TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5462:2007 (ISO 2076 : 1999) VỀ VẬT LIỆU DỆT – XƠ NHÂN TẠO – TÊN GỌI THEO NHÓM BẢN CHẤT

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5462 : 2007

ISO 2076 : 1999

VẬT LIỆU DỆT – XƠ NHÂN TẠO – TÊN GỌI THEO NHÓM BẢN CHẤT

Textiles – Man-made fibres – Generic names

Lời nói đầu

TCVN 5462 : 2007 thay thế TCVN 5462 : 1991.

TCVN 5462 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 2076: 1999.

TCVN 5462: 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 38 Hàng dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VẬT LIỆU DỆT – XƠ NHÂN TẠO – TÊN GỌI THEO NHÓM BẢN CHẤT

Textiles – Man-made fibres – Generic names

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này liệt kê các tên gọi theo nhóm bản chất được sử dụng để chỉ rõ các loại xơ nhân tạo khác nhau hiện đang được sản xuất với quy mô công nghiệp cho ngành dệt và các mục đích khác, cùng với các thuộc tính phân biệt tiêu biểu cho chúng. Thuật ngữ xơ nhân tạo được dùng để chỉ các loại xơ thu được từ các quá trình sản xuất, để phân biệt với các vật liệu có trong tự nhiên ở dạng xơ.

2. Qui định chung

Các mục trong bảng 1 gồm bốn phần cơ bản như sau:

2.1. Tên gọi theo nhóm bản chất (ví dụ axetat)

Đây là tên được sử dụng cho xơ mà thuộc tính của nó được mô tả trong cột có tiêu đề Thuộc tính phân biệt trong bảng 1. Việc sử dụng tên này phải được giới hạn với các xơ chứa không nhiều hơn 15 % (theo khối lượng) phụ gia tạo xơ (không có giới hạn về thành phần phụ gia không phải là phụ gia tạo xơ). Đối với cả tiếng Anh và tiếng Pháp, tên gọi theo nhóm bản chất không được viết hoa. Tên gọi này cũng có thể được sử dụng để mô tả các sản phẩm dệt may (sợi, vải v.v….) được làm từ xơ nhân tạo, trong trường hợp đó chấp nhận rằng quá trình sản xuất đã có thể thay đổi thuộc tính phân biệt.

2.2. Mã (ví dụ CA)

Mô tả bằng hai đến bốn chữ cái được sử dụng để thuận tiện trong việc gọi tên các xơ nhân tạo, ví dụ trong tài liệu thương mại và kỹ thuật. Trong một số trường hợp hệ thống mã cho xơ dệt khác so với hệ thống mã trong chất dẻo.

2.3. Thuộc tính phân biệt

Đó là các thuộc tính để phân biệt một loại xơ với các loại xơ khác. Các khác biệt hóa học, thường dẫn đến những khác biệt về đặc tính, là cơ sở chính để phân loại trong tiêu chuẩn này; các thuộc tính khác được sử dụng khi cần thiết phân biệt giữa các loại xơ nhân tạo tương tự nhau. Các thuộc tính phân biệt không nhất thiết là các thuộc tính cần thiết để nhận biết xơ, hoặc không trùng với các thuộc tính dùng để đặt tên phân tử hoá học, cũng không nhất thiết phù hợp cho phân tích các hỗn hợp xơ.

CHÚ THÍCH: Trong các mô tả này các khái niệm “nhóm”, “sự liên kết” và “đơn vị” được sử dụng theo cách sau “

– “nhóm’’ được dùng để biểu thị, ví dụ nhóm hydroxyl của axetat;

– “liên kết” được dùng để biểu thị một liên kết hoá học;

– “đơn vị” được dùng để biểu thị một nhóm cơ sở lặp lại.

2.4. Ví dụ về công thức hoá học

Để sự chỉ ra cấu trúc hóa học của xơ. Các ví dụ không bao gồm các nhóm cơ sở bắt buộc của tiêu chuẩn này đưa ra trong một số trường hợp cùng một công thức hóa học có thể chung cho nhiều loại xơ; ví dụ xenlulo II chung cho cupro, modal và visco.

3. Tên gọi theo nhóm bản chất

Bảng 1

Tên gọi theo nhóm bản chất

Thuộc tính phân biệt

Ví dụ về công thức hoá học

3.1

cupro a

CUP

Xơ xenlulo thu được từ quá trình đồng amoni Xenlulo II

3.2

lyocell

CLY

Xơ xenlulo thu được từ quá trình kéo sợi dùng dung môi hữu cơ. Nó được hiểu là:

1) “dung môi hữu cơ” có nghĩa là hỗn hợp của các hoá chất hữu cơ với nước và 2) “kéo sợi dùng dung môi” có nghĩa là hòa tan và kéo sợi mà không tạo ra dẫn xuất

Xenlulo II

3.3

modal a

CMD

Xơ xenlulo có độ bền đứt cao và môđun ướt cao. Độ bền đứt Bc ở trạng thái đã điều hòa và lực Bw yêu cầu để tạo ra độ giãn dài 5 % khi ở trạng thái ướt là

trong đó LD là độ nhỏ trung bình (khối lượng trên đơn vị độ dài) tính bằng decitex

Bc và Bw được tính bằng centiniutơn

Xenlulo II

3.4

visco a

CV

Xơ xenlulo thu được từ quá trình visco Xenlulo II

3.5

axetat

CA

Xơ axetat xenlulo có ít hơn 92 %, nhưng ít nhất 74 % nhóm hydroxyl được axetat hóa Axetat xenlulo thứ cấp

Trong đó X = H hoặc CH3CO và độ este hóa ít nhất là 2,22 nhưng nhỏ hơn 2,76

3.6

triaxetat

CTA

Xơ axetat xenlulo trong đó có ít nhất 92 % nhóm hydroxyl được axetyl hóa Xenlulo triaxetat

Trong đó X = H hoặc CH3CO và độ este hóa trong khoảng giữa 2,76 và 3

3.7

alginat

ALG

Xơ thu được từ muối kim loại của axit alginic Canxi alginat

3.8

acrylic

PAN

Xơ gồm có các cao phân tử mạch thẳng có ít nhất 85 % theo khối lượng các đơn vị acrylonitril lặp lại Polyacrylonitryl

và copolyme acrylic

3.9

aramit

AR

Xơ gồm có các cao phân tử mạch thẳng tổng hợp từ các nhóm thơm nối với nhau bằng liên kết amit hoặc imit, ít nhất 85 % liên kết amit hoặc imit được nối trực tiếp với hai vòng thơm và nếu có liên kết imit thì số liên kết imit không được lớn hơn số liên kết amit VÍ DỤ 1:

VÍ DỤ 2:

Chú thích – Trong ví dụ 1, các nhóm hợp chất thơm có thể giống hoặc khác nhau

3.10

xơ clo

CLF

Xơ gồm có các cao phân tử mạch thẳng có hơn 50 % theo khối lượng là các đơn vị vinyl clorua hoặc vinyliden clorua (không bao gồm trường hợp xơ modacrylic, có hơn 65 % là acrylonitril) Poly (vinyl clorua)

Poly (vinyliden clorua

3.11

elastan b

EL

Xơ bao gồm ít nhất 85 % theo khối lượng là các phân đoạn polyuretan, nó có đặc tính nếu bị kéo căng gấp 3 lần chiều dài ban đầu của nó rồi bỏ lực kéo thì ngay lập tức quay về chiều dài ban đầu của nó. Cao phân từ có luân phiên các đoạn đàn hồi và cứng cùng với sự lặp lại của nhóm

3.12

elastodien b,c

ED

Xơ gồm polyisopren tự nhiên hoặc tổng hợp hoặc gồm một hoặc nhiều dien đã polyme hóa có hoặc không có một hoặc nhiều monome vinyl, nếu xơ bị kéo căng gấp 3 lần chiều dài ban đầu của nó rồi bỏ lực kéo thì ngay lập tức quay về chiều dài ban đầu của nó. Polyisopren tự nhiên chiết từ nhựa của cây Hevea brasiliensis, đã lưu hoá

 

3.13

xơ flo

PTFE

Xơ gồm các cao phân tử mạch thẳng làm từ monome flocacbon béo Polytetrafloetylen

3.14

modacrylic

MAC

Xơ gồm các cao phân tử mạch thẳng có ít nhất 50 % và nhỏ hơn 85 % theo khối lượng chuỗi acrylonitril Copolyme acrylic

Nếu X = H và Y = Cl: poly(acrylonitril hoặc vinyl clorua)

Nếu X = Y = Cl: poly(acrylonitril hoặc vinyliden clorua)

3.15

polyamit d

hoặc

nylon

PA

Xơ gồm các cao phân tử mạch thẳng có chuỗi lặp lại của các liên kết amit, trong đó ít nhất 85 % được nối với các nhóm béo hoặc cycloaliphatic Polyhexametylen adipamit (polyamit 6-6):

Polycaproamin (polyamit 6)

3.16

polyeste

PES e

Xơ gồm các cao phân tử mạch thẳng có trong chuỗi ít nhất 85 % theo khối lượng một este của một diol và axit terephtalic Poly(etylen glycol terephtalat):

3.17

polyetylen f

PE

Xơ gồm các cao phân tử mạch thẳng của các hydrocacbon no bão hòa không thế Polyetylen

3.18

polyimit

Pl

Xơ của các cao phân tử mạch thẳng tổng hợp có trong chuỗi các mối nối imit lặp lại Polyimit

R1 = Aryl

R2 = Alkyl

3.19

polypropylen f

PP

Xơ gồm có các cao phân tử mạch thẳng từ các hydrocacbon no bão hòa trong đó một trong hai nguyên tử Cacbon mang nhóm metyl ở bên cấu trúc isotactic là chính và không thế gì nữa Polypropylen

3.20

thuỷ tinh g

GF

Xơ ở dạng vật liệu dệt thu được bằng cách kéo thuỷ tinh nóng chảy  

3.21

vinylal

PVAL

Cao phân tử mạch thẳng của poly(vinyl alcohol) có mức độ axetat hóa khác nhau Poly(vinyl alcohol)…

Trong đó n >0

3.22

cacbon

CF

Xơ chứa ít nhất 90 % theo khối lượng cacbon thu được từ quá trình cacbon hóa nhiệt các xơ hữu cơ ban đầu  

3.23

xơ kim loại h

MTF

Xơ thu được từ kim loại  
a Tên gọi “rayon” theo tiếng Pháp là “rayonne”, không được sử dụng trong tiêu chuẩn này vì tên gọi này được sử dụng chung cho xơ xenlulo ở một số quốc gia, không có cùng nghĩa ở mọi nơi.

b Tạo thành một phần của nhóm sợi đàn hồi.

c Thuật ngữ “cao su” được sử dụng trong một số trường hợp

d Việc định nghĩa tên gọi “polyamit” được đưa ra trong tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho xơ nhân tạo dùng trong kỹ thuật và thương mại: không bao gồm tất cả các hợp chất polyamit (mà các sản phẩm được gọi là “aramit” là một loại đặc biệt, nó chỉ đơn thuần là tên xơ được đưa ra ở thời điểm mà xơ polyamit khác aliphatic chưa được phát triển.

e Kí hiệu tương tự được sử dụng cho polyete sulfon trong ISO 1043 (chất dẻo)

f Tạo thành một phần của nhóm polyolefin.

g Ở một số nước Châu Âu, sản phẩm này được gọi là “silionne” khi nó ở dạng xơ filamăng và gọi là “veranne” khi nó ở dạng xơ cắt ngắn (stapen).

h Xơ có thể được bọc bằng kim loại, trong trường hợp đó nó được mô tả là “xơ được bọc kim loại” và không phải “xơ kim loại”.

Danh mục các tên gọi theo nhóm bản chất bằng tiếng Anh và tiếng Pháp

Tiếng Anh Tiếng Pháp Điều số
acetate acétate 3.5 CA
acrylic acrylique 3.8 PAN
alginate alginate 3.7 ALG
aramid aramide 3.9 AR
carbon carbone 3.22 CF
chlorofibre chlorofibre 3.10 CLF
cupro cupro 3.1 CUP
elastane élasthanne 3.11 EL
elastodiene élastodiène 3.12 ED
fluorofibre fluorofibre 3.13 PTFE
glass verre 3.20 GF
lyocell lyocell 3.2 CLY
metal fibre fibre de métal 3.23 MTF
modacrylic modacrylique 3.14 MAC
modal modal 3.3 CMD
polyamide polyamide 3.15 PA
polyester polyester 3.16 PES a
polyethylene polyéthylène 3.17 PE
polyimide polyimide 3.18 Pl
polypropylene polypropylène 3.19 PP
triacetate triacétate 3.6 CTA
vinylal vynilal 3.21 PVAL
viscose viscose 3.4 CV

a Giống mã sử dụng cho các chất dẻo trong ISO 1043, biểu thị cho polyete sulfon

Danh mục các mã theo thứ tự chữ cái theo tiếng Anh và tiếng Pháp

Tiếng Anh Tiếng Pháp
ALG alginate alginate
AR aramid aramid
CA acetate acétate
CF carbon carbon
CLF chlorofibre chlorofibre
CLY lyocell lyocell
CMD modal modal
CTA triacetate triacétate
CUP cupro cupro
CV viscose viscose
ED elastodiene elastodiène
EL elastane elastane
GF glass glass
MAC modacrylic modacrylique
MTF metal fibre fibre de métal
PA polyamide polyamide
PAN acrylic acrylique
PE polyethylene polyéthylène
PES a polyester polyester
PI polyimide polyimide
PP polypropylene polypropylène
PTFE fluorofibre fluorofibre
PVAL vinylal vynilal

a Giống mã sử dụng cho các chất dẻo trong ISO 1043, biểu thị cho polyete sulfon

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5462:2007 (ISO 2076 : 1999) VỀ VẬT LIỆU DỆT – XƠ NHÂN TẠO – TÊN GỌI THEO NHÓM BẢN CHẤT
Số, ký hiệu văn bản TCVN5462:2007 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản