TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 4175-1:2008 (ISO 1132-1:2000) VỀ Ổ LĂN – DUNG SAI – PHẦN 1: THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
ISO 1132-1:2000
Ổ LĂN – DUNG SAI – PHẦN 1: THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Rolling bearings – Tolerances – Part 1: Terms and definitiond
Lời nói đầu
TCVN 4175-1:2008 thay thế TCVN 4175:1985.
TCVN 4175-1:2008 hoàn toàn tương đương ISO 1132-1:2000.
TCVN 4175-1:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 4 ổ lăn, ổ đỡ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 4175 gồm 2 phần:
– Phần 1: Thuật ngữ và định nghĩa
– Phần 2: Nguyên tắc và phương pháp đo kiểm
Ổ LĂN – DUNG SAI – PHẦN 1: THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Rolling bearings – Tolerances – Part 1: Terms and definitiond
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra các thuật ngữ sử dụng trong các tiêu chuẩn quốc tế quy định dung sai của các kích thước bao, độ chính xác hình học, độ chính xác quay và khe hở bên trong của các ổ lăn. Ngoài ra tiêu chuẩn này quy định các điều kiện chung cho việc áp dụng các dung sai này và đưa ra các ký hiệu cho một số các khái niệm xác định.
Các nguyên lý và phương pháp đo, kiểm tra để đánh giá sự phù hợp với nhiều định nghĩa trong tiêu chuẩn này được nêu trong ISO/TR 9274.
ISO 5593 quy định thuật ngữ định nghĩa cho nhóm ổ lăn ổ đỡ, các giá trị lớn khác được quy định trong các phần của ISO 1132.
2. Tài liệu viện dẫn
ISO 1:1975, Nhiệt độ tiêu chuẩn cho các phép đo chiều dài trong công nghiệp.
TCVN 2244:99 (ISO 286-1:1988), Hệ thống dung sai và lắp ghép ISO – Phần 1: Cơ sở của dung sai, sai lệch và lắp ghép.
ISO 10579:1993, Bản vẽ kỹ thuật – Quy định kích thước và dung sai – Các chi tiết không cứng vững.
3. Quy định chung
Kích thước bao của ổ lăn hoặc chi tiết của ổ lăn không được sai lệch so với kích thước danh nghĩa lớn hơn dung sai được sử dụng khi được đo ở nhiệt độ 20oC theo ISO 1 với các chi tiết của ổ hoàn toàn không chịu tác động của ứng suất do các ngoại lực, bao gồm cả các tải trọng đo và trọng lực trên bản thân chi tiết. Các chi tiết không cứng vững theo định nghĩa trong ISO 10579 là trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này, ở đây cần hạn chế các đặc điểm của chúng trong quá trình kiểm tra các kích thước và dung sai đã quy định, ví dụ, các ổ kim có vòng ngoài dập.
Chỉ áp dụng sai lệch dưới của dung sai đường kính lỗ và sai lệch trên của dung sai đường kính ngoài cho toàn bộ chiều rộng của lỗ và các bề mặt ngoài của các vòng ổ. Mặt khác, các định nghĩa được nêu trong 5.1, 5.2 và 6.1 chỉ liên quan đến các bề mặt giữa các cạnh vát của các vòng ổ.
Nếu không có quy định nào khác, các thuật ngữ “vòng”, “vòng trong” và “vòng ngoài” được sử dụng trong tiêu chuẩn này bao gồm cả vòng phẳng (đệm), vòng lắp chặt của ổ chặn và chặn-đỡ và vòng lắp lỏng của ổ chặn và chặn-đỡ.
Đối với các ổ đũa côn, thuật ngữ “vòng trong của ổ đũa côn” đôi khi được sử dụng để xác định “vòng trong” hoặc “cụm vòng trong”, còn “vòng ngoài của ổ đũa côn” để xác định “vòng ngoài”.
Thuật ngữ “đơn nhất” đã được sử dụng từ lâu trong công nghệ ổ lăn (đường kính lỗ đơn nhất”, đường kính ngoài đơn nhất, v.v…), nhưng thuật ngữ này có cùng một đặc điểm như thuật ngữ “thực, cục bộ” được sử dụng trong các tiêu chuẩn quốc tế khác và được định nghĩa trong TCVN 2244:1999 (ISO 286-1).
Các chỉ số dưới dòng trong các ký hiệu có ý nghĩa sau:
– a áp dụng cho ổ đã lắp ráp hoặc khe hở bên trong theo hướng chiều trục;
– e áp dụng cho vòng ngoài;
– i áp dụng cho vòng trong;
– m giá trị trung bình cộng của các giá trị đo;
– p mặt phẳng trong đó thực hiện phép đo;
– r áp dụng cho khe hở bên trong theo hướng đường kính
– s kích thước đơn nhất hoặc kích thước thực;
– w áp dụng cho các con lăn;
– 1, 2… chữ số phân biệt khi có nhiều hơn một đường kính hoặc chiều rộng áp dụng cho một vòng hoặc bộ phận
4. Trục, hướng, mặt phẳng, vị trí và bề mặt
4.1. Trục của ổ
Trục quay lý thuyết của một ổ lăn.
4.2. Trục của vòng trong
Trục của hình trụ hoặc hình côn được vẽ nội tiếp trong lỗ hình trụ hoặc hình côn của vòng trong.
4.3. Trục của vòng ngoài
Trục của hình trụ được vẽ ngoại tiếp với mặt trụ ngoài của vòng ngoài.
4.4. Mặt mút chuẩn của vòng ổ
Mặt mút được thiết kế chế tạo như là mặt mút chuẩn của ổ và có thể được dùng làm chuẩn đo.
CHÚ THÍCH Đối với các ổ được thiết kế để chịu các tải trọng chiều trục thì mặt mút chuẩn này thường là mặt mút rộng (mặt mút sau).
4.5. Mặt phẳng hướng kính
Mặt phẳng vuông góc với trục của ổ.
CHÚ THÍCH Đối với một vòng ổ, có thể xem mặt phẳng hướng kính song song với mặt phẳng tiếp tuyến với mặt mút chuẩn của vòng ổ.
4.6. Hướng kính
Hướng cắt qua trục và nằm ngang trong mặt phẳng hướng kính.
4.7. Mặt phẳng chiều trục (dọc trục)
Mặt phẳng chứa trục.
4.8. Hướng chiều trục (dọc trục)
Hướng song song với trục.
CHÚ THÍCH Đối với vòng ổ có thể xem hướng chiều trục (dọc trục) là hướng vuông góc với mặt phẳng tiếp tuyến với mặt mút chuẩn của vòng ổ.
4.9. Mặt phẳng đơn nhất
Mặt phẳng hướng kính hoặc dọc trục bất kỳ trong đó có thể thực hiện các phép đo.
4.10. Kích thước đơn nhất
Khoảng cách bất kỳ được đo giữa hai điểm đối diện.
CHÚ THÍCH Thông số này cũng được khảo sát như “kích thước thực cục bộ” xem TCVN 2244:1999 (ISO 286-1).
VÍ DỤ Đường kính, chiều rộng v.v…
4.11. Kích thước thực
Kích thước của chi tiết được xác định bằng cách đo.
VÍ DỤ Đường kính, chiều rộng v.v…
4.12. Mặt trụ
Bề mặt được tạo thành bởi chuyển động quay của một đường thẳng song song với trục.
4.13. Mặt côn
Bề mặt được tạo thành bởi chuyển động quay của một đường thẳng cắt trục.
4.14. Đường kính tiếp xúc của đường lăn
Đường kính vòng tròn đi qua các điểm tiếp xúc danh nghĩa trên đường lăn.
CHÚ THÍCH Đối với các ổ đũa, các điểm tiếp xúc danh nghĩa thường ở giữa chiều dài đũa.
4.15. Điểm giữa đường lăn
Điểm hoặc đường trên bề mặt lăn nằm giữa hai mép của đường lăn.
5. Kích thước bao
CHÚ THÍCH Biến đổi (của) đường kính (hoặc chiều rộng) và đường kính trung bình (hoặc chiều rộng trung bình) được xác định trong điều này là hiệu số giữa các kích thước thực đơn nhất lớn nhất và các kích thước thực đơn nhất nhỏ nhất cũng như các giá trị trung bình cộng của chúng và không phải là các giá trị giới hạn cho phép của các kích thước đơn nhất. Các giải trình bổ sung thêm về dung sai kích thước của các đường kính được nêu trong Phụ lục A.
5.1. Đường kính lỗ
5.1.1. Đường kính lỗ danh nghĩa,
d
(Lỗ trụ) đường kính của hình trụ chứa bề mặt lỗ lý thuyết.
(Lỗ côn) đường kính trong một mặt phẳng hướng kính đã cho của hình côn chứa bề mặt lỗ lý thuyết.
CHÚ THÍCH Đối với các ổ lăn, đường kính lỗ danh nghĩa thường được dùng là giá trị chuẩn (đường kính cơ bản) để đo các sai lệch của bề mặt lỗ thực.
5.1.2. Đường kính lỗ đơn nhất
ds
Khoảng cách giữa hai tiếp tuyến song song với giao tuyến của bề mặt lỗ thực và mặt phẳng hướng kính bất kỳ.
5.1.3. Đường kính lỗ đơn nhất trong một mặt phẳng đơn nhất
dsp
Đường kính lỗ đơn nhất đối với một mặt phẳng hướng kính đã cho.
5.1.4. Sai lệch của đường kính lỗ đơn nhất
∆ds
Hiệu số giữa đường kính lỗ đơn nhất và đường kính lỗ danh nghĩa, ∆ds = ds – d
5.1.5. Biến đổi của đường kính lỗ
Vds
(Lỗ trụ) hiệu số giữa đường kính lỗ đơn nhất lớn nhất và đường kính lỗ đơn nhất nhỏ nhất trên cùng một vòng ổ,
Vds = ds max – ds min
5.1.6. Đường kính trung bình của lỗ
dm
(Lỗ trụ) giá trị trung bình cộng của đường kính lỗ đơn nhất lớn nhất và đường kính lỗ đơn nhất nhỏ nhất trên cùng một vòng ổ,
dm = (ds max + ds min)/2
5.1.7. Sai lệch của đường kính trung bình của lỗ
∆dm
(Lỗ trụ) hiệu số giữa đường kính trung bình của lỗ và đường kính danh nghĩa của lỗ,
∆dm = dm – d
5.1.8. Đường kính trung bình của lỗ trong mặt phẳng đơn nhất
dmp
Giá trị trung bình cộng của đường kính lỗ đơn nhất lớn nhất và đường kính lỗ đơn nhất nhỏ nhất trong mặt phẳng hướng kính đơn nhất,
dmp = (dsp max + dsp min)/2
5.1.9. Sai lệch đường kính trung bình của lỗ trong mặt phẳng đơn nhất
∆dmp
Hiệu số giữa đường kính trung bình của lỗ và đường kính lỗ danh nghĩa của lỗ trong mặt phẳng hướng kính đơn nhất, ∆dmp = dmp – d
5.1.10. Biến đổi của đường kính lỗ trong mặt phẳng đơn nhất
Vdsp
Hiệu số giữa đường kính lỗ đơn nhất lớn nhất và đường kính lỗ đơn nhất nhỏ nhất trong mặt phẳng hướng kính đơn nhất,
Vdsp = dsp max – dsp min
5.1.11. Sai lệch đường kính trung bình của lỗ
Vdmp
(Lỗ trụ) hiệu số giữa đường kính trung bình lớn nhất của lỗ và đường kính trung bình nhỏ nhất của lỗ trong mặt phẳng hướng kính đơn nhất trên cùng một vòng ổ,
Vdmp = dmp max – dmp min
5.1.12. Đường kính lỗ danh nghĩa của bộ các con lăn
Fw
(Ổ đỡ không vòng trong) đường kính của hình trụ lý thuyết nội tiếp với tất cả các con lăn.
5.1.13. Đường kính lỗ đơn nhất của bộ các con lăn
Fws
(Ổ đỡ không vòng trong) khoảng cách giữa hai tiếp tuyến song song với giao tuyến của profin bao được vẽ nội tiếp với các con lăn và một mặt phẳng hướng kính.
5.1.14. Đường kính lỗ đơn nhất nhỏ nhất của bộ các con lăn
Fws min
(Ổ đỡ không có vòng trong) đường kính nhỏ nhất của các đường kính lỗ đơn nhất của bộ các con lăn.
CHÚ THÍCH Đường kính lỗ đơn nhất nhỏ nhất của bộ các con lăn là đường kính của hình trụ khi được đặt vào lỗ của bộ các con lăn sẽ dẫn đến khe hở hướng kính (tâm) không (zero) tại ít nhất là một phương hướng kính.
5.1.15. Đường kính trung bình của lỗ bộ các con lăn
Fwm
(Ổ đỡ không có vòng trong) giá trị trung bình cộng của các đường kính lỗ đơn nhất lớn nhất và nhỏ nhất của bộ các con lăn,
Fwm = (Fws max + Fws min)/2
5.1.16. Sai lệch đường kính trung bình của lỗ bộ các con lăn
∆Fwm
Hiệu số giữa đường kính trung bình của lỗ bộ các con lăn và đường kính lỗ danh nghĩa của bộ các con lăn,
∆Fwm = Fwm – Fw
5.2. Đường kính ngoài
5.2.1. Đường kính ngoài danh nghĩa
D
Đường kính (đối với bề mặt trụ ngoài) của hình trụ chứa bề mặt ngoài lý thuyết.
CHÚ THÍCH Đối với các ổ lăn, đường kính ngoài danh nghĩa thường là giá trị chuẩn (đường kính cơ bản) đối với các sai lệch của bề mặt ngoài thực.
5.2.2. Đường kính ngoài đơn nhất
Ds
Khoảng cách giữa hai tiếp tuyến song song với giao tuyến của bề mặt ngoài thực và mặt phẳng hướng kính bất kỳ.
5.2.3
Đường kính ngoài đơn nhất trong một mặt phẳng đơn nhất
Dsp
Đường kính ngoài đơn nhất đối với một mặt phẳng hướng kính đã cho.
5.2.4. Sai lệch của đường kính ngoài đơn nhất
∆Ds
Hiệu số (đối với bề mặt trụ ngoài) giữa đường kính ngoài đơn nhất và đường kính ngoài danh nghĩa, ∆Ds = Ds – D
5.2.5. Biến đổi của đường kính ngoài
VDs
Hiệu số (đối với bề mặt trụ ngoài) giữa các đường kính ngoài đơn nhất lớn nhất và nhỏ nhất trên cùng một vòng ổ,
VDs = Ds max – Ds min
5.2.6. Đường kính ngoài trung bình
Dm
Giá trị trung bình cộng (đối với bề mặt trụ ngoài) của các đường kính ngoài đơn nhất lớn nhất và nhỏ nhất trên cùng một vòng ổ,
Dm = (Ds max + Ds min)/2
5.2.7. Sai lệch của đường kính ngoài trung bình
∆Dm
Hiệu số (đối với bề mặt trụ ngoài) giữa đường kính ngoài trung bình và đường kính ngoài danh nghĩa, ∆Dm = Dm – D
5.2.8. Đường kính ngoài trung bình trong một mặt phẳng đơn nhất
Dmp
Giá trị trung bình cộng của các đường kính ngoài đơn nhất lớn nhất và nhỏ nhất trong một mặt phẳng hướng kính đơn nhất,
Dmp = (Dsp max + Dsp min)/2
5.2.9. Sai lệch của đường kính ngoài trung bình trong một mặt phẳng đơn nhất
∆Dmp
Hiệu số (đối với bề mặt trụ ngoài) giữa đường kính ngoài trung bình và đường kính ngoài danh nghĩa trong một mặt phẳng hướng kính đơn nhất, ∆Dmp = Dmp – D
5.2.10. Biến đổi của đường kính ngoài trong một mặt phẳng đơn nhất
VDsp
Hiệu số giữa các đường kính ngoài đơn nhất lớn nhất và nhỏ nhất trong một mặt phẳng hướng kính đơn nhất, VDsp = Dsp max – Dsp min
5.2.11. Biến đổi của đường kính ngoài trung bình
VDmp
Hiệu số (đối với bề mặt trụ ngoài) giữa các đường kính ngoài trung bình lớn nhất và nhỏ nhất trong một mặt phẳng hướng kính đơn nhất trên cùng một vòng ổ,
VDmp = Dmp max – Dmp min
5.2.12. Đường kính ngoài danh nghĩa của bộ các con lăn
Ew
(Ổ đỡ không có vòng ngoài) đường kính của hình trụ lý thuyết được vẽ ngoại tiếp xung quanh tất cả các con lăn.
5.2.13. Đường kính ngoài đơn nhất của bộ các con lăn
Ews
(Ổ đỡ không có vòng ngoài) khoảng cách giữa hai tiếp tuyến song song với giao tuyến của profin bao được vẽ ngoại tiếp xung quanh bộ các con lăn và một mặt phẳng hướng kính.
5.2.14. Đường kính ngoài đơn nhất lớn nhất của bộ các con lăn
Ews max
(Ổ đỡ không có vòng ngoài) đường kính ngoài đơn nhất lớn nhất của bộ các con lăn.
CHÚ THÍCH Đường kính ngoài đơn nhất lớn nhất của bộ các con lăn là đường kính của hình trụ khi được đặt xung quanh bộ các con lăn sẽ dẫn đến khe hở hướng kính không (zero) tại ít nhất là một phương hướng kính.
5.2.15. Đường kính ngoài trung bình của bộ các con lăn
Ewm
(Ổ đỡ không có vòng ngoài) giá trị trung bình cộng của các đường kính ngoài đơn nhất lớn nhất và nhỏ nhất của bộ các con lăn,
Ewm = (Ews max + Ews min)/2
5.2.16. Sai lệch của đường kính ngoài trung bình của bộ các con lăn
∆Ewm
(Ổ đỡ không có vòng ngoài) hiệu số giữa đường kính ngoài trung bình của bộ các con lăn và đường kính ngoài danh nghĩa của bộ các con lăn, ∆Ewm = Ewm – Ew
5.3. Chiều rộng và chiều cao
5.3.1. Chiều rộng danh nghĩa của vòng ổ
B (vòng trong) hoặc C (vòng ngoài)
Khoảng cách giữa hai mặt mút lý thuyết của một vòng ổ.
CHÚ THÍCH Đối với các vòng ổ lăn, chiều rộng danh nghĩa thường là giá trị chuẩn (kích thước cơ bản) đối với các sai lệch của chiều rộng thực.
5.3.2. Chiều rộng đơn nhất của vòng ổ
Bs hoặc Cs
Khoảng cách giữa các điểm giao nhau của hai mặt mút thực của một vòng ổ và một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng tiếp tuyến với mặt mút chuẩn của vòng ổ.
5.3.3. Sai lệch của chiều rộng đơn nhất của vòng ổ
∆Bs hoặc ∆Cs
Hiệu số giữa chiều rộng đơn nhất của vòng ổ và chiều rộng danh nghĩa của vòng ổ,
∆Bs = Bs – B hoặc ∆Cs = Cs – C
5.3.4. Biến đổi của chiều rộng vòng ổ
VBs hoặc VCs
Hiệu số giữa các chiều rộng đơn nhất lớn nhất và nhỏ nhất của vòng ổ trên cùng một vòng ổ,
VBs = Bs max – Bs min hoặc VCs = Cs max – Cs min
5.3.5. Chiều rộng trung bình của vòng ổ
Bm hoặc Cm
Giá trị trung bình cộng của các chiều rộng đơn nhất lớn nhất và nhỏ nhất của vòng ổ trên cùng một vòng ổ, Bm = (Bs max + Bs min)/2 hoặc Cm = (Cs max + Cs min)/2
5.3.6. Chiều rộng danh nghĩa của vành chặn vòng ngoài
C1
Khoảng cách giữa hai mặt mút lý thuyết của vành chặn vòng ngoài của ổ.
5.3.7. Chiều rộng đơn nhất d của vành chặn vòng ngoài
C1s
Khoảng cách giữa các điểm giao nhau của hai mặt bên thực của vành chặn vòng ngoài và một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng tiếp tuyến với mặt mút chuẩn (mặt sau) của vành chặn.
5.3.8. Sai lệch của chiều rộng đơn nhất của vành chặn vòng ngoài
∆C1s
Hiệu số giữa chiều rộng đơn nhất của vành chặn vòng ngoài và chiều rộng danh nghĩa của vành chặn vòng ngoài, ∆C1s = C1s – C1
5.3.9. Biến đổi của chiều rộng vành chặn vòng ngoài
VC1s
Hiệu số giữa các chiều rộng đơn nhất lớn nhất và nhỏ nhất của một vành chặn vòng ngoài, VC1s = C1s max – C1s min
5.3.10. Chiều rộng danh nghĩa của ổ,
B, C hoặc T
(Ổ đỡ và đỡ chặn) khoảng cách giữa hai mặt mút lý thuyết của vòng dùng để hạn chế chiều rộng của ổ.
CHÚ THÍCH Chiều rộng danh nghĩa của ổ thường là giá trị chuẩn (kích thước cơ bản) đối với các sai lệch của chiều rộng thực của ổ. Ký hiệu B được sử dụng khi chiều rộng danh nghĩa của ổ là khoảng cách giữa các bề mặt mút của vòng trong, cũng như khi các vòng trong và vòng ngoài có chiều rộng bằng nhau và các mặt mút lý thuyết của chúng nằm trong cùng một mặt phẳng. Ký hiệu C được sử dụng khi chiều rộng danh nghĩa của ổ là khoảng cách giữa các mặt mút vòng ngoài (với điều kiện là không sử dụng ký hiệu B nữa). Ký hiệu T được sử dụng khi chiều rộng danh nghĩa của ổ là khoảng cách giữa một mút vòng trong và mặt mút vòng ngoài ở phía đối diện.
5.3.11. Chiều rộng thực của ổ,
Ts
(Ổ đỡ và đỡ-chặn khi một mặt mút vòng trong và một mặt mút vòng ngoài giới hạn chiều rộng ổ) khoảng cách giữa các điểm giao nhau của trục của ổ và hai mặt mặt tiếp tuyến với các mặt mút thực của vòng được dùng để giới hạn chiều rộng ổ.
CHÚ THÍCH Đối với ổ đũa côn một dãy, chiều rộng thực của ổ là khoảng cách giữa các điểm giao nhau của trục của ổ và hai mặt phẳng, một tiếp tuyến với mặt mút thực rộng của vòng trong và một tiếp tuyến với mặt mút thực rộng của vòng ngoài, đường lăn của vòng trong và vòng ngoài, vành chặn của mặt mút rộng của vòng trong cần tiếp xúc với tất cả các con lăn.
5.3.12. Sai lệch của chiều rộng thực của ổ,
∆Ts
(Ổ đỡ và đỡ chặn khi một mặt mút vòng trong và một mặt mút vòng ngoài giới hạn chiều rộng ổ) hiệu số giữa chiều rộng thực của ổ và chiều rộng danh nghĩa của ổ, ∆Ts = Ts – T
5.3.13. Chiều rộng danh nghĩa của ổ,
T
(Ổ chặn và chặn-đỡ) khoảng cách giữa hai mặt mút rộng lý thuyết dùng để giới hạn chiều cao của ổ.
CHÚ THÍCH Chiều cao danh nghĩa của ổ thường là giá trị chuẩn (kích thước cơ bản) đối với các sai lệch của chiều cao thực của ổ.
5.3.14. Chiều cao thực của ổ
Ts
(Ổ chặn và chặn-đỡ) khoảng cách giữa các điểm giao nhau của trục của ổ và hai mặt phẳng tiếp tuyến với các mặt mút rộng thực của vòng ổ dùng để giới hạn chiều cao của ổ.
5.3.15. Sai lệch của chiều cao thực của ổ
∆Ts
(Ổ chặn và chặn-đỡ) hiệu số giữa chiều cao thực và chiều cao danh nghĩa của ổ,
∆Ts = Ts – T
5.3.16. Chiều cao lắp ráp danh nghĩa của cụm vòng trong
T1
(Ổ đũa côn) khoảng cách giữa mặt mút rộng lý thuyết của cụm vòng trong và mặt mút chuẩn lý thuyết của vòng ngoài chuẩn.
5.3.17. Chiều cao lắp ráp thực của cụm vòng trong,
T1s
(Ổ đũa côn) khoảng cách giữa các điểm giao nhau của trục cụm vòng trong với hai mặt phẳng, một tiếp tuyến với mặt mút rộng của cụm vòng trong và một tiếp tuyến với mặt mút chuẩn của vòng ngoài chuẩn.
CHÚ THÍCH Để thực hiện được phép đo đúng, các đường lăn của vòng trong và vòng ngoài chuẩn và vành chặn của mặt mút rộng của vòng trong cần phải tiếp xúc với tất cả các con lăn.
5.3.18. Sai lệch của chiều cao lắp ráp thực của cụm vòng trong
∆T1s
(Ổ đũa côn) hiệu số giữa chiều cao lắp ráp thực và chiều cao lắp ráp danh nghĩa của cụm vòng trong, ∆T1s = T1s – T1
5.3.19. Chiều cao lắp ráp danh nghĩa của vòng ngoài,
T2
(Ổ đũa côn) khoảng cách giữa mặt mút rộng lý thuyết của vòng ngoài và mặt mút chuẩn lý thuyết của cụm vòng trong chuẩn.
CHÚ THÍCH Đối với ổ đũa côn một dãy có vành chặn trên vòng ngoài, chiều cao này bằng khoảng cách giữa mặt mút tựa lý thuyết của vành chặn và mặt mút chuẩn lý thuyết của cụm vòng trong chuẩn.
5.3.20. Chiều cao lắp ráp thực của vòng ngoài
T2s
(Ổ đũa côn) khoảng cách giữa các điểm giao nhau của trục vòng ngoài với hai mặt phẳng, một tiếp tuyến với mặt mút rộng thực của vòng ngoài và một tiếp tuyến với mặt mút chuẩn của cụm vòng trong chuẩn.
CHÚ THÍCH Đối với đũa côn một dãy có vành chặn trên vòng ngoài, chiều cao này bằng khoảng cách giữa mặt mút tựa thực của vành chặn và mặt mút rộng chuẩn của cụm vòng trong chuẩn.
5.3.21. Sai lệch của chiều cao lắp ráp thực của vòng ngoài,
∆T2s
(Ổ đũa côn) hiệu số giữa chiều cao lắp ráp thực và chiều cao lắp ráp danh nghĩa của vòng ngoài, ∆T2s = T2s – T2
5.4. Kích thước mặt vát của vòng
5.4.1. Kích thước danh nghĩa của mặt vát
r
Trị số kích thước mặt vát của vòng được dùng làm chuẩn.
CHÚ THÍCH Kích thước danh nghĩa của mặt vát tương ứng với kích thước đơn nhất nhỏ nhất của mặt vát.
5.4.2. Kích thước đơn nhất của mặt vát
rs
Khoảng cách (hướng kính) trong mặt phẳng dọc trục đơn nhất, giữa đỉnh góc nhọn tưởng tượng của vòng ổ và điểm trên giao tuyến của bề mặt mặt vát với mặt mút của vòng ổ.
Khoảng cách (chiều trục) trong mặt phẳng chiều trục đơn nhất, giữa đỉnh góc nhọn tưởng tượng của vòng ổ và điểm trên giao tuyến của bề mặt mặt vát với bề mặt lỗ hoặc bề mặt ngoài của vòng ổ.
5.4.3. Kích thước đơn nhất nhỏ nhất của mặt vát
rs min
Các kích thước đơn nhất hướng kính và chiều trục nhỏ nhất cho phép (giới hạn nhỏ nhất) của mặt vát vòng ổ.
CHÚ THÍCH Vật liệu của vòng ổ không được nhô ra ngoài vòng tròn tưởng tượng có bán kính rsmin trong một mặt phẳng chiều trục tiếp tuyến với mặt mút của vòng và bề mặt của lỗ hoặc bề mặt ngoài của vòng ổ.
5.4.4. Kích thước đơn nhất lớn nhất của mặt vát
rs max
Các kích thước đơn nhất hướng kính và chiều trục lớn nhất cho phép (giới hạn lớn nhất) của mặt vát vòng ổ.
6. Độ chính xác hình học
6.1. Hình dạng
6.1.1. Sai lệch độ tròn
(Đường tròn trên bề mặt) khoảng cách lớn nhất theo phương hướng kính từ một điểm của profin thực tới vòng tròn áp.
6.1.2. Sai lệch độ trụ
(Bề mặt trụ) khoảng cách lớn nhất theo phương hướng kính trong mặt phẳng hướng kính bất kỳ từ một điểm bất kỳ của bề mặt thực tới mặt trụ áp được vè nội tiếp (bề mặt bên trong) hoặc ngoại tiếp (bề mặt bên ngoài) với bề mặt thực (bề mặt thực).
6.1.3. Sai lệch độ trụ
(Bề mặt trụ) khoảng cách lớn nhất theo phương hướng kính trong mặt phẳng hướng kính bất kỳ từ một điểm bất kỳ của bề mặt thực tới mặt trụ áp được vẽ nội tiếp (bề mặt bên trong) hoặc ngoại tiếp (bề mặt bên ngoài) với mặt trụ thực (bề mặt thực).
6.2. Độ song song của đường lăn
6.2.1. Độ song song của đường lăn vòng trong so với mặt mút
Si
(Ổ bi đỡ và đỡ-chặn) hiệu số giữa các khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất theo phương chiều trục từ giữa đường lăn của vòng trong tới mặt phẳng tiếp tuyến với mặt mút chuẩn.
6.2.2. Độ song song của đường lăn vòng ngoài so với mặt mút
Se
(Ổ bi đỡ và đỡ-chặn) hiệu số giữa các khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất theo phương chiều trục từ giữa đường lăn của vòng ngoài tới mặt phẳng tiếp tuyến với mặt mút chuẩn.
6.3. Độ vuông góc của bề mặt 6.3 Surface perpendicularity
6.3.1. Độ vuông góc của mặt mút vòng trong so với lỗ
Sd
Hiệu số giữa các khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất theo phương chiều trục từ mặt mút chuẩn tới mặt phẳng hướng kính, vuông góc với trục của vòng trong, trên khoảng cách từ trục theo phương hướng kính, bằng một nửa đường kính trung bình của mặt mút.
CHÚ THÍCH Thông số này thường được biết là “độ đảo của mặt mút vòng trong so với lỗ” và các dung sai được dựa trên định nghĩa này. Nếu tiến hành đánh giá theo “lỗ so với mặt mút” thì giá trị đo được sẽ được tính toán sao cho phù hợp với “mặt mút so với lỗ”.
6.3.2. Độ vuông góc của mặt ngoài của vòng ngoài so với mặt mút
SD
(Bề mặt trụ) biến đổi tổng thể của vị trí tương đối theo phương hướng kính song song với mặt phẳng tiếp tuyến với mặt mút chuẩn của vòng ngoài của các điểm trên cùng một đường sinh của bề mặt ngoài, cách các bề mặt mút của vòng này một khoảng bằng 1,2 lần kích thước đơn nhất lớn nhất theo chiều trục của cạnh vát.
6.3.3. Độ vuông góc của bề mặt ngoài của vòng ngoài so với mặt mút tựa của vành chặn
SD1
(Bề mặt trụ) biến đổi tổng thể của vị trí tương đối theo phương hướng kính song song với mặt phẳng tiếp tuyến với mặt mút chuẩn của vành chặn trên vòng ngoài, của các điểm trên cùng một đường sinh của bề mặt ngoài của ổ, cách bề mặt mút đối diện với vành chặn và cách mặt mút chuẩn của vành chặn một khoảng bằng 1,2 lần kích thước đơn nhất lớn nhất theo chiều trục của cạnh vát.
6.4. Biến đổi chiều dầy
6.4.1. Biến đổi chiều dầy giữa đường lăn vòng trong và lỗ
Ki
(Ổ đỡ và đỡ-chặn) hiệu số giữa các khoảng cách hướng kính lớn nhất và nhỏ nhất từ bề mặt của lỗ tới giữa đường lăn ở bên ngoài vòng trong.
6.4.2. Biến đổi chiều dầy giữa đường lăn vòng ngoài và bề mặt ngoài
Ke
(Ổ đỡ và đỡ-chặn) hiệu số giữa các khoảng cách hướng kính lớn nhất và nhỏ nhất từ bề mặt ngoài tới điểm giữa đường lăn bên trong vòng ngoài.
6.4.3. Biến đổi chiều dầy giữa đường lăn và mặt mút tựa của vòng lắp chặt trên trục của ổ chặn
Si
(Ổ chặn và chặn-đỡ, mặt mút tựa phẳng) hiệu số giữa các khoảng cách chiều trục lớn nhất và nhỏ nhất giữa mặt mút tựa và điểm giữa đường lăn trên mặt đối diện của vòng lắp chặt trên trục.
6.4.4. Biến đổi chiều dầy giữa đường lăn và mặt mút tựa của vòng lắp lỏng trên trục của ổ chặn
Se
(Ổ chặn và chặn-đỡ, mặt mút tựa phẳng) hiệu số giữa các khoảng cách chiều trục lớn nhất và nhỏ nhất giữa mặt mút tựa và điểm giữa đường lăn trên mặt đối diện của vòng lắp lỏng trên trục.
7. Độ chính xác quay
7.1. Độ đảo hướng kính
Chú thích Độ đảo hướng kính của một ổ lăn ở dạng đã lắp ráp là kết quả của nhiều yếu tố riêng biệt nhưng tích lũy lại.
7.1.1. Độ đảo hướng kính của vòng trong ổ lăn ở dạng đã lắp ráp
Kia
(Ổ đỡ và đỡ-chặn) hiệu số giữa các khoảng cách hướng kính lớn nhất và nhỏ nhất từ một điểm cố định trên bề mặt ngoài của vòng ngoài tới bề mặt lỗ, ở các vị trí góc tương đối khác nhau của vòng trong.
CHÚ THÍCH Để thực hiện được phép đo đúng, theo hướng của điểm cố định đã chỉ dẫn, các con lăn phải tiếp xúc với đường lăn của vòng ngoài và vòng trong, và trong các ổ đũa côn, các con lăn phải tiếp xúc với mặt mút tựa của vành có mặt mút rộng của vòng trong.
7.1.2. Độ đảo hướng kính của vòng ngoài ổ lăn ở dạng đã lắp ráp
Kea
(Ổ đỡ và đỡ-chặn) hiệu số giữa các khoảng cách hướng kính lớn nhất và nhỏ nhất từ một điểm cố định trên bề mặt lỗ của vòng trong tới bề mặt ngoài của vòng ngoài ở các vị trí góc tương đối khác nhau của vòng trong.
CHÚ THÍCH Để thực hiện được phép đo đúng, theo hướng của điểm cố định đã cho các con lăn phải tiếp xúc với đường lăn của vòng ngoài và vòng trong, và trong các ổ đũa côn, các con lăn phải tiếp xúc với mặt mút tựa của vành có mặt mút rộng của vòng trong.
7.1.3. Độ đảo hướng kính không đồng bộ của vòng trong ổ lăn ở dạng đã lắp ráp
Kiaa
(Ổ đỡ) hiệu số giữa các khoảng cách hướng kính lớn nhất và nhỏ nhất từ một điểm cố định bất kỳ trên bề mặt đường kính ngoài của vòng ngoài so với điểm cố định trên bề mặt của lỗ vòng trong được đo trong chuyển động quay nhiều lần của vòng trong theo cả hai chiều.
CHÚ THÍCH 1 Để thực hiện được phép đo đúng, các con lăn phải tiếp xúc với đường lăn của vòng trong cũng như vòng ngoài và trong các ổ đũa côn các con lăn phải tiếp xúc với vành mặt mút rộng của vòng trong.
CHÚ THÍCH 2 Cần thực hiện một số lần đo, với mỗi lần đo cần chọn các điểm cố định khác nhau trên vòng ngoài và vòng trong.
CHÚ THÍCH 3 Độ đảo hướng kính không đồng bộ là độ đảo không có tính lặp lại.
7.2. Độ đảo chiều trục
CHÚ THÍCH Độ đảo chiều trục của một lỗ ổ lăn ở dạng đã lắp ráp là kết quả của nhiều yếu tố riêng biệt nhưng tích lũy lại.
7.2.1. Độ đảo chiều trục của vòng trong ổ lăn ở dạng đã lắp ráp
Sia
(Ổ bi đỡ và đỡ-chặn) hiệu số giữa các khoảng cách chiều trục lớn nhất và nhỏ nhất giữa mặt mút chuẩn của vòng trong ở các vị trí góc khác nhau của vòng này trên khoảng cách hướng kính từ trục của vòng trong bằng một nửa đường kính tiếp xúc của đường lăn vòng trong, và một điểm ở vị trí cố định so với vòng ngoài.
CHÚ THÍCH Để thực hiện được phép đo đúng, đường lăn của vòng trong và vòng ngoài phải tiếp xúc với toàn bộ các viên bi.
7.2.2. Độ đảo chiều trục của vòng trong ổ lăn ở dạng đã lắp ráp
Sia
(Ổ đũa côn) hiệu số giữa các khoảng cách chiều trục lớn nhất và nhỏ nhất giữa mặt mút rộng của vòng trong ở các vị trí góc khác nhau của vòng này trên khoảng cách hướng kính từ trục của vòng trong bằng một nửa đường kính tiếp xúc trung bình của đường lăn vòng trong, và điểm ở vị trí cố định so với vòng trong.
CHÚ THÍCH Để thực hiện được phép đo đúng, đường lăn của vòng ngoài và vòng trong và mặt mút tựa của vành mặt mút rộng của vòng trong phải tiếp xúc với toàn bộ các con lăn.
7.2.3. Độ đảo chiều trục của vòng ngoài ổ lăn ở dạng đã lắp ráp
Sea
(Ổ bi đỡ và đỡ-chặn) hiệu số giữa các khoảng cách chiều trục lớn nhất và nhỏ nhất giữa mặt mút chuẩn của vòng ngoài ở các vị trí góc khác nhau của vòng này trên khoảng cách hướng kính từ trục của vòng ngoài bằng một nửa đường kính tiếp xúc của đường lăn vòng ngoài, và điểm ở vị trí cố định so với vòng trong.
CHÚ THÍCH Để thực hiện được phép đo đúng, đường lăn của vòng ngoài và vòng trong phải tiếp xúc với toàn bộ các viên bi.
7.2.4. Độ đảo chiều trục của vòng ngoài ổ lăn ở dạng đã lắp ráp
Sea
(Ổ đũa côn) hiệu số giữa các khoảng cách chiều trục lớn nhất và nhỏ nhất giữa mặt mút rộng của vòng ngoài ở các vị trí góc khác nhau của vòng này, trên khoảng cách hướng kính từ trục của vòng ngoài bằng một nửa đường kính tiếp xúc trung bình của đường lăn vòng ngoài, và điểm ở vị trí cố định so với vòng trong.
CHÚ THÍCH Để thực hiện được phép đo đúng, đường lăn của vòng ngoài và vòng trong và mặt mút tựa của vành mặt mút rộng của vòng trong phải tiếp xúc với toàn bộ các con lăn.
7.2.5. Độ đảo chiều trục của mặt mút tựa của vành chặn vòng ngoài ổ lăn ở dạng đã lắp ráp
Sea1
(Ổ bi đỡ và đỡ-chặn) hiệu số giữa các khoảng cách chiều trục lớn nhất và nhỏ nhất giữa mặt mút tựa của vành chặn mặt mút vòng ngoài ở các vị trí góc khác nhau của vòng này, trên khoảng cách hướng kính từ trục của vòng ngoài, bằng một nửa đường kính trung bình của mặt mút tựa của vành chặn vòng ngoài, và điểm ở vị trí cố định so với vòng trong.
CHÚ THÍCH Để thực hiện được phép đo đúng, đường lăn của vòng ngoài và vòng trong phải tiếp xúc với toàn bộ các viên bi.
7.2.6. Độ đảo chiều trục của mặt mút tựa của vành chặn vòng ngoài ổ lăn ở dạng đã lắp ráp
Sea1
(Ổ đũa côn) hiệu số giữa các khoảng cách chiều trục lớn nhất và nhỏ nhất giữa mặt mút tựa của vành chặn mặt mút vòng ngoài ở các vị trí góc khác nhau của vòng này, trên khoảng cách hướng kính từ trục của vòng ngoài bằng một nửa đường kính trung bình của mặt mút tựa của vành chặn vòng ngoài, và điểm ở vị trí cố định so với vòng trong.
CHÚ THÍCH Để thực hiện được phép đo đúng, đường lăn của vòng ngoài và vòng trong và mặt mút tựa của vành mặt mút rộng của vòng trong phải tiếp xúc với toàn bộ các con lăn.
8. Khe hở bên trong
8.1. Khe hở hướng kính
8.1.1. Khe hở hướng kính bên trong
Gr
(Ổ lăn không có sức căng ban đầu dùng để chịu hoàn toàn tải trọng hướng kính) giá trị trung bình cộng của các khoảng cách hướng kính, trong đó một trong các vòng ổ có thể dịch chuyển so với vòng kia, từ một vị trí lệch tâm cực hạn tới vị trí lệch tâm cực hạn đối diện theo đường kính, ở các hướng góc khác nhau và không chịu tác động của bất cứ tải trọng bên ngoài nào.
CHÚ THÍCH 1 Giá trị trung bình bao gồm các dịch chuyển với các vòng ổ ở các vị trí góc khác nhau so với bộ các con lăn ở các vị trí góc khác nhau so với các vòng ổ.
CHÚ THÍCH 2 Để thực hiện được phép đo đúng, tại mỗi vị trí lệch tâm giới hạn của các vòng ổ so với nhau, các vị trí chiều trục tương đối của chúng và vị trí của các con lăn so với đường lăn, phải bảo đảm sao cho một vòng có vị trí lệch tâm cực hạn so với vòng kia.
8.1.2. Khe hở hướng kính bên trong lý thuyết
(Ổ đỡ) hiệu số giữa các đường kính tiếp xúc với đường lăn của vòng ngoài và vòng trong trừ đi hai lần đường kính của con lăn.
CHÚ THÍCH Đối với ổ lăn mẫu, nghĩa là ổ lăn có sai số hình dạng không đáng kể thì khe hở hướng kính được xác định trong 8.1.1 bằng khe hở lý thuyết với điều kiện là các con lăn được định vị theo đường có hướng góc dịch chuyển (so với các vòng).
8.2. Khe hở chiều trục
8.2.1. Khe hở chiều trục bên trong
Ga
(Ổ lăn không có sức căng ban đầu dùng để chịu hoàn toàn tải trọng chiều trục theo cả hai chiều) giá trị trung bình cộng của các khoảng cách chiều trục, trong đó một trong các vòng ổ có thể dịch chuyển so với vòng kia, từ một vị trí chiều trục cực hạn tới vị trí cực hạn đối diện mà không chịu tác động của bất cứ tải trọng bên ngoài nào.
CHÚ THÍCH 1 Giá trị trung bình bao gồm các dịch chuyển với các vòng ở các vị trí góc khác nhau so với nhau và với các bộ con lăn ở các vị trí góc khác nhau so với các vòng ổ.
CHÚ THÍCH 2 Để thực hiện được phép đo đúng, tại mỗi vị trí chiều trục giới hạn của các vòng ổ so với nhau, các vị trí hướng tâm tương đối của chúng và vị trí của các con lăn so với đường lăn, phải bảo đảm sao cho một vòng có vị trí chiều trục cực hạn so với vòng kia.
Phụ lục A
(tham khảo)
Giải thích các dung sai kích thước đường kính
A.1. Đường kính lỗ
A.1.1. Đường kính lỗ đơn nhất, ds hoặc dsp
Có m mặt phẳng đơn nhất cho mỗi chi tiết riêng biệt và n đường kính lỗ đơn nhất (các kích thước đo) trong một mặt phẳng đơn nhất (xem Hình A.1). Khi một kích thước có liên quan đến một mặt phẳng hướng kính đơn nhất riêng thì cần bổ sung thêm chỉ số dưới dòng “p”, nghĩa là dsp.
Bảng A.1 – Các đường kính lỗ đơn nhất
Mặt phẳng No |
Kích thước đo |
1 2 3 …. i …. m |
ds11, ds12, ds13,….., ds1j,….., ds1n
ds21, ds22, ds23,….., ds2j,….., ds2n ds31, ds32, ds33,….., ds3j,….., ds3n
dsi1, dsi2, dsi3,….., dsij a,….., dsin
dsm1, dsm2, dsm3,….., dsmj,….., dsmn |
a dsij ký hiệu cho đường kính lỗ đơn nhất j trong mặt phẳng đơn nhất i. |
Hình A.1 – Các mặt phẳng đơn nhất 1, 2 và i và các đường kính lỗ đơn nhất
A.1.2. Đường kính lỗ trung bình, dm
Đường kính lỗ trung bình của một chi tiết riêng biệt là trung bình cộng của giá trị cực đại lớn nhất và giá trị cực tiểu nhỏ nhất của tất cả các đường kính lỗ đơn nhất thu được trong một chi tiết dưới dạng phương trình sau:
dm = [MAX (ds11, ds12, ds13,…,dsij,…., dsmn) + MIN (ds11, ds12, ds13,…., dsij,…., dsmn)]/2
Một chi tiết riêng biệt chỉ có một giá trị đối với dm.
Chú thích MAX (a1, a2, a3,…. an) có nghĩa là giá trị lớn nhất của a1, a2, a3,…. an. MIN (a1, a2, a3,…. an) có nghĩa là giá trị nhỏ nhất của a1, a2, a3,…. an.
A.1.3. Đường kính lỗ trung bình trong một mặt phẳng đơn nhất, dmp
Đường kính trung bình của lỗ chi tiết trong mặt phẳng đơn nhất là giá trị trung bình cộng của các đường kính lớn nhất và nhỏ nhất trong mặt phẳng đơn nhất bất kỳ theo phương trình sau. Thông số này có một giá trị trong mỗi mặt phẳng đơn nhất.
Bảng A.2 – Đường kính trung bình của lỗ trong mặt phẳng đơn nhất
Mặt phẳng No. |
dm |
Phương trình |
1 2 3 …. i …. m |
dmp1 dmp2 dmp3 …… dmpi …… dmpm |
[MAX (ds11… ds1n) + MIN (ds11… ds1n)]/2
[MAX (ds21… ds2n) + MIN (ds21… ds2n)]/2 [MAX (ds31… ds3n) + MIN (ds31… ds3n)]/2 …… [MAX (dsi1… dsin) + MIN (dsi1… dsin)]/2 …… [MAX (dsm1… dsmn) + MIN (dsm1… dsmn)]/2 |
A.1.4. Biến đổi đường kính trung bình của lỗ,
Vdmp
Biến đối đường kính trung bình của lỗ là hiệu số giữa các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của các đường kính trung bình của lỗ trong một mặt phẳng đơn nhất đối với tất cả các mặt phẳng của chi tiết riêng biệt. Thống số này chỉ có một giá trị cho một chi tiết riêng biệt và có thể xem như một chỉ tiêu của độ trụ
Vdmp = MAX (dmp1, dmp2, dmp3,…., dmpm) – MIN (dmp1, dmp2, dmp3,…., dmpm)
A.1.5. Biến đổi đường kính lỗ trong một mặt phẳng đơn nhất, Vdsp
Thuật ngữ “biến đổi đường kính lỗ trong một mặt phẳng đơn nhất” chỉ thị hiệu số giữa các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong số các đường kính lỗ đơn nhất được đo trong một mặt phẳng đơn nhất. Thông số này có nhiều hơn một giá trị đối với một chi tiết riêng biệt và có thể xem như một chỉ tiêu của độ tròn.
Bảng 3 – Biến đổi đường kính lỗ trong một mặt phẳng đơn nhất
Mặt phẳng No. |
Vdsp |
Phương trình |
1 2 3 …. i …. m |
Vdsp1 Vdsp2 Vdsp3 …… Vdspi …… Vdspm |
MAX (ds11… ds1n) – MIN (ds11… ds1n)
MAX (ds21… ds2n) – MIN (ds21… ds2n) MAX (ds31… ds3n) – MIN (ds31… ds3n) …… MAX (dsi1… dsin) – MIN (dsi1… dsin) …… MAX (dsm1… dsmn) – MIN (dsm1… dsmn) |
A.1.6. Biến đổi đường kính lỗ, Vds
Ký hiệu này chỉ thị hiệu số giữa các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của tất cả các đường kính lỗ đơn nhất (các giá trị đo được) thu được trong một chi tiết riêng biệt. Một chi tiết riêng biệt chỉ có một giá trị Vds.
Vds = MAX (ds11, ds12, ds13,…., dsmn) – MIN (ds11, ds12, ds13,…., dsmn)
A.2. Đường kính ngoài
Các dung sai kích thước cho đường kính ngoài cũng được xác định tương tự như đối với các đường kính lỗ đã nêu trong A.1. Các thông số đường kính ngoài tương đương là
– đường kính ngoài đơn nhất, Ds hoặc Dsp;
– đường kính ngoài trung bình, Dm;
– đường kính ngoài trung bình trong một mặt phẳng đơn nhất, Dmp;
– biến đổi của đường kính ngoài trung bình, VDmp;
– biến đổi đường kính ngoài trong một mặt phẳng đơn nhất, VDsp;
– biến đổi đường kính ngoài, VDs.
Thư mục tài liệu tham khảo
ISO 5593:1997, Ổ lăn – Từ vựng.
ISO/TR 9274:1991, Ổ lăn – Nguyên lý và các phương pháp đo và kiểm tra. 1)
1) Đang soát xét và sẽ được công bố như ISO 1132-2.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 4175-1:2008 (ISO 1132-1:2000) VỀ Ổ LĂN – DUNG SAI – PHẦN 1: THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN4175-1:2008 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |