Báo cáo năm 2005 của Ủy ban Năng lượng California làm giá trị tra cứu, tham khảo. |
|||
Sử dụng năng lượng trong các quá trình phân phối nước | kWh/m3
Tổng sử dụng năng lượng trong các quá trình phân phối nước / Lượng nước được cấp cho hệ thống phân phối nước. Sử dụng các giá trị này nêu trong Báo cáo năm 2005 của Ủy ban Năng lượng California làm giá trị tra cứu, tham khảo. |
|||
Sử dụng năng lượng trong các quá trình xử lý nước thải | kWh/m3
Tổng sử dụng năng lượng trong các quá trình xử lý nước thải / Lượng nước thải đã được xử lý. Sử dụng các giá trị này nêu trong Báo cáo năm 2005 của Ủy ban Năng lượng California làm giá trị tra cứu, tham khảo. |
|||
Sử dụng năng lượng trong các quá trình xử lý nước tuần hoàn | kWh/m3
Tổng sử dụng năng lượng trong sản xuất nước tuần hoàn / Lượng nước phục hồi đã sản xuất. Sử dụng các giá trị này nêu trong Báo cáo năm 2005 của Ủy ban Năng lượng California làm giá trị tra cứu, tham khảo |
|||
Sử dụng năng lượng trong các quá trình chuyên chở và phân phối nước tuần hoàn | kWh/m3
Tổng sử dụng năng lượng trong chuyên chở và phân phối nước tuần hoàn / Lượng nước tuần hoàn đã cấp cho hệ thống phân phối nước. |
|||
Hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên | Lít/người/ngày
Tổng nhu cầu sử dụng nước của hộ gia đình tính theo lít / (Số ngày x số dân được cung cấp nước) Tổng nhu cầu sử dụng nước của hộ gia đình được xác định là tổng lượng nước tiêu thụ theo hóa đơn trả phí. |
Sử dụng nước hằng ngày tại hộ gia đình | ||
LÍt/hecta x ngày
Tổng nhu cầu về nước tưới tính theo lít / (Số ngày x diện tích được tưới nước theo hecta) |
Sử dụng hằng ngày cho tưới nước | |||
Có/Không
Khả năng giảm giá và sự giảm giá do sử dụng nước hiệu quả. |
Giảm giá theo mức sử dụng hiệu quả | |||
%
100 x (Số lượng công tơ điện tử / Tổng số công tơ) |
Tỷ lệ % khách hàng có công tơ điện tử | |||
%
(Lượng nước được phép phân phối / Tổng lượng nước đã cung cấp) / 100 |
Kết quả hoạt động của hệ thống nhánh phân phối | |||
%
100 x (Lượng nước tuần hoàn + Lượng nước mưa tái sử dụng) / (Tổng lượng nước đã cung cấp) Nước tuần hoàn được xác định là nước từ nhà máy xử lý nước thải nơi tiếp nhận xử lý tiếp để làm cho nước thải sử dụng được cho mục đích tưới hoặc trong công nghiệp. |
Tỷ lệ % nước tái sử dụng | |||
%
100 x (Bùn được tái sử dụng / Tổng lượng bùn tạo ra) |
Tỷ lệ % bùn được tái sử dụng | |||
%
100 x (Số lượng khách hàng sử dụng Web (dịch vụ trực tuyến) / Tổng số khách hàng) |
Tỷ lệ % khách hàng sử dụng Web (dịch vụ trực tuyến) | |||
Tỷ lệ % khách hàng từ chối nhận hóa đơn giấy | %
100 x (Số khách hàng đăng ký dịch vụ hóa đơn điện tử và từ chối nhận hóa đơn giấy/ Tổng số khách hàng) |
|||
Lượng chất thải thực tế | ||||
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu | Lượng phát thải khí nhà kính (GHG) | |||
Phòng ngừa ô nhiễm | Lượng phát thải chất gây ô nhiễm | Mức độ không tuân thủ quy định về xả thải | %
Đối với mỗi thông số được quy định, mức độ không tuân thủ trung bình so với mức quy định sẽ được nêu rõ. Giá trị của chỉ số này là kết quả của giá trị trung bình của các giá trị này. Cần lưu ý đến các quy định quản lý hiện hành. |
|
Mức khó có thể chịu cảm nhận | Số lượng phàn nàn liên quan đến tiếng ồn hoặc mùi khó chịu | Số lượng phàn nàn trên 1.000 dân
Số lượng phàn nàn liên quan đến tiếng ồn hoặc mùi khó chịu trên 1.000 dân Xem xét mọi phàn nàn được lưu giữ, không phân biệt cách thức thu thập như: điện thoại, fax, email, trao đổi trực tiếp, website… |
||
Bảo tồn hệ sinh thái | Lượng không gian xanh | |||
Kiểm soát tiêu, thoát nước bề mặt | ||||
Sự đóng góp cho sức khỏe con người và cộng đồng |
Phụ lục B
(tham Khảo)
Ví dụ về các vấn đề cộng đồng liên quan đến kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng
Phụ lục này gồm các ví dụ về các vấn đề của cộng đồng liên quan đến kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng (để biết thêm chi tiết, xem 5.3).
CHÚ THÍCH Các vấn đề cộng đồng là các thách thức mà cộng đồng đối mặt. Các cộng đồng thường có các vấn đề và ưu tiên khác biệt với nhau.
Bảng B.1 đưa ra các ví dụ về các vấn đề của cộng đồng và kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng đã quy định trong Điều 4.
Trong ví dụ này, các chủ đề của TCVN 37120:2017 được sử dụng làm ví dụ về các vấn đề của cộng đồng.
Các hàng của bảng này cho thấy các chủ đề của TCVN 37120:2017 và các cột cho thấy các đặc tính kết quả hoạt động đã quy định trong tiêu chuẩn này.
Năng lượng, chất thải rắn, viễn thông và sáng tạo, đổi mới, vận chuyển, nước thải, nước và tình trạng vệ sinh là các vấn đề của cộng đồng dường như liên quan trực tiếp đến các đặc tính kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng.
Dấu “*” trong mỗi ô biểu thị mức độ quan hệ giữa các đặc tính kết quả hoạt động liệt kê trong hàng và vấn đề của cộng đồng liệt kê trong cột. Ô càng có nhiều dấu “*” thì vấn đề của cộng đồng và đặc tính kết quả hoạt động càng liên quan chặt chẽ với nhau hơn.
Số lượng dấu “*” trong bảng này là tất cả ví dụ mang tính chỉ dẫn để thể hiện cách thức tiến hành việc lập bản đồ về các vấn đề của cộng đồng và kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng được khuyến nghị trong tiêu chuẩn này. Khi sử dụng thực tế, số lượng dấu “*” trong mỗi ô có thể khác nhau tùy theo các ưu tiên và mối quan tâm của các đô thị.
Bàng B.1 – Bảng ví dụ về mối quan hệ giữa các vấn đề của cộng đồng và kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng được xác định trong Điều 4 của tiêu chuẩn này
Các đặc tính kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng của tiêu chuẩn này |
Các vấn đề cộng đồng: Các chủ đề của TCVN 37120:2017 “Phát triển cộng đồng bền vững – Các chỉ số về dịch vụ và chất lượng cuộc sống đô thị” |
||||||||||||||||||
Quan điểm |
Nhu cầu |
Đặc tính kết quả hoạt động |
Kinh tế |
Giáo dục |
Năng lượng |
Môi trường |
Tài chính |
Hỏa hoạn và ứng phó khẩn cấp |
Điều hành |
Y tế |
Giải trí |
An ninh |
Nơi sinh sống |
Chất thải rắn |
Viễn thông và đổi mới |
Giao thông |
Quy hoạch đô thị |
Nước thải |
Nước và vệ sinh |
Cư dân
(Người dùng cuối, người thụ hưởng, người tiêu dùng) |
Khả năng có sẵn | Phạm vi bao quát theo thời gian |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phạm vi bao quát theo vùng, khu vực |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*** |
* |
|
|
||
Phạm vi bao quát theo dân cư |
|
|
*** |
|
|
|
|
|
|
|
*** |
*** |
*** |
*** |
|
*** |
*** |
||
Tính ổn định |
|
|
*** |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*** |
||
Khả năng tiếp cận | Khả năng nhiều người tiếp cận và sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khả năng chi trả | Giá dịch vụ |
* |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
An toàn và an ninh | An toàn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*** |
|
|
|
|
An ninh mạng và bảo mật dữ liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
An ninh về vật chất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*** |
|
|
|
* |
|
|
||
Cư dân | Chất lượng dịch vụ | Năng lực dịch vụ |
* |
|
*** |
|
|
|
|
|
|
|
|
*** |
|
*** |
|
|
*** |
Quy trình, thủ tục dễ hiểu và dễ sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Lập hóa đơn hợp thức |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Các phẩm chất của hạ tầng cho cộng đồng cụ thể |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*** |
|
|
|
||
Các nhà quản lý cộng đồng | Hiệu quả điều hành | Khả năng tương tác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cỡ phương tiện, tiện nghi thích hợp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*** |
|
|
|
*** |
|
||
Sự linh hoạt về cỡ nhu cầu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Hiệu quả điều hành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*** |
||
Hiệu quả kinh tế | Tổng chi phí vòng đời sản phẩm |
|
|
|
|
*** |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hiệu quả đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Khả năng có sẵn thông tin về kết quả hoạt động | Trao đổi thông tin với khách hàng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khả năng bảo trì, bảo dưỡng | Sự phù hợp của bảo trì, bảo dưỡng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hiệu quả của bảo trì, bảo dưỡng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Khả năng phục hồi | Sự chắc chắn |
|
|
|
|
|
* |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sự dư thừa |
|
|
|
|
|
* |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Khả năng thay thế |
|
|
|
|
|
* |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Sự phục hồi nhanh |
|
|
|
|
|
* |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Môi trường | Sử dụng hiệu quả các tài nguyên | Hiệu quả tiêu thụ năng lượng |
|
|
*** |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hiệu quả sử dụng/tiêu thụ các tài nguyên thiên nhiên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Tổng lượng chất thải thực |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*** |
|
|
|
|
|
||
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu | Lượng phát thải khí nhà kính (GHG) |
|
|
|
*** |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phòng ngừa ô nhiễm | Lượng phát thải chất gây ô nhiễm |
|
|
|
*** |
|
|
|
|
|
|
|
*** |
|
|
|
*** |
|
|
Mức khó chịu có thể cảm nhận |
|
|
|
*** |
|
|
|
|
|
|
|
* |
|
|
|
|
|
||
Bảo tồn hệ sinh thái | Lượng không gian xanh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*** |
|
|
|
Kiểm soát tiêu, thoát nước bề mặt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* |
|
|
|
*** |
|
||
Sự đóng góp cho sức khỏe con người và cộng đồng |
|
|
|
*** |
|
|
|
|
|
|
|
*** |
|
|
|
*** |
|
||
CHÚ THÍCH 1 Số lượng dấu “*” biểu thị mức độ quan hệ tương quan giữa các đặc tính kết quả hoạt động liệt kê trong hàng và vấn đề của cộng đồng liệt kê trong cột.
CHÚ THÍCH 2 Các mối quan hệ nêu trên (có hoặc không có và mức độ) là có tính dự kiến. Các mối quan hệ này có thể sẽ được xác định theo các đặc thù của mỗi đô thị, ví dụ: đô thị phát triển hoặc đang phát triển, công nghiệp hay thương mại. CHÚ THÍCH 3 Chú giải: “***” nghĩa là mối quan hệ trực tiếp. Các cột biểu thị “Vấn đề của cộng đồng” có các chỉ số liên quan đến các hàng biểu thị “Đặc tính kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng. CHÚ THÍCH 4 Chú giải “*” nghĩa là mối quan hệ gián tiếp. Các cột này có các chỉ số mà giá trị có thể hàm ý rằng hàng này cần được xem xét. Các cột có màu sẫm là các cột liên quan trực tiếp đến các đặc tính kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng. |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN ISO 9000:2015 (ISO 9000:2015), Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng
[2] ISO/TR 12773-1:2009, Business requirements for health summary records – Part 1: Requirements
[3] TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015), Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu
[4] TCVN ISO 14044:2011 (ISO 14044:2006), Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời của sản phẩm – Yêu cầu và hướng dẫn
[5] TCVN ISO 14050:2015 (ISO 14050:2009), Quản lý môi trường – Từ vựng
[6] ISO/IEC 14598-1:1999, Information technology – Software product evaluation – Part 1: General overview1)
[7] ISO 21007-1:2005, Gas cylinders – Identification and marking using radio frequency identification technology – Part 1: Reference architecture and terminology
[8] ISO 24510:2007, Activities relating to drinking water and wastewater services – Guidelines for the assessment and for the improvement of the service to users
[9] ISO 24511:2007, Activities relating to drinking water and wastewater services – Guidelines for the management of wastewater utilities and for the assessment of wastewater services
[10] ISO 24512:2007, Activities relating to drinking water and wastewater services – Guidelines for the management of drinking water utilities and for the assessment of drinking water services 2
[11] TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010), Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội
[12] ISO/IEC 26702:2007, Systems engineering – Application and management of the systems engineering process
[13] TCVN 37101:2017, Phát triển bền vững cho cộng đồng – Hệ thống quản lý đối với phát triển bền vững – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
[14] TCVN 37120:2017, Phát triển bền vững cho cộng đồng – Các chỉ số về dịch vụ và chất lượng sống đô thị
[15] TCVN 37150:2017, Hạ tầng thông minh cho cộng đồng – Xem xét các hoạt động hiện tại liên quan đến chuẩn đo
[16] ISO/IEC Guide 51:2014, Safety aspects – Guidelines for their inclusion in standards 3
[17] ISO Guide 82:2014, Guidelines for addressing sustainability in standards
[18] OECD. The DAC Guidelines on Poverty Reduction
[19] OECD. Promoting Pro-Poor Growth: INFRASTRUCTURE,
[20] OECD. Infrastructure 2030, 2006 (http://w w w.oecd.org/d ataoecd/49/8/37182873.pdf)
[21] OECD. Natural Resources and Pro-Poor Growth: The Economics and Politics, 2008 www.oecdbookshop.org/oecd/display.asp?CID=&LANG=en&SF1=DI&ST1=5L4CNJHJGZR)
[22] United Nations General Assembly. Report of the World Commission on Environment and Development: Our Common Future. Transmitted to the General Assembly as an Annex to document A/42/427 – Development and International Co-operation. Environment. 1987
[23] United Nations General Assembly. 2005 World Summit Outcome, Resolution A/60/1, adopted by the General Assembly on 15 September 2005
[24] United Nations. The Millennium Development Goals Report 2011, 2011
[25] Freeman K. Infrastructure from the Bottom Up, 2011
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Tổng quan
4.1 Khái quát
4.2 Sử dụng
5 Nguyên tắc
5.1 Khái quát
5.2 Các thuộc tính lý tưởng cần đạt được
5.3 Các vấn đề của cộng đồng liên quan đến kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng
5.4 Các bên liên quan thích hợp cần được xem xét
6 Yêu cầu đối với tiếp cận chung để xác định chuẩn đo
6.1 Yêu cầu chung
6.2 Yêu cầu về hiểu rõ quan điểm của các bên liên quan chính đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng
6.3 Yêu cầu về môi trường
6.4 Hướng dẫn về chuyển đổi nhu cầu thành đặc tính kết quả hoạt động
6.5 Yêu cầu về xác định chuẩn đo
Phụ lục A (tham khảo) – Ví dụ về khả năng áp dụng của phương pháp tiếp cận phân bước dễ thực hiện tại Điều 6 đối với các chỉ số kết quả hoạt động chính cho các loại hình hạ tầng cho cộng đồng cụ thể
Phụ lục B (tham khảo) – Ví dụ về các vấn đề của cộng đồng liên quan đến kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng
Thư mục tài liệu tham khảo
1 Đã hủy bỏ.
2 Đã hủy bỏ.
3 Hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia đã có TCVN 6844:2001 (ISO/IEC GUIDE 51:1999) Hướng dẫn việc đề cập khía cạnh an toàn trong tiêu chuẩn
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 37151:2018 VỀ HẠ TẦNG THÔNG MINH CHO CỘNG ĐỒNG – NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUẨN ĐO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN37151:2018 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực khác |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |