TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 3991:2012 VỀ TIÊU CHUẨN PHÒNG CHÁY TRONG THIẾT KẾ XÂY DỰNG – THUẬT NGỮ – ĐỊNH NGHĨA

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 28/12/2012

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 3991:2012

TIÊU CHUẨN PHÒNG CHÁY TRONG THIẾT KẾ XÂY DỰNG – THUẬT NGỮ – ĐỊNH NGHĨA

Standard for fire protection in building design. Terminology – definitions

Lời nói đầu

TCVN 3991 : 2012 thay thế TCVN 3991 : 1985.

TCVN 3991 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TIÊU CHUẨN PHÒNG CHÁY TRONG THIẾT KẾ XÂY DỰNG – THUẬT NGỮ – ĐỊNH NGHĨA

Standard for fire protection in building design. Terminology – definitions

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa áp dụng trong hệ thống tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1. Ngọn lửa

Quá trình cháy được đặc trưng bằng sự tỏa nhiệt, khói và có ngọn lửa.

2.2. Tính chịu lửa

Khả năng của cấu kiện và kết cấu xây dựng giữ được khả năng chịu lửa cũng như khả năng chống lại sự hình thành các lỗ hổng và sự nung nóng đến nhiệt độ tới hạn và lan truyền ngọn lửa.

2.3. Sự lan truyền ngọn lửa theo kết cấu

Sự lan truyền cháy trên bề mặt và bên trong các cấu kiện và kết cấu xây dựng.

2.4. Sự cháy

Tác dụng qua lại giữa vật chất với ôxy kèm theo tỏa nhiệt hoặc khói, có xuất hiện ngọn lửa hoặc cháy âm ỉ.

2.5. Sản phẩm cháy

Vật chất được tạo nên do cháy.

2.6. Sự phát sáng

Sự cháy không có ngọn lửa nhưng có phát sáng.

2.7. Cháy âm ỉ

Sự cháy không phát sáng, nhận biết được do xuất hiện khói.

2.8. Khói

Thể nhìn thấy được trong không khí được tạo ra từ những phần tử rắn, lỏng hoặc khí khi cháy.

2.9. Sự mồi lửa

Sự gây cháy.

2.10. Nguồn cháy

Nhiệt năng dẫn đến sự bốc cháy.

2.11. Sự đốt cháy

Sự cháy có mục đích, kiểm soát được.

2.12. Sự các bon hóa

Sự tạo thành các bon do kết quả nhiệt phân hay cháy không hoàn toàn của chất hữu cơ.

2.13. Sự bốc cháy

Sự bắt đầu cháy do tác động của nguồn cháy.

2.14. Sự tự bốc cháy

Sự bắt đầu cháy không do tác động của nguồn cháy.

2.15. Tính bốc cháy

Khả năng cháy của vật chất dưới tác động của nguồn cháy.

2.16. Nhiệt độ bốc cháy

Nhiệt độ thấp nhất mà các vật liệu có thể bốc cháy do tác động của nguồn cháy.

2.17. Nhiệt độ tự bốc cháy

Nhiệt độ thấp nhất mà các vật liệu có thể bốc cháy mà không cần tác động của nguồn cháy.

2.18. Ngọn lửa

Sự cháy ở dạng khí có kèm theo phát sáng và nhiệt.

2.19. Sự lan truyền ngọn lửa

Sự lan truyền cháy ở dạng khí có kèm theo phát sáng và nhiệt.

2.20. Sự bốc lửa

Sự bốc cháy có ngọn lửa

2.21. Sự tự bốc lửa

Sự tự bốc cháy có ngọn lửa

2.22. Đám cháy

Sự cháy không kiểm soát được, phát triển theo thời gian và không gian.

2.23. Nhiệt phân

Sự phá hủy hóa học không thuận nghịch do kết quả tăng nhiệt độ, có hoặc không có ôxy hóa.

2.24. Chế độ nhiệt tiêu chuẩn

Sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình thử khi xác định các giới hạn chịu lửa của kết cấu.

2.25. Giới hạn chịu lửa

Thời gian (tính bằng giờ hoặc bằng phút) từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo tiêu chuẩn các mẫu cho tới khi xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn của kết cấu và cấu kiện.

2.26. Giới hạn lan truyền cháy

Thời gian (tính bằng giờ hoặc bằng phút) từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo tiêu chuẩn các mẫu cho tới khi xuất hiện một dấu hiệu nào đó đặc trưng cho sự lan truyền ngọn lửa theo kết cấu.

2.27. Bậc chịu lửa

Đặc trưng chịu lửa của nhà và công trình theo tiêu chuẩn được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng chính.

2.28. Năng lượng nhiệt

Năng lượng tỏa ra khi cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng của vật liệu.

2.29. Tải trọng cháy

Tổng thể nhiệt của toàn bộ khối lượng vật liệu cháy được trên 1 m2 diện tích sàn nhà hoặc công trình.

2.30. Xử lý chống cháy

Tạo lớp phủ trên bề mặt hoặc ngâm tẩm kỹ các bộ phận kết cấu để làm tăng giới hạn chịu lửa và giới hạn lan truyền của ngọn lửa.

2.31. Tính bốc cháy của vật liệu

Đặc trưng tiêu chuẩn về tính bốc cháy của vật liệu.

2.32. Vật liệu không cháy

Vật liệu dưới tác động của ngọn lửa hay nhiệt độ cao nhưng không bốc cháy, không cháy âm ỉ và không bị các bon hóa.

2.33. Vật liệu dễ cháy

Vật liệu dưới tác động của ngọn lửa hay nhiệt độ cao gây bốc cháy, cháy âm ỉ hay bị các bon hóa sau khi đã cách ly khỏi nguồn cháy.

2.34. Vật liệu khó cháy

Vật liệu dưới tác động của ngọn lửa hay nhiệt độ cao thì bốc cháy, cháy âm ỉ hoặc các bon hóa và tiếp tục cháy, cháy âm ỉ hoặc bị các bon hóa khi có nguồn cháy, nhưng sau khi cách ly khỏi nguồn cháy thì ngừng cháy hoặc ngừng cháy âm ỉ.

2.35. Bộ phận ngăn cách cháy

Kết cấu có giới hạn chịu lửa theo tiêu chuẩn ngăn cản sự lan truyền ngọn lửa từ bộ phận này sang bộ phận khác của công trình.

2.36. Thang chữa cháy ngoài nhà

Thang dùng để đưa nhân viên chữa cháy và thiết bị kỹ thuật chữa cháy lên mái nhà và công trình.

2.37. Lối thoát nạn

Lối dẫn đến cửa thoát nạn ra ngoài.

2.38. Cửa thoát nạn

Cửa ra trực tiếp bên ngoài hay vào khu vực an toàn.

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Thuật ngữ và định nghĩa

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 3991:2012 VỀ TIÊU CHUẨN PHÒNG CHÁY TRONG THIẾT KẾ XÂY DỰNG – THUẬT NGỮ – ĐỊNH NGHĨA
Số, ký hiệu văn bản TCVN3991:2012 Ngày hiệu lực 28/12/2012
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Ngày ban hành 28/12/2012
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản