TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5699-2-26:2007 (IEC 60335-2-26 : 2005) VỀ THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ – AN TOÀN – PHẦN 2-26: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI ĐỒNG HỒ
TCVN 5699-2-26 : 2007
THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ – AN TOÀN –
PHẦN 2-26: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI ĐỒNG HỒ
Household and similar electrical appliances – Safety –
Part 2-26: Particular requirements for clocks
Lời nói đầu
TCVN 5699-2-26 : 2007 thay thế TCVN 5699-2-26 : 2002 (IEC 335-2-26 : 1994);
TCVN 5699-2-26 : 2007 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn IEC 60335-2-26 : 2005;
TCVN 5699-2-26 : 2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E2 Thiết bị điện dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này nêu các mức được chấp nhận để bảo vệ chống các nguy hiểm về điện, cơ, nhiệt, cháy và bức xạ của các thiết bị khi hoạt động trong điều kiện sử dụng bình thường có tính đến hướng dẫn của nhà chế tạo. Tiêu chuẩn này cũng đề cập đến những trường hợp bất thường dự kiến có thể xảy ra trong thực tế và có tính đến cách mà các hiện tượng điện từ trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động an toàn của thiết bị.
Tiêu chuẩn này có xét đến các yêu cầu qui định trong bộ tiêu chuẩn TCVN 7447 (IEC 60364) ở những nơi có thể để tương thích với qui tắc đi dây khi thiết bị được nối vào nguồn điện lưới.
Nếu các thiết bị thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này có các chức năng được đề cập trong các phần 2 khác của bộ tiêu chuẩn TCVN 5699 (IEC 60335), thì áp dụng các tiêu chuẩn phần 2 liên quan đó cho từng chức năng riêng rẽ, ngay khi có thể. Nếu thuộc đối tượng áp dụng, cần xem xét ảnh hưởng giữa chức năng này và các chức năng khác.
Bộ tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn họ sản phẩm đề cập đến an toàn của các thiết bị và được ưu tiên hơn so với các tiêu chuẩn cùng loại và các tiêu chuẩn chung qui định cho cùng đối tượng.
Phần 2 này phải được sử dụng cùng với tiêu chuẩn TCVN 5699-1 (IEC 60335-1), trong tiêu chuẩn này được gọi tắt là “Phần 1”. Ở những chỗ có nêu “bổ sung” “sửa đổi”, “thay thế” thì có nghĩa là nội dung liên quan của phần 1 cần được điều chỉnh tương ứng.
Thiết bị sử dụng vật liệu hoặc có các dạng kết cấu khác với nội dung được nêu trong các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể được kiểm tra và thử nghiệm theo mục đích của các yêu cầu và, nếu nhận thấy là có sự tương đương về căn bản thì có thể coi là phù hợp với tiêu chuẩn này.
Dưới đây là những khác biệt tồn tại ở các quốc gia khác nhau:
– 20.1: Chỉ áp dụng yêu cầu cho các đồng hồ đặt trên sàn, được thử nghiệm ở góc 80 (Mỹ).
– 21.1: Khác về thử nghiệm va đập (Mỹ).
– 25.7: Cho phép sử dụng loại dây nguồn nhẹ hơn (Mỹ).
THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ – AN TOÀN –
PHẦN 2-26: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI ĐỒNG HỒ
Household and similar electrical appliances – Safety –
Part 2-26: Particular requirements for clocks
1. Phạm vi áp dụng
Điều này của Phần 1 được thay bằng:
Tiêu chuẩn này qui định về an toàn đối với đồng hồ điện, có điện áp danh định không lớn hơn 250 V.
CHÚ THÍCH 101: Ví dụ về các đồng hồ thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này là:
– đồng hồ báo thức;
– đồng hồ dây cót với cơ cấu lên dây hoạt động bằng điện;
– đồng hồ có cơ cấu truyền động không phải là động cơ.
Trong chừng mực có thể, tiêu chuẩn này đề cập đến những nguy hiểm thường gặp mà thiết bị có thể gây ra cho mọi người ở bên trong và xung quanh nhà ở. Tuy nhiên, nói chung tiêu chuẩn này không xét đến:
– việc trẻ em hoặc những người già yếu sử dụng thiết bị mà không có sự giám sát;
– việc trẻ em nghịch thiết bị.
CHÚ THÍCH 102: Cần chú ý
– đối với thiết bị được thiết kế để sử dụng trên xe, tàu thủy hoặc máy bay có thể cần có yêu cầu bổ sung;
– các cơ quan chức năng Nhà nước về y tế, bảo hộ lao động và các cơ quan chức năng tương tự có thể qui định các yêu cầu bổ sung.
CHÚ THÍCH 103: Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:
– đồng hồ hoạt động bằng pin;
– thiết bị được thiết kế riêng cho các mục đích công nghiệp;
– thiết bị được thiết kế để sử dụng ở những nơi có điều kiện môi trường đặc biệt, như khí quyển có chứa chất ăn mòn hoặc dễ cháy nổ (bụi, hơi hoặc khí);
– đồng hồ có các chức năng khác, có hoặc không có chỉ thị thời gian, như đồng hồ điều khiển chính và bộ hẹn giờ dùng cho dãy bếp, máy giặt và các thiết bị tương tự;
– đồng hồ dùng cho mục đích “chấm công”;
– đồng hồ chỉ có mạch điện tử (IEC 60065);
2. Tài liệu viện dẫn
Áp dụng điều này của Phần 1
3. Định nghĩa
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
3.1.9. Thay thế:
làm việc bình thường (normal operation)
thiết bị làm việc trong các điều kiện sau:
Đồng hồ dây cót có cơ cấu lên dây hoạt động bằng điện được cho làm việc như trong sử dụng bình thường.
Các đồng hồ khác được cho làm việc với rôto bị hãm lại.
4. Yêu cầu chung
Áp dụng điều này của Phần 1.
5. Điều kiện chung đối với các thử nghiệm
Áp dụng điều này của Phần 1.
6. Phân loại
Áp dụng điều này của Phần 1.
7. Ghi nhãn và hướng dẫn
Áp dụng điều này của Phần 1.
8. Bảo vệ chống chạm vào các bộ phận mang điện
Áp dụng điều này của Phần 1.
9. Khởi động thiết bị truyền động bằng động cơ điện
Không áp dụng điều này của Phần 1.
10. Công suất vào và dòng điện
Áp dụng điều này của Phần 1.
11. Phát nóng
Áp dụng điều này của Phần 1.
12. Để trống.
13. Dòng điện rò và độ bền điện ở nhiệt độ làm việc
Áp dụng điều này của Phần 1.
14. Quá điện áp quá độ
Áp dụng điều này của Phần 1.
15. Khả năng chống ẩm
Áp dụng điều này của Phần 1.
16. Dòng điện rò và độ bền điện
Áp dụng điều này của Phần 1.
17. Bảo vệ quá tải máy biến áp và các mạch liên quan
Áp dụng điều này của Phần 1.
18. Độ bền
Không áp dụng điều này của Phần 1.
19. Hoạt động trong điều kiện không bình thường
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
19.7. Bổ sung:
Đồng hồ dây cót có cơ cấu lên dây hoạt động bằng điện có lắp các tụ điện hoặc điện trở để giảm điện áp động cơ được cho làm việc với rôto bị hãm lại, mỗi lần nối tắt một tụ điện hoặc một điện trở.
20. Sự ổn định và nguy hiểm cơ học
Áp dụng điều này của Phần 1.
21. Độ bền cơ
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
Sửa đổi:
Năng lượng va đập giảm xuống còn 0,20J.
Không đặt các va đập lên trục quay của kim đồng hồ.
Chỉ đặt va đập lên mặt kính nếu đồng hồ không đáp ứng các yêu cầu của 8.1 khi mặt kính được tháo ra.
22. Kết cấu
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
22.35. Bổ sung:
CHÚ THÍCH 101: Kim đồng hồ không được coi là có thể điều khiển được trong sử dụng bình thường, trừ khi phải chạm vào chúng để thay đổi thời gian đặt.
23. Dây dẫn bên trong
Áp dụng điều này của Phần 1.
24. Linh kiện
Áp dụng điều này của Phần 1.
25. Đấu nối nguồn và dây dẫn mềm bên ngoài
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
25.3. Sửa đổi:
Việc đấu nối vào hệ thống đi dây cố định có thể được thực hiện trước khi đồng hồ được cố định lên giá đỡ, trừ khi đồng hồ có cấp bảo vệ ít nhất là IPX1.
25.5. Bổ sung:
Cho phép nối dây kiểu Z
25.7. Bổ sung:
Dây nguồn có thể là dây dẹt, không bọc (mã 6610 TCVN 42(60227 IEC42)).
25.19. Bổ sung:
Cho phép thắt dây bọc cách điện polyvinyl clorua thành nút đơn quanh một cọc trơn nhẵn.
26. Đầu nối dùng cho các dây dẫn bên ngoài
Áp dụng điều này của Phần 1.
27. Qui định cho nối đất
Áp dụng điều này của Phần 1.
28. Vít và các mối nối
Áp dụng điều này của Phần 1.
29. Khe hở không khí, chiều dài đường rò và cách điện rắn
Áp dụng điều này của Phần 1.
30. Khả năng chịu nhiệt và chịu cháy
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
30.2.2. Không áp dụng.
31. Khả năng chống gỉ
Áp dụng điều này của Phần 1.
32. Bức xạ, độc hại và các nguy hiểm tương tự
Áp dụng điều này của Phần 1.
Phụ lục
Áp dụng các phụ lục của Phần 1.
Tài liệu tham khảo
Áp dụng các tài liệu tham khảo của Phần 1.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Định nghĩa
4 Yêu cầu chung
5 Điều kiện chung đối với các thử nghiệm
6 Phân loại
7 Ghi nhãn và hướng dẫn
8 Bảo vệ chống chạm vào các bộ phận mang điện
9 Khởi động thiết bị truyền động bằng động cơ điện
10 Công suất vào và dòng điện
11 Phát nóng
12 Để trống
13 Dòng điện rò và độ bền điện ở nhiệt độ làm việc
14 Quá điện áp quá độ
15 Khả năng chống ẩm
16 Dòng điện rò và độ bền điện
17 Bảo vệ quá tải máy biến áp và các mạch liên quan
18 Độ bền
19 Hoạt động trong điều kiện không bình thường
20 Sự ổn định và nguy hiểm cơ học
21 Độ bền cơ
22 Kết cấu
23 Dây dẫn bên trong
24 Linh kiện
25 Đấu nối nguồn và dây dẫn mềm bên ngoài
26 Đầu nối dùng cho dây dẫn bên ngoài
27 Qui định cho nối đất
28 Vít và các mối nối
29 Khe hở không khí, chiều dài đường rò và cách điện rắn
30 Khả năng chịu nhiệt và chịu cháy
31 Khả năng chống gỉ
32 Bức xạ, độc hại và các nguy hiểm tương tự
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5699-2-26:2007 (IEC 60335-2-26 : 2005) VỀ THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ – AN TOÀN – PHẦN 2-26: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI ĐỒNG HỒ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN5699-2-26:2007 | Ngày hiệu lực | 02/10/2007 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Điện lực |
Ngày ban hành | 02/10/2007 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |