TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6744-1:2008 (ISO 13616-1:2007) VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH – MÃ SỐ QUỐC TẾ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG (IBAN) – PHẦN 1: CẤU TRÚC IBAN

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6744-1:2008

ISO 13616-1:2007

DỊCH VỤ TÀI CHÍNH – MÃ SỐ QUỐC TẾ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG (IBAN) – PHẦN 1: CẤU TRÚC IBAN

Financial services – International bank account number (IBAN) – Part 1: Structure of the IBAN

Lời nói đầu

TCVN 6744-1:2008 và TCVN 6744-2:2008 thay thế TCVN 6744:2000

TCVN 6744-1:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 13616-1:2007. TCVN 6744-1:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 68 “Tài chính Ngân hàng và Tiền tệ” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 6744 “Dịch vụ tài chính – Mã số quốc tế tài khoản ngân hàng (IBAN)” gồm 2 phần:

– Phần 1: Cấu trúc IBAN.

– Phần 2: Vai trò và trách nhiệm của cơ quan đăng ký.

Lời giới thiệu

0.1. Khái quát chung

Việc sử dụng các phương tiện và các dịch vụ trao đổi thông tin điện tử trong trao đổi thông tin, thanh toán và các giao dịch liên quan đến thanh toán giữa các tổ chức tài chính với nhau cũng như giữa các tổ chức tài chính với khách hàng của họ trên phạm vi toàn cầu đang tăng lên mạnh mẽ. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình tự động hóa (SPT) trong lĩnh vực này, Ban kỹ thuật TCVN/TC 68 đã đề xuất và triển khai tiêu chuẩn này như một phương tiện mà nhờ đó các tổ chức tài chính và khách hàng của nó có thể trao đổi, thông qua trao đổi dữ liệu điện tử liên ngành (EDI), các thông tin chi tiết về nhận dạng đặc điểm tài khoản khách hàng ở dạng máy có thể đọc được và nó cũng quy định các điều khoản về tính hợp lệ của các thông tin được cung cấp.

Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn này, phổ biến một phương pháp duy nhất để nhận biết được mối quan hệ giữa tài khoản và ngân hàng đối với khách hàng của các tổ chức tài chính là không thực tế. Theo tiêu chuẩn này thấy rằng các cơ quan tài chính sẽ chỉ muốn duy trì, khi có thể, phương pháp nhận dạng quốc gia hiện hành của họ và vì vậy tiêu chuẩn cung cấp một phương pháp ít thay đổi hệ thống hiện hành nhất và đồng thời đề xuất một phương tiện cấu trúc thông tin hỗ trợ quá trình xử lý tự động các thông tin nhận được (được cung cấp).

Việc sử dụng tiêu chuẩn này trong trao đổi dữ liệu điện tử sẽ:

a) giảm nhu cầu can thiệp thủ công trong quá trình trao đổi dữ liệu liên ngành;

b) tăng độ tin tưởng về tính chính xác của thông tán được cung cấp;

c) bảo đảm chắc chắn rằng thông tin được cung cấp là tương thích với quốc gia sở hữu tài khoản.

Người ta nhận thấy rằng, IBAN sẽ có lợi cho những khu vực sử dụng chứng từ. Việc sử dụng thông tin để phân loại chi tiết hơn các tổ chức tài chính có áp dụng IBAN được loại trừ do nó còn được sử dụng cho những mục đích khác ngoài IBAN.

Quốc gia chấp nhận định dạng IBAN phù hợp tiêu chuẩn này và đăng ký với cơ quan đăng ký trên địa chỉ http://www.swift.com.

0.2. Quá trình tiến hành soát xét tiêu chuẩn này

Việc soát xét tiêu chuẩn này đưa ra yêu cầu hoàn tất sự liên kết giữa tổ chức tiêu chuẩn mã số quốc tế tài khoản ngân hàng (IBAN) của ISO và tiêu chuẩn mã số tài khoản ngân hàng quốc tế do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn ngân hàng Châu Âu (ECBS), để chấp nhận như là một tiêu chuẩn toàn cầu.

Bản tiêu chuẩn soát xét này được kết hợp kinh nghiệm đạt được của nhiều quốc gia Châu Âu mà IBAN đã thực hiện dựa vào tiêu chuẩn của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn ngân hàng Châu Âu. Tổ chức tiêu chuẩn mã số quốc tế tài khoản ngân hàng (IBAN) của ISO đưa ra yêu cầu về cố định độ dài của IBAN, cũng như cố định độ dài và vị trí của nhận dạng ngân hàng thực hiện IBAN.

Điều đó cho phép kiểm tra đúng kết quả, kết quả tốt STP và tận dụng chi phí có hiệu quả.

Sự chấp thuận của Ban kỹ thuật ISO/TC 68 là dựa trên cơ sở những thảo luận mở rộng, để làm sáng hơn trong từng phần của tiêu chuẩn và làm các công việc tiếp theo.

Một trong các mối quan tâm chính là yêu cầu về cố định độ dài trong lần soát xét tiêu chuẩn này cần phải có sự thay đổi số tài khoản nội bộ hoặc sự khác biệt cấu trúc số tài khoản quốc gia cần thiết phải có sự phù hợp. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi có trường hợp, trong việc xem xét thực tế độ dài cố định sẽ không tạo ra IBAN.

Trong điều kiện, đưa ra có thể số tài khoản nội bộ nhưng sử dụng trường hợp ít ký tự, tiêu chuẩn này một số vị trí vẫn giữ nguyên như trường hợp ít ký tự tiếp tục cho phép, trong quá trình kiểm tra thuật toán vẫn tiếp tục tiến hành trong từng trường hợp độc lập.

 

DỊCH VỤ TÀI CHÍNH – MÃ SỐ QUỐC TẾ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG (IBAN) – PHẦN 1: CẤU TRÚC IBAN

Financial services – International bank account number (IBAN) – Part 1: Structure of the IBAN

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những yếu tố hình thành nên mã số quốc tế tài khoản ngân hàng (IBAN). Mã số này được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình xử lý dữ liệu trong trao đổi dữ liệu quốc tế trong môi trường tài chính cũng như giữa các ngành công nghiệp. Mã số quốc tế tài khoản ngân hàng được thiết kế phục vụ quá trình xử lý tự động, những mã số này cũng có thể được sử dụng rất thuận lợi trong trao đổi bằng các phương tiện khác khi thích hợp (ví dụ giao dịch chứng từ…)

Tiêu chuẩn này không quy định thủ tục nội bộ, kỹ thuật tổ chức dữ liệu, phương tiện lưu trữ, ngôn ngữ, … được sử dụng trong quá trình thực hiện. Tiêu chuẩn này không nhằm hỗ trợ quá trình truyền tin trong mạng. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với dữ liệu dạng văn bản được truyền qua hệ thống mạng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi.

TCVN 7217-1 (ISO 3166-1) Mã thể hiện tên và vùng lãnh thổ của các nước – Phần 1: Mã nước ISO/IEC 7064, Information technology – Security techniques – Check character systems (Công nghệ thông tin – Kỹ thuật an ninh – Hệ thống ký tự kiểm tra).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Số tài khoản (account number) Nhận dạng các tài khoản

3.2. Nhận dạng ngân hàng (bank identifier)

Mã nhận dạng duy nhất được các tổ chức tài chính sử dụng tại các quốc gia, thông thường nó là một phần của hệ thống mã số tài khoản quốc gia.

3.3. M/ số tài khoản ngân hàng trong nước (basic bank account number)

BBAN

Mã nhận dạng duy nhất tài khoản được các tổ chức tài chính quy định trong từng quốc gia và bao gồm nhận dạng tài khoản ngân hàng của tổ chức tài chính.

3.4. M/ số quốc tế tài khoản ngân hàng quốc tế (International bank account number)

IBAN

Phiên bản mở rộng của mã số tài khoản ngân hàng trong nước (BBAN) được sử dụng trên qui mô quốc tế nhằm nhận dạng đơn nhất tài khoản riêng biệt tại một tổ chức tài chính, trong một nước cụ thể.

CHÚ THÍCH Mặc dù được thiết kế để sử dụng trong qui mô quốc tế, nhưng không ngăn cản việc sử dụng mã quốc tế tài khoản ngân hàng trong nước.

4. Qui ước

Tiêu chuẩn này qui ước cách thể hiện các thành phần của dữ liệu.

– Ký hiệu của các thành phần phụ trợ trong một thành phần dữ liệu:

[   ] : tùy chọn.

– Thể hiện ký tự:

n các số (chỉ ký tự số từ 0 đến 9)

a chữ cái in hoa (chỉ gồm các ký tự chữ cái A đến Z); hoặc

c các ký tự chữ cái in hoa và chữ thường số và ký tự (A đến Z, a-z và 0 đến 9)

e khoảng trống

– Chỉ dẫn về độ dài:

nn! độ dài cố định

nn: độ dài tối đa.

5. Cấu trúc

Định dạng của IBAN phải:

2!a2!n30c

Trong đó:

a) hai chữ cái đầu tiên (2!a) sẽ luôn là mã nước hai ký tự (mã anpha-2) như được xác định trong TCVN 7217-1:2007, mà tại quốc gia đó tổ chức tài chính thực hiện giao dịch tài khoản;

b) ký tự thứ ba và thứ tư (2!n) là các ký tự số kiểm tra được tính toán theo các bước xác định trong tiêu chuẩn này (xem Điều 6);

c) các ký tự còn lại của IBAN (cho đến 30c) sẽ là BBAN chỉ còn tồn tại duy nhất trên hoặc dưới trường hợp chữ viết (A đến Z và a đến z) và ký tự số (0 đến 9), không có các ký tự đặc biệt như sự phân tách và chấm câu được sử dụng trong hệ thống số tài khoản quốc gia.

d) mã BBAN phải bổ sung:

– một chiều dài cố định trên nước, và

– khoảng nhận dạng ngân hàng với vị trí cố định và chiều dài trên nước.

Nếu mã tài khoản trong nước có cấu trúc trên một đường với điểm d) ở trên tương ứng với định dạng IBAN phù hợp với yêu cầu kể cả đăng ký IBAN của ISO. Định dạng IBAN được thiết kế dựa trên cơ sở xuất bản trước của tiêu chuẩn này và các điểm không phù hợp với điểm d) ở trên nhưng cũng có thể trong trường hợp đặc biệt lựa chọn thông tin đăng ký có thể sẽ là văn bản.

Việc thể hiện mã IBAN trong định dạng văn bản xem Phụ lục A.

6. Số kiểm tra

6.1. Yêu cầu chung

Số kiểm tra sẽ được tính toán dựa trên hệ thống được xác định trong ISO/IEC 7064 (MOD 97-10), xem Phụ lục B.

Các số kiểm tra được sử dụng để kiểm tra xác nhận BBAN và mã nước.

Chỉ có các tổ chức tài chính sử dụng dịch vụ tài khoản mới được phép tạo ra IBAN của mình (bao gồm cả số kiểm tra).

6.2. Kiểm tra số kiểm tra

6.2.1. Nếu IBAN dưới hình thức văn bản (xem Phụ lục A) thì xóa tất cả những khoảng trống.

6.2.2. Chuyển bốn ký tự đầu tiên sang bên phải sau số tài khoản IBAN.

6.2.3. Mã hóa chữ cái và chữ thường thành chữ số theo qui tắc sau:

A = 10 F = 15 K = 20 P = 25 U = 30
B = 11 G = 16 L = 21 Q = 26 V = 31
C = 12 H = 17 M = 22 R = 27 W = 32
D = 13 I = 18 N = 23 S = 28 X = 33
E = 14 J = 19 O = 24 T = 29 Y = 34
Z = 35

6.2.4. Áp dụng hệ thống ký tự kiểm tra MOD 97-10 (xem ISO/IEC 7064).

6.2.5. Nếu phần còn lại là 1 (một) thì con số là hợp lệ

6.3. Tạo các số kiểm tra

6.3.1. Thêm mã nước (2!a) và “00” vào phía cuối bên phải của BBAN.

6.3.2. Mã hóa các chữ (ký tự mã anpha-2) thành chữ số (ký tự số) phù hợp với 6.2.3.

6.2.4. áp dụng hệ thống ký tự kiểm tra MOD 97-10 (xem ISO/IEC 7064).

7. Đăng ký định dạng IBAN

Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia khi đăng ký theo tiêu chuẩn này thì định dạng IBAN phải tương ứng với TCVN 6744-2: 2008.

8. Định dạng và các mẫu IBAN

Định dạng của IBAN và mẫu có thể tìm trong đăng ký của quốc gia về định dạng chính IBAN bởi cơ quan đăng ký được mô tả trong TCVN 6744-2: 2008.

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

Trình bày IBAN trong định dạng văn bản

A.1. Giới thiệu

Phần phụ lục này cụ thể hóa việc sử dụng và thể hiện IBAN trong định dạng văn bản.

A.2. Phạm vi áp dụng

Trong định dạng văn bản khi có yêu cầu kỹ thuật về số tài khoản ngân hàng quốc tế, IBAN phải được sử dụng như đã xác định trong phụ lục này.

Thông thường các hướng dẫn thanh toán (hay có liên quan tới yêu cầu thanh toán) trên giấy phải bao gồm (IBAN). Ngoài ra khi cần có thể bao gồm số nhận dạng của tổ chức tài chính thực hiện dịch vụ IBAN thông qua hệ thống số nhận dạng IBAN (ví dụ BIC như được quy định trong ISO 9362).

Việc quy định vị trí của IBAN trên giấy hoặc hướng dẫn tương tự không thuộc phạm vi xem xét của tiêu chuẩn này.

A.3 Cấu trúc

Trong định dạng văn bản cấu trúc IBAN (2!a2!n30c) phải giữ nguyên, nhưng IBAN phải sắp xếp trong nhóm bốn ký tự được phân tách bằng khoảng trống. Lý do cho việc này là việc tăng khả năng đọc IBAN khi thể hiện trên giấy hoặc định dạng văn bản.

– Bằng điện tử IBAN: BE 68539007547034.

– Bằng văn bản IBAN: BE 68 5390 0754 7034

 

PHỤ LỤC B

(tham khảo)

Ví dụ về cách tính và tính hiệu lực của số kiểm tra

B.1. Cấu trúc IBAN và tính toán số kiểm tra

B.1.1. Ví dụ đưa ra trong phụ lục trên cơ sở mã số tài khoản nội bộ của Cộng hoà Séc và giải thích của cấu trúc mã IBAN đưa ra trong điều 5. Cấu trúc mã số tài khoản nội bộ của cộng hoà Séc gồm số tài khoản giữa tài khoản sáu số và hai mươi số, và mã nhận dạng ngân hàng với độ dài cố định của bốn số và luôn luôn trong bốn vị trí sau.

VÍ DỤ Đối với số tài khoản nội bộ 19-2000145399/0800, mã nhận dạng ngân hàng 0800.

B.1.2. Định dạng BBAN bằng xóa bỏ tất cả các ký tự không phải là số.

VÍ DỤ Đối với số tài khoản trong nước 19-2000145399/0800 trở thành 1920001453990800.

B.1.3. Thêm phần mã nước (2!a từ TCVN 7214-1 (ISO 3166-1) và sau đó thêm hai chữ số “00” vào phần cuối bên phải BBAN.

VÍ DỤ Tương tự con số bây giờ trở thành: 08000000192000145399CZ00.

B.1.4. Mã hóa các ký tự chữ cái thành ký tự số phù hợp với 6.2.3.

VÍ DỤ Con số bây giờ trở thành: 08000000192000145399123500.

B.1.5. Tính theo modun 97 (tức là phần còn lại sau khi chia cho 97).

VÍ DỤ Phần còn lại 08000000192000145399123500 là ba mươi ba (33).

B.1.6. Trừ phần còn lại từ 98 và nếu kết quả ít hơn 10, chèn thêm số 0 vào trước.

VÍ DỤ 98 trừ 33 bằng 65

CHÚ THÍCH ví dụ đưa ra trong phụ lục không yêu cầu chèn thêm số 0.

B.1.7. Chèn mã nước và kiểm tra số cuối cùng bên trái của BBAN.

VÍ DỤ Kích cỡ của IBAN thành CZ6508000000192000145399 (định dạng điện tử) hoặc CZ 65 0800 0000 1920 0014 5399 (định dạng văn bản).

B.2. Hiệu lực của số kiểm tra theo IBAN

B.2.1. Phương pháp sử dụng dưới đây đảm bảo tính hiệu lực cho các chữ số kiểm tra của một IBAN.

VÍ DỤ Hiệu lực của IBAN CZ 6508000000192000145399.

B.2.2. Chuyển bốn ký tự đầu tiên của IBAN sang bên phải của dãy số IBAN.

VÍ DỤ Số trở thành 08000000192000145399CZ 65.

B.2.3. Mã hóa các ký tự anpha-2 thành ký tự số theo điều 6.2.3.

VÍ DỤ Số trở thành 08000000192000145399123565.

B.2.4. Tính modun của 97 (tức là phần còn lại sau khi chia cho 97).

VÍ DỤ Phần còn lại 08000000192000145399123565 là một (1).

B.2.5. Nếu phần còn lại là một thì số kiểm tra này đúng là thuộc IBAN.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1 ] ISO 9362, Ngân hàng – Thông tin ngân hàng – Mã nhận dạng ngân hàng (Banking – Banking telecommunication messages – Bank identifier codes).

[2] TCVN 6744 -2 (ISO 13616-2) Dịch vụ tài chính – Mã số quốc tế tài khoản ngân hàng (IBAN) – Phần 2: Vai trò và trách nhiệm của cơ quan đăng ký (Financial services – International bank account number (IBAN) – Part 2: Role and responsibilities of the Registration Authority).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6744-1:2008 (ISO 13616-1:2007) VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH – MÃ SỐ QUỐC TẾ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG (IBAN) – PHẦN 1: CẤU TRÚC IBAN
Số, ký hiệu văn bản TCVN6744-1:2008 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản