TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6744-2:2008 (ISO 13616-2:2007) VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH – MÃ SỐ QUỐC TẾ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG (IBAN) – PHẦN 2: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
TCVN 6744-2:2008
ISO 13616-2:2007
DỊCH VỤ TÀI CHÍNH – MÃ SỐ QUỐC TẾ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG (IBAN) – PHẦN 2: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
Financial services – International bank account number (IBAN) – Part 2: Role and responsibilities of the Registration Authority
Lời nói đầu
TCVN 6744-2:2008 và TCVN 6744-1:2008 thay thế TCVN 6744:2000
TCVN 6744-2:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 13616-2:2007. TCVN 6744-2:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 68 “Tài chính Ngân hàng và Tiền tệ” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 6744 ”Dịch vụ tài chính – Mã số quốc tế tài khoản ngân hàng (IBAN)” gồm 2 phần:
– Phần 1: Cấu trúc IBAN.
– Phần 2: Vai trò và trách nhiệm của cơ quan đăng ký.
Lời giới thiệu
01. Khái quát chung
Ngày nay, việc sử dụng các phương tiện và các dịch vụ trao đổi thông tin điện tử trong trao đổi thông tin, thanh toán và các giao dịch liên quan đến thanh toán giữa các tổ chức tài chính với nhau cũng như giữa các tổ chức tài chính với khách hàng của họ trên phạm vi toàn cầu đang tăng lên mạnh mẽ. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình tự động hóa trong lĩnh vực này, Ban kỹ thuật TCVN/TC 68 đã đề xuất và triển khai tiêu chuẩn này như một phương tiện mà nhờ đó các tổ chức tài chính và khách hàng của nó có thể trao đổi, thông qua trao đổi dữ liệu điện tử liên ngành (EDI), các thông tin chi tiết về phân định đặc điểm tài khoản khách hàng ở dạng máy có thể đọc được và nó cũng quy định các điều khoản về tính hợp lệ của các thông tin được cung cấp.
Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn này, người ta nhận thấy rằng phổ biến một phương pháp duy nhất để nhận biết được mối quan hệ giữa tài khoản và ngân hàng đối với khách hàng của các tổ chức tài chính là không thực tế. Theo tiêu chuẩn này thấy rằng các cơ quan tài chính sẽ chỉ muốn duy trì, khi có thể, phương pháp phân định quốc gia hiện hành của họ và vì vậy tiêu chuẩn cung cấp một phương pháp ít thay đổi hệ thống hiện hành nhất và đồng thời đề xuất một phương tiện cấu trúc thông tin hỗ trợ quá trình xử lý tự động các thông tin nhận được (được cung cấp).
Việc sử dụng tiêu chuẩn này trong trao đổi dữ liệu điện tử sẽ:
a) giảm nhu cầu can thiệp thủ công trong quá trình trao đổi dữ liệu liên ngành;
b) tăng mức độ tin tưởng về tính chính xác của thông tin cung cấp; và
c) bảo đảm chắc chắn rằng thông tin được cung cấp là tương thích với quốc gia sở hữu tài khoản.
Tiêu chuẩn này mô tả:
– Trách nhiệm của cơ quan đăng ký việc đăng ký và định dạng mã quốc tế tài khoản ngân hàng,
– Quá trình đăng ký và định dạng mã quốc tế tài khoản ngân hàng, và
– Yếu tố dữ liệu hình thành việc đăng ký mã quốc tế tài khoản ngân hàng.
Quốc gia chấp nhận định dạng IBAN phù hợp tiêu chuẩn này và đăng ký với Cơ quan đăng ký có thẩm quyền trên địa chỉ http://www.swift.com.
0.2. Quá trình tiến hành soát xét tiêu chuẩn này
Việc soát xét tiêu chuẩn này đưa ra yêu cầu hoàn tất sự liên kết giữa tổ chức tiêu chuẩn mã số quốc tế tài khoản ngân hàng (IBAN) của ISO và tiêu chuẩn mã số tài khoản ngân hàng quốc tế do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn ngân hàng Châu Âu (ECBS), để chấp nhận như là một tiêu chuẩn toàn cầu.
Bản tiêu chuẩn soát xét này được kết hợp kinh nghiệm đạt được của nhiều quốc gia Châu Âu mà IBAN đã thực hiện dựa vào tiêu chuẩn của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn ngân hàng Châu Âu. Tổ chức tiêu chuẩn mã số quốc tế tài khoản ngân hàng (IBAN) của ISO đưa ra yêu cầu về cố định
độ dài của IBAN, cũng như cố định độ dài và vị trí của nhận dạng ngân hàng thực hiện IBAN.
Điều đó cho phép kiểm tra đúng kết quả, kết quả tốt STP và tận dụng chi phí có hiệu quả.
Sự chấp thuận của Ban kỹ thuật ISO/TC 68 là dựa trên cơ sở những thảo luận mở rộng, để làm sáng hơn trong từng phần của tiêu chuẩn và làm các công việc tiếp theo.
Một trong các mối quan tâm chính là yêu cầu về cố định độ dài trong lần soát xét tiêu chuẩn này cần phải có sự thay đổi số tài khoản nội bộ hoặc sự khác biệt cấu trúc số tài khoản quốc gia cần thiết phải có sự phù hợp. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi có trường hợp, trong việc xem xét thực tế độ dài cố định sẽ không tạo ra IBAN.
Trong điều kiện, đưa ra có thể số tài khoản nội bộ nhưng sử dụng trường hợp ít ký tự, tiêu chuẩn này một số vị trí vẫn giữ nguyên như trường hợp ít ký tự tiếp tục cho phép, trong quá trình kiểm tra thuật toán vẫn tiếp tục tiến hành trong từng trường hợp độc lập.
DỊCH VỤ TÀI CHÍNH – MÃ SỐ QUỐC TẾ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG (IBAN) – PHẦN 2: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
Financial services – International bank account number (IBAN) – Part 2: Role and responsibilities of the Registration Authority
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này mô tả trách nhiệm của Cơ quan đăng ký (RA) trong việc đăng ký định dạng mã số quốc tế tài khoản ngân hàng (IBAN) phù hợp với TCVN 6744-1 (ISO 13616-1) quy trình đăng ký theo TCVN 6744 (ISO 13616) của IBAN về định dạng và cấu trúc đăng ký.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi.
TCVN 7217-1 (ISO 3166-1), Mã thể hiện tên và vùng lãnh thổ của các nước – Phần 1: Mã nước
TCVN 6744-1: 2008 (ISO 3166-1:2007), Dịch vụ tài chính – Mã số quốc tế tài khoản ngân hàng (IBAN) – Phần 1: Cấu trúc IBAN.
ISO/IEC Directives, Part1, 2004, Procedues for the technical work (Quy trình hoạt động của ban kỹ thuật).
3. Định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 6744-1: 2008.
4. Cơ quan đăng ký
4.1. Vị trí của Cơ quan đăng ký
Một trong các thành viên của Ban kỹ thuật ISO/TC 68, hoặc một tổ chức được công nhận, phải chỉ định Cơ quan đăng ký trong phạm vi pháp lý của ISO, phù hợp với hướng dẫn trong Phụ lục H của ISO/IEC Directive Phần 1.
4.2. Trách nhiệm của Cơ quan đăng ký
Trách nhiệm của Cơ quan đăng ký phải tạo lập và duy trì việc đăng ký định dạng IBAN, phải phù hợp theo “đăng ký IBAN”. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký phải:
– tạo lập và duy trì các đăng ký IBAN;
– công bố các đăng ký IBAN trên mạng;
– đệ trình các bản sao đăng ký IBAN cho Ban thư ký của Ban kỹ thuật ISO/TC 68;
– đệ trình báo cáo quản lý đăng ký cho việc xem xét trong các cuộc họp của Ban kỹ thuật ISO/TC68, 30 ngày trước cuộc họp;
– lưu giữ hồ sơ đăng ký một cách lâu dài, ví dụ: các bản sao của đơn đăng ký được đệ trình cùng với đơn.
5. Thủ tục đăng ký
Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia của mỗi nước phải đệ trình ý tưởng của quốc gia phù hợp với định dạng IBAN theo từng nước.
Khi áp dụng cũng có thể đăng ký theo IBAN của ISO, các dữ liệu bắt buộc và khuyến nghị được quy định trong TCVN 6744-1, như sau:
a) tên nước,
b) mã nước theo TCVN 7217-1 (ISO 3166-1),
c) độ dài của IBAN, chiều dài tối đa ba mươi tư ký tự,
d) vị trí và độ dài của nhận dạng ngân hàng trong BBAN,
e) cấu trúc IBAN, và
f) kết nối chi tiết đến từng cá nhân hoặc chủ thể có thể kết nối bởi cơ quan đăng ký, họ sẽ trả lời câu hỏi và có trách nhiệm cập nhật các thông tin đăng ký.
CHÚ THÍCH Kết nối chi tiết theo yêu cầu đối với việc đăng ký định dạng IBAN, nhưng những thông tin sẽ không công bố công khai, trừ khi được sự nhất trí của cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia hoặc ngân hàng trung ương quốc gia.
Ngoài ra yêu cầu về đăng ký định dạng IBAN phải thêm vào các dữ liệu sau:
– mẫu nhận dạng của ngân hàng (trong trường hợp sử dụng BBAN);
– mẫu số tài khoản nội bộ;
– mẫu mã số tài khoản ngân hàng trong nước (trong trường hợp sử dụng BBAN);
– cấu trúc BBAN và độ dài BBAN;
– mẫu IBAN, trong cả hai định dạng điện tử và văn bản
Định dạng IBAN đăng ký với Ban kỹ thuật tiêu chuẩn ngân hàng Châu Âu (ECBS) trong báo cáo kỹ thuật số 201 sẽ được chấp nhận như là một phần của IBAN đăng ký có hiệu lực ngay.
6. Cấu trúc bản đăng ký của m/ số quốc tế tài khoản ngân hàng
Đăng ký IBAN phải tạo lập và duy trì trong các định dạng quy định trong Hình 1.
Cơ sở dữ liệu |
Ví dụ |
Tên nước | Cộng hòa séc |
Mã nước như định nghĩa trong TCVN 7217-1 (ISO 3166-1) | CZ |
Mẫu mã số tài khoản nội bộ | 19-2000145399/0800 |
Mã số tài khoản ngân hàng trong nước (BBAN) | |
Cấu trúc BBAN | 4!n16!n |
Độ dài BBAN | 20!n |
Vị trí nhận dạng ngân hàng trong khoảng BBAN | Vị trí 1 đến 4 |
Độ dài nhận dạng ngân hàng | 4!n |
Mẫu nhận dạng ngân hàng | 0800 |
Mẫu BBAN | 08000000192000145399 |
Mã số tài khoản ngân hàng quốc tế (IBAN) | |
Cấu trúc IBAN | CZ2!n4!n16!n |
Độ dài IBAN | 24!c |
Mẫu IBAN dạng điện tử | CZ6508000000192000145399 |
Mẫu IBAN dạng văn bản | CZ65 0800 0000 1920 0014 5399 |
Khi nội bộ chỉ sử dụng bởi cơ quan đăng ký. Các thông tin trên sẽ không công bố công khai, trừ khi có sự nhất trí của cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia hoặc ngân hàng trung ương quốc gia. | |
Liên hệ chi tiết | Mr. Ivan FENCL
Ngân hàng quốc gia Séc Na Prikope 28 Praha 1 Tel: + 420 224 413 580 Fax: + 420 224 413 351 Email: fencl@cnb.cz |
Hình 1 – Cấu trúc bản đăng ký mã số quốc tế tài khoản ngân hàng
7. Thỏa thuận mức dịch vụ
Cơ quan đăng ký phải công bố bản đăng ký IBAN hợp lệ với bộ tiêu chuẩn 6744 (ISO 13616) phù hợp với định dạng IBAN được đệ trình lên cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia hoặc ngân hàng trung ương quốc gia.
Cơ quan đăng ký phải công bố chấp nhận đệ trình đầu tiên trong năm ngày làm việc kể từ khi nhận. Cơ quan đăng ký cũng phải phê chuẩn thông tin đầu tiên đệ trình trong mười ngày làm việc kể từ ngày nhận và chỉ ra nếu có một số thông tin yêu cầu bổ sung.
Cơ quan đăng ký phải công bố đệ trình đầu tiên nếu đã xác định được tính hợp pháp, trong vòng năm ngày làm việc phải xác định tính hợp pháp. Nếu đệ trình đầu tiên không hợp pháp, cơ quan đăng ký phải đảm nhận công bố trong khoảng năm ngày sau khi thấy rằng hợp pháp bởi Cơ quan đăng ký.
Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia hoặc ngân hàng trung ương quốc gia phải có trách nhiệm cho việc đảm bảo rằng việc xác nhận đăng ký và lưu giữ dữ liệu.
Cơ quan đăng ký sẽ công bố việc cập nhật đăng ký IBAN chính thức trên website của các bộ phận tổ chức dịch vụ của cơ quan đăng ký.
Trách nhiệm của cơ quan đăng ký với việc đăng ký trực tuyến IBAN .
8. Sở hữu dữ liệu
Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia hoặc ngân hàng trung ương quốc gia đóng góp thông tin trong đăng ký IBAN sẽ giữ như là một phần quyền sở hữu tài sản (IPR) chúng có các thông tin. Các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia cấp chứng nhận đủ điều kiện cung cấp thông tin và có thể công bố đăng ký IBAN bởi tiêu chuẩn này với cơ quan đăng ký phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn này. Tìm hiểu phổ biến rộng rãi, công bố và sử dụng thống nhất IBAN trách nhiệm cung cấp thông tin cho tổ chức công nhận của bên thứ ba không được chấp nhận là thành viên để sử dụng thông tin công bố.
Đầu mối khu vực giữa tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và tổ chức chỉ định như cơ quan đăng ký, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế có thể yêu cầu bản phô tô đầy đủ để lưu giữ với hồ sơ của tất cả sự thay đổi, cung cấp bằng bản điện tử.
PHỤ LỤC A
(quy định)
Trách nhiệm của Cơ quan đăng ký
Trách nhiệm của cơ quan đăng ký IBAN được mô tả trong tiêu chuẩn này phải do Tổ chức Thông tin
Tài chính Ngân hàng toàn cầu (SWIFT):
SWIFT SCRL (“SWIFT”)
Avenue Adèle 1
B-1310 LaHulpe belgium
Telephone: + 32 2 655 3111
Website: http://www.swift.com
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1 ] ECBS TR 201, Register of European Bank Account Numbers (Đăng ký mã số tài khoản ngân hàng Châu Âu).
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6744-2:2008 (ISO 13616-2:2007) VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH – MÃ SỐ QUỐC TẾ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG (IBAN) – PHẦN 2: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN6744-2:2008 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực khác |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |