TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5465-22:2016 (ISO 1833-22:2013) VỀ VẬT LIỆU DỆT – PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG HÓA HỌC – PHẦN 22: HỖ HỢP XƠ VISCO HOẶC MỘT SỐ XƠ CUPRO HOẶC XƠ MODAL HOẶC XƠ LYOCELL VÀ XƠ LANH (PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG AXIT FORMIC VÀ KẼM CLORUA)

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5465-22:2016

ISO 1833-22:2013

VẬT LIỆU DỆT – PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG HÓA HỌC – PHẦN 22: HỖ HỢP XƠ VISCO HOẶC MỘT SỐ XƠ CUPRO HOẶC XƠ MODAL HOẶC XƠ LYOCELL VÀ XƠ LANH (PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG AXIT FORMIC VÀ KẼM CLORUA)

Textiles – Quantitative Chemical analysis – Part 22: Mixtures of viscose or certain types of cupro or modal or lyocell and flax fibres (method using formic acid and zinc chloride)

Lời nói đầu

TCVN 5465-22:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 1833-22:2013.

TCVN 5465-22:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 5465 (ISO 1833) Vật liệu dệt – Phân tích định lượng hóa học, gồm các phần sau:

– TCVN 5465-1:2009 (ISO 1833-1:2006), Phần 1: Nguyên tắc chung của phép thử;

– TCVN 5465-2:2009 (ISO 1833-2:2006), Phần 2: Hỗn hợp xơ ba thành phần;

– TCVN 5465-3:2009 (ISO 1833-3:2006), Phần 3: Hỗn hợp xơ axetat và một số xơ khác (phương pháp sử dụng axeton);

– TCVN 5465-4:2009 (ISO 1833-4:2006), Phần 4: Hỗn hợp xơ protein và một số xơ khác phương pháp sử dụng hypoclorit);

– TCVN 5465-5:2009 (ISO 1833-5:2006), Phần 5: Hỗn hợp xơ visco, xơ cupro hoặc xơ modal và xơ bông (phương pháp sử dụng natri zincat);

– TCVN 5465-6:2009 (ISO 1833-6:2007), Phần 6: Hỗn hợp xơ visco hoặc xơ cupro hoặc xơ modal hoặc xơ lyocell và xơ bông (phương pháp sử dụng axit formic và kẽm clorua);

– TCVN 5465-7:2009 (ISO 1833-7:2006), Phần 7: Hỗn hợp xơ polyamit và một số xơ khác (phương pháp sử dụng axit formic);

– TCVN 5465-8:2009 (ISO 1833-8:2006), Phần 8: Hỗn hợp xơ axetat và xơ triaxetat (phương pháp sử dụng axeton);

– TCVN 5465-9:2009 (ISO 1833-9:2006), Phần 9: Hỗn hợp xơ axetat và xơ triaxetat (phương pháp sử dụng rượu benzylic);

– TCVN 5465-10:2009 (ISO 1833-10:2006), Phần 10: Hỗn hợp xơ triaxetat hoặc xơ polylactit và một số xơ khác (phương pháp sử c dụng diclometan);

– TCVN 5465-11:2009 (ISO 1833-11:2006), Phần 11: Hỗn hợp xơ xenlulo và xơ polyeste phương pháp sử dụng axit sunphuric);

– TCVN 5465-12:2009 (ISO 1833-12:2006), Phần 12: Hỗn hợp xơ acrylic, xơ modacrylic, xơ clo, xơ elastan và một số xơ khác (phương pháp sử dụng dimetylformamit);

– TCVN 5465-13:2009 (ISO 1833-13:2006), Phần 13: Hỗn hợp xơ clo và một số xơ khác (phương pháp sử dụng cacbon disunfua/axeton);

– TCVN 5465-14:2009 (ISO 1833-14:2006), Phần 14: Hỗn hợp xơ axetat và một số xơ clo (phương pháp sử dụng axit axetic);

– TCVN 5465-15:2009 (ISO 1833-15:2006), Phần 15: Hỗn hợp xơ đay và một số xơ động vật (phương pháp xác định hàm lượng nitơ);

– TCVN 5465-16:2009 (ISO 1833-16:2006), Phần 16: Hỗn hợp xơ polypropylen và một số xơ khác (phương pháp sử dụng xylen);

– TCVN 5465-17:2009 (ISO 1833-17:2006), Phần 17: Hỗn hợp xơ clo (polyme đồng nhất của vinyl clorua) và một số xơ khác (phương pháp sử dụng axit sunphuric);

– TCVN 5465-18:2009 (ISO 1833-18:2006), Phần 18: Hỗn hợp tơ tằm và len hoặc xơ lông động vật (phương pháp sử dụng axit sunphuric);

– TCVN 5465-19:2009 (ISO 1833-19:2006), Phần 19: Hỗn hợp xơ xenlulo và amiăng (phương pháp gia nhiệt);

– TCVN 5465-20:2010 (ISO 1833-20:2009), Phần 20: Hỗn hợp xơ elastan và các xơ khác (phương pháp sử dụng dymetylaxetamit).

– TCVN 5465-21:2009 (ISO 1833-21:2006), Phần 21: Hỗn hợp xơ clo, xơ modacrylic, xơ elastan, xơ axetat, xơ triaxetat và một số xơ khác (phương pháp sử dụng xyclohexanon);

– TCVN 5465-22:2016 (ISO 1833-22:2013), Phần 22: Hỗn hợp xơ visco hoặc một số xơ cupro hoặc xơ modal hoặc xơ lyocell và xơ lanh (phương pháp sử dụng axit formic và kẽm clorua);

– TCVN 5465-24:2013 (ISO 1833-24:2006), Phần 24: Hỗn hợp xơ polyestes và một số xơ khác (phương pháp sử dụng phenol và tetracloetan);

– TCVN 5465-25:2014 (ISO 1833-25:2013), Phần 25: Hỗn hợp xơ polyestes và một số xơ khác (phương pháp sử dụng axit tricloaxetic và clorofom);

– TCVN 5465-26:2014 (ISO 1833-26:2013), Phần 26: Hỗn hợp xơ melamin và xơ bông hoặc xơ melamin và xơ aramit (phương pháp sử dụng axít formic nóng).

 

VT LIỆU DỆT – PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG HÓA HỌC – PHN 22: H HỢP XƠ VISCO HOẶC MT S XƠ CUPRO HOẶC XƠ MODAL HOẶC XƠ LYOCELL VÀ XƠ LANH (PHƯƠNG PHÁP S DỤNG AXIT FORMIC VÀ KẼM CLORUA)

Textiles – Quantitative chemical analysis – Part 22: Mixtures of viscose or certain types of cupro or modal or lyocell and flax fibres (method using formic acid and zinc chloride)

CẢNH BÁO – Tiêu chuẩn này sử dụng các chất/quy trình có thể có hại đến sức khỏe/môi trường nếu không tuân theo các điều kiện phù hợp. Tiêu chuẩn này chỉ đưa ra sự thích hợp về kỹ thuật và không bảo hộ người sử dụng khỏi trách nhiệm pháp lý có liên quan đến sức khỏe và an toàn/môi trường ở bất kỳ giai đoạn nào.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho hỗn hợp hai thành phần sau khi loại bỏ chất không phải xơ, gồm:

– xơ visco hoặc các loại cụ thể của xơ cupro hoặc xơ modal hoặc xơ lyocell

với

– xơ lanh.

Nếu tìm thấy xơ cupro hoặc xơ modal thì phải thực hiện phép thử sơ bộ để xác định liệu nó có hòa tan trong thuốc thử hay không.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hỗn hợp trong đó xơ lanh chịu sự thoái biến hóa học quá mức, và không áp dụng khi xơ visco, xơ cupro, xơ modal hoặc xơ lyocell hòa tan không hoàn toàn bởi sự có mặt của của các chất hoàn tất cố định cụ thể hoặc các thuốc nhuộm hoạt tính mà không thể loại bỏ hoàn toàn.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 5465-1:2009 (ISO 1833-1:2006), Vật liệu dệt – Phân tích định lượng hóa học – Phần 1: Nguyên tắc chung của phép thử.

3  Nguyên tắc

Sau khi loại bỏ các thành phần không phải là xenlulo (pectin, v.v…) có liên quan đến kết cấu bên trong của xơ lanh bằng biện pháp xử lý sơ bộ với natri hydroxit, xơ visco, xơ cupro hoặc xơ modal hoặc xơ lyocell được hòa tan từ khối lượng khô đã biết của hỗn hợp, bằng thuốc thử có chứa axit formic và kẽm clorua. Phần cặn được thu gom, rửa, làm khô và cân; Khối lượng phần cặn đã hiệu chỉnh được tính bằng tỷ lệ phần trăm khối lượng khô của hỗn hợp. Tỷ lệ phần trăm xơ visco, xơ cupro, xơ modal hoặc xơ lyocell được tính bằng cách lấy hiệu số.

4  Thuốc thử và thiết bị, dụng cụ

4.1  Quy định chung

Sử dụng thuốc thử và thiết bị, dụng cụ được mô tả trong TCVN 5465-1 (ISO 1833-1) cùng với thuốc thử và thiết bị, dụng cụ được quy định trong 4.2 và 4.3.

4.2  Thuốc thử

4.2.1  Dung dịch natri hydroxit 1,5 mol/l.

4.2.2  Dung dịch axit axetic 0,1 mol/l.

4.2.3  Thuốc thử axit formic/kẽm clorua.

Chuẩn bị dung dịch có chứa 20 g kẽm clorua khan và 68 g axit formic khan, được điều chế cùng với nước đến 100 g.

CẢNH BÁO AN TOÀN  Phải lưu ý các ảnh hưởng có hại của thuốc thử này và đưa ra những cảnh báo đầy đủ trong khi sử dụng.

4.2.4  Amoniac, dung dịch loãng

Pha loãng 20 ml dung dịch amoniac đậm đặc (ρ 0,880 g/ml) với nước đến 1 I.

4.3  Thiết bị, dụng cụ

4.3.1  Bình có nắp bằng thủy tinh được mài nhám, dung tích tối thiểu là 250 ml.

4.3.2  Thiết bị ngưng hồi lưu

4.3.3  Thiết bị gia nhiệt, có khả năng duy trì trạng thái sôi của lượng chứa trong bình trong khi xử lý sơ bộ.

4.3.4  Bình nón, có dung tích tối thiểu 200 ml, nắp bằng thủy tinh.

4.3.5  Thiết bị gia nhiệt, có khả năng duy trì nhiệt độ của bình ở (40 ± 2) °C.

5  Cách tiến hành

5.1  Quy định chung

Thực hiện theo cách tiến hành chung được mô tả trong TCVN 5465-1 (ISO 1833-1), sau đó tiếp tục như sau.

5.2  Loại bỏ các thành phần không phải xenlulo của xơ lanh

Dựa trên mức độ ủ xơ lanh và các cách xử lý được áp dụng, loại bỏ từ 10% đến 40% các thành phần không phải xenlulo (pectin, v.v…) của các xơ lanh trước khi hòa tan xơ visco hoặc xơ cupro hoặc xơ modal hoặc xơ lyocell.

Cho ít nhất 1 g mẫu thử vào trong một cốc lọc đã được cân.

Cho cốc lọc đã được cân và mẫu thử vào trong một tủ sấy và sấy khô, sau đó để nguội và cân.

Để dung dịch natri hydroxit sôi trong ít nhất 15 min trong bình có lắp thiết bị ngưng hồi lưu. Tỷ lệ giữa dung dịch và mẫu thử phải là 1/100.

Sau khi loại bỏ không khí khỏi dung dịch (do đun sôi), đặt mẫu thử vào trong bình và tiếp tục đun sôi trong 1 h. Làm ướt liên tục mẫu thử trong dung dịch.

Dội nước cất hoặc nước khử ion chảy liên tục qua xi phông xuống mẫu thử trong 5 min.

Ngâm mẫu thử trong dung dịch axit axetic trong 10 min.

Lọc các chất chứa trong bình qua cốc lọc đã được cân và rửa các xơ còn lại từ bình vào cốc lọc bằng dung dịch axit axetic 0,1 mol/l.

Hút hết dung dịch trong cốc lọc và rửa bằng nước cho đến khi đạt được sự trung hòa. Để dung dịch trong cốc chảy hết bằng trọng lực.

Cuối cùng, hút để làm ráo cốc lọc, làm khô cốc lọc và phần cặn, để mát và cân.

5.3  Sự hòa tan xơ visco, xơ cupro, xơ modal hoặc xơ lyocell.

Đặt ngay mẫu thử đã xử lý sơ bộ vào trong bình nón đã gia nhiệt trước đến 40 °C.

Cân lại cốc lọc bởi vì vẫn còn các xơ sau khi chuyển.

Xác định khối lượng khô của hỗn hợp trước phép thử hòa tan.

Thêm 100 ml thuốc thử axit formic/kẽm clorua trên gam mẫu thử, làm nóng sơ bộ đến 40 °C.

Đậy nắp bình và lắc.

Giữ bình và các thành phần trong bình ở 40 °C trong 2 h 30 min, trong khoảng thời gian này lắc bình hai lần ở các khoảng thời gian cách nhau khoảng 60 min.

Lọc các thành phần trong bình qua cốc lọc đã cân từ trước và rửa bất kỳ xơ nào còn lại trong bình vào cốc lọc bằng thuốc thử.

Tráng bằng 20 ml thuốc thử nữa.

Rửa kỹ cốc lọc và phần cặn bằng nước ở 40 °C.

Tráng phần cặn bằng 100 ml dung dịch amoniac lạnh, đảm bảo là phần cặn giữ lại được ngâm hoàn toàn trong dung dịch trong 10 min, và sau đó tráng bằng nước lạnh. (Không hút cho đến khi từng dung dịch rửa đã chảy hết bằng trọng lực.)

Cuối cùng, hút để làm ráo cốc lọc, làm khô cốc lọc và phần cặn, để mát và cân.

Kiểm tra phần cặn bằng kính hiển vi, hoặc thiết bị khác, nếu phù hợp, để kiểm tra liệu cách xử lý trên thực tế có loại bỏ hoàn toàn các xơ hòa tan hay không [xem cách thực hiện phép thử trong 9.2 của TCVN 5465-1 (ISO 1833-1)]

6  Tính toán và biểu thị kết quả

6.1  Tính sự thất thoát khối lượng trong khi xử lý  bộ

Trong đó

Ps tỷ lệ phần trăm thất thoát về khối lượng trong khi xử lý sơ bộ bằng natri hydroxit;

m1 khối lượng khô của mẫu thử trước khi xử lý sơ bộ bằng natri hydroxit;

m2 khối lượng khô của mẫu thử sau khi xử lý sơ bộ bằng natri hydroxit;

6.2  Tính khối lượng khô của hỗn hợp sau khi chuyển được hiệu chỉnh thành khối lượng khô ban đầu trước khi xử lý sơ bộ

Khối lượng khô của hỗn hợp sau khi chuyển được hiệu chỉnh thành khối lượng khô ban đầu trước khi xử lý sơ bộ bằng natri hydroxit phải được tính theo công thức sau:

Trong đó

M khối lượng khô của hỗn hợp được hiệu chỉnh thành khối lượng khô ban đầu trước khi xử lý sơ bộ bằng natri hydroxit và được hiệu chỉnh đối với sự thất thoát về khối lượng trong khi chuyển;

m3 khối lượng khô của hỗn hợp cho phép thử hòa tan;

Ps tỷ lệ phần trăm sự thất thoát về khối lượng trong khi xử lý sơ bộ bằng natri hydroxit,

6.3  Tính khối lượng khô của xơ visco hoặc xơ cupro hoặc xơ modal hoặc xơ lyocell và các xơ lanh đã xử lý sơ bộ

Khối lượng khô của xơ visco hoặc xơ cupro hoặc xơ modal hoặc xơ lyocell và các xơ lanh đã xử lý sơ bộ phải được tính theo công thức sau:

v = d1(m3 – d2m4)

f = M – v

Trong đó

V  khối lượng khô của xơ visco hoặc xơ cupro hoặc xơ modal hoặc xơ lyocell trong hỗn hợp ở phép thử hòa tan;

f  khối lượng khô của xơ lanh đã xử lý sơ bộ trong hỗn hợp ở phép thử hòa tan;

M  khối lượng khô của hỗn hợp được hiệu chỉnh thành khối lượng khô ban đầu trước khi xử lý sơ bộ và được hiệu chỉnh đối với sự thất thoát về khối lượng trong khi chuyển;

m3  khối lượng khô của hỗn hợp cho phép thử hòa tan;

m4  khối lượng khô của phần cặn sau khi thử;

d1  hệ số hiệu chỉnh đối với sự thất thoát về khối lượng của xơ visco hoặc xơ cupro hoặc xơ modal hoặc xơ lyocell trong khi xử lý sơ bộ;

d2  hệ số hiệu chỉnh đối với sự thất thoát về khối lượng của xơ lanh bằng thuốc thử axit formic/kẽm clorua.

Các giá trị của d1 và d2 tương ứng với 1,05 và 1,00 đối với xơ visco hoặc xơ cupro hoặc xơ modal hoặc xơ lyocell và xơ lanh, cả hai đều ở tình trạng chưa qua xử lý.

Các giá trị của d1 và d2 tương ứng với 1,16 và 1,02 đối với xơ visco hoặc xơ cupro hoặc xơ modal hoặc xơ lyocell và xơ lanh, cả hai đều ở tình trạng tẩy trắng.

6.4  Tính tỷ lệ phần trăm của từng thành phần có bổ sung tỷ lệ phần trăm độ ẩm thỏa thuận

Tỷ lệ phần trăm của từng thành phần trong hỗn hợp khi bổ sung thêm tỷ lệ phần trăm độ ẩm thỏa thuận phải được tính theo công thức sau:

Trong đó

V  tỷ lệ phần trăm của xơ visco hoặc xơ cupro hoặc xơ modal hoặc xơ lyocell trong hỗn hợp để thử hòa tan;

F  tỷ lệ phần trăm xơ lanh khi bổ sung thêm tỷ lệ phần trăm độ ẩm thỏa thuận;

V  khối lượng khô của xơ visco hoặc xơ cupro hoặc xơ modal hoặc xơ lyocell để thử hòa tan;

f  khối lượng khô của xơ lanh để thử hòa tan;

tc1  tỷ lệ phần trăm độ ẩm bổ sung theo thỏa thuận được thêm vào khối lượng khô của xơ visco hoặc xơ cupro hoặc xơ modal hoặc xơ lyocell;

tc2  tỷ lệ phần trăm độ ẩm bổ sung theo thỏa thuận được thêm vào khối lượng khô của xơ lanh đã xử lý sơ bộ.

7  Độ chụm

Với một hỗn hợp đồng nhất của vật liệu dệt, kết quả thu được bằng phương pháp này có giới hạn tin cậy không lớn hơn ± 3 với mức tin cậy 95%.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Kết quả thử thành thạo

A.1  Quy định chung

Phép thử thành thạo, dựa trên phương pháp thử hiện nay, được thực hiện năm 2008, bởi ASQUAL, một tổ chức thử nghiệm thành thạo được đặt ở Paris, Pháp.

Hai mươi lăm phòng thử nghiệm quốc tế tham gia vào thử nghiệm này. Các phòng thử nghiệm phải thực hiện tách rời bằng tay và các phương pháp hóa học trên cùng loại vải lanh/vải dệt thoi sợi lanh.

Cấu trúc của vải dệt cho phép xác định thành phần cấu tạo bằng cách tách rời bằng tay/cơ học [theo TCVN 5465-1 (ISO 1833-1)], nhưng mục đích thực sự của phép thử thành thạo là thực hiện phương pháp này bằng cách phân tích hóa học.

Bảng A.1 thể hiện tỷ lệ phần trăm của xơ visco và xơ lanh thu được từ tách rời bằng tay.

Bảng A.1 – Tỷ lệ phần trăm của xơ visco và xơ lanh thu được từ tách rời bằng tay

Các mẫu thử

Mu thử A

Mu thử B

#1

#2

#3

#1

#2

#3

Tỷ lệ phần trăm xơ visco có bổ sung tỷ lệ phần trăm độ ẩm thỏa thuận

V%

71,88%

71,76%

71,66%

71,23%

71,62%

71,70%

Tỷ lệ phần trăm xơ lanh có bổ sung tỷ lệ phần trăm độ ẩm thỏa thuận

L%

28,12%

28,24%

28,34%

28,77%

28,38%

28,30%

 

Xơ visco (%) 71,64%

 

Xơ lanh (%) 28,36%

Chương trình phòng thử nghiệm áp dụng các giá trị d1 = 1,05 và d2 = 1,00 (coi vải lanh là các lanh thô) để thử. Thực ra, xơ lanh được nhuộm và các giá trị d1 = 1,16 và d2 = 1,02 là phù hợp cho trường hợp này. Việc áp dụng d1 = 1,16 và d2 = 1,02 cho phép tìm được các giá trị về tỷ lệ phần trăm tính được từ sự tách rời bằng tay, theo mô tả trong Bảng A.2.

CHÚ THÍCH  Để lựa chọn một cặp phù hợp các hệ số hiệu chỉnh d1 và d2, phải biết phân biệt đúng giữa lanh thô và lanh được ngâm chiết, được làm và được nhận dạng, bởi vì điều đó có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả cuối cùng.

A.2  Phân tích thống kê dựa trên sự thất thoát khối lượng khô.

Phân tích thống kê1) dựa trên tỷ lệ phần trăm thất thoát khối lượng khô của mẫu thử trong khi xử lý sơ bộ.

Sự áp dụng phép thử thống kê Cochran (về độ lệch) dẫn đến sự loại trừ tiếp theo các giá trị từ các phòng thử nghiệm O và AJ, từ sự tính toán cuối cùng.

Sự áp dụng phép thử thống kê Grubb (về các giá trị trung bình) dẫn đến sự loại trừ tiếp theo các giá trị từ các phòng thử nghiệm C, T, AF, N và AG, từ sự tính toán cuối cùng.

z’-score của kết quả thử chỉ ra là các dữ liệu từ 4 phòng thử nghiệm C, N, AF và AJ nằm bên ngoài (xem Hình A.1).

CHÚ THÍCH  Bước trung hòa được coi là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả cuối cùng.

Hình A.1 – Đồ thị z’-score của phép đo tỷ lệ phần trăm sự thất thoát khối lượng khô.

Giá trị trung bình của các kết quả thử 11,61% là tỷ lệ phần trăm sự thất thoát khối lượng khô trong khi xử lý sơ bộ (xem Hình A.2).

Hình A.2 – Biểu đồ phân bố tỷ lệ phần trăm thất thoát khối lượng khô

A.3  Phân tích thống kê dựa trên khối lượng khô của visco

Phân tích thống kê dựa trên tỷ lệ phần trăm khối lượng khô của visco.

Sự áp dụng phép thử thống kê Cochran (về độ lệch) dẫn đến sự loại trừ tiếp theo, từ tính toán cuối cùng, của các giá trị từ các phòng thử nghiệm sau: N, O và P.

Sự áp dụng phép thử thống kê Grubb (về các giá trị trung bình) dẫn đến sự loại trừ tiếp theo, từ tính toán cuối cùng, của các giá trị từ các phòng thử nghiệm sau: C, T, G, P, AK và AL.

z’-score của kết quả thử chỉ ra là các dữ liệu từ 5 phòng thử nghiệm C, N, P, T và AJ nằm bên ngoài (xem Hình A.3).

Hình A.3 – Đồ thị z’-score của phép đo tỷ lệ phần trăm khối lượng khô visco

Giá trị trung bình của các kết quả thử 67,03% là tỷ lệ phần trăm khối lượng khô visco (xem Hình A.4 và Bảng A.2).

Hình A.4 – Biểu đồ sự phân bố tỷ lệ phần trăm khối lượng khô visco

Bảng A.2 – Độ lặp lại r và độ tái lập R để xác định tỷ lệ phần trăm khối lượng khô visco

Giá trị trung bình quan trọng 67,03
Độ lặp lại độ lệch chuẩn 0,53
r giới hạn 1,5
Độ tái lập độ lệch chuẩn 1,13
R giới hạn 3,16

Bảng A.3 – Tỷ lệ phần trăm visco và xơ lanh đạt được từ phân tích hóa học sau khi tính có sử dụng hai cặp hệ số hiệu chỉnh d1 và d2

Mu thử

Mu thử A

Mu thử B

Mu thử A

Mu thử B

#1

#2

#3

#1

#2

#3

#1

#2

#3

#1

#2

#3

Khối lượng khô của hỗn hợp trước khi xử lý sơ bộ với natri hydroxlt m1

0,9256

1,11

0,943

0,8493

0,903

1,0133

0,9256

1,11

0,943

0,8493

0,903

1,0133

Khối lượng khô của hỗn hợp sau khi xử lý sơ bộ với natri hydroxit m2=m3

0,8115

0,9779

0,8291

0,7483

0,7934

0,8891

0,8115

0,9779

0,8291

0,7483

0,7934

0,8891

Tỷ lệ phần trăm thất thoát khối lượng xơ visco trong natri hydroxit Ps%

12,33

11,90

12,08

11,89

12,14

12,26

12,33

11,90

12,08

11,89

12,14

12,26

Hệ số hiệu chỉnh sự thất thoát khối lượng xơ visco trong natri hydroxit d1

1,05

1,16

Hệ số hiệu chỉnh sự tht thoát khối lượng xơ lanh trong tác nhân axit formic/kẽm clorua d2

1,00

1,02

Khối lượng khô của xơ lanh còn lại sau khi hòa tan xơ visco m4

0,2298

0,2883

0,242

0,2261

0,2293

0,2647

0,2298

0,2883

0,242

0,2261

0,2293

0,2647

  M=m1

0,9256

1,1100

0,9430

0,8493

0,9030

1,0133

0,9256

1,1100

0,9430

0,8493

0,9030

1,0133

Khối lượng khô của xơ visco trong hỗn hợp phép thử hòa tan v

0,6108

0,7241

0,6165

0,5483

0,5923

0,6556

0,6694

0,7932

0,6754

0,6005

0,6490

0,7182

Khối lượng khô của xơ lanh đã làm sạch trong hỗn hợp phép thử hòa tan l

0,3148

0,3859

0,3265

0,3010

0,3107

0,3577

0,2562

0,3168

0,2676

0,2488

0,2540

0,2951

 thu hi độ ẩm đối với xơ visco tc1

13%

 thu hồi độ ẩm đối với xơ lanh tc2

12%

Tỷ lệ phần trăm xơ visco có bổ sung tỷ lệ phần trăm độ ẩm thỏa thuận V%

66,19

65,43

65,57

64,76

65,79

64,90

72,50

71,64

71,81

70,89

72,05

71,06

Tỷ lệ phần trăm xơ lanh có bổ sung tỷ lệ phần trăm độ ẩm thỏa thuận L%

33,81

34,57

34,43

35,24

34,21

35,10

27,50

28,36

28,19

29,11

27,95

28,94

 

Xơ visco (%) 65,44%   Xơ visco (%) 71,66%

 

 

Xơ lanh (%) 34,56%   Xơ lanh (%) 28,34%

 

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 2076, Textiles – Man-made fibres – Generic names

[2] ISO 5725-2, Accuracy (trueness and precision) of measurement methods and results – Part 2: Basic method for the determination of repeatability and reproducibility of a standard measurement method

[3] ISO 6938, Textiles – Natural fibres – Generic names and definitions

[4] ISO 13528:20052), Statistical methods for use in proficiency testing by interlaboratory comparisons

 



1) Các giá trị thử liên phòng thử nghiệm đã ghi lại được phân tích với tất cả các kết quả thu được từ các bên tham gia, có tính đến và sử dụng các phép thử thống kê sau: Thử Cochran (ISO 5725-2) đối với sự lặp lại và thử Grubb (ISO 5725-2) đối với sự tái lập. Việc xác định các giá trị ghi z’ được thực hiện theo ISO 13528, có tính đến tính đồng nhất của các mẫu thử được phân bố.

2) ISO 13528:2005 hiện nay đã hủy và được thay thế bằng ISO 13528:2015

tin noi bat
  • Lưu trữ
  • Ghi chú 
  • Ý kiến
  • Facebook
  • Email
  • In
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5465-22:2016 (ISO 1833-22:2013) VỀ VẬT LIỆU DỆT – PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG HÓA HỌC – PHẦN 22: HỖ HỢP XƠ VISCO HOẶC MỘT SỐ XƠ CUPRO HOẶC XƠ MODAL HOẶC XƠ LYOCELL VÀ XƠ LANH (PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG AXIT FORMIC VÀ KẼM CLORUA)
Số, ký hiệu văn bản TCVN5465-22:2016 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 01/01/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản