TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6741:2000 (ISO 917 : 1989) VỀ MÁY NÉN LẠNH – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6741 : 2000

(ISO 917 : 1989)

MÁY NÉN LẠNH – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Refrigerant compressors – Test methods

Lời nói đầu

TCVN 6741 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 917 : 1989.

TCVN 6741 : 2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 86 Máy lạnh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

MÁY NÉN LẠNH – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Refrigerant compressors – Test methods

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các máy nén lạnh một cấp kiểu thể tích. Các phương pháp thử lựa chọn được dùng để xác định năng suất lạnh, công suất, hiệu suất đẳng entropy và hệ số lạnh. Các phương pháp thử này cho các kết quả có đủ độ chính xác để xem xét sự thích hợp của một máy nén lạnh hoạt động tốt trong các điều kiện thử cơ bản cần có đối với một thiết bị lạnh đã cho.

Cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa cần thiết để giảm các tổn thất trong quá trình thử tới mức thấp nhất.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho thử nghiệm được thực hiện tại xưởng của nhà sản xuất hoặc ở bất cứ nơi nào có đủ thiết bị thử cần thiết để đạt được độ chính xác yêu cầu. Các kiểu dụng cụ đo và sự hiệu chỉnh các dụng cụ đo cũng như độ chính xác đo được quy định trong phụ lục A, một bộ phận của tiêu chuẩn này.

Các phương pháp thử đã mô tả cũng có thể được dùng như một tài liệu hướng dẫn cho thử các kiểu máy nén lạnh khác.

CHÚ THÍCH – Các thử nghiệm đối với toàn bộ thiết bị lạnh được đề cập trong ISO 916-1.

Các phụ lục B và C cung cấp các thông tin bổ sung và không phải là các bộ phận của tiêu chuẩn này.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 916-1 Hệ thống lạnh – Phương pháp thử – Phần 1: Thử hệ thống để làm lạnh các chất lỏng và khí dùng một máy nén thể tích.

ISO 1662 Trạm lạnh – Yêu cầu an toàn.

ISO 5167 Đo lưu lượng chất lỏng bằng tấm đục lỗ, vòi phun và ống Venturi được lắp trong ống dẫn tiết diện tròn, đầy tải.

ISO 5168 Đo lưu lượng chất lỏng – Đánh giá độ dao động của việc đo lưu lượng dòng chảy.

3. Định nghĩa

CHÚ THÍCH – Danh sách đầy đủ các ký hiệu và đơn vị dùng trong tính toán cùng với định nghĩa của chúng được giới thiệu trong phụ lục B.

3.1. Năng suất lạnh của máy nén lạnh Fo (Refrigerating capacity of a refrigerant compressor Fo): Tích của lưu lượng theo khối lượng (lưu lượng khối lượng) của môi chất lạnh qua máy nén, được rút ra từ phép thử, và hiệu giữa entanpy riêng của môi chất lạnh tại điểm đo ở cửa hút máy nén và entanpy riêng của lỏng bão hòa ở nhiệt độ tương đương với áp suất đẩy khi thử tại điểm đo ở cửa xả máy nén.

3.2. Hiệu suất thể tích hV (Volummetric efficiency hV): Tỷ số giữa lưu lượng theo thể tích thực của dòng chảy ở các điều kiện hút, được đo ở vị trí quy định trong 4.3.2, và dung tích làm việc của xy lạnh máy nén.

3.3. Công suất vào, P (Power input, P): Công suất ở trục máy nén đối với máy nén hở hoặc công suất ở các đầu cực động cơ đối với máy nén-động cơ kiểu kín (hoặc máy nén-động cơ nửa kín) cùng với công suất được hấp thụ bởi các thiết bị phụ cần thiết để duy trì hoạt động của máy nén, ví dụ: bơm dầu…

3.4. Hiệu suất đẳng entropy, hi (isentropic efficiency, hi): Tỷ số giữa tích của lưu lượng khối lượng thực với độ biến đổi của đẳng entanpy qua máy nén, và công suất vào.

3.5. Hệ số lạnh, e (Coefficient of performance, e): Tỷ số giữa năng suất lạnh và công suất vào.

CHÚ THÍCH – Trong báo cáo thử nên làm rõ công suất vào là công suất được đo ở trục máy nén hoặc được đo ở cac cực động cơ.

Phần 1: Xác định năng suất lạnh và hiệu suất thể tích

4. Phương pháp chung

4.1. Phương pháp xác định năng suất lạnh và hiệu suất thể tích

Việc xác định năng suất lạnh của máy nén bao gồm

a) đánh giá lưu lượng khối lượng của môi chất lạnh đối với mỗi phương pháp thử được dùng bằng một thiết bị lắp vào phần bên ngoài của sơ đồ thử, giữa cửa hút và cửa xả của máy nén như đã mô tả trong các điều 8 đến 15, và

b) xác định từ các bảng đã được công nhận các tính chất nhiệt động lực học của môi chất lạnh, entanpy riêng của môi chất lạnh ở trạng thái lỏng bão hòa tại áp suất đầy của máy nén và entanpy riêng của môi chất lạnh tại áp suất và nhiệt độ hút của máy nén.

Dùng phương trình cho trong 6.7.2 để xác định hiệu suất thể tích.

Trong quá trình thử, máy nén lạnh cần được trang bị tất cả các thiết bị phụ và phụ tùng cần thiết để máy hoạt động tốt như trong sử dụng thông thường.

4.2. Thử

Tất cả các thử nghiệm phải bao gồm hai phương pháp thử, một phương pháp thử X và một phương pháp thử Y phải được tiến hành đồng thời.

4.2.1. Thử Y phải là phương pháp thử khác với thử X để các kết quả thử độc lập đối với các kết quả thử X.

4.2.2. Các giá trị sai số được đánh giá đối với năng suất lạnh phải được tính toán cho thử X (sф0X) và cho thử Y đã chọn (sф0Y) (xem phụ lục C).

4.2.3. Các đặc tính kỹ thuật đối với thử X, thử Y và sự kết hợp của chúng được giới thiệu trong điều 7.

4.2.4. Các kết quả thử X và thử Y đối với năng suất lạnh phải được chấp nhận nếu chúng có sai lệch với nhau trong khoảng ± 4% (xem phụ lục C).

4.2.5. Đối với các kết quả được công nhận phù hợp với 4.2.4, năng suất lạnh và hiệu suất thể tích phải được lấy là giá trị trung bình của các kết quả thử X và kết quả thử Y.

Các giá trị sai số đánh giá (sfX và sfY) đối với thử X và thử Y, được tính như đã giới thiệu trong 4.2.2 và phụ lục C, phải được dùng để xác định sai số đánh giá tổng đối với kết quả được công nhận khi dùng

công thức 

4.3. Quy tắc chung

Để bảo đảm cho các kết quả thu được nằm trong các giới hạn độ chính xác yêu cầu, cần phải chú ý tới các quy tắc sau và các chỉ dẫn được nêu trong CHÚ THÍCH của 4.3.4.

4.3.1. Tất cả các dụng cụ và thiết bị đo phụ phải được định vị đúng so với cửa hút và cửa xả của máy nén, và phải được hiệu chuẩn so với dụng cụ mẫu có độ chính xác đã được chứng nhận và được hiệu chỉnh nếu cần để cung cấp các số đo ở trong các giới hạn độ chính xác nêu trong phụ lục A.

4.3.2. Áp suất và nhiệt độ tại của hút máy nén phải được đo tại điểm trên đoạn ống thẳng cách (càng gần càng tốt) điểm trên cửa hút hoặc trên van chặn (nếu lắp) một khoảng bằng 8 lần đường kính ống.

Đường kính ống phải phù hợp với đường kính của mặt bích trên máy nén trên một chiều dài tối thiểu bằng 16 lần đường kính ống.

4.3.3. Áp suất và nhiệt độ tại cửa xả của máy nén phải được đo tại điểm trên đoạn ống thẳng sau cửa xả, cách điểm trên cửa xả hoặc trên van chặn (nếu lắp) một khoảng không nhỏ hơn 8 lần đường kính ống.

Đường kính ống phải phù hợp với đường kính của mặt bích trên máy nén với chiều dài tối thiểu bằng 16 lần đường kính ống.

4.3.4. Môi chất lạnh và dầu bôi trơn phải được nạp thích hợp trong hệ thống lạnh. Phải lắp bộ tách dầu có hiệu quả trên đường xả của máy nén trừ khi bằng phép đo xác định được tốc độ của bơm dầu nhỏ hơn lưu lượng khối lượng môi chất làm lạnh 1,5%. Nếu bộ tách dầu được sử dụng thì việc gá đặt phải đảm bảo sao cho dầu được tách ra trực tiếp đi vào hệ thống bôi trơn của máy nén.

Nếu máy nén được thiết kế để sử dụng vòng tuần hoàn dầu về thì dầu từ bộ tách dầu phải trở về đường hút giữa thiết bị đo và ống nối với cửa hút máy nén.

Không được bổ sung thêm môi chất lạnh trong quá trình thử và không được bổ sung thêm dầu vào hộp trục khuỷu kín có sự thông nhau với vòng tuần hoàn môi chất lạnh.

Trong toàn bộ quá trình chạy thử, vòng tuần hoàn chỉ bao gồm môi chất lạnh và dầu bôi trơn có đủ độ sạch để bảo đảm cho máy nén hoạt động bình thường liên tục và độ chính xác của các phép đo khi thử ở trong khoảng dung sai thích hợp.

CHÚ THÍCH – Khó có thể loại trừ hoàn toàn môi chất lạnh lỏng và tách hoàn toàn dầu bôi trơn khỏi môi chất lạnh. Tuy nhiên sự sót lại của môi chất lạnh tại đường hút của máy nén và sự sót lại của dầu bôi trơn trong môi chất làm lạnh có thể giảm tới mức bỏ qua được bằng cách.

a) đảm bảo cho hơi môi chất lạnh được quá nhiệt đủ mức tại cửa hút máy nén (để đạt được yêu cầu này có thể dùng một bộ tăng nhiệt đường hút và nhiệt độ cung cấp cho bộ tăng nhiệt từ một nguồn bên ngoài vào cần được ghi lại đầy đủ ) và

b) cung cấp một bộ tách dầu có hiệu quả trên đường xả của máy nén.

Thông thường, không cần thiết phải có sự hiệu chỉnh ảnh hưởng của dầu bôi trơn nếu hàm lượng dầu trong hỗn hợp môi chất lạnh lỏng-dầu gây ra sai số về năng suất lạnh không vượt quá 1,5%.

4.3.5. Hệ thống phải được thử bảo đảm không có rò rỉ môi chất lạnh và dầu. Phải có phương tiện thích hợp để kiểm tra xác nhận không tồn tại các khí không ngưng tụ được.

4.3.6. Hệ thống phải được bảo vệ tránh các dòng không khí không bình thường.

4.4. Thời gian thử

4.4.1. Các thử nghiệm được quy định dành riêng cho máy nén lạnh làm việc liên tục trong các điều kiện sao cho đối với một thời gian đã định, các dao động của tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả của một thử nghiệm nằm trong các giới hạn đã cho và không có khả năng vượt ra ngoài các giới hạn này.

Các điều kiện này là các điều kiện làm việc ổn định.

4.4.2. Sau khi máy nén đã được khởi động, thực hiện các điều chỉnh trong lần chạy máy đầu tiên tới khi các số đo yêu cầu cho thử nghiệm nằm trong các giới hạn biến thiên cho phép.

4.4.3. Khi đã đạt được các điều kiện làm việc ổn định, phải lấy các số đo cho thời gian thử trong các khoảng đều nhau không vượt quá 20 phút đối với thời gian thử tối thiểu là 1 giờ, trong đó ít nhất phải lấy được 4 số đo.

Nếu sử dụng các dụng cụ ghi thì độ chính xác của chúng phải được so sánh với độ chính xác quy định trong phụ lục A.

4.4.4. Trung bình cộng của các số đo liên tiếp đối với mỗi lần đo là giá trị đo được của thử nghiệm.

4.4.5. Tất cả các các đo đạc định lượng phải được tiến hành lúc bắt đầu và kết thúc mỗi khoảng thời gian để kiểm tra tính không thay đổi của quá trình làm việc, hiệu giữa lần đo đầu tiên và cuối cùng của thời gian thử là giá trị đối với thử nghiệm.

5. Điều kiện thử cơ bản và sai lệch

Các điều kiện thử cơ bản được quy định cho thử một máy nén lạnh là:

a) áp suất tuyệt đối tại các điểm đo trong đường ống hút và xả của máy nén;

b) nhiệt độ hút tại điểm đo trong đường ống hút của máy nén;

c) tốc độ quay của máy nén.

Các số đo áp suất không được sai lệch lớn hơn ± 1% so với điều kiện thử cơ bản trong suốt thời gian thử.

Các số đo nhiệt độ không được sai lệch lớn hơn ± 3oC so với điều kiện thử cơ bản trong suốt thời gian thử.

Tốc độ không được sai lệch lớn hơn ± 1% so với điều kiện thử cơ bản trong suốt thời gian thử; đối với máy nén-động cơ kiểu kín, điện áp phải ở trong khoảng ± 3% và tần số ở trong khoảng ± 1% các giá trị ghi trên biển hiệu trong suốt thời gian thử.

6. Cơ sở tính toán

6.1. Nguồn các tính chất nhiệt động lực học

Nguồn gốc để lấy các tính chất nhiệt động lực học phải được trình bày trong báo cáo thử.

6.2. Entanpy riêng

Tùy theo các quy tắc và sự đề phòng được xác định trong 4.3, entanpy riêng của môi chất lạnh lỏng ở áp suất đẩy của máy nén và ở áp suất và nhiệt độ hút của máy nén được cho trong các bảng các tính chất nhiệt động lực học đã được công nhận của môi chất lạnh sử dụng.

Trong trường hợp entanpy riêng ở áp suất và nhiệt độ hút của máy nén, cần có sự hiệu chỉnh do sự có mặt của dầu bôi trơn đối với các phương trình xác định các giá trị entanpy riêng.

6.3. Lưu lượng theo khối lượng của môi chất lạnh

Lưu lượng theo khối lượng được xác định bằng cách dùng các thử nghiệm X và Y đã lựa chọn (xem điều 7) từ các thử nghiệm được mô tả trong các điều tử 8 đến 15.

6.4. Thể tích riêng của môi chất lạnh

Giá trị thử thực tế Vga của thể tích riêng của hơi môi chất lạnh tại cửa hút máy nén không được sai khác lớn hơn 2% so với giá trị Vgl của thể tích riêng hơi môi chất lanh theo các điều kiện thử cơ bản đã quy định.

6.5. Tốc độ máy nén

Giá trị thử thực tế của tốc độ máy nén không được sai khác so với các điều kiện thử cơ bản lớn hơn các sai lệch được quy định trong điều 5.

6.6. Giá trị của lưu lượng theo khối lượng đo được

Tuỳ theo các điều kiện được cho trong 6.4 và 6.5 giá trị của lưu lượng theo khối lượng đo được qmf phải được hiệu chỉnh bằng cách nhân với hệ số (Vga / Vgl) (n/na) đối với máy nén hở và với hệ số (Vga / Vgl) (f/fa) đối với máy nén kín.

6.7. Các phương trình cơ bản

6.7.1. Năng suất lạnh được định nghĩa trong 3.1 đối với máy nén kiểu hở được tính toán khi dùng phương trình cơ bản sau:

Đối với máy nén-động cơ kiểu kín, hệ số hiệu chỉnh n/na được thay bằng f/fa.

6.7.2. Hiệu suất thể tích hV được định nghĩa trong 3.2 được tính toán khi dùng phương trình cơ bản sau:

CHÚ THÍCH – Hiệu suất thể tích là không đổi trong các giới hạn được quy định trong tiêu chuẩn này.

7. Phương pháp thử

7.1. Quy định chung

Như đã quy định trong 4.2, tất cả các thử nghiệm phải bao gồm hai phương pháp thử. Đối với mỗi thử nghiệm, thông tin quy định trong báo cáo thử (điều 20) cùng với thông tin bổ sung đối với mỗi phương pháp thử (xem các điều 8 đến 15) phải được đo trong thời gian thử (xem 4.4). Có thể dùng 9 phương pháp thử khác nhau sau:

CHÚ THÍCH – Đối với các phương pháp thử A, B, C, G và K dùng nhiệt lượng kế để đo lưu lượng tổng của môi chất lạnh.

Phương pháp A: nhiệt lượng kế chất tải lạnh trên đường hút (xem điều 8).

Phương pháp B: nhiệt lượng kế môi chất lạnh hệ thống kiểu ngập trên đường hút (xem điều 9).

Phương pháp C: nhiệt lượng kế môi chất lạnh hệ thống khô trên đường hút (xem điều 10). Một nhiệt lượng kế cách nhiệt được nối với cửa hút của máy nén đóng vai trò như một bộ bốc hơi.

Phương pháp D1: lưu lượng kế hơi môi chất lạnh trên đường hút (xem điều 11).

Phương pháp D2: lưu lượng kế hơi môi chất lạnh trên đường xả (đẩy) (xem điều 11).

CHÚ THÍCH – Các phương pháp D1 và D2 đo lưu lượng tổng của môi chất lạnh ở trạng thái khí.

Phương pháp F: lưu lượng kế môi chất lạnh lỏng (xem điều 12).

CHÚ THÍCH – Phương pháp F đo lưu lượng tổng hoặc lưu lượng thể tích của môi chất lạnh ở trạng thái lỏng.

Phương pháp G: phương pháp bộ ngưng tụ làm mát bằng nước (xem điều 13).

Bộ ngưng tụ làm mát bằng nước trong hệ thống thiết bị thực tế được cách nhiệt và trang bị thích hợp để đóng vai trò của một nhiệt lượng kế.

Phương pháp J: nước làm lạnh hơi môi chất lạnh (xem điều 14)

CHÚ THÍCH – Phương pháp J đo lưu lượng của một phần môi chất lạnh lỏng thu được từ một bộ ngưng tụ đặc biệt.

Phương pháp K: nhiệt lượng kế trên đường xả (đẩy) (xem điều 15).

Lắp một nhiệt lượng kế cách nhiệt trên đường ống xả (đẩy) của máy nén để thu lưu lượng tổng của môi chất lạnh ở trạng thái khí.

7.2. Chọn các phương pháp thử cho thử X và thử Y

Có thể dùng một phương pháp thử nào đó trong các phương pháp A, B< C, D1, D2, F, G, và K cho thử X.

Có thể dùng một phương pháp thử nào đó trong các phương pháp thử đã cho đối với thử Y trừ các trường hợp sau:

a) phương pháp dùng cho thử X;

b) phương pháp đo cùng một đại lượng như khi thử X. Ví dụ nếu phương pháp cho thử X đo lưu lượng khí ở phía xả (đẩy) của máy nén thì các phương pháp khác đo lưu lượng khí ở phía xả của máy nén không được dùng đối với thử Y.

Tốt hơn là các phương pháp cho thử X và Y phải là các phương pháp khác nhau về cơ bản. Bảng 1 giới thiệu sự kết hợp cho phép và nên dùng của các phương pháp cho thử X và Y.

Bảng 1 – Sự kết hợp của thử X và Y

Phương pháp cho thử X

Phương pháp cho thử Y

Cho phép

Nên dùng

A

D1, D2, F, G, K

F , G, K

B

D1, D2, F, G, K

F, G, K

C

D1, D2, F, G, K

F, G, K

D1

A, B, C, D2, F, G, J, K

F, G, J, K

D2

A, B, C, D1, F, J

F, J

F

A, B, C, D1, D2, J, K

D1, D2, J, K

G

A, B, C, D1, F, Y

D1, J

K

A, B, C, D1, F, J

D1, J

8. Phương pháp A: Nhiệt lượng kế chất tải lạnh

8.1. Mô tả

Nhiệt lượng kế chất tải lạnh (xem hình 1) bao gồm một ống xoắn giãn nở trực tiếp hoặc một bộ ống xoắn song song sử dụng như một bộ bốc hơi sơ cấp. Bộ bốc hơi này được treo ở phần phía trên của một bình kín chịu áp cách nhiệt. Một bộ nung nóng được đặt ở đáy của bình, được cấp nhiệt bởi chất tải lạnh dễ bay hơi, sao cho bộ nung nóng ở dưới sâu so với bề mặt chất lỏng. Lưu lượng môi chất lạnh được điều chỉnh bởi một van điều chỉnh bằng tay hoặc một van giãn nở áp suất không đổi được bố trí ở gần nhiệt lượng kế. Van giãn nở và đường ống môi chất lạnh nối van với nhiệt lượng kế có thể được cách nhiệt để giảm tới mức thấp nhất sự tăng nhiệt.

Nhiệt lượng kế phải được cách nhiệt sao cho sự rò rỉ nhiệt không vượt quá 5% năng suất lạnh của máy nén.

Phải dự kiến cho việc đo nhiệt độ của chất tải lạnh.

Phải có sự chuẩn bị phù hợp với yêu cầu của ISO 1662 để đảm bảo cho áp suất môi chất lạnh không vượt quá giới hạn an toàn đối với thiết bị.

8.2. Hiệu chỉnh

Nhiệt lượng kế phải được hiệu chỉnh bằng cách dùng phương pháp tổn thất nhiệt sau.

8.2.1. Điều chỉnh nhiệt cấp vào chất tải lạnh để duy trì áp suất không đổi ở một giá trị tương ứng với một nhiệt độ bão hòa vượt quá nhiệt độ không khí xung quanh xấp xỉ 15oC. Duy trì nhiệt độ không khí xung quanh không đổi trong khoảng ± 1oC.

8.2.2. Nếu bộ nung nóng hoạt động liên tục, duy trì nhiệt cấp vào không đổi trong khoảng  1% và đo áp suất chất tải lạnh từng giờ tới khi 4 giá trị liên tiếp của nhiệt độ bão hòa tương ứng không thay đổi quá ± 0,5oC.

8.2.3. Nếu bộ nung nóng hoạt động gián đoạn, việc điều chỉnh phải đảm bảo sao cho nhiệt độ bão hòa tương ứng với áp suất chất tải lạnh được duy trì không đổi trong khoảng ± 0,5oC và các số đo nhiệt cấp vào được lấy từng giờ tới khi 4 số đo liên tiếp không thay đổi quá ± 4%.

8.2.4. Tính toán hệ số thẩm thấu nhiệt theo công thức:

8.3. Tiến hành

Điều chỉnh áp suất hút bằng van giãn nở môi chất lạnh và nhiệt độ hơi môi chất lạnh vào máy nén, bằng cách thay đổi nhiệt cấp vào chất tải lạnh. Điều chỉnh áp suất đẩy bằng cách thay đổi nhiệt độ và lưu lượng môi trường ngưng tụ, hoặc bằng một cơ cấu điều chỉnh áp suất trên đường xả (đẩy).

8.4. Yêu cầu

8.4.1. Nếu bộ nung nóng hoạt động liên tục, độ dao động của nhiệt cấp vào do một nguyên nhân nào đó trong thời gian thử không được gây ra sự biến đổi năng suất tính toán của máy nén lớn hơn 1%.

8.4.2. Nếu bộ nung nóng hoạt động gián đoạn, nhiệt độ bão hòa tương ứng với áp suất chất tải lạnh không được thay đổi lớn hơn ± 0,6oC.

8.5. Thông tin bổ sung

Thông tin sau phải được ghi lại

a) áp suất của hơi môi chất lạnh ở cửa ra của bộ bốc hơi; b) nhiệt độ của hơi môi chất lạnh ở cửa ra của bộ bốc hơi; c) áp suất của môi chất lạnh lỏng vào van giãn nở;

d) nhiệt độ của môi chất lạnh lỏng vào van giãn nở;

e) nhiệt độ môi trường xung quanh ở nhiệt lượng kế;

f) áp suất của chất tải lạnh;

g) nhiệt cấp cho chất tải lạnh.

8.6. Xác định năng suất lạnh

8.6.1. Lưu lượng theo khối lượng của môi chất lạnh theo phương pháp thử này được cho bởi công thức:

8.6.2. Năng suất lạnh, được điều chỉnh theo điều kiện thử cơ bản đã quy định, được cho bởi công thức:

9. Phương pháp B: Nhiệt lượng kế môi chất lạnh hệ thống ngập

9.1. Mô tả

Nhiệt lượng kế môi chất lạnh hệ thống ngập (xem hình 2) bao gồm một bình bốc hơi kín, chịu áp hoặc các bình lắp song song trong đó nhiệt được truyền trực tiếp theo môi chất lạnh đối với máy nén lạnh thử. Lưu lượng môi chất lạnh được điều chỉnh bởi một van điều chỉnh bằng tay hoặc một van giãn nở áp suất không đổi, cơ cấu điều chỉnh mức thích hợp được bố trí, ở gần nhiệt lượng kế. Van giãn nở và đường ống dẫn môi chất lạnh nối van với nhiệt lượng kế có thể được cách nhiệt để giảm tới mức thấp nhất sự tăng nhiệt.

Nhiệt lượng kế phải được cách nhiệt sao cho sự rò rỉ nhiệt không vượt quá 5% năng suất lạnh của máy nén.

Phải dự kiến cho việc đo nhiệt độ của chất tải lạnh và đảm bảo cho áp suất không vượt quá giới hạn an toàn đối với thiết bị. Phải có sự chuẩn bị phù hợp với các yêu cầu của ISO 1662 để đảm bảo cho áp suất của môi chất lạnh không vượt quá giới hạn an toàn đối với thiết bị.

9.2. Hiệu chỉnh

Nhiệt lượng kế phải được hiệu chỉnh bằng cách dùng phương pháp tổn thất nhiệt sau.

9.2.1. Đổ môi chất lạnh lỏng vào nhiệt lượng kế tới mức bình thường cho vận hành và đóng các van chặn trên đường ra của lỏng và hơi. Duy trì nhiệt độ môi trường xung quanh không đổi trong khoảng ± 1oC và cung cấp nhiệt để duy trì nhiệt độ môi chất lạnh cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh xấp xỉ 15oC. Khi dùng chất lỏng để nung nóng cần duy trì nhiệt độ vào không đổi trong khoảng ± 0,3oC và điều chỉnh lưu lượng sao cho độ giảm nhiệt độ không nhỏ hơn 6oC. Khi dùng bộ nung nóng bằng diện cần duy trì công suất vào không đổi trong khoảng ± 1%.

9.2.2. Sau khi đạt được sự cân bằng nhiệt cần ghi các số đo cho các thời gian sau:

a) đối với nung nóng bằng chất lỏng ở các khoảng thời gian 1 giờ tới khi 4 số đo liên tiếp của các nhiệt độ cửa vào và cửa ra, với lưu lượng không đổi, không được thay đổi lớn hơn ±0,3oC;

b) đối với nung nóng bằng điện, ở các khoảng thời gian 1 giờ tới khi 4 giá trị liên tiếp của nhiệt độ bão hòa của môi chất lạnh không được thay đổi lớn hơn ± 0,5oC.

9.2.3. Xác định nhiệt cấp vào nhiệt lượng kế như sau:

a) đối với nung nóng bằng chất lỏng

Fi = c(t1 – t2)qmt

b) đối với nung nóng bằng điện, Fi được xác định theo công suất điện vào bộ nung nóng.

9.2.4. Tính toán hệ số thẩm thấu nhiệt theo công thức sau:

9.3. Tiến hành

Điều chỉnh áp suất hút ở máy nén bằng van giãn nở môi chất lạnh và nhiệt độ hút máy nén bằng cách thay đổi nhiệt cấp vào. Tuy nhiên, khi dùng điều chỉnh mức, điều chỉnh áp suất hút bằng nhiệt cấp vào bộ bốc hơi và nhiệt độ hút máy nén bằng nhiệt cấp vào bộ gia nhiệt quá nhiệt. Điều chỉnh áp suất đẩy bằng cách thay đổi nhiệt độ và lưu lượng của môi trường ngưng tụ bằng hoặc cơ cấu điều chỉnh áp suất trên đường xả (đẩy).

Khi dùng chất lỏng để nung nóng, nhiệt độ vào phải được duy trì không đổi trong khoảng ±0,3oC và lưu lượng phải được điều chỉnh sao cho độ giảm nhiệt độ không nhỏ hơn 6oC. Lưu lượng của chất lỏng phải được duy trì không đổi trong khoảng ± 1%. Khi dùng điện để nung nóng công suất vào phải được duy trì không đổi trong khoảng ± 1%.

9.4. Yêu cầu

9.4.1. Nếu bộ nung nóng hoạt động liên tục, độ dao động của nhiệt cấp vào do một nguyên nhân nào đó trong thời gian thử không được gây ra sự biến đổi năng suất tính toán của máy nén lớn hơn 1%.

9.4.2. Nếu bộ nung nóng hoạt động gián đoạn, nhiệt độ bão hòa tương ứng với áp suất chất tải lạnh không được thay đổi lớn hơn ± 0,6oC.

9.5. Thông tin bổ sung

Thông tin sau phải được ghi lại

a) áp suất của hơi môi chất lạnh ở cửa ra của bộ bốc hơi;

b) nhiệt độ của hơi môi chất lạnh ở cửa ra của bộ bốc hơi;

c) áp suất của môi chất lạnh lỏng vào van giãn nở;

d) nhiệt độ của môi chất lạnh lỏng vào van giãn nở;

e) nhiệt độ môi trường xung quanh ở nhiệt lượng kế;

f) nhiệt độ của chất lỏng nung nóng vào nhiệt lượng kế;

g) nhiệt độ của chất lỏng nung nóng rời khỏi nhiệt lượng kế;

h) lưu lượng theo khối lượng của chất lỏng nung nóng tuần hoàn;

i) điện vào nhiệt lượng kế.

9.6. Xác định năng suất lạnh

9.6.1. Lưu lượng theo khối lượng của môi chất lạnh theo phương pháp thử này được cho bởi công thức:

a) đối với nung nóng bằng chất lỏng

b) đối với nung nóng bằng điện

9.6.2. Năng suất lạnh được điều chỉnh theo điều kiện thử cơ bản đã quy định, được cho bởi công thức

10. Phương pháp C: Nhiệt lượng kế môi chất lạnh hệ thống khô

10.1. Mô tả

Nhiệt lượng kế môi chất lạnh hệ thống khô (xem hình 3) bao gồm các ống môi chất lạnh hoặc giàn ống có chiều dài và đường kính thích hợp để hoàn thành việc bốc hơi môi chất lạnh được tuần hoàn bởi máy nén. Bề mặt ngoài của bộ bốc hơi có thể được nung nóng bởi chất lỏng tuần hoàn trong áo bên ngoài – có thể là một ống đồng tâm, hoặc được nung nóng bằng điện.

Lưu lượng môi chất lạnh được điều chỉnh bằng một van điều chỉnh bằng tay hoặc một van giãn nở áp suất không đổi được bố trí ở gần nhiệt lượng kế. Van giãn nở và đường ống môi chất lạnh nối van với nhiệt lượng kế có thể được cách nhiệt để giảm tới mức thấp nhất sự tăng nhiệt.

Nhiệt lượng kế phải được cách nhiệt sao cho sự rò rỉ nhiệt không vượt quá 5% năng suất lạnh của máy nén.

Nếu phương tiện nung nóng ở bên ngoài bề mặt bộ bốc hơi, phải cung cấp đủ số lượng (không nhỏ hơn 10) các dụng cụ đo nhiệt độ được bố trí thích hợp để xác định nhiệt độ trung bình trên bề mặt để tính toán rò rỉ nhiệt. Phải dự kiến cho việc đo nhiệt độ của chất tải lạnh và bảo đảm cho áp suất không vượt quá giới hạn an toàn đối với thiết bị. Phải có sự chuẩn bị phù hợp với các yêu cầu của ISO 1662 để bảo đảm cho áp suất môi chất lạnh không vượt quá giới hạn an toàn đối với thiết bị.

10.2. Hiệu chỉnh

Nhiệt lượng kế phải được hiệu chỉnh bằng cách dùng phương pháp tổn thất nhiệt sau.

10.2.1. Duy trì nhiệt độ môi trường xung quanh không đổi trong khoảng ± 1oC và cung cấp nhiệt để duy trì nhiệt độ trung bình bề mặt cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh xấp xỉ 15oC. Khi dùng chất lỏng để nung nóng, cần duy trì nhiệt độ vào không đổi trong khoảng ± 0,3oC và điều chỉnh lưu lượng sao cho độ giảm nhiệt độ không nhỏ hơn 6oC. Khi dùng bộ nung nóng bằng điện cần duy trì công suất vào không đổi trong khoảng ± 1%.

10.2.2. Sau khi đạt được sự cân bằng nhiệt, cần ghi các số đo cho các thời gian sau:

a) đối với nung nóng bằng chất lỏng, ở các khoảng thời gian 1 giờ tới khi 4 số đo liên tiếp của các nhiệt độ cửa vào và cửa ra, với lưu tốc không đổi, không được thay đổi lớn hơn ± 0,3%;

b) đối với nung nóng bằng điện, ở các khoảng thời gian 1 giờ tới khi 4 giá trị liên tiếp của nhiệt độ bão hòa của môi chất lạnh không thay đổi lớn hơn ± 0,6oC.

10.2.3. Xác định nhiệt cấp vào lưu lượng kế như sau:

a) đối với nung nóng bằng chất lỏng

b) đối với nung nóng bằng điện, Fi được xác định theo công suất điện vào bộ nung nóng.

10.2.4. Tính toán hệ số thẩm thấu nhiệt theo công thức sau:

10.3. Tiến hành

Điều chỉnh áp suất hút ở máy nén bằng cách điều chỉnh môi chất lạnh và nhiệt độ hút ở máy nén bằng cách thay đổi nhiệt cấp vào. Điều chỉnh áp suất đẩy bằng cách thay đổi nhiệt độ và lưu lượng của môi trường ngưng tụ hoặc bằng cơ cấu điều chỉnh áp suất trên đường xả (đẩy).

Khi dùng chất lỏng để nung nóng, nhiệt độ vào phải được duy trì không đổi trong khoảng ± 0,3oC và lưu lượng phải được điều chỉnh sao cho độ giảm nhiệt độ không nhỏ hơn 6oC. Khối lượng của chất lỏng lưu thông phải được duy trì không đổi trong khoảng ± 0,5%. Khi dùng điện để nung nóng, công suất điện vào phải được duy trì không đổi trong khoảng ± 1%.

10.4. Yêu cầu

10.4.1. Nếu bộ nung nóng hoạt động liên tục, độ dao động của nhiệt cấp vào do một nguyên nhân nào đó trong thời gian thử không được gây ra sự biến đổi năng suất tính toán của máy nén lớn hơn 1%.

10.4.2. Nếu bộ nung nóng hoạt động gián đoạn, nhiệt độ bão hòa tương ứng với áp suất chất tải lạnh không được thay đổi lớn hơn ± 0,6oC.

10.5. Thông tin bổ sung

Thông tin sau phải được ghi lại:

a) áp suất hơi môi chất lạnh ở cửa ra của bộ bốc hơi;

b) nhiệt độ của hơi môi chất lạnh ở cửa ra của bộ bốc hơi;

c) áp suất của môi chất lạnh lỏng vào van giãn nở;

d) nhiệt độ của môi chất lạnh lỏng vào van giãn nở;

e) nhiệt độ môi trường xung quanh ở nhiệt lượng kế;

f) nhiệt độ của chất lỏng nung nóng vào nhiệt lượng kế;

g) nhiệt độ của chất lỏng nung nóng rời khỏi nhiệt lượng kế;

h) lưu lượng theo khối lượng của chất lỏng nung nóng tuần hoàn;

i) điện vào nhiệt lượng kế;

j) nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nhiệt lượng kế.

10.6. Xác định năng suất lạnh

10.6.1. Lưu lượng theo khối lượng của môi chất lạnh theo phương pháp thử này được cho bởi công thức

a) đối với nung nóng bằng chất lỏng

b) đối với nung nóng bằng điện

10.6.2. Năng suất lạnh, được điều chỉnh theo điều kiện thử cơ bản đã quy định, được cho bởi công thức

11. Các phương pháp D.1 và D.2: Lưu lượng kế hơi môi chất lạnh

11.1. Mô tả

Lưu lượng kế hơi môi chất lạnh được đặt trên đường hút (phương pháp D.1) hoặc trên đường xả (đẩy) (phương pháp D.2) (xem hình 4).

Các điểm lấy mẫu cần thiết được gá đặt để đo áp suất và nhiệt độ phải cho phép tính được khối lượng riêng của môi chất lạnh. Thử nghiệm đặt ra phải bảo đảm sao cho sai lệch chuẩn của kết quả cuối cùng (nghĩa là lưu lượng khối lượng của môi chất lạnh) không vượt quá 2%.

Lưu lượng kế hơi môi chất lạnh được đặt trên đường hút hoặc đường ống cấp của một vòng tuần hoàn kín bao gồm máy nén lạnh, một phương tiện để giảm áp suất môi chất lạnh từ mức xả (đẩy) tới mức hút, một phương tiện để giảm sự quá nhiệt của hơi thừa và một phương tiện để đưa hơi được điều hòa trở về đường hút của máy nén. Phương tiện để giảm áp suất có thể được thao tác bằng tay hoặc được điều khiển bằng áp suất hút. Phương tiện để lấy nhiệt của quá trình nén có thể được thực hiện bằng cách rút hơi môi chất lạnh từ phía áp suất cao của vòng tuần hoàn, hóa lỏng hơi trong bộ ngưng tụ và lại cho bốc hơi chất lỏng trong bộ trao đổi nhiệt với môi chất lạnh quá nhiệt ở phía nhiệt độ thấp của vòng tuần hoàn, để bảo đảm sao cho sự hình thành hơi quá nhiệt không tạo ra các giọt môi chất lạnh lỏng.

11.1.1. Lưu lượng theo khối lượng của môi chất lạnh qmf được đo tại một điểm trên đường ống hút hoặc đường ống cấp của máy nén, nơi dòng môi chất lạnh có tốc độ lớn, và phải có phương tiện để bảo đảm cho hơi quá nhiệt tại điểm đo này là đồng nhất và hoàn toàn không có các giọt môi chất lạnh lỏng.

Khi xuất hiện dòng xung động trong đường ống phải có phương tiện điều tiết để giảm hoặc triệt tiêu sóng dòng chảy đối với dụng cụ đo, ví dụ như lắp vào một bình triệt xung (xem hình 4).

11.1.2. Vì các tính toán xác định năng suất lạnh dựa trên việc đo hơi tinh khiết nên chỉ một lượng nhỏ dầu xuất hiện trong hơi sẽ gây ra độ không chính xác của dòng khí đi qua dụng cụ đo và do đó tạo ra độ không chính xác của năng suất lạnh máy nén. Việc sử dụng lưu lượng kế hơi môi chất lạnh được giới hạn cho các vòng tuần hoàn trong đó lưu lượng khí được đo chứa nhỏ hơn 1,5% dầu. Hàm lượng dầu là khối lượng của dầu trên khối lượng của hỗn hợp môi chất lạnh lỏng-dầu (kilogam trên kilogam).

11.2. Tiến hành

Điều chỉnh áp suất hút ở máy nén bằng cơ cấu điều chỉnh lưu lượng môi chất lạnh và nhiệt độ hút bằng cách thay đổi hiệu ứng lạnh. Điều chỉnh áp suất đẩy bằng cách thay đổi nhiệt độ và lưu lượng môi trường ngưng tụ hoặc bằng cách dùng một cơ cấu điều chỉnh áp suất trên đường xả (đẩy).

11.3. Thông tin bổ sung

Thông tin sau phải được ghi lại:

a) nhiệt độ của hơi môi chất lạnh ở phía đầu dòng của dụng cụ đo;

b) áp suất của hơi môi chất lạnh ở phía đầu dòng của dụng cụ đo;

c) độ giảm áp suất giữa phía đầu dòng và phía cuối dòng của dụng cụ đo.

11.4. Xác định năng suất lạnh

Năng suất lạnh đã điều chỉnh theo điều kiện thử cơ bản quy định được cho bởi công thức:

12. Phương pháp F: Lượng môi chất lạnh lỏng được đo bằng lưu lượng kế

12.1. Mô tả

Dụng cụ đo môi chất lạnh lỏng (xem hình 5) có thể là một dụng cụ đo số lượng để ghi lại lưu lượng cua môi chất lạnh theo đơn vị thể tích hoặc là một lưu lượng kế chỉ thị lưu lượng tức thời của dòng môi chất lạnh.

12.1.1. Dụng cụ đo được nối với đường ống dẫn lỏng giữa cửa ra của bình chứa lỏng và van giãn nở.

12.1.2. Để dụng cụ đo có thể vận hành tốt trong mọi điều kiện và đề phòng sự sử dụng quá mức cũng như ảnh hưởng của việc nạp môi chất lạnh không đủ, cần cung cấp các thiết bị bổ sung sau:

a) một bộ làm quá lạnh đặt ở phía trước dụng cụ đo để đề phòng sự bốc hơi của môi chất lạnh trong dụng cụ đo;

b) các kính quan sát được đặt ngay trước bộ làm quá lạnh và ngay sau dụng cụ đo để kiểm tra các bọt hơi không được trộn lẫn với môi chất lạnh lỏng;

c) một van bypas và đường ống cho kênh bypas đối với dụng cụ đo (van có thể được mở, trừ trường hợp các số liệu ghi được chứng tỏ rằng van và kênh bypas có một trở lực xấp xỉ bằng trở lực của dụng cụ đo);

d) các nhiệt kế hoặc nhiệt ngẫu để đo nhiệt độ tại vị trí môi chất làm lạnh lỏng đi vào bộ làm quá lạnh và dụng cụ đo;

e) một áp kế nối với phía ra của dụng cụ đo.

12.2. Hiệu chỉnh

Dụng cụ đo phải được hiệu chỉnh định kỳ tại không ít hơn ba lưu lượng dòng chảy trong phạm vi công suất sử dụng.

12.3. Tiến hành

Bắt đầu cho vận hành hệ thống với van bypas của dụng cụ đo mở. Sau khi các điều kiện cho thử tính năng đã được thiết lập, đóng van bypas và kiểm tra môi chất lạnh lỏng rời khỏi lưu lượng kế đã được làm quá lạnh ít nhất là 3oC.

Ghi các số đo đồng thời tại các khoảng thời gian như nhau như đã quy định đối với phương pháp thử khác.

Xác định tỷ lệ của dầu trong môi chất lạnh.

12.4. Thông tin bổ sung

Thông tin sau phải được ghi lại:

a) số đo của dụng cụ đo;

b) áp suất tại cửa ra của dụng cụ đo;

c) nhiệt độ của lỏng tại cửa ra của dụng cụ đo.

12.5. Xác định năng suất lạnh

Năng suất lạnh đã điều chỉnh theo hàm lượng dầu và các điều kiện thử cơ bản quy định được cho bởi công thức:

13. Phương pháp G: bộ ngưng tụ làm mát bằng nước

13.1. Mô tả

Bộ ngưng tụ làm mát bằng nước (xem hình 6) tạo thành một bộ phận của thiết bị dùng với máy nén được thử phải được trang bị để hoạt động như một nhiệt lượng kế bằng cách cung cấp các dụng cụ để đo nhiệt độ, áp suất và lưu lượng nước làm mát trong các giới hạn độ chính xác cho trong phụ lục A.

13.2. Hiệu chỉnh

Bộ ngưng tụ phải được cách ly khỏi vùng tuần hoàn môi chất lạnh hoặc một bộ ngưng tụ khác có cùng một kiểu và cỡ kích thước được sử dụng.

13.2.1. Nạp môi chất lạnh lỏng vào bộ ngưng tụ tới một mức thích hợp và đóng các van chặn cửa vào và cửa ra. Nối vòng tuần hoàn nước làm mát với nguồn cung cấp nước được đun nóng để có thể duy trì môi chất lạnh ở nhiệt độ không đổi cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh không nhỏ hơn 15oC, nhưng càng gần với nhiệt độ bão hòa càng tốt.

Môi chất lạnh có thể được đun nóng bằng điện.

Duy trì nhiệt độ môi trường xung quanh không đổi trong khoảng ± 1oC so với giá trị mong muốn nào đó không vượt quá 43oC. Sau khi đạt được sự cân bằng nhiệt cần ghi các số đo trong khoảng thời gian 1 giờ tới khi 4 giá trị liên tiếp của môi chất lạnh không được thay đổi lớn hơn ±1oC.

13.2.2. Tính toán hệ số thẩm thấu nhiệt theo công thức

13.3. Tiến hành

Điều chỉnh áp suất bộ ngưng tụ bằng cách thay đổi nhiệt độ và lưu lượng theo khối lượng của nước cung cấp cho bộ ngưng tụ.

13.4. Thông tin bổ sung

Thông tin sau phải được ghi lại

a) áp suất của hơi môi chất lạnh vào bộ ngưng tụ;

b) nhiệt độ của hơi môi chất lạnh vào bộ ngưng tụ;

c) áp suất của môi chất lạnh lỏng rời khỏi bộ ngưng tụ;

d) nhiệt độ của môi chất lạnh lỏng rời khỏi bộ ngưng tụ;

e) nhiệt độ của nước mát vào bộ ngưng tụ;

f) nhiệt độ của nước làm mát rời khỏi bộ ngưng tụ;

g) lưu lượng theo khối lượng của nước làm mát;

h) nhiệt độ môi trường xung quanh ở bộ ngưng tụ.

13.5. Xác định năng suất lạnh

13.5.1. Lưu lượng theo khối lượng của môi chất lạnh được cho bởi công thức:

13.5.2. Năng suất lạnh đã điều chỉnh theo các điều kiện thử cơ bản quy định được cho bởi công thức

14. Phương pháp J: Làm lạnh hơi môi chất lạnh

14.1. Mô tả

Lưu lượng tổng môi chất lạnh được xác định bởi sự ngưng tụ một phần hơi tuần hoàn ở áp suất cao, đo lượng ngưng tụ của phần hơi này rồi lại tái bốc hơi lượng ngưng tụ đó ở áp suất thấp trong một giàn lạnh khí để làm lạnh phần còn lại của hơi tuần hoàn (xem hình 7).

Sau khi điều chỉnh đối với tổn thất, tỷ số giữa môi chất lạnh ngưng tụ và môi chất lạnh không ngưng tụ là số nghịch đảo của tỷ số của độ biến đổi entanpy riêng của hai dòng môi chất hòa trộn với nhau trong giàn lạnh khí.

14.1.1. Bộ ngưng tụ được nối với đường ống xả (đẩy) của máy nén qua một van điều chỉnh lưu lượng có thể được điều chỉnh bằng tay hoặc tự động đáp lại với áp suất đẩy. Bộ ngưng tụ đẩy môi chất lạnh lỏng vào thiết bị đo lưu lượng như đã mô tả trong phương pháp F, cửa ra của bộ ngưng tụ được nối với cửa vào của giàn lạnh khí qua một van giảm áp được thao tác bằng tay hoặc tự động để duy trì một áp suất hút đã xác định trước.

14.1.2. Giàn lạnh khí bao gồm một bình trong đó môi chất lạnh được phun vào và được tái bốc hơi bởi sự hòa trộn đều với phần hơi còn lại không ngưng tụ được từ đường xả (đầy) của máy nén. Kết cấu phải đảm bảo sao cho hơi đi ra sẽ không mang theo các giọt môi chất lạnh và được quá nhiệt ít nhất là 8oC.

Giàn lạnh khí phải được cách nhiệt sao cho sự rò rỉ nhiệt không lớn hơn 5% nhiệt trao đổi trong giàn.

14.1.3. Một bình chứa lỏng được bố trí tại cửa ra của lưu lượng kế. Bình chứa này có trang bị các van chặn và van bypas, và được cách ly với vòng tuần hoàn lỏng hoặc có thể nhận lỏng từ vòng tuần hoàn lỏng, hoặc cung cấp lỏng cho vòng tuần hoàn lỏng.

14.2. Hiệu chỉnh

Giàn lạnh khí phải được hiệu chỉnh theo phương pháp sau:

14.2.1. Nạp đầy môi chất lạnh lỏng vào giàn lanh khí để đảm bảo sao cho khi đóng các van chặn ở cửa vào và cửa ra, môi chất lạnh lỏng không bị bốc hơi hoàn toàn khi nhiệt độ môi trường xung quanh duy trì không đổi trong khoảng ±1oC và nhiệt được cung cấp phải đảm bảo cho nhiệt độ của môi chất lạnh cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh xấp xỉ 15oC.

Sau khi đạt được sự cân bằng nhiệt, ghi các số đo trong các khoảng thời gian 1 giờ cho tới khi 4 giá trị liên tiếp của nhiệt độ bão hòa của môi chất lạnh không thay đổi lớn hơn ± 1oC.

14.2.2. Tính toán hệ số thẩm thấu nhiệt theo công thức

14.3. Tiến hành

Điều chỉnh van điều chỉnh lưu lượng môi chất lạnh lỏng đã ngưng tụ và giàn lạnh khí sao cho lỏng được bốc hơi ở cùng một tốc độ như khi được ngưng tụ.

Điều chỉnh áp suất ngưng tụ bằng van đặt giữa đường ống xả (đẩy) và bộ ngưng tụ và bằng sự thay đổi nhiệt độ và tốc độ của dòng môi trường ngưng tụ. Điều chỉnh áp suất hút của máy nén và nhiệt độ quá nhiệt của nó bởi van đặt ở cửa vào của giàn lạnh khí và bởi sự thay đổi lưu lượng theo khối lượng của môi chất lạnh bằng cách bổ sung lỏng vào bình chứa lỏng hoặc thải bớt lỏng từ bình chứa lỏng.

Trong quá trình thiết lập áp suất hút, áp suất đẩy và nhiệt độ yêu cầu cho thử nghiệm, van điều chỉnh lỏng được điều chỉnh để duy trì một lưu lượng không đổi.

14.4. Yêu cầu

Độ dao động của lưu lượng môi chất lạnh lỏng ngưng tụ trong quá trình thử không được gây ra sự biến đổi lớn hơn 1% đối với năng suất tính toán của máy nén.

14.5. Thông tin bổ sung

Thông tin sau phải được ghi lại:

a) áp suất của hơi môi chất lạnh tại cửa ra của giàn lạnh khí;

b) nhiệt độ của hơi môi chất lạnh tại cửa ra của giàn lạnh khí;

c) áp suất của môi chất lạnh lỏng tại van giãn nở;

d) nhiệt độ của môi chất lạnh lỏng tại van giãn nở;

e) áp suất của hơi môi chất lạnh vào giàn lạnh khí;

f) nhiệt độ của hơi môi chất lạnh vào giàn lạnh khí;

g) áp suất của hơi môi chất lạnh trong giàn lạnh khí;

h) nhiệt độ môi trường xung quanh giàn lạnh khí;

i) lưu lượng theo khối lượng môi chất làm lạnh lỏng ngưng tụ

14.6. Xác định năng suất lạnh

14.6.1. Lưu lượng tổng theo khối lượng của môi chất làm lạnh xác định theo thử nghiệm này được cho theo công thức:

14.6.2. Năng suất lạnh đã điều chỉnh theo các điều kiện thử cơ bản quy định được cho bởi công thức:

15. Phương pháp K: Nhiệt lượng kế trên đường xả (đẩy) của máy nén

15.1. Mô tả

Thiết bị cho phương pháp này bao gồm (xem hình 8)

a) Một bộ trao đổi nhiệt kiểu đo nhiệt lượng được lắp vào đường ống xả (đẩy) từ máy nén để thu lưu lượng tổng của môi chất lạnh ở trạng thái khí.

Bình nhiệt lượng kế với một vòng tuần hoàn môi trường lỏng thích hợp, được điều chỉnh để làm lạnh (hoặc nung nóng1)) môi chất lạnh thể khí. Để loại trừ khả năng ngưng tụ môi chất lạnh trong bình nhiệt lượng kế, nhiệt độ thấp nhất của chất tải lạnh (môi trường làm lạnh) tuần hoàn phải được duy trì cao hơn nhiệt độ ngưng tụ của chất tải lạnh, tương ứng với áp suất đẩy từ máy nén.

Môi chất lạnh thể khí có thể được nung nóng bằng điện.

Nhiệt lượng kế phải được cách nhiệt để giảm tổn thất nhiệt tới mức nhỏ nhất.

b) Thiết bị để giảm môi chất lạnh thể khí thoát ra từ nhiệt lượng kế, theo các điều kiện thử cơ bản đã quy định, được đặt càng gần với cửa hút của máy nén càng tốt. Hai sơ đồ bố trí thiết bị, hệ thống A và hệ thống B thích hợp với yêu cầu này được giới thiệu trên hình 8. Mô tả sử dụng sơ đồ bố trí A được nêu trong 15.6.

15.2. Hiệu chỉnh

Nhiệt lượng kế được hiệu chỉnh bằng phương pháp tổn thất nhiệt theo trình tự sau:

15.2.1. Duy trì nhiệt độ môi trường xung quanh không đổi trong phạm vi ± 1oC và cấp nhiệt để duy trì nhiệt đô trung bình bề mặt cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh xấp xỉ 15oC. Khi dùng chất lỏng để nung nóng, duy trì nhiệt độ vào không đổi khoảng ± 0,3oC và điều chỉnh lưu lượng sao cho độ giảm nhiệt độ không nhỏ hơn 6oC. Khi dùng điện để nung nóng, duy trì công suất điện vào không đổi trong khoảng ± 1%.

Nhiệt độ trung bình bề mặt phải là giá trị trung bình của các số đo của ít nhất là 10 dụng cụ đo nhiệt độ được phân bố thích hợp trên bề mặt ngoài.

15.2.2. Sau khi đã đạt được sự cân bằng nhiệt, ghi các số đo cho các khoảng thời gian sau:

a) đối với nung nóng bằng chất lỏng, tại các khoảng thời gian một giờ tới khi 4 số đo liên tiếp của các nhiệt độ vào và ra, với lưu lượng không đổi, không được thay đổi lớn hơn ± 0,3oC;

b) đối với nung nóng bằng điện, tại các khoảng thời gian 1 giờ tới khi 4 giá trị nhiệt độ liên tiếp của nhiệt lượng kế không được thay đổi lớn hơn ± 0,6oC.

15.2.3. Xác định nhiệt lượng vào nhiệt lượng kế như sau:

a) đối với nung nóng bằng chất lỏng

Fi = c(t1 – t2) + qml

b) đối với nung nóng bằng điện, Fi được xác định bởi công suất điện vào thiết bị đốt nóng.

15.2.4. Tính toán hệ số thẩm thấu nhiệt theo công thức

15.3. Tiến hành

Phương pháp được dùng cho hệ thống A được giới thiệu trong 15.6.2.

15.4. Thông tin bổ sung

Thông tin sau phải được ghi lại:

a) áp suất của hơi môi chất lạnh tại cửa vào nhiệt lượng kế;

b) nhiệt độ của hơi môi chất lạnh tại cửa vào nhiệt lượng kế;

c) áp suất của môi chất lạnh lỏng tại cửa ra nhiệt lượng kế;

d) nhiệt độ của môi chất lạnh lỏng tại cửa ra nhiệt lượng kế;

e) nhiệt độ môi trường xung quanh gần nhiệt lượng kế và nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nhiệt lượng kế;

f) đối với nung nóng bằng chất lỏng

1) nhiệt độ chất lỏng vào nhiệt lượng kế;

2) nhiệt lượng chất lỏng ra khỏi nhiệt lượng kế;

3) lưu lượng theo khối lượng của lỏng tuần hoàn;

g) đối với nung nóng bằng điện lượng tiêu thụ công suất điện tại nhiệt lượng kế.

15.5. Xác định năng suất lạnh

15.5.1. Lưu lượng theo khối lượng của môi chất lạnh xác định theo thử nghiệm này được cho theo công thức

15.5.2. Năng suất lạnh đã điều chỉnh theo các điều kiện thử cơ bản quy định được cho bởi công thức

15.6. Ví dụ về sự hoàn thành vòng tuần hoàn

15.6.1. Mô tả

Hệ thống A (xem hình 8) bao gồm

a) một bộ ngưng tụ bề mặt trong đó tổng lượng môi chất lạnh thể khí được điều chỉnh, sau khi đi qua nhiệt lượng kế, được đổi hướng và ngưng tụ;

b) một van giãn nở kiểu tự động áp suất không đổi để giảm áp suất của môi chất lạnh còn lại tới áp suất yêu cầu tại đường hút máy nén;

c) một giàn lạnh khí để giảm sự quá nhiệt của môi chất làm lạnh đã giãn nở tới nhiệt độ yêu cầu tại đường hút máy nén.

Việc giảm quá nhiệt được thực hiện bằng cách phun vào giàn lạnh khí thể tích môi chất lạnh đã ngưng tụ trong bộ ngưng tụ và rồi làm bốc bơi môi chất lạnh này. Thể tích môi chất lạnh được điều chỉnh bởi một van tiết lưu chất lỏng thích hợp trên đường xả (đẩy) chất ngưng tụ vào giàn lạnh.

15.6.2. Tiến hành

Điều chỉnh áp suất hút tại cửa hút máy nén bằng van giãn nở được bố trí giữa ống đẩy máy nén và cửa vào giàn lạnh khí.

Điều chỉnh áp suất của bộ ngưng tụ bằng van được bố trí giữa ống đẩy máy nén và bộ ngưng tụ và bằng sự thay đổi nhiệt độ và lưu lượng theo khối lượng của nước cấp cho bộ ngưng tụ.

Hình 1 – Phương pháp A

Hình 2 – Phương pháp B

Hình 3 – Phương pháp C

a) Phương pháp D1 (lưu lượng kế trên đường hút)

c) Hai ví dụ giới thiệu sự hoàn thành vòng tuần hoàn

Hình 4 – Các sơ đồ vòng tuần hoàn cho các phương pháp D.1 và D.2

Hình 5 – Phương pháp F

Hình 6 – Phương pháp G

Hình 7 – Phương pháp J

Hình 8 – Phương pháp K

Phần 2: Xác định công suất, hiệu suất đẳng entropy và hệ số lạnh

16. Phương pháp chung

Việc tính toán sai số được đánh giá của công suất vào, hiệu suất đẳng entropy (hiệu suất trong) và hệ số lạnh được thực hiện theo cách tương tự như đối với năng suất lạnh (xem C.2). Các điều 4.3 và 4.4 có thể áp dụng thích hợp cho phần 2.

Các phép đo đối với phần 2 được tiến hành đồng thời với các phép đo để xác định năng suất lạnh trong phần 1.

17. Xác định công suất vào

17.1. Phép đo

17.1.1. Phương pháp trực tiếp

Mômen xoắn trên trục máy nén, trong một số trường hợp, có thể được đo bằng một dụng cụ thích hợp. Công suất trung bình phải được tính toán từ momen xoắn trung bình với độ chính xác ± 2,5%.

17.1.2. Phương pháp gián tiếp

17.1.2.1. Một động cơ điện được hiệu chỉnh, có đặc tính đã biết được dùng làm nguồn dẫn động. Công suất hiệu dụng cung cấp cho máy nén được xác định từ công suất điện vào tại các đầu cực của động cơ.

17.1.2.2. Nếu dùng truyền động đai, phải tính đến dung sai do tổn thất trong truyền động đai.

17.2. Tính toán

Công suất vào được tính từ momen xoắn hữu ích được truyền và tốc độ quay cùng với công suất do các thiết bị phụ trợ hấp thụ để duy trì hoạt động của máy nén, ví dụ: bơm dầu. Khi không thể đo được momen xoắn bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp thì công suất vào đo được tại các đầu cực của động cơ phải được ghi lại.

Công suất vào thực tế được điều chỉnh theo các điều kiện thử cơ bản, phù hợp với các nguyên tắc cho trong 6.6, khi dùng phương trình sau:

Hiệu suất đẳng entropy hi như đã định nghĩa trong 3.4 được tính theo phương trình sau:

hi = qmf (hgt-hga)/p

18. Xác định hiệu suất đẳng entropy

19. Xác định hệ số lạnh

Hệ số lạnh e như đã định nghĩa trong 3.5 được tính theo phương trình sau:

Phần 3: Báo cáo thử nghiệm

20. Báo cáo thử nghiệm

Một báo cáo thử nghiệm phải được hoàn thành cho mỗi thử nghiệm. Phải cho thông tin sau trong mỗi báo cáo thử, mẫu báo cáo do người sử dụng quy định.

Thông tin chung

Ngày thử:

Thời gian bắt đầu thử:

Thời gian kết thúc thử:

Khoảng thời gian thử:

Số sản xuất và số loạt của máy nén:

Kiểu máy nén (ống hút đơn hoặc ống hút đúp, số chu kỳ…)

Đường kính xylanh và hành trình pittông (nếu có):

Thể tích quét của máy nén sau một vòng quay:

Ký hiệu môi chất lạnh:

Nguồn gốc và tính chất nhiệt động lực học được dùng:

Các điều kiện thử cơ bản được quy định (xem điều 5)

Áp suất tuyệt đối hoặc nhiệt độ bão hòa tại cửa hút máy nén:

Nhiệt độ tại cửa hút máy nén:

Áp suất tuyệt đối hoặc nhiệt độ bão hòa tại cửa đẩy máy nén:

Tốc độ quay của máy nén hoặc các chi tiết về cung cấp điện:

Các phương pháp thử được dùng cho

Thử X

Thử Y

Giá trị trung bình của các số đo khi thử (xem điều 4)

Tốc độ quay của máy nén:

Nhiệt độ môi trường xung quanh:

Áp suất khí quyển:

Áp suất môi chất lạnh tại cửa hút máy nén:

Nhiệt độ môi chất lạnh tại cửa hút máy nén:

Áp suất môi chất lạnh tại cửa đẩy máy nén:

Nhiệt độ môi chất lạnh tại cửa đầy máy nén:

Nhiệt độ của nước làm mát (nước giải nhiệt) vào:

Nhiệt độ của nước làm mát (nước giải nhiệt) ra:

Lưu lượng theo khối lượng của nước làm mát:

Nhiệt đô dầu bôi trơn máy nén (nếu có thể):

Điện áp và tần số của dòng điện cung cấp:

CHÚ THÍCH

1) Có thể yêu cầu thông tin bổ sung tuỳ theo phương pháp thử được dùng (xen các điều 8 đến 15).

2) Các số đo đã nêu trên là “các giá trị trung bình của các số đo khi thử (xem điều 4) đã được hiệu chỉnh”.

Các kết quả tính toán

Hệ số thẩm thấu nhiệt.

Tốc độ dòng chảy khối lượng của môi chất làm lạnh.

Chênh lệch của entanpy tương ứng.

Năng suất lạnh của máy nén.

Hiệu suất thể tích.

Công suất vào.

Hiệu suất đẳng entropy (hiệu suất trong). Hệ số lạnh.

Sai số ước lượng của các kết quả (xem phụ lục C).

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

Kiểu và sự hiệu chỉnh dụng cụ đo, độ chính xác đo

Các kiểu dụng cụ đo sử dụng được liệt kê dưới đây. Các dụng cụ phải được hiệu chỉnh so với các dụng cụ chính đã được cấp chứng chỉ trước và sau mỗi thử nghiệm, trừ các trường hợp cho trong A.4 và A.5.

Độ chính xác đo (sai lệch tiêu chuẩn) phải ở trong các giới hạn được cho trong các điều sau, trừ các trường hợp đã cho phép tại A.4 và A.5.

A.1. Dụng cụ đo nhiệt độ

Đo nhiệt độ phải được tiến hành với một hoặc nhiều dụng cụ sau:

a) nhiệt kế thủy ngân (dòng khí không chịu ảnh hưởng rõ rệt do kích thước của bầu nhiệt kế;

b) nhiệt ngẫu;

c) nhiệt kế điện trở.

Sai lệch tiêu chuẩn của các số đo nhiệt độ phải ở trong các giới hạn sau:

a) đối với nước muối hoặc nước trong nhiệt lượng kế: 0,06oC;

b) đối với nước trong bộ ngưng tụ: 0,06oC;

c) đối với tất cả các nhiệt độ khác; 0,3oC.

A.2. Dụng cụ đo áp suất

Đo áp suất phải được tiến hành với một hoặc nhiều dụng cụ sau:

a) cột thủy ngân;

b) áp kế Bourdon;

c) áp kế màng hoặc hộp xếp.

Sai lệch tiêu chuẩn của các số đo áp suất phải ở trong các giới hạn sau:

a) đối với áp suất hút (tuyệt đối): 1%

b) đối với các áp suất khác (tuyệt đối): 2%.

A.3. Dụng cụ đo điện

Đo lường điện phải được tiến hành với một hoặc nhiều dụng cụ sau:

a) dụng cụ có chỉ báo loại dùng trong công nghiệp hoặc loại chính xác theo yêu cầu của cỡ phụ tải và theo thỏa thuận;

b) dụng cụ đo kiểu tính phân dùng trong công nghiệp hoặc loại chính xác theo yêu cầu của cỡ phụ tải và theo thỏa thuận.

Sai lệch tiêu chuẩn của các số đo điện phải ở trong các giới hạn sau:

a) đối với các số đo công suất (máy nén được dẫn động bằng điện và nhiệt lượng kế được nung nóng bằng điên): 1%

b) đối với các số đo điện khác: 1%.

A.4. Dụng cụ đo lưu lượng mối chất lạnh

Đo lưu lượng phải được tiến hành với một hoặc nhiều dụng cụ sau:

a) khí cụ đo lượng môi chất lạnh lỏng, đo khối lượng hoặc thể tích;

b) lưu lượng kế môi chất lạnh lỏng;

c) lưu lượng kế môi chất lạnh thể hơi.

Sai lệch tiêu chuẩn của các số đo lưu lượng môi chất lạnh như sau:

a) đối với khí cụ đo lượng môi chất lạnh lỏng và lưu lượng kế: 1%;

b) đối với lưu lượng kế môi chất lạnh thể hơi: 2%.

Khi các dụng cụ đo lưu lượng kế trên không được hiệu chỉnh sẵn, chúng phải phù hợp với các yêu cầu của ISO 5167 và sai lệch tiêu chuẩn ước lượng phải được trình bày trong báo cáo thử.

A.5. Dụng cụ đo lưu lượng nước làm mát

Đo lưu lượng phải được tiến hành với một hoặc nhiều dụng cụ sau:

a) khí cụ đo lượng chất lỏng, đo khối lượng hoặc thể tích;

b) lưu lượng kế chất lỏng.

Sai lệch tiêu chuẩn của các số đo lưu lượng nước làm mát là ± 1%.

Khi các dụng cụ đo lưu lượng kể trên không được hiệu chỉnh sẵn, phải tiến hành đánh giá độ dao động của việc đo lưu lượng phù hợp với ISO 5168.

A.6. Dụng cụ đo tốc độ

Đo tốc độ phải được tiến hành với một hoặc nhiều dụng cụ sau:

a) đồng hồ đo số vòng quay;

b) tốc kế góc;

c) máy hoạt nghiệm;

d) dao động ký.

Sai lệch tiêu chuẩn của các số đo là ± 0,75%.

A.7. Đo thời gian

Các số đo thời gian phải có sai lệch tiêu chuẩn ± 0,1%, trừ trường hợp đối với thời gian tổng của thử nghiệm.

A.8. Đo khối lượng

Các số đo khối lượng phải có độ chính xác ± 0,2 %.

A.9. Đo momen xoắn

Kiểu dụng cụ đo được dùng phải có khả năng xác định momen xoắn tác dụng với sai lệch tiêu chuẩn là ± 2,5%.

PHỤ LỤC B

(quy định)

Các ký hiệu được dùng trong tài liệu tính toán

Ký hiệu

A

Định nghĩa

Diện tích bề mặt phơi của bộ ngưng tụ

Đơn vị quốc tế (SI)

C

Co

Nhiệt dung riêng của chất lỏng

Nhiệt dung riêng của dầu

J/(kg.K)

f

fa

Tần số dòng điện quy định

Tần số dòng điện thực tế

Hz

Fl

Hệ số thẩm thấu nhiệt

W/K

hf1

Entanpy riêng của môi chất lạnh ở nhiệt độ bão hòa tương ứng với áp suất đẩy của máy nén được quy định ở điều kiện thử cơ bản.

hf2

Entanpy riêng của môi chất lạnh lỏng đi vào van giãn nở

hf3

Entanpy riêng của môi chất lạnh lỏng ra khỏi bộ ngưng tụ

hga

Entanpy riêng lý thuyết của môi chất lạnh vào máy nén ở điều kiện thử cơ bản quy định

J/kg

hgt

Entanpy riêng lý thuyết của của hơi môi chất lạnh ở áp suất đẩy của máy nén có cùng một entropy như hơi môi chất lạnh vào máy nén

hg1

Entanpy riêng của môi chất lạnh vào máy nén ở điều kiện thử cơ bản quy định

hg2

Entanpy riêng của môi chất lạnh bốc hơi ra khỏi nhiệt lượng kế hoặc giàn lạnh khí

hg3

Entanpy riêng của hơi môi chất lạnh vào bộ ngưng tụ

J/kg

hg4

Entanpy riêng của hơi môi chất lạnh vào giàn lạnh khí

hg5

Entanpy riêng của hơi môi chất lạnh được làm lạnh ra khỏi giàn lạnh khí

hg6

Entanpy riêng của hơi được làm lạnh vào nhiệt lượng kế đường xả (đẩy)

hg7

Entanpy riêng của hơi môi chất lạnh ra khỏi nhiệt lượng kế đường xả (đẩy)

K

Hệ số truyền nhiệt, từ môi chất lạnh ra không khí xung quanh bộ ngưng tụ

W/(m2K)

n

na

Tốc độ quy định của máy nén

Tốc độ thực tế của máy nén

vg/s

P

Pa

Công suất vào

Công suất vào thực tế

W

qmc

Lưu lượng theo khối lượng của nước làm mát

kg/s

qmf

Lưu lượng theo khối lượng của môi chất lạnh được xác định bởi thử nghiệm

qml

Lưu lượng theo khối lượng của lỏng

qmt

Lưu lượng theo khối lượng tổng của môi chất lạnh

qv

Lưu lượng theo thể tích của hỗn hợp môi chất lạnh lỏng và dầu

m3/s

ta

tc

Nhiệt độ trung bình môi trường xung quanh

Nhiệt độ trung bình bề mặt của nhiệt lượng kế

td

Nhiệt độ trung bình bề mặt của bộ ngưng tụ phơi ra không khí xung quanh

tf

tg

tp

tr

ts

t1

t2

Nhiệt độ bão hòa tương ứng với áp suất đẩy của máy nén

Nhiệt độ cửa hút máy nén

Nhiệt độ bão hòa trung bình tương ứng với áp suất chất tải lạnh

Nhiệt độ bão hòa trung bình của môi chất lạnh

Nhiệt độ của chất tải lạnh

Nhiệt độ cửa vào

Nhiệt độ cửa ra

oC

oC

Vga

Thể tích riêng thực tế của hơi môi chất lạnh vào máy nén

m³/kg

Vgl

Thể tích riêng của hơi môi chất lạnh ở điều kiện hút tương ứng với điều kiện thử cơ bản quy định

m³/kg

Vsw

Thể tích quét của máy nén (lưu lượng nén qua máy nén)

m³/s

x

Hàm lượng dầu của hỗn hợp môi chất lạnh-dầu được biểu thị bằng kilogam của hỗn hợp

Không thứ nguyên

e

Hệ số lạnh

Không thứ nguyên

hi

Hiệu suất đẳng entropy (hiệu suất trong)

Không thứ nguyên

hv

Hiệu suất thể tích

Không thứ nguyên

m

Thể tích riêng của dầu

M3/kg

z

Mật độ của môi chất lạnh tương ứng với áp suất và nhiệt độ tại đó đo lưu lượng

kg/m3

Fh

Fi

Fo

Công suất điện vào bộ nung nóng

Nhiệt lượng vào nhiệt lượng kế hoặc giàn lạnh khí

Năng suất lạnh của máy nén

W

 

PHỤ LỤC C

(tham khảo)

Đánh giá sai số

C.1. Đánh giá sai số tương đối giữa các kết quả thử X và thử Y

C.1.1. Như đã giới thiệu trong 4.2.4, các kết quả thử X và thử Y được chấp nhận nếu chúng có sai lệch với nhau trong khoảng ± 4%.

C.1.2. Cơ sở của sự tính toán như sau:

Năng suất lạnh của máy nén được xác định bởi hai phương pháp thử được thực hiện đồng thời. Nếu FOX và FOY là các kết quả của hai phương pháp thử, thì 4.2.4 yêu cầu.

C.1.3. Năng suất lạnh quy ước Fo (xem 3.1) được định nghĩa là tích của lưu lượng theo khối lượng qm với hiệu Dh giữa entanpy riêng của môi chất lạnh tại cửa hút máy nén ở nhiệt độ và áp suất thử, và entanpy riêng của lỏng bão hòa ở nhiệt độ tương ứng với áp suất đẩy được đo trong quá trình thử, nghĩa là

Fo = qmDh

C.1.4. Vì cả hai phương pháp thử được tiến hành đồng thời nên trạng thái của môi chất lạnh tại cửa hút của máy nén và trạng thái của môi chất lạnh sau ngưng tụ trong bộ ngưng tụ được xác định bằng một loạt các phép đo áp suất, nhiệt độ và từ đồ thị đặc tính của chất lỏng.

Các số đo qm khác nhau vì chúng thu được từ hai loạt quan sát cách biệt nhau qmX và qmY. Do đó

FoX = qmX . Dh và

FoX = qmY . Dh

Đương nhiên việc đánh giá Dh được tiến hành tới một mức xấp xỉ nào đó, tuỳ thuộc vào chất lượng của trạng thái đạt được, độ chính xác của thiết bị đo và độ chính xác của bảng các tính chất của môi chất lạnh. Để đánh giá mức độ phù hợp giữa hai số đo qm, có thể chú ý rằng Dh, với bất kỳ độ chính xác nào của việc xác định Dh, có thể được loại trừ khi dùng công thức.

Đẳng thức trong C.1.2 trở thành

C.2. Giá trị của sai số đánh giá trong năng suất lạnh

Như đã quy định tại 4.4.3 và 4.4.4, ít nhất có 4 số đo được ghi trong suốt quá trình thử và trị số trung bình cộng của 4 số đo là giá trị đo.

CHÚ THÍCH – Đối với các phép đo số lượng, hiệu giữa số đo đầu tiên và số đo cuối cùng trong quá trình thử là giá trị đối với thử nghiệm.

C.2.1. Sai lệch tiêu chuẩn

Sai lệch tiêu chuẩn của mỗi số đo không được vượt quá sai lệch tiêu chuẩn lớn nhất cho phép được quy định trong phụ lục A. Sai số đánh giá của mỗi số đo phải được lấy bằng sai lệch tiêu chuẩn của số đo đó trong điều kiện đo đã cho.

Sai lệch tiêu chuẩn của các kết quả tính toán dựa trên các đại lượng có sai số phải được tính toán khi dùng các quy tắc sau để kết hợp các sai số.

Đặt

f           là hàm số được tính toán;

s          là sai lệch tiêu chuẩn tuyệt đối (không phải tương đối), ví dụ: a + sa có nghĩa là đại lượng a với sai lệch tiêu chuẩn sa;

d           là sai lệch tiêu chuẩn tương đối, nghĩa là da =  ví dụ đối với số đo áp suất a = 10 bar với sai lệch tiêu chuẩn sa = 0,2 bar

 hoặc 2%

và sf là sai lệch tiêu chuẩn của hàm f

Thông thường

trong đó

n          là tổng các số đo;

xi          là giá trị của số đo thứ i.

Đối với các trường hợp đặc biệt của hàm f, sai lệch tiêu chuẩn của hàm như sau.

a) f = a + b + c

b) f = a.b.c

c) 

d) f = ap

e) f = a 1/q

C.2.1.2. Từ đồ thị nhiệt động lực học

Trong đồ thị log p-h đối với một môi chất lạnh, entanpy được thể hiện bằng đồ thị là một hàm của hai đại lượng khác nhau, thường là áp suất p và nhiệt độ T. Nếu các sai lệch tiêu chuẩn của p và T là sp và sT thì sai lệch tiêu chuẩn của entanpy là sh có thể được xác định bằng đồ thị như sau (xem hình 9).

Hoành độ của giao điểm giữa đường đẳng nhiệt T và đường đẳng áp p là entanpy h.

Vẽ các đường T+sT và T-sT song song với đường đẳng nhiệt T.

Vẽ các đường p + sp và p-sp song song với đường đẳng áp p. Một diện tích hình thoi được tạo thành bới các đường T+sT, T-sT, p+sp và p-sp. Các đường cần được vẽ tương đối chính xác, chiều rộng 2sh dọc theo trục h của diện tích hình thoi cho sai lệch tiêu chuẩn sh của entanpy.

Thường sT và sp quá nhỏ nên không vẽ được các đường TsT và psp. Do đó việc xác định bằng đồ thị đối với sh được thực hiện bằng cách sử dụng tỷ lệ xích lớn, ví dụ như 10 sT và 10 sp rồi xác định giá trị 20sh.

Hình 9 – Đồ thị Log p-h

C.2.2. Tính toán sai số

Khi đã ghi được tất cả các số đo và mỗi giá trị kết quả của phép đo đã được báo cáo, có thể tính toán lưu lượng theo khối lượng và năng suất lạnh.

Như đã quy định trong 4.2.2, cần tính toán giá trị sai số của năng suất lạnh.

Việc tính toán này có thể được thực hiện theo hai giai đoạn sau: trước tiên cần xác định sai số đánh giá của mỗi số hạng của phương trình đối với lưu lượng theo khối lượng hoặc năng suất lạnh và bước thứ hai cần xác định sai số đánh giá các giá trị lưu lượng theo khối lượng và năng suất lạnh, tất cả các sai số được biểu thị dưới dạng sai lệch tiêu chuẩn.

Các tính toán được cho trong ví dụ dưới đây yêu cầu xác định sai lệch tiêu chuẩn đối với các kết quả của cả hai phương pháp (xem 4.2.5).

Ví dụ tính toán sai số đánh giá đối với phương pháp G

Các giá trị đo được dùng để xác định giá trị lưu lượng theo khối lượng (xem 13.5.1):

và năng suất lạnh (xem 13.5.2)

Các loại sai số được xem xét trong ví dụ này là

a) hiệu nhiệt độ, t2-t1;

b) lưu lượng của chất lỏng làm mát, qmc;

c) các hiệu entanpy, hg3-hf3; hg1-hf1.

Các sai lệch tiêu chuẩn trong mỗi số đo được thừa nhận bằng các sai lệch tiêu chuẩn lớn nhất cho phép quy định trong phụ lục A.

Giai đoạn 1

Sai số đánh giá của mỗi số hạng trong các phương trình được tính toán như sau:

a) Từ phụ lục A, sai lệch tiêu chuẩn khi đo nhiệt độ nước muối hoặc nước là 0,06oC.

Giá trị đo được của t2-t1 được thừa nhận là 6oC.

Sai lệch tiêu chuẩn của t2-t1 được tính toán theo C.2.2 như sau:

hoặc 1,41%

b) Từ phụ lục A, sai lệch tiêu chuẩn khi đo lưu lượng nước làm mát không được vượt quá 1%.

c) Các sai lệch tiêu chuẩn của hg1-hf1 và hg3-hf3 phụ thuộc vào các sai lệch tiêu chuẩn của việc đo áp suất và nhiệt độ (và phụ thuộc vào sai số nào đó trong các bảng). Từ phụ lục A, sai lệch tiêu chuẩn của các phép đo áp suất phải là ± 2% và sai lệch tiêu chuẩn của cac phép đo nhiệt độ phải là ± 0,3oC.

Bốn sai lệch tiêu chuẩn sh của các giá trị entanpy hg1, hf1, hg3 và hf3 có thể được xác định từ hình 6.

Bốn sai lệch tiêu chuẩn sh này phụ thuộc vào bốn sai lệch tiêu chuẩn sp của bốn áp suất tương ứng pg1, pf1, pg3, pf3 và phụ thuộc vào 3 sai lệch tiêu chuẩn st của ba nhiệt độ tương ứng tg1, tg3 và tf3, nhiệt độ tại điểm f1 được xem là đúng như đối với điểm này trên đường lỏng bão hòa. (Các sai lệch tiêu chuẩn tại các điểm g1 và f1 được cho trên hình 10). Do đó các sai lệch tiêu chuẩn này được tính toán cho phương pháp mô tả trong C.2.1.2.

Một khi bốn sai lệch tiêu chuẩn sh của giá trị entanpy đã được tính toán, các sai lệch tiêu chuẩn của hg1-hf1 và hg3-hf3 có thể được xác định theo phương pháp tương tự như phương pháp được dùng trong a) ở trên.

Do đó

Trong ví dụ này, các sai lệch tiêu chuẩn được lấy 0,01 hoặc 1%.

Giai đoạn 2

Các sai lệch tiêu chuẩn được tính toán trong giai đoạn 1 đối với

a) hiệu nhiệt độ, d(t2-t1) = 1,41%;

b) lưu lượng của chất lỏng làm mát, sqmc = 1% và

c) hiệu entanpy, s(hg3-hf3) = 1%

[sai số của hg1-hf1 có thể lấy tương tự bằng 1% (xem hình 4)], được dùng để xác định các sai lệch tiêu chuẩn tổng.

Sai lệch tiêu chuẩn tổng của lưu lượng theo khối lượng là

Sai số tổng của năng suất lạnh là:

Hình 10 – Ví dụ xác định các sai số của các giá trị entanpy đối với phương pháp G (xem hình 6)



1) Công thức cho trong 15.5.1 dùng cho làm lạnh.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6741:2000 (ISO 917 : 1989) VỀ MÁY NÉN LẠNH – PHƯƠNG PHÁP THỬ
Số, ký hiệu văn bản TCVN6741:2000 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản