TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6363:2010 (ISO 3821 : 2008) VỀ THIẾT BỊ HÀN KHÍ – ỐNG MỀM BẰNG CAO SU DÙNG CHO HÀN, CẮT VÀ QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6363 : 2010

ISO 3821 : 2008

THIẾT BỊ HÀN KHÍ – ỐNG MỀM BẰNG CAO SU DÙNG CHO HÀN, CẮT VÀ QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN

Gas welding equipment – Rubber hoses for welding, cutting and allied processes

Lời nói đầu

TCVN 6363 : 2010 thay thế TCVN 6363 : 1998.

TCVN 6363 : 2010 hoàn toàn tương đương với ISO 3821 : 2008.

TCVN 6363 : 2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 44 Quá trình hàn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THIẾT BỊ HÀN KHÍ – ỐNG MỀM BẰNG CAO SU DÙNG CHO HÀN, CẮT VÀ QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN

Gas welding equipment – Rubber hoses for welding, cutting and allied processes

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đi với các ống mềm bằng cao su (bao gồm c các ống chập đôi) dùng cho hàn, cắt và các quá trình liên quan.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với các ống cao su có chế độ làm việc bình thường 2 MPa (20 bar) và chế độ làm việc nhẹ [được giới hạn cho các ống mềm có áp sut làm việc lớn nhất 1 MPa (10 bar) và có đường kính lỗ đến và bằng 6,3 mm].

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các ống mềm làm việc  nhiệt độ từ -20 °C đến +60 °C và được sử dụng trong:

– Hàn và cắt bằng khí;

– Hàn hồ quang trong môi trường bảo vệ của khí trơ hoặc khí hoạt tính;

– Các quá trình liên quan đến hàn và cắt, đặc biệt là đốt nóng, hàn vảy cứng và phun phủ kim loại.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các ng mềm bằng nhựa dẻo nóng hoặc các ống mềm dùng cho axetylen áp suất cao [lớn hơn 0,15 MPa (lớn hơn 1,5 bar)].

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2229 (ISO 188), Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Phép thử già hóa nhanh và độ chịu nhiệt).

TCVN 4509 (ISO 37), Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định các tính chất ứng suất – giãn dài khi kéo.

TCVN 6874-3 : 2001 (ISO 11114-3 : 1997), Chai chứa khí di động – Tính tương thích của vật liệu làm chai chứa và làm van với khí chứa – Phần 3: Thử độ tự bốc cháy trong oxy.

ISO 1307 : 2006, Rubber and plastics hoses – Hose sizes, minimum and maximum inside diameters, and tolerances on cut-to-length hoses (ng mềm bằng cao su và chất dẻo – Các cỡ ống, đường kính trong nhỏ nht và lớn nhất và dung sai cho các ống được cắt theo chiều dài).

ISO 1402, Rubber and plastics hoses and hose assemblies – Hydrostatic testing (ng mềm bằng cao su và chất dẻo và các cụm ống – Th thủy tĩnh).

ISO 1746, Rubber or plastics hoses and tubing – Bending tests (ng mm bằng cao su hoặc cht dẻo và đường ống – Th uốn).

ISO 1817, Rubber, vulcanizsd – Determination of the effect of liquids (Cao su lưu hóa – Xác định tác dụng của các cht lỏng).

ISO 4080, Rubber and plastics hoses and hose assemblies – Determination of permeability to gas (ng mềm bằng cao su và chất dẻo và các cụm ống – Xác định tính thấm khí).

ISO 4671, Rubber and plastics hoses and hose assemblies – Methods of measurement of the dimensions of hoses and the lengths of hose assemblies (ng mềm bằng cao su và cht dẻo và các cụm ống – Phương pháp do kích thước của các ống mm và chiều dài của các cụm ống).

ISO 4672, Rubber and plastics hoses – Sub-ambient tempetature flexibility tests (ng mềm bằng cao su và chất dẻo – Th độ dẻo  nhiệt độ cận môi trường).

ISO 7326, Rubber and plastics hoses – Assessment of ozone resistance under static conditions (ng mềm bằng cao su và chất dẻo – Đánh giá khả năng chịu ozon trong điều kiện tĩnh).

ISO 8033, Rubber and plastics hoses – Determination of adhesion between components (ng mềm bằng cao su và chất dẻo – Xác định lực bám kính giữa các phần cấu thành).

ISO 8330, Rubber and plastics hoses and hose assemblies – Vocabulary (ng mềm bằng cao su và chất dẻo và các cụm ống – Từ vựng).

ISO 23529, Rubber – General procedures for preparing and conditioning test pieces for physical methods (Cao su – Quy trình chung cho chuẩn bị và thuần hóa các mẫu th đối với các phương pháp th vật lý).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 8330 và các thuật ngữ định nghĩa sau.

3.1. Ống mềm chập đôi (twin hose)

Hai ống mềm bình thường bng cao su được liên kết với nhau theo chiều dc.

3.2. Ống mềm dùng cho (dẫn) khí đốt thông dụng (universal fuel gas hose)

ng mềm có thể dùng được cho tất cả các khí đốt ngoài trừ khí đốt trợ dung (nóng chảy).

CHÚ THÍCH: Các khi đốt được liệt kê trong Bảng 4.

3.3. Ống mm dùng cho (dn) khí đốt tr dung (flux fuel gas hose)

ng mềm thích hợp cho khí đốt có chứa một chất trợ dung.

4. Các thuật ngữ viết tắt

Tiêu chun này áp dụng các thuật ngữ được viết tắt sau.

LPG khí dầu mỏ hóa lỏng;

MPS hỗn hợp metylaxetylen-propadien.

5. Ứng dụng

Các ng mềm ch được sử dụng cho các dịch vụ về khí với các khí đã được xác định (xem 10.2).

6. Ký hiệu ống mềm

Các ống mềm quy định trong tiêu chuẩn này được ký hiệu với các thông tin sau:

a) Đường kính trong (lỗ) danh nghĩa, xem Bảng 1;

b) Chế độ làm việc nhẹ hoặc bình thường (áp suất danh định), xem Bảng 3;

c) Màu sắc và ghi nhãn (dịch vụ về khí), xem Bảng 4.

VÍ DỤ 1: 6,3 mm, chế độ nhẹ.

 DỤ 2: 10 mm, chế độ bình thường.

VÍ D 3: 6,3 mm, chế độ nhẹ, chất trợ dung.

7. Vật liệu

7.1. Kết cu

7.1.1. Quy định chung

ng mềm phải bao gồm:

a) Một lớp lót bằng cao su có chiều dày nhỏ nhất 1,5 mm;

b) Lớp gia cường (lớp cốt) được chế tạo bằng bất cứ công nghệ thích hợp nào;

c) Một lớp vỏ bằng cao su có chiều dày nh nhất 1,0 mm.

7.1.2. Ống mềm dùng cho khí đốt tr dung

ng mềm dùng cho khí đốt trợ dung phải bao gồm:

a) Một lớp lót bằng cao su với một chất dẻo bổ sung thêm ở bên trong có chiều dày lớn nht 0,5 mm để đạt được tổng chiều dày nhỏ nhất 1,5 mm;

b) Lớp gia công (lớp cốt) được chế tạo bằng bất kỳ công nghệ thích hợp nào;

c) Một lớp vỏ bọc bằng cao su có chiều dày nh nhất 1,0 mm.

7.1.3. Ống mềm chập đôi

Mỗi ống mềm được sử dụng cho kết cấu ống mềm chập đôi phải theo quy định trong 7.1.1 hoặc 7.1.2. Hai ống mềm phải được liên kết theo chiều dọc trong quá trình ép đùn và/hoặc quá trình lưu hóa. Chúng phải có khả năng tách nhau ra mà không bị hư hỏng để có thể lắp được các phụ tùng nối ống tại đầu mút. Xem 9.3.7.

7.2. Chế tạo

Lớp lót và lớp vỏ phải có chiều dày đồng đều và không có các lỗ rỗng, độ xốp và các khuyết tật khác.

8. Kích thước và dung sai

8.1. Đường kính trong

Đường kính trong của ống mềm phi phù hợp với các kích thước và dung sai được nêu trong Bảng 1.

Bảng 1 – Đường kính trong danh nghĩa, đường kính trong, dung sai và độ đồng tâm

Đường kính trong danh nghĩa

Đường kính trong
mm

Dung sai
mm

Độ đồng tâm, max
mm

4

4

± 0,40

1

4,8

4,8

5

5

6,3

6,3

7,1

7,1

8

8

± 0,50

9,5

9,5

10

10

12,5

12,5

± 0,60

16

16

1,25

20

20

25

25

32

32

± 1,0

40

40

± 1,25

1,50

50

50

CHÚ THÍCH 1: Dung sai và đường kính trong (trừ đường kính trong danh nghĩa 20 mm) không tuân theo ISO 1307 : 2006, Bng 1.

CHÚ THÍCH 2: Đối với các kích thước trung gian nên chọn các tr số từ dãy số R 20 của số ưu tiên (xem ISO 3) với dung sai là dung sai của đường kính trong lớn hơn kế tiếp.

8.2. Độ đồng tâm (s ch thị tổng của đng đồ đo)

Độ đồng tâm của ống mềm, được đo theo ISO 4671, phải phù hợp với các giá trị cho Bảng 1.

8.3. Đoạn ng cắt và dung sai

Dung sai cho các đoạn ống cắt phải phù hợp với ISO 1307.

9. Yêu cầu và thử kiểu

9.1. Quy định chung

Bản tóm tắt các yêu cầu và các phép thử kiểu với số lượng mẫu thử tương ứng được nêu trong Phụ lục D.

9.2. Yêu cầu cơ bn

9.2.1. Độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt

Phải thực hiện các phép đo trên các mẫu thử được cắt từ các ống mềm. Các vật liệu sử dụng làm lớp lót và lớp vỏ bọc, khi được thử theo TCVN 4509 (ISO 37), phải có độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt không nhỏ hơn các giá trị cho trong Bảng 2.

Bảng 2 – Độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt

Vật liệu ng mềm

Độ bền kéo

MPa

Độ giãn dài khi đứt

%

Lớp lót bng cao su

5

200

Lớp vỏ bọc

7

250

Lớp chất dẻo bên trong

5

120

9.2.2. Già hóa nhanh

Phải thực hiện các phép đo trên các mẫu thử được cắt từ các ng mềm. Sau khi già hóa 7 ngày  nhiệt độ 70 °C như đã quy định trong TCVN 2229 (ISO 188) (tủ sấy không khí), độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt của lớp lót và lớp vỏ bọc không được giảm đi so với các giá trị ban đầu lớn hơn 25 % đối với độ bền kéo và 50 % đối với độ giãn dài khi đứt.

9.2.3. Lực bám dính

Khi thử theo ISO 8033 : 2006 với mẫu thử kiểu 2 hoặc kiểu 4, lực bám dính nh nhất giữa các phần cấu thành liền kề phải là 1,5 kN/m. Đối với các ống mềm dùng cho khí đốt trợ dung, xem 9.3.4. Đối với các ống mềm dùng cho khí đốt trợ dung, lớp lót chất dẻo bên trong cần được loại bỏ trước khi thử.

9.2.4. Yêu cu v thủy tĩnh

Ống mềm, khi được thử theo ISO 1402  nhiệt độ môi trường xung quanh, phải đáp ứng các yêu cầu của Bảng 3.

Bảng 3 – Yêu cầu v thủy tĩnh

Thông s đánh giá

Chố độ làm việc nhẹ (đường kính trong danh nghĩa £ 6,3)

Chế độ làm việc bình thường (tất cả các cờ kích thước)

Áp suất làm việc lớn nhất

1 MPa (10 bar)

2 MPa (20 bar)

Áp suất thử

2 MPa (20 bar)

4 MPa (40 bar)

Áp suất nổ nhỏ nht

3 MPa (30 bar)

6 MPa (60 bar)

Độ thay đổi chiu dài ở áp sut làm việc lớn nhất

± 5%

Độ thay đi đường kính  áp suất làm việc lớn nhất

± 10%

9.2.5. Độ mềm do

Khi thử theo ISO 1746 ở nhiệt độ tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm như đã định nghĩa trong ISO 23529 với việc sử dụng đường kính cong Dc bằng 10 di, trong đó di là đường kính trong (có giá trị tối thiểu là 80 mm), thì hệ số biến dạng K không được nhỏ hơn 0,8. Không được có sự xoắn, vặn tại đoạn cong của ống mềm.

9.2.6. Độ mềm dẻo  nhiệt độ thp

Khi được thử theo ISO 4672 : 1997, phương pháp B  (- 25 ± 3) °C vDc bằng di (có giá trị tối thiểu là 80 mm), ống mm không được có dấu hiệu rò r khi chịu áp suất thử (được thực hiện ở nhiệt độ môi trường xung quanh) cho trong Bảng 3.

9.2.7. Sức bền chịu các hạt nóng sáng và bề mặt nóng

V của ống mềm phải có đủ sức bền đ tiếp xúc với các hạt nóng sáng và các b mặt nóng. Đ đáp ứng yêu cầu này, mẫu thử phải chịu được trong 60 s các điu kiện thử cho trong Phụ lục C mà không có sự rò r.

Nếu lần th thứ nhất không đạt yêu cầu thì hai lần thử tiếp sau phải đạt kết quả tốt.

9.2.8. Sức bền chịu ozon

Các ống mềm có đường kính trong đến 25 mm phải được thử theo ISO 7326 : 2006, phương pháp 1 với Dc như đã quy định trong 9.2.5. Các ống mềm có đường kính trong lớn hơn 25 mm phải được thử theo ISO 7326 : 2006, phương pháp 3. Đối với c hai phương pháp, lớp vỏ không được có vết nứt nhìn thấy được dưới kính quan sát có độ phóng đại hai lần.

9.3. Yêu cầu đặc biệt

9.3.1. Yêu cầu không bốc cháy đối với ng mềm dẫn oxy

Phải tiến hành thử không bốc cháy theo TCVN 6874-3 (ISO 11114-3) hoặc Phụ lục A.

Khi thử theo TCVN 6874-3 (ISO 11114-3), phải đặt các điều kiện ban đ 2 MPa (20 bar) ở nhiệt độ môi trường) và nhiệt độ từ bốc cháy phải cao hơn 150 °C.

Khi thử phương pháp mô tả trong Phụ lục A, phải giữ ba mẫu thử lớp lót trong thiết bị thử  nhiệt độ không đổi 360 °C đến 365 °C trong 2 min mà không bốc cháy.

Nếu nhiều hơn một mẫu thử có dấu hiệu bốc cháy trong thời gian dưới 2 min thì ống mềm được coi là không phù hợp yêu cầu. Nếu ch có một mẫu thử có du hiệu bốc cháy trong thời gian ít hơn 2 min thì phải chuẩn bị thêm 3 mẫu nữa thử nghiệm. Nếu bất kỳ một trong ba mẫu trong loạt thử thứ hai này có dấu hiệu bốc cháy trong thời gian dưới 2 min thì ống mềm được coi là không phù hợp yêu cu.

9.3.2. Sức bn chu axeton và dimethyformamide

Một mẫu thử lớp lót, khi được nhúng chìm trong axeton hoặc dimethyformamide  nhiệt độ tiêu chun trong phòng thí nghiệm như đã định nghĩa trong ISO 23529 trong 70 h, không được tăng khối lượng lên quá 8 % khi tính toán theo phương pháp quy định trong ISO 1817.

9.3.3. Sức bn chu n-pentan

Một mẫu thử lớp lót ống mềm, khi được thử như mô tả trong Phụ lục B không được hp thụ n-pentan vượt quá 15 % khối lượng và n-pentan chất chiết ra không vượt quá 10 % khối lượng.

9.3.4. Sức bn chu hỗn hợp đng sôi của trimetylborat với metanol đi với ng mm dn khí đốt trợ dung

9.3.4.1. Lực bám dính sau khi thun hóa trong hỗn hợp đng sôi trimetylboratmetanol

ng mềm khi được thử theo phương pháp sau phải có lực bám dính tối thiểu giữa lớp lót bằng cao su và lp gia cường (lớp cốt) là 1,5 kN/m. Nên loại b lớp chất do bên trong đối với phép thử này.

Nút kín một đầu của ống mềm thử rồi đổ đầy chất lỏng vào ống và thuần hóa trong (70 ± 2) h  nhiệt độ (23 ± 2) °C. Sau khoảng thời gian này, tháo cht lỏng thử ra khỏi ống mềm và để trong 24 h.

Phải tiến hành thử lực bám dính theo ISO 8033 : 2006 với mẫu thử kiểu 2 hoặc kiểu 4 cho ba mẫu thử được lấy từ ống mềm sau khi đã tháo hết chất lỏng thử.

Lực bám dính giữa lp lót bằng cao su và lớp gia cường phải đáp ứng các yêu cầu quy định.

9.3.4.2. Độ bn kéo và độ giãn dài khi đứt sau khi thuần hóa trong hỗn hợp đng sôi trimety-Iborat-metanol

ng mềm khi được thử theo phương pháp sau phải có mức độ biến đổi về độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt không nhỏ hơn 30 % so với các giá trị ban đầu đạt được trong 9.2.1.

Nút kín một đầu của ống mềm thử ri đổ đầy chất lỏng thử vào ống thuần hóa trong (70 ± 2) h ở nhiệt độ (23 ± 2) °C. Sau khoảng thời gian này, tháo chất lỏng thử ra khỏi ống mềm và để trong 24 h.

Phải tiến hành thử độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt theo TCVN 4509 (ISO 37) với năm mẫu thử lớp lót bằng chất dẻo được cắt từ ống mềm sau khi đã tháo hết chất lỏng thử. Phép đo phải được thực hiện 24 h sau khi tháo hết chất lng khỏi ống mềm.

Mức độ biến đổi về độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt phải đáp ứng các yêu cầu quy định.

9.3.4.3. Sự thay đổi khi lượng và th tích sau khi nhúng chìm trong hỗn hp đng sôi trimety-Iborat  metanol

Phải tiến hành độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt theo ISO 1817 trên ba mẫu thử lớp lót bằng chất dẻo được cắt từ ống mềm và được nhúng chìm trong chất lỏng (70 ± 2) h  nhiệt độ (23 ± 2) °C.

Mức độ biến đi khối lượng và thể tích của lớp lót bằng chất dẻo không được vượt quá 8 %. Phép đo phải được thực hiện trong 30 min sau khi lấy mẫu thử ra khỏi chất lỏng thử.

9.3.5. Độ mềm dẻo của ng mm dẫn khí đốt tr dung

Một mẫu thử ống mềm được chứa đầy hỗn hợp đồng sôi trimetylborat – metanol trong 70 h  nhiệt độ 23 °C. Sau đó tiến hành cùng một phép thử như quy định trong 9.2.5 đối với các ống mềm dẫn khí đốt trợ dung. Phép thử phải được thực hiện trong 30 min sau khi tháo hết chất lng thử ra khỏi ống. Ngoài các yêu cầu quy định trong 9.2.5, ống mềm không được có các dấu hiệu rò rỉ khi chịu tác dụng của áp suất thử (được thực hiện  nhiệt độ môi trường xung quanh) được quy định trong Bng 3.

9.3.6. Độ thám LPG, MPS, và khí tự nhiên của ng mềm dẫn metan, ng mm dn khí đốt thông dụng và ng mềm dẫn khí đốt trợ dung

Khi thử theo ISO 4080 với một khí thử 95 % propylen theo tỷ phần thể tích ở áp suất của chai chứa khí [xấp x 0,6 MPa (6 bar)] và nhiệt độ tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm 23 °C như đã định nghĩa trong ISO 23592, độ thm khí không được vượt quá 25 cm3/m.h đối với mọi đường kính trong.

9.3.7. Yêu cầu đi với ng mm chập đôi

9.3.7.1. Quy định chung

Cả hai ống mềm, sau khi tách ra khỏi kết cấu chập đôi bởi phương pháp sau phải phù hợp với tiêu chuẩn này. Mỗi ống mềm riêng biệt phải đáp ứng tất c các yêu cầu khi được thử bằng các phép thử có liên quan cho kiu ống mm riêng.

9.3.7.2. Thử tách ly đi với ng mm chập đôi

Phải tách được ống mềm chập đôi thành hai ống đơn đối với lực ở trong khoảng giữa 25 N đến 100 N. Phép th phải được thực hiện trên máy thử kéo. Ban đầu, sự tách ly được thực hiện bằng dao, chiều dài của ống mềm chập đôi phải đủ để cho mỗi ống mềm tách ra được kẹp chắc chắn trong các vấu kẹp. Vạch dấu 200 mm trên ống mềm chưa được tách ra. Bắt đầu thử vi tốc độ tách ly của vu 100 mm/min. Giá trị lực được tính đến là giá trị trung bình đo được trong giai đoạn lan truyền của rãnh cắt, trừ điểm bắt đầu của đường cong.

9.3.8. Yêu cầu đi với ng mm dẫn khí đốt thông dụng

Các ống mềm phi tuân theo các yêu cầu của 9.3.2, 9.3.3 và 9.3.6.

10. Màu sắc ống mềm và nhận biết khí

10.1. Quy định chung

Vật liệu vỏ ống mềm phải được sơn màu và ghi nhãn trên toàn bộ ống như sau.

10.2. Nhận biết khí

Đ nhận biết khí được sử dụng cho ống mềm, vỏ ống phải được sơn màu và ghi nhãn như quy định trong Bng 4.  một số quốc gia, yêu cầu của nhà nước về nhận biết màu sắc đã được tiêu chuẩn hóa. Trong những trường hợp này, phải áp dụng sự nhận biết màu sắc được chi tiết hóa trong Phụ lục E. Đối với các quốc gia chưa có các tiêu chuẩn hoặc quy định về màu sắc vỏ ống phải áp dụng sự nhận biết màu sắc quy định trong Bảng 4.

Trong trường hợp ống mềm chập đôi, mỗi ống mềm phải được sơn màu và ghi nhãn riêng phù hợp với tiêu chuẩn này.

Bảng 4 – Màu sắc ng mềm và sự nhận biết khí

Khí

Màu sắc và ghi nhãn của v

Axetylen, các khí đốt khác a (trừ LPG, MPS, khí tự nhiên, metan)

Đỏ

Oxy

Xanh

Không khí nén, nitơ, acgon, CO2

Đen

LPG, MPS, khí tự nhiên metan

Da cam

Các khí đốt thông dụng (được bao gồm trong bảng này) trừ các khí đốt có chất trợ dung

Đ/da cam

Các khí đốt có chất trợ dung

Đỏ-trợ dung

a Phải hỏi ý kiến nhà sản xut về sự thích hợp của ống mm dùng hydro.

10.3. Ghi nhãn

Vỏ ống mềm phải được ghi nhãn bền lâu ít nhất là trên mỗi chiều dài 1000 mm của ống với các thông tin sau

– Số hiệu của tiêu chuẩn này, TCVN 6363 (ISO 3821);

– “TRỢ DUNG” (ch dùng cho ống mềm dẫn khí đốt trợ dung);

– Áp suất làm việc lớn nhất tính bằng megapascal và bar trong ngoặc đơn;

– Đường kính trong danh nghĩa;

– Dấu của nhà sản xut hoặc cung cấp (được cho trong các ví dụ XYZ);

– Năm sản xuất.

 DỤ 1: TCVN 6363 – 2 MPa (20 bar) – 10 – XYZ – 08

VÍ DỤ 2: TCVN 6363 – TRỢ DUNG 2 MPa (20 bar) – 6,3 – XYZ – 08.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Phương pháp thử đối với việc không tự bốc cháy

A.1. Thiết b, dụng cụ

Các thiết bị thông thường trong phòng thí nghiệm và đặc biệt là các thiếbị sau.

A.1.1. Thiết bị được giới thiệu trên Hình A.1, các đoạn ống được chế tạo bằng thủy tinh bosilicat có chiều dày thành:

a) 0,75 mm đến 1,25 mm đối với đường kính 6 mm đến 9 mm;

b) 1 mm đến 2 mm đối với đường kính 36 mm đến 46 mm.

A.1.2. Lò nung: 350 W, kích thước bên trong: sâu 150 mm, đường kính 50 mm.

A.1.3. Biến tr dạng ống: 190 W đến 200 W, có di chuyển bằng vít hoặc máy biến áp tự ngẫu có điện áp ra thay đổi liên tục.

A.1.4. Lưu lượng kế được hiệu chun đối với oxy: 0 l/min đến 5 l/min  áp suất khí quyển và 15 °C.

A.15. Nhiệt kế thủy ngân kiểu ng thủy tinh chứa đầy nitơ thích hợp cho sử dụng  độ nhúng sâu 150 mm, được chia độ từ khoảng 300 °C đến 400 °C với các khoảng chia không lớn hơn 5 °C, thang chia độ được bắt đầu cách bầu nhiệt kế từ 200 mm trở lên.

A.2. Quy trình

Đưa thiết b thử bc cháy bọc trong lá nhôm vào lò điện. Mục đích của lá nhôm là đ giảm thiểu tổn thất nhiệt do bức xạ và đạt được sự phân bổ nhiệt đồng đều hơn. Điu chnh năng lượng điện cung cấp cho lò điện bằng biến trở hoặc biến áp tự ngẫu sao cho nhiệt độ không đổi từ 360 °C đến 365 °C được duy trì với lưu lượng oxy (2 ± 0,1) l/min.

Cắt mẫu thử lớp lót bằng cao su cho thử nghiệm, sau khi làm sạch bằng dung dịch đệm, thành các khối 8 mm3 đến 10 mm3 sao cho không có cạnh nào nhỏ hơn 1,3 mm hoặc lớn hơn 2,5 mm.

Khi lò đạt tới nhiệt độ không đi, tháo giá đ mẫu ra, xiên một khối mu của lớp lót bằng cao su được thử bằng cái kim vonfram và thay thế giá đ mẫu trong thiết bị. Cần thực hiện thao tác này thật nhanh để giảm sự làm nguội lò tới mức tối thiu. Kim bằng vonfrom nên sạch và sắc nhọn.

Giữ mẫu thử trong thiết b ít nht là 2 min và quan sát mẫu một cách cn thận trong thời gian này đối với các du hiệu của sự bốc cháy. Có th quan sát khói nhưng khói không phải là dấu hiệu của sự bốc cháy, bi vì sự bốc cháy thường kèm theo sự lóe sáng và đôi khi là vụ nổ nhỏ. Khi xảy ra sự bốc cháy của mẫu th thì nhiệt độ của thiết bị có thể tăng lên, sau đó nhiệt độ phi trở v nhiệt độ thử thích hợp.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN:

1 Cửa oxy ra 5 Các mối nối ghép 14/23
2 Nút chịu nhiệt 6 Cửa oxy vào
3 Nhiệt kế 7 Lá nhôm
4 Lỗ 8 Dây vonfram có đường kính 0,7 mm, dài (20 ± 0,5) mm, được làm thon, nhọn

Hình A.1 – Thiết bị thử bốc cháy trên các mẫu thử lp lót

 

Phụ lục B

(Quy định)

Phương pháp thử sức bền chịu n-pentan

B.1. Cân một đoạn lớp lót ống mm và sau đó nhúng chìm trong n-pentan  nhiệt độ tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm như đã định nghĩa trong ISO 23529 trong 72 h. Th tích của n-pentan ít nht phải bằng 50 lần thể tích của mẫu thử.

B.2. Sau khi nhúng chìm trong n-pentan, cân lại mẫu thử sau 5 min ổn định  nhiệt độ phòng và lại cân lại sau 24 h thuần hóa  các điều kiện này.

B.3. Tính toán phần trăm khối lượng của n-pentan được hấp thụ theo công thức (B.1)

                                       (B.1)

và phần trăm khối lượng của n-pentan cht chiết theo công thức (B.2)

                                      (B.2)

trong đó

m0 là khối lượng ban đầu, tính bằng gam, của mẫu thử;

m1 là khối lượng, tính bằng gam, của mẫu thử sau khi nhúng chìm trong n-pentan và 5 min ổn định;

m2 là khối lượng, tính bằng gam, của mẫu thử sau khi thuần hóa thêm 24 h nữa.

 

Phụ lục C

(Quy định)

Phương pháp thử sức bền chịu các hạt nóng sáng và bề mặt nóng

Sơ đồ mạch đối với dây nung nóng bng thép crom – niken được nêu trên Hình C.1.

Kẹp chặt một mẫu thử ống mềm có chiều dài xấp xỉ 500 mm trong thiết bị thử (xem Hình C.2). Kẹp chặt dây nung nóng (đường kính 2,5 mm) giữa các đầu nối điện cách nhau 100 mm. Lực hướng xuống của dây nóng sáng vuông góc với đường tâm ống mềm phải là 1 N trong thời gian thử (xem Hình C.3). Trong quá trình thử, chứa đầy khí trơ vào ống mềm, ví dụ như nitơ,  áp suất 0,1 MPa (1 bar). Trong trường hợp ống mềm chập đôi, lực phải tác dụng thẳng trên đường phân cách.

Nung nóng dây với dòng điện 50 A  điện thế lớn nhất 2 V để đạt được nhiệt độ xấp xỉ bằng 800 °C.

Nếu lần thử thứ nhất không đạt yêu cầu thì hai lần thử tiếp theo phải đạt kết quả tốt để tuân theo yêu cầu của Phụ lục này.

CHÚ DN:

Biến áp cách điện Von kế
Nguồn điện Cặp nhiệt điện
Biến áp ra thay đi Dây thép crom niken đường kính 2,5 mm
Ampe kế

Hình C.1 – Sơ đồ mạch đi với thiết bị thử

CHÚ DN:

1 Ống mềm được tăng áp tới áp sut 0,1 MPa (1bar)

Dây thép crom niken đường kính 2,5 mm

Cặp nhiệt điện

Dây dn điện

Hình C.2 – Thiết bị thử

CHÚ DẪN:

1 Dây thép crom niken 18-8

Hình C.3 – Lực vuông góc trêng mềm

 

Phụ lục D

(Quy định)

Tóm tắt các yêu cầu và các phép thử kiểu

Thử kiểu do nhà sản xuất thực hiện để bo đảm rằng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này được đáp ứng bi các phương pháp chế tạo và kết cu ống mềm. Các phép thử phải được lặp lại trong khoảng thời gian tối đa là 5 năm hoặc khi có sự thay đổi về phương pháp chế tạo hoặc vật liệu. Bảng D.1 tóm tắt các yêu cầu và các thử nghiệm được thực hiện với số lượng mẫu thử tương ứng tùy thuộc vào sự mã màu và ghi nhãn các ống mềm.

Bảng D.1 – Tóm tắt các yêu cầu và các phép thử với số lượng mẫu thử tương ứng

Yêu cu và thử kiểu

Điu

Mã màu và ghi nhãn

Số lượng mẫu th

Đ
TRỢ DUNG

Đỏ

Xanh

Đen

Da cam

Đỏ/da cam

Độ bn kéo và độ giãn dài khi đứt

9.2.1

x

x

x

x

x

x

5

Già hóa nhanh

9.2.2

x

x

x

x

x

x

5

Không bốc cháy đối với ống mềm dẫn oxy

9.3.1

 

 

x

 

 

 

3 (+3 a) theo Phụ lục A hoặc 1 theo TCVN 6874-3 (ISO 11114-3)

Sức bn chịu axeton và đimetylfocmamit

9.3.2

x

x

 

 

 

x

3

Sức bền chịu n-pentan

9.3.3

x

 

 

 

x

x

3

Sức bn chịu hỗn hợp đồng sôi của trimetylborat với metanol đối với ống mm dẫn khí đốt trợ dung

9.3.4

x

 

 

 

 

 

3 cho lực bám dính của lớp gia cường/lớp lót; +3 cho khối lượng và thể tích; +5 cho đ bn kéo

Yêu cu về thủy tĩnh

9.2.4

x

x

x

x

x

x

1

Lực bám dính

9.2.3

x

x

x

x

x

x

3 cho lớp gia cường/vỏ; +3 cho lớp gia cường lớp lốt

Độ mm dẻo

9.2.5

x

x

x

x

x

x

1

Độ mềm dẻo của ống mm dn khí đốt trợ dung

9.3.5

x

 

 

 

 

 

1

Độ mềm dẻo  nhiệt độ thấp

9.2.6

x

x

x

x

x

x

1

Sức bền chịu các hạt nóng sáng và b mặt nóng

9.2.7

x

x

x

x

x

x

1 (+2 a)

Sức bền chịu ozon

9.2.8

x

x

x

x

x

x

2

Độ thấm khí

9.3.6

x

 

 

 

x

x

1

Ghi nhãn

10.3

x

x

x

x

x

x

1

a Nếu cần, xem các điều có liên quan.

 

Phụ lục E

(Quy định)

Mã màu khác cho khí oxy

Bảng E.1 quy định mã màu khác cho khí oxy trong trường hợp mà một quốc gia sử dụng để nhận biết màu trong các yêu cầu nhà nước khác với màu xanh, xem Điều 10.

Bng E.1 – Mã màu của khí oxy xen kẽ

Quc gia

Tiêu chuẩn/quy định nhà nước

Màu

Hoa kỳ

CGA E- 5

UL 123

Xanh lá cây

(màu lục)

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6363:2010 (ISO 3821 : 2008) VỀ THIẾT BỊ HÀN KHÍ – ỐNG MỀM BẰNG CAO SU DÙNG CHO HÀN, CẮT VÀ QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN
Số, ký hiệu văn bản TCVN6363:2010 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản