TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6705:2009 VỀ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG – PHÂN LOẠI

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6705 : 2009

CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG – PHÂN LOẠI

Normal solid wastes – Classification

Lời nói đầu

TCVN 6705 : 2009 thay thế cho TCVN 6705 : 2000.

TCVN 6705 : 2009 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 200 Chất thải rắn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG – PHÂN LOẠI

Normal solid wastes – Classification

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các chất thải rắn thông thường (chất thải rắn không nguy hại) để phân biệt các nhóm loại chất thải rắn, phục vụ cho việc quản lý chất thải một cách an toàn đối với con người, đảm bảo vệ sinh môi trường và đúng với các quy định về quản lý chất thải rắn.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Chất thải (waste)

Vật chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, lỏng khí hoặc có thể ở dạng khác.

2.2. Chất thải rắn (solid waste)

Chất thải ở thể rắn hoặc sệt, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải nguy hại và chất thải rắn thông thường (không nguy hại).

2.3. Chất thải rắn thông thường [không nguy hại] (normal solid waste)

Các loại chất thải rắn đô thị (nêu trong Bảng 1 của tiêu chuẩn này), chất thải rắn công nghiệp (như ví dụ trong Phụ lục A của tiêu chuẩn này) không chứa hoặc có chứa lượng rất nhỏ các chất hoặc hợp chất chưa đến mức có thể gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người.

2.4. Chất thải rắn đô thị (municipal solid waste)

Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cư dân, doanh nghiệp, tổ chức trong khu vực đô thị.

2.5. Quản lý chất thải (waste management)

Quá trình hoạt động kiểm soát chất thải từ khi phát sinh đến thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải theo các quy định hiện hành của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3. Phân loại

Dựa theo nguồn phát sinh, chất thải rắn không nguy hại được phân thành các nhóm loại như trong Bảng 1.

Bảng 1 – Nhóm loại chất thải rắn

TT

Nhóm loại chất thải rắn

Mô tả, tính chất

1

Chất thải rắn sinh hoạt, dịch vụ

 

1.1

Chất thải từ hộ gia đình  

1.1.1

Chất thải thực phẩm Chất thải rắn, chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy hoặc phân hủy nhanh đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm, được thải bỏ từ các quá trình chế biến, buôn bán và tiêu dùng thực phẩm.

1.1.2

Chất thải khác Chất thải rắn, không bị phân hủy thối rữa nhưng có thể gây ra bụi, như các phần còn lại của quá trình cháy (như tro xỉ, tro than…), thải ra từ các hộ gia đình hoặc từ các bếp, lò đốt; các đồ gia dụng đã qua sử dụng, được làm từ các loại vật liệu khác nhau.

1.2

Chất thải từ các cơ sở công cộng, dịch vụ Các chất thải nêu trong 1.1 và các chất thải rắn không nguy hại khác, không bị phân hủy thối rữa hoặc có thể ít bị phân hủy thối rữa, như giấy và các sản phẩm giấy đã qua sử dụng, đồ nhựa, chai lọ thủy tinh, kim loại, gốm sứ, đất cát, sỏi, bụi đất … được thu gom từ các khu vực công cộng (như bãi tắm, công viên, sân chơi) các điểm dịch vụ, công sở, trường học …, hoặc đường phố.

2

Chất thải rắn xây dựng  

2.1

Chất thải từ hoạt động xây dựng Chất thải được thải ra do phá dỡ, cải tạo các hạng mục/công trình xây dựng cũ, hoặc từ quá trình xây dựng các hạng mục/công trình mới (nhà, cầu cống, đường giao thông …), như vôi vữa, gạch ngói vỡ, bê tông, ống dẫn nước bằng sành sứ, tấm lợp, thạch cao … và các vật liệu khác.

3

Chất thải rắn công nghiệp  

3.1

Chất thải từ các quá trình công nghệ sản xuất công nghiệp và chất thải rắn của các cơ sở xử lý chất thải Chất thải rắn công nghiệp nguy hại (ví dụ trong Phụ lục A của tiêu chuẩn này), được thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp hoặc từ các công trình xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông thường

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Bảng A.1 – Ví dụ về một số chất thải rắn công nghiệp là các chất thải rắn thông thường

Số TT

Mã số Basel *

Mô tả chất thải

1

Y23

Que hàn cứng

2

 

Chất thải từ vật liệu chịu lửa để lát lò, bao gồm lò nấu chảy kim loại có nguồn gốc là lò nấu đồng

3

 

Xỉ từ sản xuất sắt và thép dạng cục

4

 

Vảy đúc cán từ sản xuất sắt và thép

5

Y22

Vảy đồng ôxít từ công nghệ đúc cán

6

 

Chất thải graphit tự nhiên

7

 

Đá phiến thải, đã bào nhẵn hoặc không

8

 

Chất thải Feldspar

9

 

Các chất thải silicat ở thể rắn loại trừ silica dùng trong các hoạt động đúc

10

 

Chất thải thủy tinh ở thể không phân tán như: Thủy tinh vụn và chất thải khác, mảnh vụn thủy tinh thừa trừ thủy tinh từ đèn catốt và thủy tinh hoạt tính khác

11

 

Chất thải gồm sứ ở dạng không phân tán như: Chất thải Cermet và vụn (vật liệu composit gốm kim loại)

12

 

Các chất thải khác chủ yếu chứa chất vô cơ: Canxi sulfat được tinh chế một phần từ quá trình khử SO2 khí lò (FGD)

13

 

Các mẫu anốt thải bằng than cốc, dầu mỏ hay bitum trong quá trình sản xuất thép, nhôm và được làm sạch theo yêu cầu công nghiệp thông thường, trừ anốt từ quá trình điện phân xút-clo và ngành luyện kim.

14

 

Hydrat nhôm thải, ôxit nhôm thải và cặn trong quá trình sản xuất ôxit nhôm trừ những vật liệu tương tự dùng trong các quá trình làm sạch khí, keo tụ và lọc

15

 

Cặn bôxit (bùn đỏ) [độ pH từ trung bình đến nhỏ hơn 11,5]

16

 

Cao su đã lưu hóa hoặc sản phẩm cao su

17

 

Vải sợi thải, nhưng không lẫn với các chất thải nguy hại

18

  Chất thải cao su, nhưng không lẫn với chất thải nguy hại

19

 

Chất thải từ bậc lie và gỗ, nhưng không lẫn với chất thải nguy hại.

20

 

Chất thải công nghiệp chế biến nông phẩm, nhưng không lẫn với chất thải nguy hại và chất lây nhiễm

21

 

Chất thải là tóc người, rơm rạ và nấm mốc từ quá trình sản xuất penicillin dùng làm thức ăn gia súc

22

 

Mùn mạt và vụn cao su thải

23

 

Mùn mạt từ các chất thải khác từ da thuộc hoặc có da

24

 

Các chất thải chứa phẩm màu thực phẩm
CHÚ THÍCH: *) Mã số của chất thải theo Phụ lục II Danh mục các đặc tính nguy hại của Công ước Quốc tế BASEL về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới và tiêu hủy chất thải.

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6705:2009 VỀ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG – PHÂN LOẠI
Số, ký hiệu văn bản TCVN6705:2009 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản