TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5699-2-27:2007 (IEC 60335-2-27 : 2004) VỀ THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ – AN TOÀN – PHẦN 2-27: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ CHIẾU LÊN DA BẰNG BỨC XẠ CỰC TÍM VÀ HỒNG NGOẠI
TCVN 5699-2-27 : 2007
THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ – AN TOÀN
PHẦN 2-27: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ CHIẾU LÊN DA BẰNG
BỨC XẠ CỰC TÍM VÀ HỒNG NGOẠI
Household and similar electrical appliances – Safety –
Part 2-27: Particular requirements for appliances for skin exposure to ultraviolet and infrared radiation
Lời nói đầu
TCVN 5699-2-27 : 2007 thay thế TCVN 5699-2-27 : 2002 (IEC 335-2-27:1995);
TCVN 5699-2-27 : 2007 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn IEC 60335-2-27 : 2002 và sửa đổi 1 : 2004.
TCVN 5699-2-27 : 2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E2 Thiết bị điện dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này nêu các mức được chấp nhận để bảo vệ chống các nguy hiểm về điện, cơ, nhiệt, cháy và bức xạ của các thiết bị khi hoạt động trong điều kiện sử dụng bình thường có tính đến hướng dẫn của nhà chế tạo. Tiêu chuẩn này cũng đề cập đến những trường hợp bất thường dự kiến có thể xảy ra trong thực tế.
Tiêu chuẩn này có xét đến các yêu cầu quy định trong bộ tiêu chuẩn TCVN 7447 (IEC 60364) ở những nơi có thể để tương thích với quy tắc đi dây khi thiết bị được nối vào nguồn điện lưới.
Nếu các thiết bị thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này có các chức năng được đề cập trong các phần 2 khác của bộ tiêu chuẩn TCVN 5699 (IEC 60335), thì áp dụng các tiêu chuẩn phần 2 liên quan đó cho từng chức năng riêng rẽ, ngay khi có thể. Nếu thuộc đối tượng áp dụng, cần xem xét ảnh hưởng giữa chức năng này và các chức năng khác.
Bộ tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn họ sản phẩm đề cập đến an toàn của các thiết bị và được ưu tiên hơn so với các tiêu chuẩn cùng loại và các tiêu chuẩn chung quy định cho cùng đối tượng.
Phần 2 này phải được sử dụng cùng với tiêu chuẩn TCVN 5699-1 (IEC 60335-1), trong tiêu chuẩn này gọi tắt là “Phần 1”. Ở những chỗ có nêu “bổ sung”, “sửa đổi”, “thay thế” thì có nghĩa là nội dung liên quan của Phần 1 cần được điều chỉnh tương ứng.
Thiết bị sử dụng vật liệu hoặc có các dạng kết cấu khác với nội dung được nêu trong các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể được kiểm tra và thử nghiệm theo mục đích của các yêu cầu và, nếu nhận thấy là có sự tương đương về căn bản thì có thể coi là phù hợp với tiêu chuẩn này.
Dưới đây là những khác biệt tồn tại ở các quốc gia khác nhau:
– 7.1: Khác về ghi nhãn (Mỹ).
– 10.1: Khác về độ sai lệch (Mỹ).
– 10.2: Khác về độ sai lệch (Mỹ).
– 19.101: Khác về thử nghiệm (Mỹ).
– 20.1: Thử nghiệm được thực hiện ở góc 8o (Mỹ).
– Điều 22: Điện trở nối tiếp cần được lắp trong một số bộ phát UV (Ôxtrâylia).
– 22.107: Không áp dụng yêu cầu (Mỹ).
– 22.108: Giá trị đặt lớn nhất của bộ hẹn giờ nhỏ hơn (Mỹ).
– 32.101: Khác về thử nghiệm và giới hạn độ rọi (Mỹ).
– 32.102: Khác về yêu cầu đối với kính bảo vệ (Mỹ).
THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ – AN TOÀN
PHẦN 2-27: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ CHIẾU LÊN DA BẰNG BỨC XẠ CỰC TÍM VÀ HỒNG NGOẠI
Household and similar electrical appliances – Safety –
Part 2-27: Particular requirements for appliances for skin exposure to ultraviolet and infrared radiation
1. Phạm vi áp dụng
Điều này của Phần 1 được thay bằng:
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn của các thiết bị điện có độ phát xạ cực tím hoặc bức xạ hồng ngoại để chiếu lên da, dùng trong gia đình và các mục đích tương tự có điện áp danh định không lớn hơn 250 V đối với thiết bị một pha và 480 V đối với các thiết bị khác.
Thiết bị không được thiết kế để sử dụng bình thường trong gia đình nhưng vẫn có thể là nguồn gây nguy hiểm cho công chúng, ví dụ như các thiết bị được thiết kế để sử dụng trong các hiệu tắm nắng, hiệu thẩm mỹ và các cơ sở tương tự, cũng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
Trong chừng mực có thể, tiêu chuẩn này đề cập đến những nguy hiểm thường gặp mà thiết bị có thể gây ra cho mọi người ở bên trong và xung quanh nhà ở. Tuy nhiên, nói chung tiêu chuẩn này không xét đến:
– việc trẻ em hoặc những người già yếu sử dụng thiết bị mà không có sự giám sát;
– việc trẻ em nghịch thiết bị.
CHÚ THÍCH 101: Cần chú ý:
– đối với thiết bị được thiết kế để sử dụng trên xe, tàu thủy hoặc máy bay có thể cần có yêu cầu bồ sung;
– các cơ quan chức năng Nhà nước về y tế, bảo hộ lao động và các cơ quan chức năng tương tự có thể có quy định các yêu cầu bổ sung;
– áp dụng tiêu chuẩn IEC 60598-1 ở mức độ hợp lý.
CHÚ THÍCH 102: Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:
– thiết bị dùng cho mục đích y tế;
– thiết bị được thiết kế để sử dụng ở những nơi có điều kiện đặc biệt, như khí quyển có chứa chất ăn mòn hoặc dễ nổ (bụi, hơi hoặc khí).
2. Tài liệu viện dẫn
Áp dụng điều này của Phần 1.
3. Định nghĩa
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
3.101.
Bộ phát tia cực tím (bộ phát UV) (ultraviolet emitter (UV emitter))
Nguồn bức xạ có kết cấu để phát ra năng lượng điện từ không ion hóa ở bức sóng nhỏ hơn hoặc bằng 400 nm.
3.102.
Bộ phát tia hồng ngoại (bộ phát IR) (infrared emitter (IR emitter))
Nguồn bức xạ có kết cấu để phát ra năng lượng điện từ có bước sóng lớn hơn hoặc bằng 800 nm.
3.103.
Độ rọi hiệu dụng (effective irradiance)
Độ rọi của bức xạ điện từ được lấy trọng số theo dải phổ tác dụng quy định.
4. Yêu cầu chung
Áp dụng điều này của Phần 1.
5. Điều kiện chung đối với các thử nghiệm
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
5.1. Bổ sung:
Thiết bị có bộ phát UV được thử nghiệm như thiết bị truyền động bằng động cơ điện.
Thiết bị chỉ có bộ phát IR được thử nghiệm như thiết bị gia nhiệt.
6. Phân loại
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
6.101. Thiết bị UV phải là một trong các loại sau đây liên quan đến phát ra bức xạ tia cực tím:
– thiết bị chỉ sử dụng trong gia đình;
– thiết bị chỉ sử dụng trong thương mại.
CHÚ THÍCH 1: Thiết bị sử dụng trong gia đình cũng có thể được sử dụng trong thương mại như trong các hiệu tắm nắng, hiệu thẩm mỹ và các cơ sở tương tự.
CHÚ THÍCH 2: Phân loại cụ thể các thiết bị được nêu trong Phụ lục BB.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm liên quan.
7. Ghi nhãn và hướng dẫn
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
7.1. Bổ sung:
Thiết bị UV được thiết kế để sử dụng trong hiệu tắm nắng, hiệu thẩm mỹ và các cơ sở tương tự phải được ghi nhãn ký hiệu “không dùng trong gia đình” thể hiện trong 7.6 hoặc với nội dung sau:
Không dùng trong gia đình
Thiết bị có bộ phát UV thay thế được phải ghi nhãn loại có bộ phát được khuyến cáo để sử dụng.
Thiết bị có bộ phát IR phải được ghi nhãn có nội dung như sau:
CẢNH BÁO: Bức xạ cực tím có thể gây tổn thương cho da và mắt, lão hóa da và thậm chí là ung thư da. Đọc kỹ hướng dẫn. Đeo kính bảo vệ mắt được cung cấp kèm theo. Một số thuốc và mỹ phẩm nhất định có thể làm tăng độ mẫn cảm.
CHÚ THÍCH 102: Đối với thiết bị có bộ phát UV chỉ được thiết kế để sử dụng trong các hiệu tắm nắng, hiệu thẩm mỹ và các cơ sở tương tự, cảnh báo này có thể được ghi cố định trên tấm nhãn gắn trên vách bên cạnh thiết bị UV. Câu “Đọc kỹ hướng dẫn” có thể được thay bằng ” Hỏi ý kiến người phục vụ để biết thêm thông tin”.
Thiết bị có bộ phát UV có độ chói vượt quá 100 000 cd/m2 phải được ghi nhãn có nội dung sau:
CẢNH BÁO: Ánh sáng mạnh. Không nhìn thẳng vào bộ phát.
CHÚ THÍCH 103: Phương pháp đo độ chói được cho trong phụ lục AA.
CHÚ THÍCH 104: Nếu kết hợp các cảnh báo này thì không cần viết lại từ “CẢNH BÁO”.
7.6. Bổ sung:
Không dùng trong gia đình |
CHÚ THÍCH 101: Ký hiệu này kết hợp với dấu hiệu cấm của ISO 3864.
7.12. Bổ sung:
Hướng dẫn sử dụng phải nêu rõ các thông tin liên quan đến việc sử dụng đúng các thiết bị.
Hướng dẫn sử dụng thiết bị có bộ phát UV phải có các nội dung sau:
– phải nêu rõ thiết bị UV không được dùng cho những người có da dù phơi nắng đến bỏng mà cũng không rám nắng, những người bị cháy nắng, trẻ em hoặc những người đang bị hoặc trước đây đã từng bị hoặc có nguy cơ bị ung thư da;
– phải nêu rõ thiết bị UV không được sử dụng khi không có hướng dẫn về y tế nếu có hiệu ứng bất ngờ, ví dụ ngứa, xuất hiện trong 48 giờ của phiên chiếu đầu tiên;
– thông tin liên quan đến khoảng cách chiếu thích hợp (trừ khi khoảng cách này bị khống chế bởi kết cấu của thiết bị UV);
– lịch trình chiếu khuyến cáo về khoảng thời gian quy định để chiếu lên da và khoảng thời gian giữa các phiên chiếu (dựa trên các đặc tính của bô phát UV, khoảng cách chiếu và độ mẫn cảm của da).
CHÚ THÍCH 101: Thời gian chiếu lên da loại không bị rám nắng được khuyến cáo cho phiên chiếu đầu tiên là theo liều lượng không vượt quá 100 J/m2, lấy trọng số theo phổ tác dụng cực tím thể hiện trên hình 101, hoặc dựa trên kết quả thử nghiệm trên một vùng da nhỏ.
– số lần chiếu lên da được khuyến cáo để không vượt quá số lượng này trong một năm;
CHÚ THÍCH 102: Số lần khuyến cáo để chiếu lên mỗi phần của cơ thể được dựa trên liều lượng lớn nhất trong một năm là 25 kJ/m2, lấy trọng số theo phổ tác dụng ưng thư da lành tính được thể hiện trên hình 101 và có tính đến lịch trình chiếu khuyến cáo.
– phải nêu rõ không được sử dụng thiết bị nếu bộ định thời gian bị hỏng hoặc bộ lọc bị vỡ hoặc bị tháo ra;
– cách nhận biết các linh kiện mà nếu thay thế chúng sẽ ảnh hưởng đến bức xạ cực tím, như bộ lọc và gương phản xạ;
– cách nhận biết các bộ phát UV thay thế được và nêu rõ chỉ được thay bằng các loại được ghi nhãn trên thiết bị hoặc hướng dẫn là chỉ thay thế các bóng đèn sau khi hỏi ý kiến của đại lý được ủy quyền.
Đối với thiết bị có bộ phát UV, hướng dẫn sử dụng có nội dung chủ yếu về thông tin và biện pháp phòng ngừa sau:
– bức xạ cực tím từ mặt trời hoặc từ thiết bị UV có thể gây hại cho da hoặc hỏng mắt. Các hiệu ứng sinh học này phụ thuộc vào chất và lượng bức xạ cũng như độ mẫn cảm của da và mắt của từng cá nhân;
– da có thể bị sạm sau khi bị chiếu quá mức. Việc chiếu tia cực tím lên da được lặp lại quá mức dưới bức xạ mặt trời hoặc thiết bị UV có thể dẫn đến lão hóa da sớm cũng như làm tăng nguy cơ u bướu da;
– mắt không có bảo vệ có thể dẫn đến viêm bề mặt mắt, và trong một số trường hợp, ví dụ sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, võng mạc có thể bị tổn thương sau khi bị chiếu quá mức. Đục thủy tinh thể có thể nặng thêm sau nhiều lần chiếu lặp lại;
– cần đặc biệt chú ý trong trường hợp mẫn cảm rõ rệt của từng cá nhân với bức xạ cực tím và trong trường hợp có sử dụng một số thuốc hoặc mỹ phẩm nhất định.
– cần có biện pháp phòng ngừa sau đây:
luôn sử dụng kính bảo vệ mắt được trang bị;
loại bỏ mỹ phẩm trước khi chiếu lên da và không dùng bất kỳ chất chống nắng nào;
không chiếu lên da khi đang dùng thuốc làm tăng độ mẫn cảm của da đối với bức xạ cực tím. Nếu có nghi ngờ, cần có hướng dẫn về y tế;
cho phép để cách ít nhất là 48h giữa hai phiên chiếu lên da đầu tiên;
không tắm nắng và sử dụng thiết bị trong cùng một ngày;
tuân theo các khuyến cáo về thời gian chiếu lên da, khoảng thời gian giữa các lần chiếu và khoảng cách đến đèn;
xin chỉ dẫn về y tế nếu sưng tấy, đau hoặc có các nốt đổi mầu trên da kéo dài.
Đối với thiết bị có nắp mà nắp này phải mở ra khi sử dụng bình thường thì hướng dẫn sử dụng phải có cảnh báo không được đóng điện vào thiết bị khi nắp đang đậy và trước khi đậy nắp để cất thì thiết bị phải được rút khỏi nguồn điện và để nguội.
CHÚ THÍCH 103: Không yêu cầu cảnh báo này nếu thiết bị phù hợp với thử nghiệm 19.2 và 19.3.
Đối với các thiết bị có bộ phát IR thì hướng dẫn sử dụng phải có lời khuyên để bảo vệ mắt chống lại việc chiếu bức xạ hồng ngoại và khuyến cáo rằng phải có đủ phòng ngừa để bảo vệ người sử dụng khỏi các nguy hiểm của việc chiếu quá mức.
Nếu sử dụng ký hiệu “không dùng trong gia đình” thì phải giải thích ý nghĩa của ký hiệu này.
7.14. Bổ sung:
Chiều cao của ký hiệu “Không dùng trong gia đình” ít nhất phải là 10 mm.
Kiểm tra sự phù hợp bằng phép đo.
7.15. Bổ sung:
Các cảnh báo quy định trong 7.1 phải nhìn thấy được sau khi thiết bị đã được lắp đặt và không tháo vỏ bọc.
8. Bảo vệ chống chạm vào các bộ phận mang điện
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
CHÚ THÍCH 101: Sự phù hợp với các yêu cầu liên quan của mục 8 trong tiêu chuẩn IEC 60598-1 cần được duy trì trong quá trình thay bộ phát, trừ khi hướng dẫn cấm người sử dụng thay và khi thay phải cần đến dụng cụ.
8.1.3. Không áp dụng.
9. Khởi động thiết bị truyền động bằng động cơ điện
Không áp dụng điều này của Phần 1.
10. Công suất vào và dòng điện
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
10.1. Sửa đổi:
Áp dụng các sai lệch sau:
– chỉ áp dụng cho thiết bị có bộ phát UV: +10%;
– các thiết bị khác: %.
10.2. Sửa đổi:
Áp dụng các sai lệch sau:
– chỉ áp dụng cho thiết bị có bộ phát UV: +10%;
– các thiết bị khác: %.
11. Phát nóng
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
11.2. Sửa đổi:
Thiết bị mà bình thường đặt trên sàn hoặc trên bàn thì được đặt sàn của góc thử nghiệm với mặt sau của thiết bị đặt sát hết mức với một trong các vách thử nghiệm và xa vách kia.
Nếu có thể điều chỉnh được hướng bức xạ, thiết bị được điều chỉnh đến vị trí bất lợi nhất trong sử dụng bình thường.
11.7. Thay thế:
Thiết bị được làm việc cho đến khi thiết lập các điều kiện ổn định.
CHÚ THÍCH 101: Nếu cần, các bộ định thời gian được đặt lại ngay lập tức.
Các bộ phận làm việc bằng động cơ trong thiết bị để lắp đặt trên tường hoặc trên trần được nâng lên và hạ xuống hoàn toàn năm lần không có thời gian nghỉ hoặc trong 5 min, chọn thời gian nào ngắn hơn.
11.8. Bổ sung:
Khi đo trong các điều kiện quy định, nhiệt độ của cuộn dây balát và hệ thống dây đi kèm phải không được vượt quá giá trị quy định trong 12.4 của IEC 60598-1.
Độ tăng nhiệt của bề mặt tiếp xúc với da phải không vượt quá các giá trị quy định cho tay cầm mà được giữ liên tục trong tay.
12. Để trống.
13. Dòng điện rò và độ bền điện ở nhiệt độ làm việc
Áp dụng điều này của Phần 1.
14. Quá điện áp quá độ
Áp dụng điều này của Phần 1.
15. Khả năng chống ẩm
Áp dụng điều này của Phần 1.
16. Dòng điện rò và độ bền điện
Áp dụng điều này của Phần 1.
17. Bảo vệ quá tải máy biến áp và các mạch liên quan
Áp dụng điều này của Phần 1.
18. Độ bền
Không áp dụng điều này của Phần 1.
19. Hoạt động trong điều kiện không bình thường
Áp dụng điều này của Phấn 1, ngoài ra còn:
19.1. Sửa đổi:
Thay cho các thử nghiệm quy định, thiết bị phải chịu thử nghiệm của các điều từ 19.4 đến 19.12, 19.101 và 19.102, nếu thuộc đối tượng áp dụng.
Ngoài ra, có thể áp dụng 19.2 và 19.3 cho thiết bị có nắp nhưng không có cảnh báo trong hướng dẫn rằng thiết bị không được đóng điện khi đậy nắp.
19.2. Thay thế:
Thiết bị có nắp mở ra trong sử dụng bình thường được thử nghiệm với nắp đậy lại.
Thử nghiệm được tiến hành ở các điều kiện quy định trong điều 11. Thiết bị có bộ phát UV được cấp nguồn bằng 94% điện áp danh định và các thiết bị khác được làm việc ở 85 % công suất vào danh định.
19.3. Thay thế:
Thử nghiệm trong 19.2 được lặp lại những thiết bị có bộ phát UV được cấp nguồn ở 110 % điện áp danh định và các thiết bị khác được làm việc ở 124 % công suất danh định.
19.9. Không áp dụng.
19.101. Thiết bị, không phải loại để lắp ở độ cao trên 1,8 m tính từ sàn, được cấp nguồn ở điện áp danh định và cho làm việc như quy định trong điều 11. Khi thiết lập điều kiện ổn định, một băng vải giả flanen côtông khô được tẩy trắng, có khối lượng từ 130 g/m2 đến 165 g/m2, rộng 100 mm và đủ dài để căng qua mặt trước của thiết bị, được căng lên thiết bị ở vị trí bất lợi nhất.
Mảnh vải giả flanen không được cháy âm ỉ hoặc bắt cháy trong vòng 10 s.
CHÚ THÍCH: Nếu bắt đầu cháy âm ỉ thì có một lỗ được tạo ra trên vật liệu, mép lỗ màu nâu đỏ. Bị đen lại nhưng không cháy âm ỉ thì được bỏ qua.
19.102. Thiết bị có bóng đèn phóng điện được cho làm việc ở các điều kiện sự cố quy định trong 12.5 a), d) và e) của IEC 60598-1, thiết bị được cấp nguồn ở điện áp danh định.
Nhiệt độ của cuộn dây balát hoặc cuộn dây biến áp phải không được vượt quá giá trị quy định trong 12.5 của IEC 60598-1.
20. Sự ổn định và nguy hiểm cơ học
Áp dụng điều này của Phần 1.
21. Độ bền cơ
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
21.1. Bổ sung:
Đối với bộ phát, kể cả các phần thủy tinh liền kề và ống kính bất kỳ nhô ra khỏi vỏ bọc, năng lượng va đập giảm xuống còn 0,35 J.
CHÚ THÍCH 101: Thử nghiệm thực hiện trên các bộ phát và trên các phần thủy tinh mà khi thiết bị rơi thì không bị đập vào sàn.
21.101. Các tấm chắn được thiết kế để ngăn ngừa sự bắt cháy không chủ ý của vật liệu dễ cháy phải có đủ độ bền cơ.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau.
Thiết bị được đặt sao cho phần tâm của tấm chắn nằm ngang. Đặt một đĩa phẳng có đường kính 10 cm và khối lượng 2,5 kg lên tâm của tấm chắn trong 1 min.
Sau thử nghiệm, tấm chăn không bị biến dạng vĩnh viễn đáng kể.
21.102. Các bộ phận của thiết bị được thiết kế để đỡ thân người phải có đủ độ bền cơ.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau:
Đặt khối lượng 135 kg phân bố đều trên diện tích 30 cm x 50 cm lên bề mặt được thiết kế để đỡ thân người trong 1 min.
Sau khi lấy tải này ra, thiết bị phải không bị hỏng đến mức không phù hợp với tiêu chuẩn này, đặc biệt là với điều 29.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp có nghi ngờ, cách điện phụ và cách điện tăng cường phải chịu thử nghiệm độ bền điện trong 16.3.
22. Kết cấu
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
22.24. Thay thế:
Các phần tử gia nhiệt để trần phải được đỡ để ngăn ngừa việc xê dịch quá mức xuất hiện trong quá trình sử dụng bình thường. Các phần tử gia nhiệt nếu bị đứt thì không được gây nguy hiểm.
Kiểm tra sự phù hợp bằng xem xét và bằng thử nghiệm sau.
Cắt phần tử gia nhiệt ở vị trí bất lợi nhất. Các dây phải không được tiếp xúc với các phần kim loại chạm tới được hoặc rời ra khỏi thiết bị.
22.35. Sửa đổi:
Không áp dụng việc giảm nhẹ đối với các thiết bị đặt tĩnh tại.
22.101. Thiết bị có nắp mở ra trong sử dụng bình thường phải có kết cấu sao cho nắp không bị đậy lại một cách không chủ ý.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau.
Thiết bị được đặt trong vị trí sử dụng bình thường bất kỳ trên mặt phẳng nghiêng một góc 150 so với mặt nằm ngang.
Nắp vẫn phải ở vị trí mở.
22.102. Thiết bị có các bộ phận để treo hoặc được thiết kế để nâng hạ phía trên cơ thể người phải có cơ cấu an toàn để ngăn ngừa tổn thương cho con người nếu phương tiện treo có trục trặc hoặc bộ phận nâng hạ chạy quá.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm bằng tay.
22.103. Các bộ phát UV được thiết kế để chiếu trên toàn bộ thân người và sử dụng bên trên thân người phải được bảo vệ chống hỏng ngẫu nhiên.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm sau:
Một thanh hình trụ có đường kính 100 mm ± 1 mm và có một đầu hình bán cầu, được đặt lực bằng 5 N.
Không thể chạm tới bộ phát bằng thanh này.
22.104. Thiết bị cố định được thiết kế để sử dụng bên trên thân người phải có phương tiện để cố định và phương tiện này được bảo vệ chống bị nới lỏng.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm bằng tay.
22.105. Thiết bị có bộ phát UV được thiết kế để sử dụng cho người đang nằm phải có kết cấu sao cho việc phát bức xạ tia cực tím tự động dừng nếu bộ hẹn giờ bị hỏng.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau.
Thiết bị được cấp điện áp danh định và làm việc ở điều kiện làm việc bình thường. Mô phỏng sự cố của bộ định thời gian. Việc phát bức xạ tia cực tím phải được dừng trước khi thời gian chiếu vượt quá 110% giá trị đặt.
CHÚ THÍCH: Thiết bị có bộ phát UV được thiết kế để sử dụng khi nghiêng một góc lớn hơn 350 so với mặt thẳng đứng được xem như thiết bị để sử dụng cho người đang nằm.
22.106. Thiết bị UV phải được cung cấp bộ định thời gian để kết thúc phát bức xạ tia cực tím. Bộ định thời gian phải lắp cùng với thiết bị hoặc đối với thiết bị được thiết kế để sử dụng nối cố định với hệ thống đi dây cố định, phải cung cấp bộ hẹn giờ để lắp vào hệ thống đi dây này.
Trên bộ định thời gian phải có khắc vạch tương thích với các lần quy định trong lịch trình chiếu khuyến cáo, giá trị đặt cao không vượt quá 800 J/m2.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng cách đo và bằng cách tính toán từ độ rọi hiệu dụng tổng được xác định trong quá trình thử nghiệm của 32.101 lấy trọng số theo dải phổ tác dụng cực tím của hình 101.
CHÚ THÍCH: Đối với các thiết bị được thiết kế để nối cố định với hệ thống đi dây cố định, bộ định thời gian có thể được cung cấp để lắp vào hệ thống đi dây.
22.107. Các bộ phận kim loại tiếp xúc với da và đỡ thân người trong sử dụng bình thường, không được nối đất.
CHÚ THÍCH: Bản lề và các bộ phận khác của vỏ có thể phải chạm tới khi lắp vào và tháo ra thì có thể được nối đất.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm được quy định đối với cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.
22.108. Thiết bị được thiết kế để cố định vào tường bằng vít hoặc bằng các cơ cấu cố định lâu dài phải có kết cấu sao cho phương tiện cố định là hiển nhiên hoặc được quy định trong hướng dẫn lắp đặt.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
22.109. Tấm chắn được thiết kế để ngăn ngừa việc bắt lửa không chủ ý của vật liệu dễ cháy phải được gắn chắc chắn vào thiết bị sao cho không thể tách hoàn toàn tấm chắn khỏi thiết bị nếu không sử dụng dụng cụ.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm bằng tay.
22.110. Thiết bị UV phải có bộ điều khiển kết thúc phát bức xạ. Bộ điều khiển này phải dễ dàng tiếp cận cho người sử dụng trong quá trình chiếu và phát hiện được bằng cách sờ được và nhìn thấy.
Kiểm tra sự phụ hợp bằng cách xem xét.
23. Dây dẫn bên trong
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
23.3. Bổ sung:
Số lần uốn là 5 000 lần đối với dây dẫn chỉ bị uốn khi cất giữ thiết bị. Số lần uốn tăng lên là 50 000 lần đối với dây mềm sử dụng bình thường.
24. Linh kiện
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
24.1. Bổ sung:
Nếu dòng điện chạy qua các đầu nối của đui đèn hoặc balát vượt quá giá trị danh định, đầu nối phải phù hợp với 15.6 của IEC 60598-1. Dòng điện thử nghiệm là 1,1 lần dòng điện đo được khi thiết bị làm việc ở điện áp danh định.
24.2. Sửa đổi:
Công tắc điều khiển động cơ dùng cho các bộ phận nâng hạ của thiết bị và công tắc của thiết bị di động có dòng điện danh dịnh không vượt quá 2 A, có thể được lắp trên dây dẫn mềm.
25. Đầu nối nguồn và dây dẫn mềm bên ngoài
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
25.5. Bổ sung:
Cho phép nối dây kiểm Z đối với các thiết bị có khối lượng không vượt quá 3 kg.
25.7. Bổ sung:
Không được sử dụng dây nguồn có bọc cao su hoặc có bọc các vật liệu khác dễ bị ảnh hưởng bởi bức xạ cực tím.
CHÚ THÍCH 101: Bộ phát và bộ phản xạ không được coi là bộ phận mà dây nguồn có thể chạm tới trong sử dụng bình thường.
26. Đầu nối dùng cho các dây dẫn bên ngoài
Áp dụng điều này của Phần 1.
27. Quy định cho nối đất
Áp dụng điều này của phần 1.
28. Vít và các mối nối
Áp dụng điều này của Phần 1.
29. Khe hở không khí, chiều dài đường rò và cách điện rắn
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
29.3. Bổ sung:
Yêu cầu này cũng không áp dụng nếu cách điện có được bằng vỏ bọc của bộ phát UV hoặc bằng vỏ thủy tinh của bộ phát IR.
30. Khả năng chịu nhiệt và chịu cháy
Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
30.2.3. Không áp dụng.
31. Khả năng chống gỉ
Áp dụng điều này của Phần 1.
32. Bức xạ, độc hại và các nguy hiểm tương tự
Thay điều này của Phần 1 bằng:
32.101. Thiết bị không được có độc hại hoặc các nguy hiểm tương tự. Thiết bị có bộ phát UV không được phát bức xạ với lượng nguy hiểm.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau:
Thiết bị có bộ phát UV đã được luyện bằng cách cấp nguồn ở điện áp danh định trong khoảng thời gian
– 5 h ± 15 min đối với bóng đèn huỳnh quang;
– 1 h ± 15 min đối với bóng đèn phóng điện cường độ cao.
CHÚ THÍCH 1: Bóng đèn phóng điện cường độ cao là bóng đèn phóng điện trong đó hồ quang tạo ra bức xạ được giữ ổn định bởi nhiệt độ thành bóng thủy tinh và hồ quang có tải lên thành bóng thủy tinh lớn hơn 3 W/cm2.
Thiết bị được cấp điện áp danh định và được làm việc khoảng một nửa thời gian chiếu lớn nhất cho phép trên bộ định thời gian. Sau đó đo độ rọi ở khoảng cách chiếu khuyến cáo ngắn nhất, dụng cụ đo được đặt sao cho ghi lại được bức xạ cao nhất. Tuy nhiên, độ rọi của súng chiếu lên mặt được đo ở khoảng cách 100 mm ± 2 mm và được tính cho khoảng cách chiếu khuyến cáo.
Khoảng cách chiếu của bộ phát UV đặt bên trên thân người là khoảng cách giữa bộ phát và bề mặt đỡ, trừ đi 0,3 m.
CHÚ THÍCH 2: Thiết bị đo được sử dụng để đo rọi trung bình trên diện tích hình tròn có đường kính không vượt quá 20 mm. Đáp tuyến của thiết bị đo tỷ lệ với cosin của góc giữa bức xạ tới và đường pháp tuyến của diện tích hình tròn. Phân bố phổ được đo tại những khoảng 1 nm bằng máy đo ảnh phổ có độ rộng của dải không vượt quá 2,5 nm.
CHÚ THÍCH 3: Đối với thiết bị có bề mặt bức xạ phía trên và phía dưới thì mỗi bề mặt được đo riêng rẽ trong khi bề mặt còn lại được che hoặc được tháo ra. Nếu khoảng cách giữa hai bề mặt bức xạ nhỏ hơn 0,3 m, phép đo được tiến hành ở bề mặt của tấm phía trên.
Độ rọi hiệu dụng đối với mỗi bước sóng được tính từ phổ tác dụng ung thư da lành tính cho trên hình 101.
Thiết bị để sử dụng trong gia đình phải có độ rọi hiệu dụng tổng không vượt quá:
– 0,35 W/m2, đối với bước sóng đến 320 nm;
– 0,15 W/m2, đối với bước sóng giữa 320 nm đến 400 nm,
trọng số lấy theo phổ tác dụng ung thư da lành tính ở hình 101.
Thiết bị chỉ dùng cho mục đích sử dụng trong thương mại phải có độ rọi hiệu dụng tổng không vượt quá 1 W/m2, trọng số lấy theo phổ tác dụng ung thư da lành tính ở hình 101.
CHÚ THÍCH 4: Độ rọi hiệu dụng tổng bằng:
trong đó
E là độ rọi hiệu dụng tổng;
là hiệu ứng phổ tương đối (hệ số trọng số) theo hình 101;
là độ rọi phổ tính bằng W/m2nm;
là độ rộng phổ tính bằng nm.
32.102. Thiết bị UV phải có ít nhất hai cặp kính bảo vệ để bảo vệ mắt đầy đủ và có đủ hệ số truyền rõ ràng.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm dưới đây được tiến hành trên mỗi cặp kính;
Hệ số truyền được đo tại tâm của mỗi mắt kính bằng máy đo ảnh phổ có độ rộng dải không vượt quá 2,5 nm. Sử dụng chùm sáng có đường kính khoảng 5 mm. Hệ số truyền được đo từ 240 nm đến 550 nm tại các khoảng cách nhau 5 nm.
Hệ số truyền không được vượt quá các giá trị quy định trong bảng 101 và hệ số truyền rõ ràng phải không được nhỏ hơn 1 %.
Bảng 101 – Hệ số truyền lớn nhất của kính
Bước sóng (l), nm |
Hệ số truyền lớn nhất, % |
250 < l ≤ 320 |
0,1 |
320 < l ≤ 400 |
1 |
400 < l ≤ 550 |
5 |
Chú giải
Phổ tác dụng đối với ung thư da lành tính
Phổ tác dụng cực tím
CHÚ THÍCH 1: Phổ tác dụng cực tím được tác dụng từ các thông số sau:
Bước sóng (l) |
Hệ số trọng số () |
l ≤ 298 |
1 |
298 < l ≤ 328 |
100,094(298-l) |
328 < l ≤ 400 |
100,015(140-l) |
Hình 101 – Phổ tác dụng UV
CHÚ THÍCH 2: Lấy trọng số đối với mỗi bước sóng của phổ tác dụng đối với ung thư da lành tính và phổ tác dụng cực tím như sau.
a NMCS – Ung thư da lành tính
Hình 101 – Phổ tác dụng UV (tiếp theo)
PHỤ LỤC
Áp dụng các phụ lục của Phần 1, ngoài ra còn:
PHỤ LỤC AA
(quy định)
ĐO ĐỘ CHÓI
Độ chói được đo bằng các phương tiện quang học chuẩn trực. Phép đo được thực hiện ở khoảng cách ngắn nhất có thể tính từ nguồn sáng, nhưng không nhỏ hơn 0,2 m. Tại điểm đó, thiết bị quang học phải tập trung toàn bộ ánh sáng xuyên qua khe hở lối vào trong phạm vi góc khối nhận, tương ứng với góc phẳng là 10.
Trong quá trình đo thiết bị được làm việc ở điện áp danh định.
PHỤ LỤC BB
(tham khảo)
PHÂN LOẠI CHI TIẾT CỦA THIẾT BỊ UV
Phụ lục này cung cấp phân loại chi tiết của thiết bị UV dựa trên số lượng bức xạ trong tải từ 250 nm đến 320 nm và từ 320 nm đến 400 nm.
BB.1. Định nghĩa
Đối với mục đích của phụ lục này áp dụng các định nghĩa sau:
BB.1.1.
Thiết bị UV loại 1 (UV type 1 appliance)
Thiết bị có bộ phát UV sao cho hiệu ứng sinh học được tạo ra bởi bức xạ có bước sóng dài hơn 320 nm và được đặc trưng bằng độ rọi tương đối cao nằm trong dải từ 320 nm đến 400 nm.
BB.1.2.
Thiết bị UV loại 2 (UV type 2 appliance)
Thiết bị có bộ phát UV sao cho hiệu ứng sinh học được tạo ra bởi bức xạ có cả bước sóng ngắn hơn và dài hơn 320 nm và được đặc trưng bằng độ rọi tương đối cao nằm trong dải từ 320 nm đến 400 nm.
BB.1.3.
Thiết bị UV loại 3 (UV type 3 appliance)
Thiết bị có bộ phát UV sao cho hiệu ứng sinh học được tạo ra bởi bức xạ có cả bước sóng ngắn hơn và dài hơn 320 nm và được đặc trưng bằng độ rọi giới hạn trên toàn bộ dải bức xạ UV.
BB.1.4.
Thiết bị UV loại 4 (UV type 4 appliance)
Thiết bị có bộ phát UV sao cho hiệu ứng sinh học được tạo ra chủ yếu bởi bức xạ có bước sóng ngắn hơn 320 nm.
BB.1.5.
Thiết bị UV loại 5 (UV type 5 appliance)
Thiết bị có bộ phát UV sao cho hiệu ứng sinh học được tạo ra bởi bức xạ có cả bước sóng ngắn hơn và dài hơn 320 nm và được đặc trưng bằng độ rọi tương đối cao phủ toàn bộ dải bức xạ UV.
BB.2. Phân loại
Thiết bị UV có thể được phân loại như một trong các kiểu sau:
– thiết bị UV loại 1;
– thiết bị UV loại 2;
– thiết bị UV loại 3;
– thiết bị UV loại 4;
– thiết bị UV loại 5.
CHÚ THÍCH 101: Thiết bị UV loại 1, thiết bị UV loại 2, thiết bị UV loại 4 và thiết bị UV loại 5 được thiết kế để sử dụng trong các hiệu tắm nắng, hiệu thẩm mỹ và các cơ sở tương tự, dưới sự giám sát của người được đào tạo, các thiết bị này không dùng trong gia đình.
Thiết bị UV loại 3 phù hợp để sử dụng trong gia đình và các mục đích tương tự và những người không có chuyên môn có thể sử dụng được.
BB.3. Độ rọi hiệu dụng
Độ rọi hiệu dụng đối với loại thiết bị UV, trọng số theo phổ tác dụng cho ung thư da lành tính của hình 101 được cho trong bảng BB.1
Bảng BB.1 – Giới hạn của độ rọi hiệu dụng
Thiết bị UV loại |
Độ rọi hiệu dụng W/m2 |
Tổng lớn nhất độ rọi hiệu dụng W/m2 |
|
250 nm < l ≤ 320 nm |
320 nm < l ≤ 400 nm |
||
1 |
< 0,001 |
³ 0,15 |
1,0 |
2 |
0,001 – 0,35 |
³ 0,15 |
1,0 |
3 |
< 0,35 |
< 0,15 |
– |
4 |
³ 0,35 |
< 0,15 |
1,0 |
5 |
³ 0,35 |
³ 0,15 |
1,0 |
l là bước sóng của bức xạ |
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Áp dụng các tài liệu tham khảo của Phần 1, ngoài ra còn:
Bổ sung:
ISO 3864, Safety colours and safety signs (Màu an toàn và ký hiệu an toàn)
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Định nghĩa
4. Yêu cầu chung
5. Điều kiện chung đối với các thử nghiệm
6. Phân loại
7. Ghi nhãn và hướng dẫn
8. Bảo vệ chống chạm vào các bộ phận mang điện
9. Khởi động thiết bị truyền động bằng động cơ điện
10. Công suất vào và dòng điện
11. Phát nóng
12. Để trống
13. Dòng điện rò và độ bền điện ở nhiệt độ làm việc
14. Quá điện áp quá độ
15. Khả năng chống ẩm
16. Dòng điện rò và độ bền điện
17. Bảo vệ quá tải máy biến áp và các mạch liên quan
18. Độ bền
19. Hoạt động trong điều kiện không bình thường
20. Sự ổn định và nguy hiểm cơ học
21. Độ bền cơ
22. Kết cấu
23. Dây dẫn bên trong
24. Linh kiện
25. Đầu nối nguồn và dây dẫn mềm bên ngoài
26. Đầu nối dùng cho dây dẫn bên ngoài
27. Quy định cho nối đất
28. Vít và các mối nối
29. Khe hở không khí, chiều dài đường rò và cách điện rắn
30. Khả năng chịu nhiệt và chịu cháy
31. Khả năng chống gỉ
32. Bức xạ, độc hại và các nguy hiểm tương tự
Hình vẽ
Phụ lục AA (quy định) – Đo độ chói
Phụ lục BB (tham khảo) – Phân loại chi tiết của thiết bị UV
Tài liệu tham khảo
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5699-2-27:2007 (IEC 60335-2-27 : 2004) VỀ THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ – AN TOÀN – PHẦN 2-27: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ CHIẾU LÊN DA BẰNG BỨC XẠ CỰC TÍM VÀ HỒNG NGOẠI | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN5699-2-27:2007 | Ngày hiệu lực | 02/10/2007 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Điện lực |
Ngày ban hành | 02/10/2007 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |