TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 4925:2007 (ISO 2261:1994) VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PITTÔNG – CƠ CẤU ĐIỀU KHIỂN BẰNG TAY – CHIỀU CHUYỂN ĐỘNG CHUẨN

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TCVN 4925:2007

ISO 2261:1994

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PITTÔNG – CƠ CẤU ĐIỀU KHIỂN BẰNG TAY – CHIỀU CHUYỂN ĐỘNG CHUẨN

Reciprocating internal combustion engines – Handoperated control devices – Standard direction of motion

 

Lời nói đầu

TCVN 4925:2007 thay thế TCVN 4925:1989.

TCVN 4925:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 2261:1994. TCVN 4925:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 70 Động cơ đốt trong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PITTÔNG – CƠ CẤU ĐIỀU KHIỂN BẰNG TAY – CHIỀU CHUYỂN ĐỘNG CHUẨN

Reciprocating internal combustion engines – Handoperated control devices – Standard direction of motion

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định chiều chuyển động của các cơ cấu điều khiển bằng tay dùng để điều chỉnh vận tốc và đảo chiều các động cơ đốt trong kiểu pittông, đặc biệt là các động cơ đốt trong kiểu pittông dùng cho tàu thủy và đầu máy xe lửa – không phân biệt vị trí của người vận hành ở gần hoặc xa động cơ.

Các van điều khiển chất lỏng và chất khí không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.

2. Tác dụng của vận hành cơ cấu điều khiển

2.1. Khi lắp đặt các cơ cấu điều khiển để tách đảo chiều và điều chỉnh vận tốc:

a) vận hành cơ cấu điều khiển để đảo chiều để chuyển động tiến về phía trước hoặc lùi về phía sau;

b) vận hành cơ cấu điều khiển để điều chỉnh vận tốc để tăng hoặc giảm vận tốc.

2.2. Khi lắp đặt các cơ cấu điều khiển liên hợp để đảo chiều và điều chỉnh vận tốc:

a) vận hành cơ cấu điều khiển từ vị trí trung tâm sang một hướng để chuyển động về phía trước với vận tốc tăng lên;

b) vận hành cơ cấu điều khiển từ vị trí trung tâm sang hướng đối diện để chuyển động về phía sau với vận tốc tăng lên;

c) vận hành cơ cấu điều khiển từ vị trí đang chuyển động về vị trí trung tâm để giảm vận tốc đến khi dừng lại hoàn toàn.

3. Ký hiệu vận hành

Chiều vận hành và hiệu quả của vận hành của cơ cấu điều khiển được trình bày trong các Bảng 1 và Bảng 2.

4. Vị trí ưu tiên cho người vận hành trên các thiết bị để dễ nhìn thấy được chiều chuyển động của phương tiện giao thông đường bộ

Vị trí của người vận hành nên được ưu tiên bố trí sao cho người vận hành luôn nhìn về phía trước của phương tiện giao thông đường bộ.

Nếu vị trí của người vận hành được bố trí song song với chiều chuyển động của phương tiện giao thông đường bộ (người vận hành nhìn sang ngang) thì vị trí của người vận hành cần được bố trí sao cho chiều vận hành của cơ cấu điều khiển tương ứng với các định nghĩa cho trong tiêu chuẩn này.

5. Ký hiệu

Để chỉ tác dụng do chuyển động của một cơ cấu điều khiển tạo ra thì phải đặt các ký hiệu tiêu chuẩn – thay cho lời diễn đạt – bên cạnh cơ cấu điều khiển (như chỉ dẫn trong các Bảng 3 và Bảng 4). Các ký hiệu này phù hợp với ISO 7000 và IEC 417.

Bảng 1 – Chiều vận hành và tác dụng của cơ cấu điều khiển để đảo chiều và điều chỉnh vận tốc

Ký hiệu kiểu vận hành

Chuyển động của cơ cấu điều khiển

Kiểu cơ cấu điều khiển

Chiều chuyển động của cơ cấu điều khiển 1)

Tăng vận tốc hoặc chuyển động về phía trước

Giảm vận tốc hoặc chuyển động về phía sau

A1

thẳng hoặc gần như thẳng

cần điều khiển

ra xa người vận hành

về phía người vận hành

B1

hướng lên trên

hướng xuống dưới

C1

sang phải

sang trái

D1

quay

vô lăng hoặc tay lái

theo chiều kim đồng hồ

ngược chiều kim đồng hồ

1) Các sơ đồ trên được dùng để mô tả chiều chuyển động và không được sử dụng làm các biểu tượng chỉ chiều chuyển động. Các biểu tượng chỉ chiều chuyển động được giới thiệu trong Bảng 3.

 

Bảng 2 – Chiều vận hành và tác dụng của cơ cấu điều khiển liên hợp để đảo chiều và điều chỉnh vận tốc

Ký hiệu kiểu vận hành

Chuyển động của cơ cấu điều khiển

Kiểu cơ cấu điều khiển

Chiều chuyển động của cơ cấu điều khiển 1) từ vị trí giữa (dừng) với sự tăng vận tốc 2)

Chuyển động về phía trước

Chuyển động về phía sau

A2

thẳng hoặc gần như thẳng

cần điều khiển

ra xa người vận hành

về phía người vận hành

B2

hướng lên trên

hướng xuống dưới

C2

sang phải

sang trái

D2

quay

vô lăng hoặc tay lái

theo chiều kim đồng hồ

ngược chiều kim đồng hồ

1) Các sơ đồ trên được dùng để mô tả chiều chuyển động và không được sử dụng làm biểu tượng chỉ chiều chuyển động. Các biểu tượng chỉ chiều chuyển động được giới thiệu trong Bảng 3.

2) Sự giảm vận tốc trong mỗi trường hợp sẽ đạt được bằng cách vận hành cơ cấu điều khiển theo chiều về vị trí giữa (dừng).

 

Bảng 3 – Các biểu tượng để điều chỉnh vận tốc và chiều chuyển động của phương tiện giao thông đường bộ (gọi tắt là phương tiện)

Ký hiệu kiểu vận hành

Các biểu tượng cho tăng hoặc giảm dần vận tốc

Giải thích

Số hiệu đăng ký ISO/IEC

Ahoặc C

Chuyển động của cơ cấu điều khiển về phía đầu mút rộng của biểu tượng hình nêm dẫn đến việc tăng tốc. Chuyển động của cơ cấu điều khiển về phía đầu nhọn của biểu tượng hình nêm dẫn đến giảm vận tốc

IEC 417 – 5004

D

ISO 7000 – 1364

Các biểu tượng đối với chiều chuyển động của phương tiện

ABhoặc D

Chuyển động về phía trước

Với các động cơ dẫn động trực tiếp phương tiện – đường thủy hoặc đường sắt – (không có cơ cấu đảo chiều) thì chiều quay của động cơ xác định chiều chuyển động của phương tiện.

Chuyển động về phía trước của phương tiện được chỉ thị bằng một biểu tượng biểu thị phương tiện có một mũi tên hướng về đầu mút phía trước của phương tiện (mũi tàu).

Chuyển động về phía sau của phương tiện được chỉ thị bằng biểu tượng biểu thị phương tiện có một mũi tên hướng về đầu mút phía sau của phương tiện (đuôi tàu).

ISO 7000 – 0775

Chuyển động về phía sau

ISO 7000 – 0776

 

Bảng 4 – Minh họa các kiểu vận hành điển hình

Ký hiệu kiểu vận hành

Vận tốc phương tiện

Chiều chuyển động của phương tiện

Ký hiệu kiểu vận hành

Chiều chuyển động và vận tốc của phương tiện

A1

A2

B1

B2

C1

C2

D1

D2

CHÚ THÍCH Kết cấu thực có thể khác so với minh họa chỉ dẫn ở trên.

Các cơ cấu điều khiển có thể được liên hợp ngẫu nhiên theo ứng dụng.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 7000:1989, Graphical symbols for use on equipment – Index and synopsis (Ký hiệu hình vẽ sử dụng trên thiết bị – Dấu hiệu và bảng tóm tắt).

[2] IEC 417:1973, Graphical symbols for use on equipment – Index, survey and compilation of the single sheets (Ký hiệu hình vẽ sử dụng trên thiết bị – Dấu hiệu, bản vẽ và tài liệu trên tấm đơn).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 4925:2007 (ISO 2261:1994) VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PITTÔNG – CƠ CẤU ĐIỀU KHIỂN BẰNG TAY – CHIỀU CHUYỂN ĐỘNG CHUẨN
Số, ký hiệu văn bản TCVN4925:2007 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản