TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5735-1:2009 (ISO 6621-1 : 2007) VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – VÒNG GĂNG – PHẦN 1: TỪ VỰNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5735-1 : 2009

ISO 6621-1 : 2007

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – VÒNG GĂNG – PHẦN 1: TỪ VỰNG

Internal combustion engines – Piston rings – Part 1: Vocabulary

Lời nói đầu

TCVN 5735-1 : 2009 hoàn toàn tương đương ISO 6621-1 : 2007.

TCVN 5735-1 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 70 Động cơ đốt trong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 5735 (ISO 6621), Động cơ đốt trong – Vòng găng, gồm các phần sau:

– TCVN 5735-1 : 2009 (ISO 6621-1 : 2007), Phần 1: Từ vựng.

– TCVN 5735-2 : 2009 (ISO 6621-2 : 2007), Phần 2: Nguyên tắc đo kiểm.

– TCVN 5735-3 : 2009 (ISO 6621-3 : 2007), Phần 3: Đặc tính vật liệu.

– TCVN 5735-4 : 2009 (ISO 6621-4 : 2007), Phần 4: Yêu cầu kỹ thuật chung.

– TCVN 5735-5 : 2009 (ISO 6621-5 : 2007), Phần 5: Yêu cầu chất lượng.

Lời giới thiệu

ISO 6621 là một trong các bộ Tiêu chuẩn Quốc tế về vòng găng của động cơ đốt trong kiểu tịnh tiến. Các bộ Tiêu chuẩn Quốc tế khác là ISO 6622[1],[2], ISO 6623[3],ISO 6624 [4],[5],[6],[7], ISO 6625[8], ISO 6626[9],[10],[11] và ISO 6627[12].

 

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – VÒNG GĂNG – PHẦN 1: TỪ VỰNG

Internal combustion engines – Piston rings – Part 1: Vocabulary

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các thuật ngữ được sử dụng chung cho vòng găng. Thuật ngữ này chỉ rõ loại vòng găng hoặc một số tính năng và đặc điểm của vòng găng.

Thuật ngữ và định nghĩa trong tiêu chuẩn này áp dụng cho vòng găng của động cơ đốt trong kiểu pít tông. Chúng cũng có thể được sử dụng cho vòng găng của máy nén làm việc trong các điều kiện tương tự.

CHÚ THÍCH 1: Các thuật ngữ và định nghĩa về nguyên tắc đo được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 5735-2.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung(nếu có).

TCVN 2244 (ISO 286-1), Đặc tính hình học của sản phẩm – Hệ thống ISO về dung sai và lắp ghép – Phần 1: Cơ sở của dung sai, sai lệch và lắp ghép.

3. Phân loại vòng găng

4. Kiểu vòng găng

4.1. Hình dạng mặt cắt ngang (tiết diện)

Hình dạng mặt cắt ngang thường dùng được cho trong Bảng 1. Kết hợp các hình dạng từ Bảng 2 đến Bảng 5 với các hình dạng trong Bảng 1 chỉ ra những “nét chung” trong các tiêu chuẩn liên quan trong mỗi bảng.

Bảng 1 – Hình dạng mặt cắt ngang (tiết diện)

Kiểu vòng găng

Tiết diện

Tiêu chuẩn ISO liên quan

Vòng găng tiết diện hình chữ nhật

6622-1

6622-2

Vòng găng tiết diện hình chêm

6624-1

6624-3

Vòng găng tiết diện nửa hình chêm

6624-2

6624-4

Vòng găng tiết diện gạt đầu (cắt bậc)

6623
Vòng găng Napier (dạng côn có cắt bậc phía dưới)

6623
Vòng găng dầu xẻ rãnh

6625
Vòng găng dầu vát hai mép

6625
Vòng găng dầu vát mép

6625
Vòng găng dầu xẻ rãnh có lò xo xoắn

6626

6626-2

Vòng găng dầu vát hai mép có lò xo xoắn

6626

6626-2

Vòng găng dầu vát mép có lò xo xoắn

6626

6626-2

Vòng găng dầu bằng thép xẻ rãnh hình chữ V

6626-3
Vòng găng dầu/vòng găng có vòng đệm đàn hồi

6627

4.2. Hình dạng bề mặt lưng

Hình dạng bề mặt lưng thường dùng được cho trong Bảng 2.

Bảng 2 – Hình dạng bề mặt lưng

Hình dạng

Tiết diện

Tiêu chuẩn ISO liên quan

Bề mặt lưng trục

6622-1/6622-2

6623

6624-1/6624-2

6624-3/6624-4

Bề mặt lưng tang trống

6622-/6622-2

6624-1/6624-2

6624-3/6624-4

Bề mặt lưng tang trống không đối xứng

6622-1/6622-2

6624-1/6624-3

Bề mặt lưng côn

6622-1/6622-2

6623/6624-1

6624-3

Bề mặt lưng côn – trụ

6622-1/6622-2

6623/6624-1

6624-3

4.3. Hình dạng mép

Hình dạng mép thường dùng được cho trong Bảng 3.

Bảng 3 – Hình dạng mép

Hình dạng

Tiết diện

Tiêu chuẩn ISO liên quan

Đáy trên có vát phía trong (kiểu vênh thuận)

6622-1/6622-2

6624-1/6624-3

Đáy trên có bật phía trong (kiểu vênh thuận)

6622-1

6624-1

Đáy dưới có vát phía trong (kiểu vênh ngược)

6622-1

6622-2

Đáy dưới có bậc phía trong (kiểu vênh ngược)

6622-1
Các mép trong được vát

6622-1/6623

6624-1/6624-2

6625

Các mép trong được vê tròn

6622-2

6624-3/6624-4

Các mép ngoài được vát

6622-1

6624-2

Các mép ngoài được vê tròn

6622-2

6624-3/6624-4

4.4. Hình dạng bề mặt được phủ, mạ và thấm nitơ

Hình dạng bề mặt được phủ, mạ và thấm nitơ thường dùng được cho trong Bảng 4.

Bảng 4 – Hình dạng bề mặt

Hình dạng

Tiết diện

Tiêu chuẩn ISO liên quan

Bề mặt lưng trơn, không phủ, không mạ và không thấm nitơ

6622-1/6623

6624-1/6624-2

6625

6626/6626-2

Bề mặt lưng được phủ hoặc mạ “dạng toàn bộ bề mặt”.

6622-1/6622-2

6623/6624-1

6624-2/6624-3

6624-4/6626

6626-2/6627

Bề mặt lưng được phủ hoặc mạ “dạng nửa dát”

6622-1

6624-1/6624-2

Bề mặt lưng được phủ hoặc mạ “dạng dát”

6622-1/6622-2

6623/6624-1

6624-2/6624-3

6624-4

Vòng găng thấm nitơ trên toàn bộ bề mặt

6622-2/6624-3

6624-4/6627/6626-3

Vòng găng thấm nitơ chỉ trên bề mặt quy định (ví dụ, “chỉ trên bề mặt lưng”)

6624-3/6624-4

4.5. Hình dạng miệng

Hình dạng miệng thường dùng được cho trong Bảng 5.

Bảng 5 – Hình dạng miệng

Hình dạng

Tiết diện

TCVN liên quan

Miệng hình chữ V ở cạnh

TCVN 5735-4
Miệng hình chữ V bên trong

TCVN 5735-4

5. Mô tả về vòng găng

5.1. Vòng găng ở trạng thái tự do (không có ứng suất)

Thuật ngữ thường dùng để mô tả vòng găng ở trạng thái tự do được cho trong Hình 1.

CHÚ DẪN

1. Bề mặt 6. Bề mặt bụng
2. Lưng vòng găng 7. Chiều cao, h1
3. Khe hở miệng tự do, m 8. Các mặt đáy
4. Mặt đầu mút 9. Các mép lưng
5. Chiều dày đường kính 10. Độ dịch chuyển của lò xo xoắn, f1

Hình 1 – Vòng găng ở trạng thái tự do ( không ứng suất)

5.2. Vòng găng ở trạng thái đóng

Thuật ngữ bổ sung thường dùng để mô tả vòng găng ở trạng thái đóng được cho trong Hình 2.

CHÚ DẪN

1. Khe hở miệng ở trạng thái đóng, s1

2. Đường kính danh nghĩa của vòng găng/lỗ xy lanh, d1.

Hình 2 – Vòng găng ở trạng thái đóng

5.3. Vòng găng lắp ở trạng thái đóng

Thuật ngữ thường dùng để mô tả vòng găng lắp trong rãnh pít tông được cho trong Hình 3.

CHÚ DẪN

1. Bán kính góc lượn chân rãnh vòng găng 6. Khe hở cạnh
2. Đường kính chân rãnh vòng găng 7. Chiều rộng rãnh
3. Khe hở hướng kính (khe hở bụng) 8. Chiều cao vòng găng, h1
4. Đường kính danh nghĩa, d1 9. Chiều cao danh nghĩa của vòng găng, h1
5. Chiều dày hướng kính, a1 Phương pháp A: a6 tham chiếu, h3  được đo
Phương pháp B: h3 tham chiếu, a6 được đo

Hình 3 – Khe hở vòng găng

5.4. Mép, bề mặt và mặt

Thuật ngữ thường dùng để mô tả mép, bề mặt và mặt vòng găng được cho trong Hình 4.

CHÚ DẪN

1. Mép phía trong 7. Mép bên trong của rãnh
2. Bề mặt bụng 8. Mặt của miệng
3. Mép phía trong của miệng 9. Các góc phía ngoài của miệng
4. Bề mặt lưng 10. Mặt rãnh xẻ
5. Mép lưng 11. Các góc phía trong của miệng
6. Các góc đối diện của miệng 12. Các mặt đáy
13. Mặt rãnh bên ngoài

Hình 4 – Mép, bề mặt và mặt

5.5. Mép vát

Thuật ngữ thường dùng để mô tả sự vát mép trên vòng găng được cho trong Hình 5.

CHÚ DẪN

1. Mép vát phía ngoài 3. Mép mặt đáy
2. Mép lưng 4. Mép vát phía trong

Hình 5 – Mép vát

5.6. Vòng găng gạt dầu

Thuật ngữ thường dùng để mô tả vòng găng Napier và vòng găng gạt dầu được cho trong Hình 6.

CHÚ DẪN

1. Góc Napier 3. Bán kính cắt lõm, r2
2. Chiều cao bậc, h2 4. Chỗ lõm và bậc Napier
5. Chiều sâu bậc, a2

Hình 6 – Mặt cắt ngang (Tiết diện) vòng găng Napier

5.7. Vòng găng dầu

Thuật ngữ thường dùng để mô tả vòng găng dầu xẻ rãnh có lò xo xoắn được cho trong Hình 7.

CHÚ DẪN

1. Khoảng cách rãnh tính theo góc 10. Đường kính lò xo xoắn, d1
2. Khoảng cách từ miệng vòng găng đến tâm rãnh tính theo góc 11. Đường kính rãnh lắp lò xo xoắn, d14
3. Chiều dài cầu giữa hai rãnh, w2 12. Lò xo xoắn
4. Bước rãnh, w3 13. Chiều rộng bề mặt tiếp xúc với xy lanh, h5
5. Chiều dài rãnh, w1 14. Khoảng cách giữa hai bề mặt tiếp xúc với xy lanh, B3
6. Rãnh 15. Chiều sâu vát bên ngoài, a17
7. Cầu nối hai rãnh 16. Chiều sâu rãnh, a4
8. Chiều dày hướng kính kể cả lò xo xoắn, a12 17. Chiều sâu rãnh và cầu nối, a13
9. Chiều rộng rãnh, c1 18. Chiều dày hướng kính, a1

Hình 7 – Vòng găng dầu xẻ rãnh có lò xo xoắn

Thuật ngữ thường dùng để mô tả vòng găng dầu/vòng găng có vòng đệm đàn hồi được cho trong Hình 8.

CHÚ DẪN

1. Để vòng đệm đàn hồi 10. Chiều dày hướng kính của bộ phận phân cách, a8
2. Đường kính danh nghĩa của vòng găng tổ hợp, d1 11. Chiều dày hướng kính của vòng đệm đàn hồi, a9.
3. Khe hở miệng vòng găng ở trạng thái đóng, s1 12. Chiều dày đế vòng đệm đàn hồi, a14
4. Đỉnh của vòng đệm đàn hồi 13. Chiều cao bộ phận phân cách, h13
5. Bề mặt lưng 14. Góc vát đế vòng đệm đàn hồi, q
6. Chiều cao danh nghĩa của vòng găng tổ hợp, h1 15. Chiều cao của vòng đệm đàn hồi, h9
7. Chiều dày hướng kính của vòng găng tổ hợp, a11 16. Chiều dầy vòng găng, h12
8. Vòng đệm đàn hồi 17. Chiều dầy hướng kính, của vòng găng, a1
9. Vòng găng a Miệng vòng găng với đỉnh vòng đệm đàn hồi lệch nhau (cả ba chi tiết)

Hình 8 – Vòng găng dầu/vòng găng có vòng đệm đàn hồi

6. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

6.1. Kiểu vòng găng (Types of piston ring)

6.1.1. Vòng găng (piston ring)

Chi tiết đàn hồi bằng fero có hình vành khuyên giãn ra ngoài, được lắp vào một rãnh trên pít tông, làm kín khí và chất lỏng do chênh áp giữa mặt lưng và mặt đáy của vòng găng theo thứ tự với mặt lỗ xy lanh và rãnh trên pít tông.

6.1.2. Vòng găng đơn (single-piece ring)

Vòng găng được tạo thành chỉ từ một chi tiết để lắp vào một rãnh vòng găng trên pít tông.

6.1.3. Vòng găng tổ hợp (multi-piece ring)

Vòng găng bao gồm hai hoặc nhiều chi tiết thành phần để lắp vào một rãnh vòng găng trên pít tông.

6.1.4. Vòng găng khí (compression ring)

Vòng găng dùng để ngăn không cho khí lọt qua pít tông.

6.1.5. Vòng găng dầu (oil control ring)

Vòng găng có các rãnh hồi dầu hoặc một kết cấu tương đương dùng để gạt dầu từ thành xy lanh.

6.1.6. Vòng găng tiết diện hình chữ nhật (rectangular ring)

Vòng găng khí với mặt cắt ngang có dạng đơn giản hình chữ nhật đảm bảo bao kín đủ dưới các điều kiện làm việc bình thường của động cơ.

6.1.7. Vòng găng tiết diện hình chêm (keystone ring)

Vòng găng khí với hai mặt đáy nghiêng.

CHÚ THÍCH: Vòng găng hình chêm được sử dụng trong các trường hợp vòng găng có thể bị kết muội than. Do hình chêm của nó, bất kỳ một chuyển động theo hướng kính nào của vòng găng cũng làm thay đổi khe hở dọc và do đó giảm thiểu sự kết muội thanh.

6.1.8. Vòng găng tiết diện nửa hình chêm (half keystone ring).

Vòng găng khí với một mặt đáy nghiêng.

CHÚ THÍCH: Thường mặt đáy nghiêng là mặt hướng về phía buồng cháy.

6.1.9. Vòng găng gạt dầu (cắt bậc) (scraper ring (stepped))

Vòng găng có bậc dạng chữ nhật trên mép lưng phía dưới để gạt dầu từ thành xy lanh.

CHÚ THÍCH: Nó cũng có thể được dùng làm vòng găng khí phía dưới.

6.1.10. Vòng găng Napier (dạng côn có cắt bậc phía dưới) (undercut step)

Vòng găng gạt dầu có bậc cắt phía dưới theo bán kính.

6.1.11. Vòng găng dầu xẻ rãnh (slotted oil control ring)

Vòng găng dầu có rãnh với các mặt đáy song song và hai mặt tiếp xúc với xy lanh.

CHÚ THÍCH: Do mặt tiếp xúc với xy lanh nên áp suất tiếp xúc cao.

6.1.12. Vòng găng dầu vát mép (bevelled-edge oil control ring)

Vòng găng dầu có rãnh với các mép hướng lên của mặt tiếp xúc được vát xiên.

CHÚ THÍCH: Các mép lưng của cả hai bề mặt tiếp xúc được vát để tăng áp suất tiếp xúc và do đó hiệu quả gạt dầu tốt hơn.

6.1.13. Vòng găng dầu vát hai mép (double-bevelled oil control ring)

Vòng găng dầu có rãnh với các mép hướng lên của mặt tiếp xúc được vát.

CHÚ THÍCH: Nhờ mép vát của cả hai mặt tiếp xúc ở cùng hướng nên hiệu quả gạt dầu thậm chí được cải thiện tốt hơn nữa.

6.1.14. Vòng găng dầu xẻ rãnh có lò xo xoắn (coil-spring-loaded slotted oil control ring)

Vòng găng dầu có rãnh mà áp suất hướng kính của nó được tăng lên nhờ lò xo xoắn hình trụ.

CHÚ THÍCH: Lò xo này tác động lên mặt trong của vòng găng với áp lực bằng nhau theo mọi hướng.

6.1.15. Vòng găng dầu vát mép có lò xo xoắn (coil-spring-loaded bevelled-edge oil control ring)

Vòng găng dầu có rãnh cos lò xo xoắn với các mặt tiếp xúc mà mép ngoài của chúng được vát xiên.

6.1.16. Vòng găng dầu vát hai mép có lò xo xoắn (coil-spring-loaded double-bevelled oil control ring)

Vòng găng dầu có rãnh và lò xo xoắn với các mặt tiếp xúc mà các mép hướng lên của chúng được vát nghiêng.

6.1.17. Vòng găng dầu mạ crôm vát mép có lò xo xoắn (coil-spring-loaded bevelled-edge chromium plated oil control ring)

Vòng găng dầu có rãnh và lò xo xoắn với mặt tiếp xúc được mạ crôm và mép trong và mép ngoài được vát.

CHÚ THÍCH: Có thể được mài theo prôfin hoặc không.

6.1.18. Vòng găng dầu/vòng găng có vòng đệm đàn hồi (expander/segment oil control ring)

Vòng găng dầu tổ hợp gồm một vòng đệm đàn hồi và hai vòng găng.

CHÚ THÍCH: Kết cấu vòng đệm đàn hồi có thể thay đổi do nhà sản xuất.

6.2. Đặc điểm vật lý của vòng găng (Physical characteristics of rings)

6.2.1. Đường kính danh nghĩa của vòng găng (nominal ring diameter)

Đường kính danh nghĩa, d1, bằng đường kính danh nghĩa của xy lanh theo TCVN 2244.

6.2.2. Đường đối chứng (witness line)

Đường tiếp xúc liền mảnh tạo thành trên bề mặt lưng của vòng găng mà có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

6.2.3. Miệng (joint)

Vị trí hai đầu mút vòng găng gặp nhau.

6.2.4. Mặt đầu (butting)

Hai bề mặt miệng vòng găng.

6.2.5. Khe hở miệng tự do hiệu dụng (effective free gap)

Khe hở miệng tự do, m, trừ đi khe hở miệng ở trạng thái đóng s1.

Xem Hình 1 đối với m, xem Hình 2 đối với s1.

CHÚ THÍCH: Khe hở miệng tự do được sử dụng trong công thức để tính giá trị E – lực tiếp tuyến, F– lực hướng tâm và F– ứng suất.

6.2.6. Dạng phân bố áp suất (pressure pattern)

Sự phân bố áp suất tiếp xúc quanh chu vi vòng găng khi được lắp vào lỗ xy lanh danh nghĩa của nó.

6.2.7. Áp suất tiếp xúc (contact pressure)

Áp suất mà vòng găng tác dụng theo hướng kính lên thành xy lanh.

CHÚ THÍCH: Áp suất được tính bằng N/mm2

6.2.8. Độ lọt ánh sáng (pin point or burry light)

Sự phân bố không liên tục của ánh sáng nhưng không phải ánh sáng trực tiếp từ nguồn sáng quan sát được trong các phép thử độ kín ánh sáng.

6.3. Chi tiết pít tông (piston part)

6.3.1. Rãnh vòng găng (ring groove)

Rãnh ở trên pít tông dùng để lắp vòng găng.

6.4. Dụng cụ đo (Measuring devices)

6.4.1. Dưỡng kiểm tra vòng găng (ring gauge)

Dưỡng hình vành khuyên cứng có đường kính trong bằng đường kính danh nghĩa của xy lanh.

6.4.2. Mặt phẳng tham chiếu (mặt chuẩn gốc) (reference plane (datum surface)

Mặt phẳng để định vị đặt vòng găng để đo kiểm tra, ngoại trừ các trường hợp được quy định khác.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

DANH MỤC THUẬT NGỮ TƯƠNG ĐƯƠNG BẰNG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Barrel-faced Có mặt hình tang trống
Barrel on peripheral surface Hình tang trống trên bề mặt lưng
Bevelled-edge oil control ring Vòng găng dầu vát mép
Butting Sự khép kín miệng
Cam turned Được tiện chép hình theo cam
Closed gap Khe hở miệng ở trạng thái đóng
Coating layer thickness Chiều dày lớp phủ
Coil-spring-loaded oil control ring Vòng găng dầu có lò xo xoắn
Compression ring Vòng găng khí
(Datum surface) see reference plane (mặt chuẩn gốc) mặt phẳng tham chiếu
Diametral force Lực hướng tâm
Double-bevelled oil control ring Vòng găng dầu vát hai mép
Effective free gap Khe hở miệng tự do hiệu quả
Free flatness Độ phẳng của vòng găng ở trạng thái tự do
Fully-faced Toàn bộ bề mặt
Half keystone ring Vòng găng tiết diện nửa hình chêm
Heat-formed Được tạo hình nóng
Helix/wind Sự dịch chuyển của chỗ nối
Inlaid Dát
Inside edges chamfered Các mép trong được vát
Inside and peripheral edges chamfered Các mép trong và mép ở lưng được vát
Internal bevel bottom (negative twist type) Đáy dưới vát phía trong (kiểu vênh ngược)
Internal bevel top (positive twist type) Đáy trên vát phía trong (kiểu vênh thuận)
Internal step bottom (negative twist type) Đáy dưới có bậc phía trong (kiểu vênh ngược)
Internal step top (positive twist type) Đáy trên có bậc phía trong (kiểu vênh thuận)
Joint Miệng
Joint with internal notch Miệng hình chữ V bên trong
Joint with side notch Miệng hình chữ V bên cạnh
Keystone angle Góc hình chêm
Keystone ring Vòng găng tiết diện hình chêm
Lang offset Sự dịch bề mặt tiếp xúc
Land width Chiều rộng bề mặt tiếp xúc với xy lanh
Light tightness Độ kín ánh sáng
Modulus of elasticity Mô đun đàn hồi
Multi-piece ring Vòng găng tổ hợp
Napier ring Vòng găng napier
Napier ring, taper-faced Vòng găng napier có mặt côn
Nominal ring diameter Đường kính danh nghĩa của vòng găng
Obliqueness Sự cong vênh
Oil-control ring Vòng găng dầu
Ovality or circularity Độ ô van hoặc độ tròn
Peripheral edges chamfered Mép vát ở lưng
Peripheral surface (ring face) Bề mặt lưng
Pin point or burry light Sự lọt ánh sáng
Piston ring Vòng găng
Point deflection Độ võng chỗ nối
Pressure pattern Biểu đồ phân bố áp suất
Radial wall thickness Chiều dày hướng kính
Reference plane Mặt phẳng tham chiếu
Rectangular ring Vòng găng hình chữ nhật
Ring gauge Dưỡng kiểm tra vòng găng
Ring groove Rãnh vòng găng
Ring width Chiều cao vòng găng
Scraper ring (stepped) Vòng găng gạt dầu (cắt bậc)
Scraper ring (stepped), taper-faced Vòng găng gạt dầu (cắt bậc), mặt côn
Semi-inlaid Nửa dát
Single-piece ring Vòng găng đơn
Slotted oil-control ring Vòng găng dầu xẻ rãnh
Straight-faced Bề mặt trụ
Tangential force Lực tiếp tuyến
Taper-faced ring Vòng găng có mặt côn
Taper-faced keystone ring Vòng găng hình chêm có mặt côn
Taper on periphery Độ côn trên mặt lưng
Total free gap Khe hở miệng tổng ở trạng thái tự do
Twist Độ xoắn
Uncoated ring Vòng găng không có lớp phủ
Unvenness Độ không bằng phẳng
Wind Sự dịch chuyển của chỗ nối
Witness line Đường tiếp xúc

 

Danh mục thuật ngữ

Đặc điểm/thuật ngữ

Ký hiệu

Tiêu chuẩn tham khảo

Điều/Mục

Chiều dày hướng tâm của vòng găng a11 ISO 6627 5.7
Vòng găng bề mặt hình tang trống không đối xứng (xem vòng găng hình chữ nhật và vòng găng hình chêm)   ISO 6622-1/ISO 6622-2
ISO 6624-1/ISO 6624-3
Mặt hình tang trống (bề mặt lưng hình tang trống) t2, t3 TCVN 5735-2(ISO 6621-2)
ISO 6622-1/ISO 6622-2
ISO 6624-1 ff. đến ISO 6624-4
Vòng găng mặt hình tang trống, xem vòng găng tiết diện hình chữ nhật, hình chêm và nửa hình chêm   ISO 6622-1/ISO 6622-2
ISO 6624-1 ff. đến ISO 6624-4
Vòng găng dầu kiểu vát mép   ISO 6625
ISO 6626
Chiều dài cầu nối w2 ISO 6626-1
ISO 6626/ISO 6626-2/ISO 6626-3
5.3
4.2/5.2/5.5
Gờ sắc   TCVN 5735-5
Mặt đúc   TCVN 5735-5 4.5
Khoang   TCVN 5735-5 4.2
Vát   TCVN 5735-4 10
Bào   TCVN 5735-5 4.4
Hạt crôm   TCVN 5735-5 4.5
Độ cứng lớp mạ crôm   TCVN 5735-4 10.1
Phân loại vòng găng   TCVN 5735-1 3
Khe hở miệng ở trạng thái đóng s1 TCVN 5735-1/TCVN 5735-4 5.2/7.3
Hình dạng lớp phủ   TCVN 5735-1 4.4
Chiều dày lớp phủ   TCVN 5735-4/ISO 6622 ff 10
Dung sai chiều dày lớp phủ   TCVN 5735-4 10
Đường kính lò xo xoắn d7 TCVN 5735-1/ISO 6626/ISO 6626-2 5.7/5.1
Kiểu lò xo xoắn   ISO 6626 5.1
Sự dịch chuyển của lò xo xoắn f1 TCVN 5735-1/ISO 6626 5.1/5.2
Đường kính rãnh lắp lò xo xoắn d14 TCVN 5735-1/ISO 6626/ISO 6626-2 5.7/7
Vòng găng dầu vát hai mặt có lò xo xoắn   ISO 6626/ISO 6626-2 3.3/4.3
Vòng găng dầu có lò xo xoắn   ISO 6626/ISO 6626-2/ISO6626-3
Vòng găng dầu có rãnh chịu lực và lò xo xoắn   ISO 6626/ISO 6626-2
Áp suất tiếp xúc p0 ISO 6626/ISO 6626-2
ISO 6626-3/ISO 6627
6/7
5.7/8
Các cấp áp suất tiếp xúc   ISO 6626/ISO 6626-2
ISO 6627
7.4/6.4
8.2
Hiệu chỉnh các giá trị Ft và Fd   TCVN 5735-4 7.4
Các vết nứt   TCVN 5735-5 4.3
Hình dạng mặt cắt ngang   TCVN 5735-1 4
Đường kính dao cắt d5 ISO 6625
ISO 6626/ISO 6626-2
4.1-Bảng 1
4.1-Bảng 1/5.2
Lỗ xy lanh   TCVN 5735-1 5.2
Mặt chuẩn gốc (mặt phẳng tham chiếu)   TCVN 5735-1 6.4
Làm cùn mép   TCVN 5735-5 4.4
Định nghĩa (thuật ngữ và định nghĩa)   TCVN 5735-1 6
Sự kết muội   TCVN 5735-5 4.5
Sự lõm xuống (vết lõm)   TCVN 5735-5 4.3
Ký hiệu của vòng găng   TCVN 5735-4 5
Lực hướng tâm Fd TCVN 5735-2/TCVN 5735-4
ISO 6622-1 ff để ISO 6625
4.2/7.4
Sự mất màu   TCVN 5735-5 4.4.1
Vòng găng dầu vát hai mép   ISO 6625
Dấu kéo   TCVN 5735-1 4.3
Vát mép (KA, KI)   TCVN 5735-1/TCVN 5735-5/ISO 6623
ISO 6624-1/ISO 6624-2/ISO 6625
Đặc điểm / hình dạng mép   TCVN 5735-1 4.3
Bán kính mép phía ngoài, phía trong hx, hy ISO 6622-2
ISO 6624-3/ISO 6624-4
5.7
5.1/5.2
Các mép (khuyết tật)   TCVN 5735-5 4.4
Các mép (CR, SC, thấm nitơ)   TCVN 5735-4 10
Vòng găng dầu có vòng đệm đàn hồi   ISO 6627
Chiều dày hướng kính của vòng đệm đàn  hồi a9 ISO 6627 5.7
Chiều rộng của vòng đệm đàn hồi h9 ISO 6627 5.7
Chiều sâu vát bên ngoài của bề mặt tiếp xúc với xy lanh a17 ISO 6627 5.7
Xử lý ô xít sắt   TCVN 5735-4 10.4
Độ phẳng của mặt đáy (sự không phẳng)   TCVN 5735-2
TCVN 5735-5
4.2
7.3
Hệ số hiệu chỉnh lực   TCVN 5735-4
ISO 6622-1 ff. đến ISO 6626-2
7.4
Các khe hở miệng tự do (hiệu dụng)   TCVN 5735-1 6.2
Các khe hở miệng tự do (tổng cộng) m TCVN 5735-1/TCVN 5735-2
ISO 6626/ISO 6626-2
5.1/4.2
3.2
Góc miệng   TCVN 5735-5 4.4
Vát mép miệng   TCVN 5735-4 10
Sực rỗ khí   TCVN 5735-5 4.2
Chiều sâu rãnh a4 TCVN 5735-1
ISO 6626/ISO 6626-2/ISO 6626-3
5.7
Chiều sâu rãnh và cầu nối a13 TCVN 5735-1
ISO 6626/ISO 6626-2/ISO 6626-3
5.7
Đường kính chân rãnh vòng găng trên pít tông   TCVN 5735-1 5.3
Bán kính góc lượn chân rãnh vòng găng trên pít tông   TCVN 5735-1 5.3
Chiều rộng rãnh vòng găng trên pít tông   TCVN 5735-1 5.3
Vòng găng nửa hình chêm   ISO 6624-2/ISO 6624-4
Độ cứng của vật liệu   TCVN 5735-3 Bảng 1
Vết lõm thử độ cứng   TCVN 5735-5 4.3
Sự hoạt động của bộ phận đốt nóng   ISO 6626/ISO 6626-2 5.4/6.4
Điện trở của bộ phận đốt nóng   TCVN 5735-5 5.2 (Bảng 10)
Xoắn (quấn)   TCVN 5735-2/TCVN 5735-5 4.2/7.4
Vát mép phía trong, KI   TCVN 5735-1/ISO 6622-1/ISO 6623
ISO 6624-1/ISO 6624-2/ISO 6625
Vê tròn mép phía trong hy ISO 6622-2
ISO 6624-3/ISO6624-4
5.7
5.1/5.2
Mặt trong   TCVN 5735-1 5.4
Xiên bên trong, IF/IFU   ISO 6622-1/ISO 6622-2
ISO 6624-1/ISO 6624-3
Hình chữ V bên trong   TCVN 5735-4 8.1
Bậc bên trong, IW/IWU   ISO 6622-1, ISO 6624-1
Hình dạng miệng   TCVN 5735-4 8
Góc hình chêm   TCVN 5735-2/ISO 6624-1/ISO 6624-2
ISO 6624-3/ISO 6624-4
Vòng găng tiết diện hình chêm   ISO 6624-1/ISO 6624-3
Sự dịch bề mặt tiếp xúc với xy lanh   TCVN 5735-2/ISO 6626
ISO 6626-2/ISO 6626-3
4.2/4.4/Hình 2 đến Hình 6
Khoảng cách giữa các bề mặt tiếp xúc với xy lanh B3 TCVN 5735-1
ISO 6626/ISO 6626-2/ISO 6626-3
5.7
Chiều rộng bề mặt tiếp xúc với xy lanh h4, h5 TCVN 5735-1/ISO 6625
ISO 6626/ISO 6626-2/ISO 6626-3
5.5/6
7/8/5.2
Độ kín ánh sáng   TCVN 5735-2
TCVN 5735-4
4.2/
7.2
Vết nứt lớn (mạ crôm)   TCVN 5735-5 4.5
Vết nứt lớn (bề mặt thấm ni tơ)   TCVN 5735-5 4.5
Đánh dấu   TCVN 5735-4 6
Gia công cắt gọt   TCVN 5735-5 4.4 – Bảng 4
Vật liệu   TCVN 5735-3
ISO 6626/ISO 6626-2/ISO 6626-3
ISO 6627
5.4/6.4/6.4
7
Nguyên lý đo (kiểm tra)   TCVN 5735-2
Mô đun đàn hồi, E   TCVN 5735-3
TCVN 5735-4
3
7.4
Vòng găng Napier (xem vòng găng gạt dầu)   ISO 6623
Sự vênh ngược   TCVN 5735-1
ISO 6622-2, ISO 6624-3, ISO 6624-4
4.3
5.6/5.7
Bề mặt thấm ni tơ   TCVN 5735-4
ISO 6622-2, ISO 6624-3, ISO 6624-4
10.3
Độ sâu thấm ni tơ   TCVN 5735-2/TCVN 5735-4/ ISO 6622-2
ISO 6624-3, ISO 6624-4
ISO 6626-3/ISO 6627
4.2/10.3/5.9/5.4/5.4
5.6/5.2
Mô tả về vòng găng   TCVN 5735-1 5
Đường kính danh nghĩa d1 TCVN 5735-1 5.2/5.3/6.2
Miệng V chống xoay của vòng găng   TCVN 5735-4 8.1/8.2
Sự xiên   TCVN 5735-2 4.2
Vòng găng dầu   TCVN 5735-1
ISO 6625 đến ISO 6627
5.7
Vát mép phía ngoài, KA   TCVN 5735-1/ISO 6622-1
ISO 6624-2
5.5/5.8
5.2
Vê tròn mép phía ngoài   ISO 6622-2
ISO 6622-3/ISO6624-4
5.7
5.1/5.2
Độ ô van (xem hình dạng vòng găng) U TCVN 5735-2
TCVN 5735-4
4.2
7.1
Đóng gói   TCVN 5735-4 11.3
Mép ở lưng   TCVN 5735-1
TCVN 5735-4
5.4, 5.5
10
Các mép lưng tại miệng   TCVN 5735-1/TCVN 5735-4
TCVN 5735-5
5.4/Bảng 16, 20,22
4.4
Bề mặt lưng   TCVN 5735-1 5.4
Mạ mặt lưng   TCVN 5735-4 10
Hình dạng bề mặt lưng   TCVN 5735-1 4.2
Gia công cơ khí bề mặt lưng   TCVN 5735-4
TCVN 5735-5
9
7
Dạng bề mặt lưng (sai lệch)   TCVN 5735-5 7.2
Thấm phốt pho   TCVN 5735-4 10.4
Sự lọt ánh sáng   TCVN 5735-1
TCVN 5735-2
6.2
4.2
Phân loại vòng găng   TCVN 5735-1 3
Mã và mô tả vòng găng   TCVN 5735-4 4 – Bảng 1
Kiểu vòng găng   TCVN 5735-1 4
Trơn   TCVN 5735-1 4.4
Điểm phản xạ   TCVN 5735-2 4.2
Độ xốp   TCVN 5735-5 4.2-Bảng 1/4.5
Vênh thuận   TCVN 5735-1
ISO 6622-1/ISO 6622-2
ISO 6624-1/ISO 6624-3
4.3
5.5
5.2
Quy luật phân bố áp suất   TCVN 5735-1 6.2
Yêu cầu chất lượng (đặc điểm nhìn thấy)   TCVN 5735-5 4.1
Chiều dày hướng kính kể cả lò xo xoắn a12 TCVN 5735-1 5.7
Chiều dày hướng kính của thân a1 TCVN 5735-1/TCVN 5735-2
ISO 6622 ff.
5.1/5.3
Ray (xem vòng găng)   TCVN 5735-1/6627 5.7/5.2
Vật liệu nổi (đánh dấu)   TCVN 5735-5 6
Vòng găng tiết diện hình chữ nhật   TCVN 5735-1
ISO 6622-1/ISO 6622-2
6.1
Tỷ lệ giảm m/d1   TCVN 5735-4 7.4
Mặt phẳng tham chiếu (mặt chuẩn gốc)   TCVN 5735-1 6.4
Lưng vòng găng   TCVN 5735-1 5.1
Khe hở miệng vòng găng (khe hở miệng ở trạng thái đóng) s1 TCVN 5735-1/TCVN 5735-4 5.2/7.3
Dưỡng kiểm tra vòng găng   TCVN 5735-1 6.4
Rãnh vòng găng (trên pít tông)   TCVN 5735-1 6.3
Sự xoay vòng găng (phòng ngừa xoay)   TCVN 5735-4 8
Hình dạng vòng găng (xem độ ô van)   TCVN 5735-2
TCVN 5735-4
4.2
7.1
Chiều cao vòng găng h1 TCVN 5735-1/TCVN 5735-2
ISO 6622-1 ff.
5/4.2.1
Độ nhám (xem độ nhám bề mặt)   TCVN 5735-2/TCVN 5735-4 4.2/9
Phun cát   TCVN 5735-5 4.2 – Bảng 1
Vòng găng gạt dầu (vòng găng Napier)   ISO 6623
Xước   TCVN 5735-5 4.3
Góc chân đứng q ISO 6627 5.7
Chiều cao chân đứng a14 ISO 6627 5.7
Vòng găng   TCVN 5735-1/ISO 6627 5.7/5.2
Chiều cao vòng găng h12 ISO 6627 5.2
Các mặt đáy   TCVN 5735-1/TCVN 5735-4 5/9.2
Gia công mặt đáy   TCVN 5735-4 9
Miệng hình chữ V   TCVN 5735-4 8.2
Phân bố rãnh   ISO 6625

ISO 6626/ISO 6626-2/ISO 6626-3

4.1

4.1/5.1/5.5

Chiều dài rãnh w1 TCVN 5735-1

ISO 6625

ISO 6626/ISO 6626-2/ISO 6626-3

5.7

4.1

4.2/5.2

Khoảng cách các rãnh w3 TCVN 5735-1/ISO 6626-3 5.7/5.5
Chiều rộng rãnh c1 TCVN 5735-1

ISO 6625

ISO 6626/ISO 6626-2/ISO 6626-3

5.7

6

7/8/5.5

Vòng găng dầu có rãnh   TCVN 5735-1

ISO 6625/ISO 6626/ISO 6626-2

Chiều dày hướng kính của phần phân cách a8 ISO 6627 4.2
Chiều rộng của phần phân cách h13 ISO 6627 4.2
Mạ phun   TCVN 5735-1/ISO 6622-1/ISO 6622-2

ISO 6624-1/ISO 6624-2/

ISO 6624-3/ISO 6624-4

 

10.2/5.11/5.8

5.4/5.3/5.4/5.3

Mạ phun (khuyết tật)   TCVN 5735-5 4.4/4.5
Độ cứng lớp mạ phun   TCVN 5735-4 10.2
Sự giãn của lò xo   ISO 6626/ISO 6626-2/ISO 6626-3 5.2/6.2/6.2
Vòng găng thép (xem vòng găng)  
Chiều sâu bậc a2 ISO 6623 Bảng 8/Bảng 9
Chiều rộng bậc h2 ISO 6623 Bảng 8/Bảng 9
Độ bền (cơ tính)   TCVN 5735-3 3
Gia công, mạ bề mặt   TCVN 5735-4 9
Độ nhám bề mặt   TCVN 5735-2/TCVN 5735-4 4.2/9
Xử lý bề mặt   TCVN 5735-4 10.4
Lực tiếp tuyến Ft TCVN 5735-2
TCVN 5735-4ISO 6622-1 ff.
4.2

7.4/7.5/7.6

Tổn thất lực tiếp tuyến (bộ đốt nóng)   TCVN 5735-5 5.2
Vòng găng mặt côn   TCVN 5735-1 ff. đến ISO 6624-4
Bề mặt lưng côn   TCVN 5735-1 ff. đến ISO 6624-4
Ảnh hưởng của nhiệt độ (bộ đốt nóng)   TCVN 5735-5 5.2
Xoắn/vênh   TCVN 5735-2

TCVN 5735-1/ISO 6622-2

ISO 6624-1/ISO 6624-3

4.2

5.7/5.5-5.6

5/5

Khe hở miệng tự do tổng cộng (xem khe hở miệng tự do) m TCVN 5735-1

TCVN 5735-2

5.1

4.2.3

Bán kính phần cắt r2 TCVN 5735-1 5.6
Rãnh hình chữ V (vòng găng dầu)   ISO 6626-3 3.4
Khuyết tật nhìn thấy (đặc điểm)   TCVN 5735-5 4
Chiều dày thân vòng găng a1 TCVN 5735-1/TCVN 5735-2

ISO 6622-1 ff.

5.3/4.2.2
Đường đối chứng   TCVN 5735-1 6.2.2

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 6622-1, Internal combustion engines – Piston rings – Part1: Rectangular rings made of cast Iron (Động cơ đốt trong – Vòng găng – Phần 1: Vòng găng tiết diện hình chữ nhật làm bằng gang xám).

[2] ISO 6622-2, Internal combustion engines – Piston rings – Part2: Rectangular rings made of steel (Động cơ đốt trong – Vòng găng – Phần 2: Vòng găng tiết diện hình chữ nhật làm bằng thép).

[3] ISO 6623, Internal combustion engines – Piston rings – Scraper rings made of cast iron (Động cơ đốt trong – Vòng găng – Vòng găng gạt dầu làm bằng gang xám).

[4] ISO 6624-1, Internal combustion engines – Piston rings – Part 1: Keystone rings made of cast  iron (Động cơ đốt trong – Vòng găng – Phần 1: Vòng găng tiết diện hình chêm làm bằng gang xám).

[5] ISO 6624-2, Internal combustion engines – Piston rings – Part 2: Half keystone rings made of cast  iron (Động cơ đốt trong – Vòng găng – Phần 2: Vòng găng tiết diện nửa hình chêm làm bằng gang xám).

[6] ISO 6624-3, Internal combustion engines – Piston rings – Part 3: Keystone rings made of steel (Động cơ đốt trong – Vòng găng – Phần 3: Vòng găng tiết diện hình chêm làm bằng thép).

[7] ISO 6624-4, Internal combustion engines – Piston rings – Part 4: Half keystone rings made of steel (Động cơ đốt trong – Vòng găng – Phần 4: Vòng găng tiết diện nửa hình chêm làm bằng thép).

[8] ISO 6625, Internal combustion engines – Piston rings – Oil control rings (Động cơ đốt trong – Vòng găng – Vòng găng dầu).

[9] ISO 6626, Internal combustion engines – Piston rings – Coil-spring-loaded oil control rings (Động cơ đốt trong – Vòng găng – Vòng găng dầu có lò xo xoắn).

[10] ISO 6626-2, Internal combustion engines – Piston rings – Part 2: Coil-spring-loaded oil control rings of narrow width made of cast iron (Động cơ đốt trong – Vòng găng – Phần 2: Vòng găng dầu có lò xo xoắn chiều cao nhỏ làm bằng gang xám).

[11] ISO 6626-3, Internal combustion engines – Piston rings – Part 3: Coil-spring-loaded and nitried oil control rings made of steel (Động cơ đốt trong – Vòng găng – Phần 3: Vòng găng có lò xo xoắn và vòng găng dầu thấm nitơ làm bằng thép).

[12] ISO 6627, Internal combustion engines – Piston rings – Expanderlsegment oil control rings (Động cơ đốt trong – Vòng găng – Vòng găng dầu có vòng đệm đàn hồi).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5735-1:2009 (ISO 6621-1 : 2007) VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – VÒNG GĂNG – PHẦN 1: TỪ VỰNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN5735-1:2009 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản