TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6474-5:2007 VỀ QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KĨ THUẬT KHO CHỨA NỔI – PHẦN 5 HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ
TCVN 6474 – 5: 2007
QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KĨ THUẬT KHO CHỨA NỔI – PHẦN 5 HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ
Rules for classification and technical supervision of floating storage units – Part 5 Hydrocarbon production and process systems
Lời nói đầu
TCVN 6474:2007 thay thế cho TCVN 6474:1999.
TCVN 6474:2007 do Cục Đăng kiểm Việt Nam và Ban Kĩ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC8 “Đóng tàu và công trình biển” phối hợp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KĨ THUẬT KHO CHỨA NỔI – PHẦN 5 HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ
Rules for classification and technical supervision of floating storage units – Part 5 Hydrocarbon production and process systems
Các tài liệu viện dẫn và định nghĩa xem Phần 1, TCVN 6474-1:2007
1. Hệ thống công nghệ
1.1. Quy định chung
Các thiết bị công nghệ phải tuân theo các yêu cầu của Phụ lục VII, Phần 9 và các phần 1.2 đến 1.11 dưới đây.
1.2. Phạm vi áp dụng
Phần 5 áp dụng cho các hạng mục sau:
i. Hệ thống xử lí chất lỏng, ga hoặc hỗn hợp hyđrô cácbon từ giếng hoàn thiện (completed wells).
ii. Hệ thống trợ giúp công nghệ như các hệ thống cung cấp năng lượng, khí nén, thuỷ lực, hơi, nước cho quá trình xử lí.
iii. Hệ thống chữa cháy cho thiết bị công nghệ và vùng sản xuất.
iv. Các hệ thống được dùng để kích hoạt giếng như hệ thống bơm khí, nước, hoá chất xuống giếng qua cây Nôen.
v. Hệ thống phát điện cho việc xuất dầu/khí.
vi. Bộ phận và thiết bị điện liên quan đến thiết bị công nghệ.
vii. Các hệ thống khác không đề cập ở trên như hệ thống sản xuất và/hoặc xử lí metanola, hệ thống khử muối sẽ được xem xét đặc biệt.
Phạm vi hệ thống xử lí hyđrô cácbon được định nghĩa trong qui định 2.4, Phần 1. Phạm vi hệ thống xử lí hyđrô cácbon có thể bao gồm hệ thống điều khiển đầu giếng và van an toàn dưới bề mặt nếu các hệ thống/thiết bị này là một phần của hệ thống ngắt an toàn.
1.1. Thiết bị ngầm dưới biển
1. Các thiết bị ngầm dưới biển không nằm trong phạm vi phân cấp như định nghĩa trong qui định 3.2, Phần 1. Tuy nhiên, Đăng kiểm có thể phân cấp các thiết bị này, nếu Chủ kho chứa nổi yêu cầu, miễn là các thiết bị đó được Đăng kiểm xét duyệt tuân theo các tiêu chuẩn được công nhận.
2. Đăng kiểm cũng có thể cấp giấy chứng nhận cho thiết bị ngầm dưới biển nếu Chủ kho chứa nổi/nhà chế tạo yêu cầu. Thiết kế, chế tạo và thử các thiết bị ngầm dưới biển phải tuân theo Phụ lục VII, Phần 9.
1.2. Sử dụng các tiêu chuẩn khác
Việc dùng các tiêu chuẩn khác trong thiết kế và chế tạo các bộ phận và thiết bị phải được Đăng kiểm xem xét và chấp nhận. Khi một tiêu chuẩn được lựa chọn và áp dụng thì phải hoàn toàn tuân theo tiêu chuẩn đó.
1.3. Thiết bị không theo tiêu chuẩn
Thiết bị không được thiết kế theo tiêu chuẩn được công nhận có thể được công nhận dựa trên việc xét duyệt tính toán thiết kế chi tiết và kết quả thử thoả mãn xác nhận được tính toàn vẹn của thiết bị.
1.4. Thiết kế và đóng mới
1.4.1. Quy định chung
Hệ thống xử lí hyđrô cácbon và các thiết bị liên quan phải được thiết kế để giảm thiểu tối đa rủi ro nguy hiểm đến người và tài sản. Chỉ tiêu áp dụng được đưa ra trong Phụ lục VII, Phần 9. Mục đích của việc áp dụng chỉ tiêu là để:
(1) Tránh một trạng thái khác thường gây ra một trạng thái không kiểm soát được
(2) Tránh một trạng thái không kiểm soát được gây ra thoát hyđrô cácbon
(3) Phân tán và loại bỏ khí và hơi hyđrô cácbon thoát ra một cách an toàn
(4) Thu lại và chứa chất lỏng hyđrô cácbon thoát ra một cách an toàn
(5) Tránh việc tạo ra các hỗn hợp nổ
(6) Tránh làm cháy các khí, hơi và chất lỏng dễ cháy thoát ra
(7) Giới hạn sự tiếp cận của người với nguy hiểm cháy nổ.
1.4.2. Bố trí
Bản vẽ bố trí chung phải được trình duyệt theo qui định 5.2, Phần 1. Bố trí phải tuân theo các yêu cầu trong qui định 17.3.2 và 17.7.4 của Phụ lục VII, Phần 9, các phần áp dụng của TCVN 6259:2003 và 5309-5319:2001.
1.4.3. Kết cấu
Các kết cấu đỡ các thiết bị công nghệ hoặc là một phần không tách rời của thiết bị phải được thiết kế theo một tiêu chuẩn được công nhận. Bản vẽ và tính toán phải được trình duyệt. Trọng lượng của chất lỏng xử lí và tải trọng động do chuyển động của kho chứa nổi và các tải trọng khác như tải trọng do gió gây ra phải được xem xét.
1.5. Hệ thống công nghệ
1.5.1. Hồ sơ trình duyệt
Các dữ liệu và bản vẽ cần trình Đăng kiểm để xét duyệt được đưa ra trong qui định 5.2, Phần1.
1.5.2. Hệ thống ống và ống góp
Hệ thống ống của hệ thống công nghệ và hệ thống trợ giúp công nghệ phải tuân theo các tiêu chuẩn được công nhận (tham khảo API 14E và ASME/ANSI B31.3 và B31.1).
1.5.3. Hệ thống xả và giảm áp
Hệ thống xả và giảm áp phải tuân theo các tiêu chuẩn được công nhận (tham khảo API RP 520 và 521).
1.5.4. Thiết bị công nghệ
Thiết bị công nghệ phải tuân theo các yêu cầu thích hợp trong phần 17.3.9 của Phụ lục VII, Phần 9.
1.5.5. Động cơ dẫn động
Các động cơ đốt trong và tuabin hơi hoặc khí phải tuân theo các yêu cầu trong phần 17.4.2 của Phụ lục VII, Phần 9.
1.5.6. Hệ thống an toàn
Các hệ thống an toàn phải tuân theo các yêu cầu trong qui định 17.3.4 và 17.3.5 của Phụ lục VII, Phần 9. Các hạng mục cụ thể phải được xem xét là:
(1) Hệ thống ngắt và an toàn công nghệ phải tuân theo các tiêu chuẩn được công nhận (tham khảo API RP 14C).
(2) Hệ thống phát hiện khí và lửa phải tuân theo các tiêu chuẩn được công nhận (tham khảo API RP 14G và 14C). Vị trí của các cảm biến phát hiện khí và lửa phải được Đăng kiểm chấp nhận.
(3) Phải có hệ thống ngắt an toàn công nghệ để ngắt dòng chảy hyđrô cácbon từ các giếng và hệ thống công nghệ. Việc xả hyđrô cácbon đã được xử lí vào đường xuất dầu/khí cũng được kiểm soát bởi hệ thống ngắt an toàn công nghệ. Nguồn cấp năng lượng cho hệ thống này phải có nguồn sự cố và khi nguồn năng lượng chính bị sự cố, nguồn sự cố sẽ được cấp tự động.
1.5.7. Hệ thống điều khiển
Hệ thống điều khiển nói chung phải thoả mãn qui định 6 của Phụ lục VII, Phần 9. Ngoài ra, hệ thống điều khiển bằng máy tính phải thoả mãn các yêu cầu sau:
(1) Hệ thống điều khiển phải hoàn toàn độc lập với hệ thống theo dõi và báo động.
(2) Khi máy tính được tận dụng cho các việc theo dõi, báo động và điều khiển thì phải bố trí làm sao để khi có lỗi trong một chức năng này sẽ không làm hỏng khả năng của các chức năng khác.
(3) Hệ thống máy tính để báo động theo dõi và điều khiển phải có bố trí dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục.
1.5.8. Hệ thống tháo rời nhanh
1. Khi kho chứa nổi được lắp hệ thống tháo rời nhanh, việc điều khiển hệ thống này phải hoàn toàn độc lập với hệ thống ngắt an toàn xử lí cho hệ thống hyđrô cácbon. Tuy nhiên, nguồn năng lượng cho hệ thống ngắt an toàn xử lí và điều khiển hệ thống tháo rời nhanh không cần thiết phải hoàn toàn độc lập miễn là hư hỏng trong một hệ thống không làm mất hiệu quả hệ thống khác. Ví dụ, hư hỏng do rò rỉ đường điều khiển bằng thuỷ lực hay khí nén.
2. Phải có các biện pháp để kích hoạt hệ thống tháo rời nhanh từ trạm điều khiển và tại vị trí gần bố trí hệ thống tháo rời nhanh.
3. Bố trí hệ thống tháo rời nhanh phải được thiết kế sao cho khi kích hoạt hệ thống toàn bộ các dòng chảy đến kho chứa nổi được dừng tự động ngay lập tức mà không có rò rỉ dung chất nào.
1.5.9. Thiết bị điện
Các thiết bị điện cho hệ thống xử lí hyđrô cácbon phải thoả mãn qui định 5 của Phụ lục VII, Phần 9.
1.6. Phân cấp vùng nguy hiểm
Vùng nguy hiểm phải được mô tả và phân cấp như trong qui định 3 và Phụ lục VII, Phần 9. Các tiêu chuẩn được công nhận phải được áp dụng cho vùng xử lí (tham khảo API RP 500 và 501), đối với các vùng không phải là vùng công nghệ thì phải áp dụng các phần thích hợp của TCVN 6259:2003 và TCVN 5309-5319:2001.
1.7. Chống cháy
Thiết bị và hệ thống chữa cháy cho thiết bị công nghệ phải thoả mãn qui định 5 của Phụ lục VII, Phần 9.
1.8. Chế tạo và thử
Việc kiểm tra và thử thiết bị xử lí hyđrô cácbon và các thiết bị liên quan tại nhà chế tạo phải tuân theo Bảng 17-1 của Phụ lục VII, Phần 9. Việc chế tạo và đóng mới phải được thực hiện theo các quy trình và bản vẽ được duyệt. Một số công việc kiểm tra đại diện được đưa ra dưới đây.
1.8.1. Bình chịu áp lực, thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị phân ly và ống góp
(1) Vật liệu, chế tạo và đóng mới phải tuân theo các tiêu chuẩn thiết kế nêu trong bản vẽ được duyệt.
(2) Chứng kiến thử quy trình hàn và chứng chỉ thợ hàn.
(3) Kiểm tra bằng mắt các mối hàn, chứng kiến thử NDT.
(4) Kiểm tra ghép nối và việc nối tất cả các đoạn ống và bố trí đỡ ống.
(5) Kiểm tra kích thước trong khi ghép nối và sau khi hoàn thiện.
(6) Kiểm tra bên trong.
(7) Chứng kiến việc căn chỉnh các thiết bị thử thuỷ tĩnh.
(8) Chứng kiến thử thuỷ tĩnh.
1.8.2. Bơm, máy nén và động cơ ga/điêzen
(1) Chứng kiến chạy thử cơ học.
(2) Chứng kiến thử các thiết bị phụ và các thiết bị bảo vệ (điều khiển, lọc, bộ làm mát, bơm dầu, báo động, ngắt, bộ điều tốc).
1.8.3. Môtơ và máy phát
(1) Thử chạy chức năng cho máy có công suất lớn hơn 100 kW
(2) Chứng kiến thử các thiết bị phụ và các thiết bị bảo vệ
1.8.4. Bảng điện và bảng điều khiển
1. Không cần thiết thực hiện việc kiểm tra và chứng kiến thử tại các cơ sở của nhà chế tạo cho bảng điện và bảng điều khiển. Các bộ phận này sẽ được chấp nhận sử dụng miễn là chúng được thiết kế và chế tạo theo các tiêu chuẩn được công nhận.
2. Các bảng điều khiển và báo động cho hệ thống an toàn và chữa cháy phải được thử chức năng tại các cơ sở của nhà chế tạo. Các thử này phải được thực hiện khi có mặt Đăng kiểm viên hiện trường.
1.8.5. Ống công nghệ
1. Việc chế tạo, kiểm tra và thử hệ thống ống công nghệ và ống phục vụ phải được thực hiện theo qui phạm có xác nhận của Đăng kiểm viên hiện trường.
MỤC LỤC
1. Hệ thống công nghệ
1.1. Quy định chung
1.2. Phạm vi áp dụng
1.3. Thiết bị ngầm dưới biển
1.4. Sử dụng các tiêu chuẩn khác
1.5. Thiết bị không theo tiêu chuẩn
1.6. Thiết kế và đóng mới
1.6.1. Quy định chung
1.6.2. Bố trí
1.6.3. Kết cấu
1.7. Hệ thống công nghệ
1.7.1. Hồ sơ trình duyệt
1.7.2. Hệ thống ống và ống góp
1.7.3. Hệ thống xả và giảm áp
1.7.4. Thiết bị công nghệ
1.7.5. Động cơ dẫn động
1.7.6. Hệ thống an toàn
1.7.7. Hệ thống điều khiển
1.7.8. Hệ thống tháo rời nhanh
1.7.9. Thiết bị điện
1.8. Phân cấp vùng nguy hiểm
1.9. Chống cháy
1.10. Chế tạo và thử
1.10.1. Bình chịu áp lực, thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị phân ly và ống góp
1.10.2. Bơm, máy nén và động cơ ga/điêzen
1.10.3. Môtơ và máy phát
1.10.4. Bảng điện và bảng điều khiển
1.10.5. Ống công nghệ
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6474-5:2007 VỀ QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KĨ THUẬT KHO CHỨA NỔI – PHẦN 5 HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN6474-5:2007 | Ngày hiệu lực | 25/07/2007 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | 25/07/2007 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |