TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5858:2017 VỀ ĐÁ QUÝ – PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ HẤP THỤ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5858:2017

PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ HẤP THỤ

Gemstones- Testing absorption spectrum

Lời nói đầu

TCVN 5858:2017 thay thế TCVN 5858:1994.

TCVN 5858:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 174, Đồ trang sức biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Để xác định phổ hấp thụ thường sử dụng hai phương pháp:

– Quan sát chủ quan (trực quan);

– Dùng các thiết bị tự ghi.

Đối với đá quý, cho đến nay các phòng thử nghiệm trên thế giới chủ yếu dùng phương pháp quan sát chủ quan, còn phương pháp dùng thiết bị tự ghi ít được sử dụng vì phương pháp này đòi hỏi phải gia công mẫu thử khắt khe (thành những tấm song phẳng có độ dày quy định, đánh bóng hai mặt v.v…). Điều này rất khó chấp nhận vì việc kiểm định đá quý về cơ bản phải giữ nguyên hình dạng ban đầu của đá quý. Vì vậy, tiêu chuẩn này chỉ quy định phương pháp quan sát trực quan phổ hấp thụ của đá quý. Thiết bị được sử dụng để quan sát phổ hấp thụ của đá quý có tên gọi là phổ kế (spectroscope).

 

ĐÁ QUÝ – PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ HẤP THỤ

Gemstones – Testing absorption spectrum

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo phổ hấp thụ để kiểm tra các loại đá quý.

2  Bản chất phương pháp

Khi chiếu một chùm ánh sáng trắng (tập hợp của các ánh sáng đơn sắc trong vùng nhìn thấy) ánh sáng sẽ bị hấp thụ với cường độ khác nhau ở những bước sóng khác nhau. Giản đồ biểu thị sự thay đổi cường độ hấp thụ ánh sáng của viên đá theo bước sóng gọi là phổ hấp thụ của viên đá. Đối với đá quý sử dụng chủ yếu phổ hấp thụ trong vùng ánh sáng nhìn thấy.

3  Thiết bị, dụng cụ

3.1  Phổ kế trực quan

Phổ kế trực quan gồm các loại sau:

– Phổ kế lăng kính (Hình 1), trong đó sử dụng hệ lăng kính (prism system) để tạo ra các ánh sáng đơn sắc.

– Phổ kế cách từ nhiễu xạ, trong đó ánh sáng đơn sắc được tạo ra bằng cách tử nhiễu xạ (diffraction grating).

Hình 1- Sơ đồ đường đi của ánh sáng trong một kính quang phổ dùng lăng kính và hình ảnh phổ hấp thụ của ruby

3.2  Nguồn sáng mạnh (100 W đến 1000 W), phải hội tụ tốt, có thể điều chỉnh được cường độ, có thể vừa dùng chế độ truyền qua, vừa dùng chế độ phản xạ. Có thể dùng các nguồn sáng lạnh (sợi quang học).

3.3  Chắn sáng thị trường, để thay đổi kích thước chùm sáng chiếu vào mẫu.

3.4  Bộ gá, để gá nguồn sáng, kính quang phổ, mẫu đá sao cho đồng thời có thể xoay được viên đá theo các phương khác nhau, thay đổi được góc chiếu và góc quan sát, khoảng cách từ mẫu đến nguồn sáng và kính quang phổ.

4  Mẫu thử

Mẫu thử phải là loại có màu đồng nhất (kể cả loại không màu). Kích thước mẫu thường không nhỏ hơn 3 mm2. Mẫu phải sạch và khô.

5  Cách tiến hành

Chuẩn thang bước sóng của kính quang phổ theo ánh sáng đơn sắc của đèn natri hoặc đèn thủy ngân.

Gắn mẫu, nguồn sáng, kính quang phổ trên các giá kẹp và chọn vị trí mẫu cần chiếu và phương pháp quan sát thích hợp cho chế độ truyền qua hoặc chế độ phản xạ.

Việc thử nên tiến hành trong buồng tối.

CHÚ Ý: Chế độ phản xạ có thể dùng cho mọi trường hợp, nhất là khi mẫu có màu nhạt hoặc mẫu được gắn trên đồ trang sức, còn chế độ truyền qua chỉ thích hợp cho trường hợp mẫu không bị chắn, hoặc có màu đậm. Cần xác định phổ bằng cả chế độ truyền qua và chế độ phản xạ (nếu có thể).

Điều chỉnh chắn sáng thị trường sao cho chỉ ánh sáng truyền qua hoặc phản xạ trực tiếp từ viên đá mới được đập vào khe của kính quang phổ.

Điều chỉnh độ nét của phổ sao cho rõ nhất. Do sự nhạy cảm của mắt người, độ nét của phổ ở vùng tím và vùng đỏ không như nhau.

Để thấy được những vạch hấp thụ mảnh và mờ, trong quá trình quan sát, cần thay đổi phối hợp liên tục độ mở của khe kính quang phổ, góc quan sát và vị trí mẫu cần chiếu.

6  Xử lý kết quả

Phổ hấp thụ của đá quý được ghi lại bằng số (bước sóng) tương ứng với các vạch (dải) hấp thụ từ nhỏ đến lớn trong vùng nhìn thấy, trong đó các vạch hấp thụ được ghi bằng một con số tương ứng với bước sóng hấp thụ (ví dụ 550,0 nm), các dải hấp thụ được ghi từ giá trị đầu đến cuối (ví dụ 520,0 đến 600,0 nm); các vạch (dải) mảnh và nhạt được ghi bằng số bình thường (ví dụ 450,0 nm), các vạch (dải) đậm được gạch dưới (550,0 nm hoặc 520,0 – 600,0 nm). Các giá trị này được so sánh với các giá trị chuẩn để xác định đá quý (Phụ lục A).

Phổ hấp thụ của đá quý cũng có thể được so sánh với giản đồ phổ hấp thụ của đá quý (Phụ lục B) để xác định tên đá.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Phổ hấp thụ của đá quý

Bảng A.1 – Phổ hấp thụ của đá quý

Tên gọi

Các vạch, dải hấp thụ, nm

Agat 700,0 ; 665,0 ; 634,0
Actinolit 503,0 ; 431,0
Alexandrit:  
theo phương mầu lục 680,5 ; 678,5 ; 665,0 ; 655,0 ; 649,0 ; 645,0 ; 640,0 ; 555,0
theo phương mầu đỏ 680,5 ; 678,5 ; 655,0 ; 645,0 ; 605,0 ; 540,0 ; 472,0
Almandin 617,0 ; 576,0 ; 527,0 ; 505,0 ; 462,0 ; 438,0 ; 428,0 ; 404,0 ; 393,0
Amethyst 550,0 ; 520,0
Andalusit 553,5 ; 550,5 ; 547,5 ; 525,0 ; 518,0 ; 506,0 ; 495,0 ; 455,0 ; 447,5 ; 436,0
Apatit lam 631,0 622,0 ; 525,0 ; 512,0 ; 507,0 ; 491,0 ; 464,0
Apatit vàng lục 605,3 ; 602,5 ; 597,5 ; 585,5 ; 577,2 ; 574,2 ; 533,5 ; 529,5 ; 527,0
Aquamarin 537,0 ; 456,0 ; 427,0
Aventurin 682,0649,0
Axinit 532,0 ; 512,0 ; 492,0 ; 466,0 ;440,0 ; 415,0
Azurit 500,0
Beryl nhuộm mầu lơ 705,0 ; 685,0 ; 645,0 ; 625,0 ; 605,0 ; 587,0
Biruza 460,0 ; 432,0 ; 422,0
Calcit 582,0
Chalcedony:  
nhuộm mầu lam 690,0 ; 660,0 ; 627,0
nhuộm mầu lục 705,0 ; 670,0 ; 645,0
Chrysoberyl 504,0 ; 495,0 ; 485,0 ;445,0
Chrysopras nhuộm mầu 632,0 443,9
Chrysopras 443,9
Danburit 590,0 ; 586,0 ; 584,5 ; 584,0 ; 583,0 ; 582,0 ; 580,5 ; 578,0 ; 576,0 ; 573,0 ; 571,0
Demantoid 701,0 ; 693,0 ; 640,0 ; 622,0 ; 485,0 ; 464,0 ; 443,0
Diopsid (crom) 547,0 ; 508,0 ; 505,0 ;493,0 ; 456,0
Diopsid 670,0 ; 655,0 ; 635,0 ; 508,0 ; 505,0 ; 490,0
Dioptas 570,0 ; 560,0 ; 465,0 đến 400,0
Ekanit 665,1 ; 637,5
Emerald 683,5 ; 680,6 ; 662,0 ; 646,0 ; 637,0 ; 606,0 ; 594,0 ; 630,0 đến 580,0
Emerald tổng hợp 683,0 ; 680,5 ; 662,0 ; 646,0 ; 637,5 ; 630,0 đến 580,0 ; 606,0 ; 594,0 ; 477,4
Enstatit 547,5 ; 509,0 ; 505,8 ; 502,5 ; 483,0 ; 472,0 ; 459,0 ; 449,0 ; 425,0
Enstatit (crom) 688,0 ; 669,0 ; 506,0
Epidot 750,0 ; 455,0 ; 435,0
Euclas 706,5 ; 704,0 ; 695,0 ; 688,0 ; 660,0 ; 650,0 ; 639,0 ; 468,0 ; 455,0
Fluorit lục 640,0 ; 600,6 ; 585,0 ; 570,0 ; 553,0 ; 550,0 ; 452,0 ; 435,0
Fluorit vàng 545,0 ; 515,0 ; 490,0 ; 470,0 ; 452,0
Gahnit 632,0 ; 592,0 ; 577,0 ; 552,0 ; 508,0 ; 480,0 ; 459,0 ; 443,0 ; 433,0
Grosular 630,0
Hematit 700,0 ; 640,0 ; 595,0 ; 570,0 ; 480,0 ; 450,0 ; 425,0 ; 400,0
Hesonit 547,0 ; 490,0 ; 454,5 ; 435,0
Hidenit 690,5 ; 686,0 ; 669,0 ; 646,0 ; 620,0 ; 437,5 ; 433,0
Hypersthen 551,0 ; 547,5 ; 505,8 ; 482,0 ; 448,5
Idocras lục 530,0 ; 487,0 ; 461,0
Idocras nâu 591,0 ; 588,0 ; 584,5 ; 582,0 ; 577,5 ; 574,5
Idocras vàng lục 465,0
lolit 645,0 ; 593,0 585,0 ; 535,0 ; 492,0 ; 456,0 ; 436,0 ; 426,0
Jadeit mầu lục tự nhiên 691,5 ; 655,0 ; 630,0 ; 495,0 ; 450,0 ; 437,5 ; 433,0
Jadeit mầu lục nhân tạo 665,0 ; 655,0 ; 645,0
Kim cương không mầu đến vàng 478,0 ; 465,0 ; 451,0 ; 435,0 ; 423,0 ; 415,5 ; 401,5 ; 390,0
Kim cương nâu – lục 537,0 ; 504,0 ; 498,0
Kim cương vàng nâu 576,0 ; 569,0 ; 564,0 ; 558,0 ; 550,0 ; 548,0 ; 523,0 ; 493,5 ; 480,0 ; 460,0
Kim cương có mầu vàng nhân tạo 594,0 ; 504,0 ; 498,0 ; 478,0 ; 465,0 ; 451,0 ; 435,0 ; 423,0 ; 415,5
Kim cương mầu lục nhân tạo 741,0 ; 504,0 ; 498,0 ; 465,0 ; 451,0 ; 435,0 ; 423,0 ; 415,5
Kim cương có mầu nâu nhân tạo 741,0 ; 594,0 ; 504,0 ;498,0 ; 478,0 ; 465,0 ; 451,0 ; 435,0 ; 423,0 ; 415,5
Kornerupin 540,0 ; 508,0 ; 463,0 ; 446,0 ; 430,0
Kyanit 706,0 ; 689,0 ; 671,0 ; 446,0 ; 433,0
Nephrit 689,0 ; 509,0 ; 490,0 ; 460,0
Obsidian 680,0 ; 670,0 ; 660,0 ; 650,0 ; 635,0 ; 595,0 ; 555,0 ; 500,0
Opal lửa 700,0 – 640,0 ; 590,0 đến 400,0
Orthoclas 448,0 ; 420,0
Peridot 653,0 ; 553,0 ; 529,0 ; 497,0 ; 495,0 ; 493,0 ; 473,0 ; 453,0
Petalit 454,0
Pyrop 687,0 ; 685,0 ; 671,0 ; 650,0 ; 620,0 đến 520,0 ; 505,0
Rhodocrosit 551,0 ; 454,5 ; 410,0 ; 391,0 ; 383,0 ; 378,0 ; 363,0
Rhodonit 548,0 ; 503,0 ; 455,0 ; 412,0 ; 408,0
Ruby 694,2 ; 692,8 ; 668,0 ; 659,2 ; 610,0 đến 500,0 ; 476,5 ; 475,0 ; 468,5
Saphir lam 471,0 ; 460,0 ; 455,0 ; 450,0
Saphir vàng 471,0; 460,0 ; 450,0
Saphir lục 471,0 ; 460,0 đến 450,0
Scheelit 584,0
Serpentin 497,0 ; 464,0
Silimanit 462,0 441,0 ; 410,0
Sinhalit 526,0 ; 492,5 ; 476,0 ; 463,0 ; 452,0 ; 435,5
Scapolit hồng 663,0 ; 652,0
Spesartin 495,0 ; 484,5 ; 481,0 ; 475,0 ; 462,0 ; 457,0 ; 455,0 ; 440,0 ; 435,0 ;

432,0 ; 424,0 ; 412,0 ; 406,0 ; 394,0

Sphalerit 690,0 ; 665,0 ; 651,0
Sphen 590,0 ; 586,0 ; 582,0 ; 580,0 ; 575,0 ; 534,0 ; 530,0 ; 528,0
Spinel đỏ 685,5 ; 684,0 ; 675,0 ; 665,0 ; 656,0 ; 650,0 ; 642,0 ; 632,0 ; 595,0 -490,0 ; 465,0 ; 455,0
Spinel lam 635,0 ; 585,0 ; 555,0 ; 508,0 ; 478,0 ; 458,0 ; 443,0 ; 433,0
Spinel lam tổng hợp 634,0 ; 580,0 ; 544,0 ; 485,0 ; 449,0
Spinel lục tổng hợp 620,0 ; 580,0 ; 570,0 ; 550,0 540,0
Taafeit 558,0 ; 553,0 ; 478,0
Tanzanit 710,0 ; 691,0 ; 595,0 ; 528,0 ; 455,0
Thạch anh mầu lơ nhân tạo 645,0 ; 585,0 ; 540,0 ; 500,0 đến 490,0
Topaz hồng 682,8
Tremolit 684,0 ; 650,0 ; 628,0
Tourmalin đỏ 555,0 ; 537,0 ; 525,0 đến 461,0 ; 456,0 ; 451,0 ; 428,0
Tourmalin lục 497,0 ; 461,0 ; 415,0
Variscit 688,0 ; 650,0
Wilemit 583,0 ; 540,0 ; 490,0 ; 442,5 ; 431,5 ; 421,0
Zircon thường 691,0 ; 689,0 ; 662,5 ; 660,5 ; 653,5 ; 621,0 ; 615,0 ; 589,5 562,0 ; 537,5 ; 516,0 ; 484,0 ; 460,0 ; 432,0
Zircon thấp 653,0 ; 520,0
CHÚ THÍCH: Các vạch, dải gạch dưới là các vạch, dải hấp thụ mạnh.

 

ĐÍNH KÈM Phụ lục B

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5858:2017 VỀ ĐÁ QUÝ – PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ HẤP THỤ
Số, ký hiệu văn bản TCVN5858:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành 01/01/2017
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản