TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6748-9:2015 (IEC 60115-9:2003) VỀ ĐIỆN TRỞ KHÔNG ĐỔI SỬ DỤNG TRONG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ – PHẦN 9: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT TỪNG PHẦN: HỆ ĐIỆN TRỞ KHÔNG ĐỔI GẮN KẾT BỀ MẶT CÓ ĐIỆN TRỞ ĐO RIÊNG ĐƯỢC
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6748-9:2015
IEC 60115-9:2003
ĐIỆN TRỞ KHÔNG ĐỔI SỬ DỤNG TRONG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ – PHẦN 9: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT TỪNG PHẦN: HỆ ĐIỆN TRỞ KHÔNG ĐỔI GẮN KẾT BỀ MẶT CÓ ĐIỆN TRỞ ĐÓ RIÊNG ĐƯỢC
Fixed resistors for use in electronic equipment – Part 9: Sectional specitication: Fixed surface mount resistor networks with individually measurable resistors
Lời nói đầu
TCVN 6748-9:2015 hoàn toàn tương đương với IEC 60115-9:2003;
TCVN 6748-9:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia
TCVN/TC/E3 Thiết bị điện tử dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 6748 (IEC 60115), Điện trở không đổi sử dụng trong thiết bị điện tử, gồm các phần sau:
– TCVN 6748-1:2009 (IEC 60115-1:2008), Điện trở không đổi sử dụng trong thiết bị điện tử – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật chung
– TCVN 6748-8:2013 (IEC 60115-8:2009), Điện trở không đổi sử dụng trong thiết bị điện tử – Phần 8: Quy định kỹ thuật từng phần – Điện trở lắp đặt trên bề mặt cố định
– TCVN 6748-9:2015 (IEC 60115-9:2003), Điện trở không đổi sử dụng trong thiết bị điện tử – Phần 9: Quy định kỹ thuật từng phần: Hệ điện trở không đổi gắn kết bề mặt có điện trở đo riêng được
– TCVN 6748-9-1:2015 (IEC 60115-9-1:2003), Điện trở không đổi sử dụng trong thiết bị điện tử – Phần 9: Quy định kỹ thuật từng phần: Hệ điện trở không đổi gắn kết bề mặt có điện trở đo riêng được – Mức đánh giá EZ
ĐIỆN TRỞ KHÔNG ĐỔI SỬ DỤNG TRONG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ – PHẦN 9: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT TỪNG PHẦN: HỆ ĐIỆN TRỞ KHÔNG ĐỔI GẮN KẾT BỀ MẶT CÓ ĐIỆN TRỞ ĐO RIÊNG ĐƯỢC
Fixed resistors for use in electronic equipment – Part 9: Sectional specification: Fixed surface mount resistor networks with individually measurable resistors
1. Tổng quan
1.1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho hệ điện trở không đổi gắn kết bề mặt có các điện trở đo riêng được để sử dụng trong thiết bị điện tử.
1.2. Mục đích
Mục đích của tiêu chuẩn này là qui định các thông số danh định và các đặc tính ưu tiên và lựa chọn từ IEC 60115-1 các qui trình đánh giá chất lượng, các thử nghiệm và phương pháp đo thích hợp và đưa ra các yêu cầu chung về tính năng đối với loại điện trở này.
Mức khắc nghiệt và các yêu cầu thử nghiệm nêu trong các quy định kỹ thuật chi tiết tham khảo qui định từng phần này phải có mức tính năng bằng hoặc cao hơn, vì các mức tính năng thấp hơn là không được phép.
1.3. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
TCVN 7699-1 (IEC 60068-1), Thử nghiệm môi trường – Phần 1: Qui định chung và hướng dẫn
TCVN 7699-2-1: 2007(IEC 60068-2-1: 2007), Thử nghiệm môi trường – Phần 2-1: Các thử nghiệm – Thử nghiệm A: Lạnh
TCVN 7699-2-2 (IEC 60068-2-2), Thử nghiệm môi trường – Phần 2-2: Nóng khô
IEC 60063:1963, Preferred number series for resistors and capacitors (Dãy số ưu tiên dùng cho điện trở và tụ điện); Amendment 1 (1967) (Sửa đổi 1 (1967)); Amendment 2 (1977) (Sửa đổi 2 (1977)).
IEC 60115-1:1999[1], Fixed resistors for use in electronic equipment – Part 1: Generic specification (Điện trở không đổi sử dụng trong thiết bị điện tử- Phần 1: Quy định kỹ thuật chung)
1.4. Thông tin cần nêu trong quy định kỹ thuật cụ thể
Các quy định kỹ thuật chi tiết phải rút ra từ quy định kỹ thuật cụ thể còn để trống liên quan.
Quy định kỹ thuật chi tiết không được qui định các yêu cầu thấp hơn so với yêu cầu của quy định kỹ thuật chung, quy định kỹ thuật từng phần hoặc quy định kỹ thuật chi tiết còn để trống.
Khi đưa ra những yêu cầu khắc nghiệt hơn, chúng phải được liệt kê trong 1.8 của quy định kỹ thuật chi tiết và chỉ rõ trong bảng kê các thử nghiệm, ví dụ bằng dấu hoa thị.
Thông tin sau phải được nêu trong từng quy định kỹ thuật cụ thể và các giá trị đưa ra phải ưu tiên chọn từ các giá trị cho trong điều thích hợp của quy định kỹ thuật từng phần này.
1.4.1. Bố cục hình bao và các kích thước
Phải có hình vẽ minh họa hệ điện trở gắn kết bề mặt để dễ dàng nhận dạng và so sánh hệ điện trở gắn kết bề mặt này với các hệ thống khác.
Các kích thước và dung sai liên quan, có ảnh hưởng đến tính lắp lẫn và việc dán, phải được nêu trong quy định kỹ thuật chi tiết. Tất cả các kích thước đều phải được tính bằng milimet.
Thông thường, các giá trị bằng số phải được cho đối với chiều dài, chiều rộng và chiều dày của thân.
Các sơ đồ phác họa và nhận dạng chân phải được đưa ra trong quy định kỹ thuật chi tiết. Những vấn đề này được qui định trong Phụ lục A.
Cấu hình của các đầu nối phải được nêu trong quy định kỹ thuật chi tiết. Những vấn đề này được qui định trong Phụ lục B.
Khi bản vẽ hình bao khác với mô tả trên đây, quy định kỹ thuật chi tiết phải nêu các thông tin về kích thước sẽ mô tả đầy đủ hệ điện trở gắn kết bề mặt.
1.4.2. Gắn kết
Quy định kỹ thuật chi tiết phải đưa ra hướng dẫn về các phương pháp dán dùng trong sử dụng bình thường. Việc gắn kết cho các mục đích thử nghiệm và đo (khi cần thiết) phải theo 4.31 của IEC 60115-1.
1.4.3. Kiểu loại (2.2.2 của IEC 60115-1)
Ưu tiên chọn các kiểu loại cho trong Bảng 1. Tất cả các kích thước đều được tính bằng milimet.
Bảng 1 – Kiểu loại và kích thước bao
Mã hiệu |
Chiều dài L |
Chiều rộng W |
Chiều dày T |
Sơ đồ a) |
Kết cấu đầu nối a) |
|
1005X2 |
1 ± 0,1 |
1 ± 0,1 |
0,35 ± 0,1 |
A |
Lồi |
|
1005X4 |
2 ± 0,1 |
1 ± 0,1 |
0,4 ± 0,15 |
A |
Lồi |
Lõm |
1608X2 |
1,6 ± 0,2 |
1,6 ± 0,2 |
0,55 ± 0,15 |
A |
Lồi |
Lõm |
1608X4 |
3,2 ± 0,2 |
1,6 ± 0,2 |
0,55 ± 0,15 |
A |
Lồi |
Lõm |
3216X4 |
5,08 ± 0,2 |
3,1 ± 0,2 |
0,55 ± 0,15 |
A |
Lồi |
Lõm |
3216 |
3,2 ± 0,2 |
1,6 ± 0,2 |
0,5 ± 0,15 |
B,C |
Lồi |
|
4021 |
4 ± 0,2 |
2,1 ± 0,2 |
0,6 ± 0,15 |
D |
|
Lõm |
6431 |
6,4 ± 0,2 |
3,1 ± 0,2 |
0,6 ± 0,15 |
B,C |
Lồi |
Lõm |
a) Các sơ đồ được trình bày ở Phụ lục A. Kết cấu các đầu nối được trình bày ở Phụ lục B. |
1.4.4. Thông số đặc trưng và đặc tính
Các thông số đặc trưng và các đặc tính phải phù hợp với các điều liên quan của quy định kỹ thuật này cùng với nội dung sau đây:
Dải điện trở danh định
Xem 2.2.1. Các giá trị ưu tiên là các giá trị trong dãy E của IEC 60063.
CHÚ THÍCH: Khi các sản phẩm được chấp nhận theo quy định kỹ thuật chi tiết có các dải khác nhau, cần bổ sung nội dung sau:
“Dải các giá trị có trong mỗi kiểu loại được cho trong danh mục các sản phẩm phù hợp”.
1.4.5. Ghi nhãn
Quy định kỹ thuật chi tiết phải qui định nội dung ghi nhãn trên hệ các điện trở gắn kết bề mặt và trên bao bì.
Hệ các điện trở gắn kết bề mặt thường không được ghi nhãn trên thân. Nếu có thể in một số ghi nhãn, hệ các điện trở gắn kết bề mặt phải được ghi nhãn rõ ràng điện trở danh định và càng nhiều càng tốt các hạng mục còn lại trong 2.4 của IEC 60115-1.
Tất cả các hạng mục đều phải được ghi nhãn trên bao bì. Các sai lệch so với các yêu cầu nêu trên phải được nêu cụ thể.
2. Thông số đặc trưng, các đặc tính và mức khắc nghiệt thử nghiệm ưu tiên
2.1. Thông số đặc trưng và các đặc tính ưu tiên
Các giá trị đưa ra trong quy định kỹ thuật chi tiết phải ưu tiên được chọn theo dưới đây:
2.1.1. Loại khí hậu ưu tiên
Các hệ điện trở gắn kết bề mặt được đề cập trong quy định kỹ thuật này được phân loại theo các loại khí hậu phù hợp với các qui tắc chung đã nêu trong TCVN 7699-1 (IEC 60068-1).
Nhiệt độ mức thấp và mức cao và khoảng thời gian nóng ẩm, không đổi phải được chọn từ các giá trị dưới đây:
Nhiệt độ mức thấp | – 55 °C; – 40 °C; – 25 °C và -10 °C. |
Nhiệt độ mức cao | + 85 °C; + 100 °C; + 125 °C; + 155 °C; |
Khoảng thời gian thử nghiệm nóng ẩm, không đổi: 4, 10, 21 và 56 ngày.
Mức khắc nghiệt của các thử nghiệm lạnh và nóng khô là các nhiệt độ mức thấp và mức cao tương ứng. Do kết cấu của một số hệ điện trở gắn kết bề mặt nên các nhiệt độ này sẽ xảy ra giữa hai trong số các nhiệt độ ưu tiên được đưa ra trong TCVN 7699-2-1 (IEC 60068-2-1) và TCVN 7699-2-2 (IEC 60068-2-2). Trong trường hợp này, nhiệt độ ưu tiên gần nhất trong dải nhiệt độ thực tế của hệ các điện trở gắn kết bề mặt phải được lựa chọn cho mức khắc nghiệt này.
2.1.2. Hệ số nhiệt và đặc tính nhiệt của điện trở
Các giới hạn ưu tiên của thay đổi điện trở đối với các đặc tính nhiệt của thử nghiệm điện trở được cho ở Bảng 2.
Mỗi dòng trong bảng này đưa ra hệ số nhiệt độ ưu tiên và đặc tính nhiệt tương ứng từ 20 °C đến 70 °C và các giới hạn thay đổi điện trở đối với phép đo đặc tính nhiệt của điện trở (xem IEC 60115-1, 4.8) trên cơ sở của các dải nhiệt độ mức của 2.1.1 của quy định kỹ thuật từng phần này.
Bảng 2 – Hệ số nhiệt độ và đặc tính nhiệt độ của điện trở
Hệ số nhiệt độ |
Đặc tính nhiệt độ 20/70 °C |
Đặc tính nhiệt độ của điện trở (giới hạn phần trăm thay đổi điện trở) |
|||||||
Nhiệt độ tham chiếu/nhiệt độ mức dưới |
Nhiệt độ tham chiếu/nhiệt độ mức trên |
||||||||
10-6/K |
% |
+20/-55 |
+20/-40 |
+20/-25 |
+20/-10 |
+20/+85 |
+20/ +100 |
+20/ +125 |
+20/ +155 |
±500 | ±2,5 | ±3,75 | ±3 | ±2,25 | 1,500 | ±3,25 | ±4 | ±5,25 | ±6,75 |
±250 | ±1,25 | ±1,88 | ±1,5 | ±1,13 | 0,750 | ±1,62 | ±2 | ±2,62 | ±3,38 |
±100 | ±0,5 | ±0,75 | ±0,6 | ±0,45 | 0,300 | ±0,65 | ±0,8 | ±1,05 | ±1,35 |
±50 | ±0,25 | ±0,375 | ±0,3 | ±0,23 | 0,150 | ±0,325 | ±0,4 | ±0,525 | ±0,675 |
±25 | ±0,125 | ±0,188 | ±0,15 | ±0,113 | 0,075 | ±0,162 | ±0,2 | ±0,262 | ±0,338 |
±15 | ±0,075 | ±0,113 | ±0,09 | ±0,068 | 0,045 | ±0,098 | ±0,12 | ±0,158 | ±0,203 |
±10 | ±0,05 | ±0,075 | ±0,06 | ±0,045 | 0,030 | ±0,065 | ±0,08 | ±0,105 | ±0,135 |
CHÚ THÍCH 1: Điện trở có nhiệt độ mức trên +85 °C không cần phải đo từ 20 °C đến 70 °C.
CHÚ THÍCH 2: Nếu yêu cầu đo ở các nhiệt độ bổ sung, chúng phải được qui định trong quy định kỹ thuật chi tiết. |
2.1.3. Giới hạn thay đổi điện trở
Đối với mỗi cấp ổn định, các giới hạn ưu tiên của thay đổi điện trở đối với từng thử nghiệm được liệt kê trong tiêu đề của Bảng 3 như đã được nêu.
Bảng 3 – Giới hạn thay đổi điện trở
Cấp ổn định tính bằng % |
Thử nghiệm dài hạn 4.23. Trình tự khí hậu 4.24. Nóng ẩm, không đổi 4.25.1. Độ bền ở 70 °C 4.25.3. Độ bền tại nhiệt độ mức trên |
Thử nghiệm ngắn hạn 4.13. Quá tải 4.18. Khả năng chịu nhiệt hàn 4.19. Thay đổi nhiệt độ đột ngột 4.32. Ứng suất cắt 4.33. Thử nghiện uốn lớp nền |
5 |
±(5 % + 0,1 Ω) |
±(1 % + 0,05 Ω) |
3 |
±(3 % + 0,1 Ω) |
±(0,5 % + 0,05 Ω) |
2 |
±(2 % + 0,1 Ω) |
±(0,5 % + 0,05 Ω) |
1 |
±(1 % + 0,05 Ω) |
±(0,25 % + 0,05 Ω) |
0,5 |
±(0,5% + 0,05 Ω) |
±(0,1 % + 0,01 Ω) |
0,25 |
±(0,25% +0,05 Ω) |
±(0,05 % + 0,01 Ω) |
0,1 |
±(0,1 % + 0,01 Ω) |
±(0,02 % + 0,01 Ω) |
CHÚ THÍCH: Số điều trong tiêu đề tham khảo IEC 60115-1 |
2.2. Giá trị ưu tiên của các thông số danh định
2.2.1. Điện trở danh định
Xem 2.2.6 của IEC 60115-1.
2.2.2. Dung sai điện trở danh định
Các dung sai ưu tiên của điện trở danh định là:
± 5 %; ± 2 %; ± 1 %; ± 0,5 %; ± 0,25 %; và ± 0,1 %.
2.2.3. Công suất tiêu tán danh định (ở trạng thái đã gắn kết)
Các giá trị ưu tiên của tiêu tán danh định ở 70 °C, là:
Đối với hệ thống: | 0,125 W; 0,25 W và 0,5 W. |
Đối với phần tử điện trở: | 0,03 W; 0,05 W; 0,063 W; 0,1 W và 0,125 W. |
Quy định kỹ thuật chi tiết phải qui định giá trị áp dụng của tiêu tán danh định đối với từng phần tử điện trở trong hệ thống cũng như tổng giá trị tiêu tán lớn nhất cho phép đối với hệ thống.
Các giá trị giảm công suất tiêu tán danh định ở nhiệt độ cao hơn 70 °C phải như được chỉ ra bằng đường đặc tuyến ở Hình 1:
Hình 1 – Đường tiêu tán danh định
Vùng làm việc rộng hơn có thể được đưa ra trong quy định kỹ thuật chi tiết, với điều kiện nó bao gồm tất cả các vùng được cho ở trên. Trong trường hợp này, quy định kỹ thuật chi tiết phải nêu công suất tiêu tán lớn nhất cho phép ở nhiệt độ khác với 70 °C. Tất cả các điểm gấp khúc trên đường cong này đều phải được xác nhận bằng thử nghiệm.
2.2.4. Điện áp giới hạn của phần tử
Các giá trị ưu tiên của điện áp giới hạn của phần tử là:
25 V; 50 V; 100 V và 200 V DC hoặc AC giá trị hiệu dụng.
2.2.5. Điện trở cách điện (nếu áp dụng)
Điện trở cách điện không được nhỏ hơn 1 GΩ sau các thử nghiệm nóng khô.
2.2.6. Điện trở cách điện giữa các điện trở riêng (nếu áp dụng)
Giới hạn nhỏ nhất ưu tiên cho điện trở cách điện giữa các điện trở riêng phải là 100 MΩ trừ khi có qui định khác trong quy định kỹ thuật chi tiết.
2.2.7. Điện áp cách điện so với bề mặt gắn kết dẫn điện
Điện áp một chiều hoặc xoay chiều hiệu dụng lớn nhất có thể đặt vào ở điều kiện làm việc liên tục giữa các đầu nối của hệ các điện trở và bề mặt gắn kết dẫn điện bất kỳ phải được đưa ra trong quy định kỹ thuật chi tiết liên quan.
2.2.8. Điện áp cách điện giữa các điện trở riêng rẽ gần nhau
Điện áp một chiều hoặc xoay chiều hiệu dụng lớn nhất có thể đặt ở điều kiện làm việc liên tục giữa từng phần tử điện trở riêng rẽ như là một cực và tất các điện trở riêng rẽ khác được nối với nhau như là một cực còn lại phải được nêu trong quy định kỹ thuật cụ thể liên quan.
2.3. Mức khắc nghiệt thử nghiêm ưu tiên
Mức khắc nghiệt thử nghiệm nêu trong quy định kỹ thuật chi tiết phải được ưu tiên lựa chọn từ các mức dưới đây:
2.3.1. Làm khô
Phải sử dụng qui trình I của 4.3 trong IEC 60115-1.
2.3.2. Quá tải (ở trạng thái đã được dán)
IEC 60115-1, 4.13 với các chi tiết như sau:
Điện áp đặt vào: | 2,5 lần điện áp danh định hoặc 2 lần điện áp giới hạn của linh kiện, chọn giá trị nhỏ hơn. |
Khoảng thời gian: | điện áp thử nghiệm một chiều phải được đặt trong 2 s cho từng điện trở trong hệ thống, mỗi lần một điện trở. |
Vật liệu nền: | thủy tinh epoxi dán ép như qui định trong quy định kỹ thuật chi tiết. |
Khoảng cách giữa các hệ điện trở gắn kết bề mặt không được nhỏ hơn kích thước lớn nhất của hệ các điện trở gắn kết bề mặt. Quy định kỹ thuật chi tiết phải qui định thêm mọi chi tiết khác tùy theo sự cần thiết (xem 2.2.3).
3. Qui trình đánh giá chất lượng
3.1. Linh kiện tương tự về kết cấu
Hệ thống điện trở gắn kết bề mặt được coi là tương tự về kết cấu nếu chúng được chế tạo theo các qui trình và từ các nguyên liệu như nhau, và có cùng các kích thước danh định nhưng các giá trị điện trở và đặc tính nhiệt độ khác nhau.
3.2. Chấp nhận chất lượng
Qui trình thử nghiệm Chấp nhận chất lượng được cho ở 3.5 của IEC 60115-1.
Bảng kê được sử dụng cho thử nghiệm Chấp nhận Chất lượng trên cơ sở thử nghiệm theo lô và thử nghiệm định kỳ được cho trong 3.3 của quy định kỹ thuật này. Qui trình sử dụng một bảng kê cỡ mẫu không đổi được cho ở 3.2.1 và 3.2.2
3.2.1. Chấp nhận chất lượng trên cơ sở qui trình cỡ mẫu không đổi
Lấy mẫu
Quy trình cỡ mẫu không đổi được mô tả ở IEC 60115-1, 3.5.3 b). Trường hợp theo các quy trình này, muốn được xác nhận cho một hệ thống cụ thể có các giá trị điện trở không đổi, thì số lượng mẫu phải như quy định trong Bảng 4.
Trường hợp muốn được xác nhận phù hợp cho một dải các giá trị điện trở trong hệ thống, mẫu phải bao gồm các mẫu có chứa các giá trị điện trở cao nhất và thấp nhất cần được xác nhận. Cũng cần phải bao gồm các mẫu có các giá trị điện trở tới hạn, nếu giá trị này nằm trong phạm vi trong dải được giao. Đối với mỗi giá trị được giao, số lượng mẫu phải như qui định của Bảng 3. Trường hợp muốn được xác nhận nhiều hơn một hệ số nhiệt độ của điện trở, phải có các mẫu đại diện cho các hệ số nhiệt độ khác nhau. Cũng vậy, mẫu phải chứa một tỷ lệ các mẫu tại các giá trị điện trở khác nhau có dung sai gần nhất với yêu cầu xác nhận. Tỷ lệ các mẫu có những đặc tính khác này phải được cơ quan có thẩm quyền của nhà chế tạo đề xuất và phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Các mẫu dự phòng được phép như sau:
a) Một mẫu dự phòng cho mỗi giá trị điện trở và một mẫu dự phòng cho mỗi hệ số nhiệt độ hoặc giá trị đặc tính nhiệt độ, có thể được sử dụng để thay các mẫu khiếm khuyết cho phép ở Nhóm 0A và Nhóm 0B.
b) Một mẫu dự phòng cho mỗi giá trị điện trở và một mẫu dự phòng cho mỗi hệ số nhiệt độ hoặc giá trị đặc tính nhiệt độ, có thể được sử dụng để thay các mẫu khiếm khuyết do các sự cố không thể quy cho nhà chế tạo.
Khi các nhóm bổ sung được đưa vào bảng kê các thử nghiệm xác nhận phù hợp, số mẫu được yêu cầu đối với Nhóm 0A và Nhóm 0B phải được tăng lên một lượng bằng số mẫu yêu cầu đối với các nhóm bổ sung.
3.2.2. Thử nghiệm
Chuỗi đầy đủ các thử nghiệm qui định trong Bảng 4 được yêu cầu cho việc xác nhận các hệ các điện trở gắn kết bề mặt được đề cập trong một quy định kỹ thuật cụ thể. Các thử nghiệm của mỗi nhóm phải được thực hiện theo thứ tự đã cho.
Toàn bộ mẫu phải chịu các thử nghiệm của Nhóm 0A và Nhóm 0B, sau đó được chia cho các nhóm khác.
Các mẫu có khiếm khuyết trong quá trình thử nghiệm Nhóm 0A hoặc 0B không được sử dụng cho các nhóm khác.
“Một khiếm khuyết” được tính khi một hệ các điện trở gắn kết bề mặt không đáp ứng toàn bộ hoặc một phần của các thử nghiệm của một nhóm.
Xác nhận được cấp khi số lượng khiếm khuyết không vượt quá số lượng qui định các khiếm khuyết cho phép đối với mỗi nhóm hoặc phân nhóm và tổng số các khiếm khuyết cho phép.
CHÚ THÍCH: Bảng kê các thử nghiệm cỡ mẫu không đổi được cho trong Bảng 4. Bảng kê này bao gồm các chi tiết về lấy mẫu và các khiếm khuyết cho phép đối với các thử nghiệm và nhóm các thử nghiệm khác nhau, cùng với các chi tiết về các thử nghiệm có trong Điều 4 của IEC 60115-1 và Điều 2 của quy định kỹ thuật này, một tóm tắt đầy đủ các điều kiện thử nghiệm và các yêu cầu tính năng.
Bảng 4 chỉ ra các trường hợp, đối với các phương pháp thử nghiệm, các điều kiện thử nghiệm và/hoặc các yêu cầu tính năng, cần phải lựa chọn quy định kỹ thuật chi tiết.
Các điều kiện thử nghiệm và các yêu cầu tính năng đối với bảng kê các thử nghiệm cỡ mẫu không đổi phải tương tự như đã được nêu trong quy định kỹ thuật chi tiết cho việc kiểm tra sự phù hợp về chất lượng.
Bảng 4 – Bảng kê các thử nghiệm cỡ mẫu không đổi dùng để đánh giá xác nhận phù hợp mức EZ
Số điều và thử nghiệm |
D hoặc ND |
Điều kiện thử nghiệm |
Cỡ mẫu và tiêu chí chấp nhận |
Yêu cầu tính năng |
|
(xem CHÚ THÍCH 1) |
(xem CHÚ THÍCH 1) |
(xem CHÚ THÍCH 2) |
(xem CHÚ THÍCH 1) |
||
|
|
n |
c |
|
|
NHÓM 0A |
ND |
165 |
0 |
||
4.4.1 Kiểm tra bằng mắt |
|
|
|
Như ở 4.4.1 | |
NHÓM 0B |
ND |
165 |
0 |
||
4.4.2 Kích thước (đo)
4.5 Điện trở |
|
|
|
Như qui định trong quy định kỹ thuật chi tiết. Như ở 4.5.2 | |
NHÓM 1A |
D |
20 |
0 |
||
4.18 Khả năng chịu nhiệt hàn |
|
Kiểm tra bằng mắt
Điện trở |
|
|
Như ở 4.18.
∆R ≤ ±(…%R +…Ω) |
4.29 Khả năng chịu dung môi của linh kiện |
|
Dung môi:…
Nhiệt độ dung môi: … Phương pháp 2 Phục hồi:… |
|
|
Xem quy định kỹ thuật chi tiết |
NHÓM 1B |
D |
20 |
0 |
||
4.17 Khả năng hàn |
|
Lão hóa, nếu áp dụng |
|
|
Như ở 4.17.5 |
4.7 Thử điện áp (chỉ cho điện trở cách điện) |
|
Phương pháp:…
Điện áp cách điện: …V |
|
|
Như ở 4.7.3 |
Thử điện áp giữa các điện trở gần nhau |
|
Điện áp: …V |
|
|
Như ở 4.7.3 |
4.13 Gắn kết |
|
Vật liệu nền và khoảng cách, xem 2.3.2 của quy định kỹ thuật này |
|
|
|
4.6 Điện trở cách điện (chỉ cho các điện trở được cách điện) |
|
Phương pháp:…
Điện áp cách điện: …V |
|
|
≥100 MΩ |
4.13 Quá tải (ở trạng thái đã gắn kết) |
|
Điện áp đặt phải là 2,5 lần điện áp danh định hoặc 2 lần điện áp giới hạn của phần tử, chọn mức ít khắc nghiệt hơn
Khoảng thời gian: 2 s |
|
|
|
|
Kiểm tra bằng mắt |
|
|
Không có hư hại nhìn thấy được | |
|
Điện trở |
|
|
∆R ≤ ±(…%R +…Ω) | |
4.30 Khả năng chịu được dung môi của nhãn (nếu áp dụng) |
|
Dung môi: …
Nhiệt độ dung môi: … Phương pháp 1 Vật liệu chà xát: bông Phục hồi: … |
|
|
Ghi nhãn rõ ràng |
Nhóm 2 |
|
|
|
∆R ≤ ±(…%R +…Ω) | |
4.33 Thử nghiệm uốn vật nền |
|
Điện trở |
|
|
|
4.33.6 Kiểm tra lần cuối |
|
Kiểm tra bằng mắt |
|
|
Không có hư hại nhìn thấy dược |
Nhóm 3 |
D |
100 |
0 |
||
4.31 Dán |
|
Vật liệu nền:… Kiểm tra bằng mắt |
|
|
Không có hư hại nhìn thấy được |
|
Điện trở |
|
|
∆R ≤ ±(…%R +…Ω) | |
Nhóm 3.1 |
D |
20 |
0 |
||
4.32 Ứng suất cắt |
|
Kiểm tra bằng mắt |
|
|
Không có hư hại nhìn thấy được |
4.19 Thay đổi nhiệt độ đột ngột |
|
TA: Nhiệt độ mức dưới
TB: Nhiệt độ mức trên |
|
|
|
|
Kiểm tra bằng mắt |
|
|
Không có hư hại nhìn thấy được | |
|
Điện trở |
|
|
∆R ≤ ±(…%R +…Ω) | |
4.23 Trình tự khí hậu
– Nóng khô – Nóng ẩm, chu kỳ, Thử nghiệm Db, chu kỳ tuần hoàn thứ nhất – Lạnh – Nóng ẩm, chu kỳ, Thử nghiệm Db, các chu kỳ còn lại – Tải điện một chiều |
|
|
|
||
|
Kiểm tra bằng mắt |
|
|
Không có hư hại nhìn thấy được | |
|
Điện trở |
|
|
∆R ≤ ±(…%R +…Ω) | |
Nhóm 3.2 |
D |
20 |
0 |
||
4.24 Nóng ẩm, trạng thái ổn định |
|
Không có điện áp phân cực |
|
|
|
|
Kiểm tra bằng mắt |
|
|
Không có hư hại nhìn thấy được
Nhãn dễ đọc |
|
|
Điện trở |
|
|
∆R ≤ ±(…%R +…Ω) | |
Nhóm 3.3 |
D |
20 |
0 |
||
4.25.1 Khả năng chịu đựng ở 70°C |
|
Khoảng cách như ở 2.3.2 của qui định kỹ thuật này
Khoảng thời gian: 1000 h Kiểm tra ở 48 h, 500 h và 1000 h: |
|
|
|
|
Kiểm tra bằng mắt |
|
|
Không có hư hại nhìn thấy được | |
|
Điện trở |
|
|
∆R ≤ ±(…%R +…Ω) | |
Nhóm 3.4 |
D |
20 |
0 |
||
4.25.3 Khả năng chịu đựng nhiệt độ mức cao |
|
Khoảng cách như ở 2.3.2 của quy định kỹ thuật này Khoảng thời gian: 1000 h Kiểm tra ở 48 h, 500 h và 1000 h |
|
|
|
|
Kiểm tra bằng mắt |
|
|
Không có hư hại nhìn thấy được | |
|
Điện trở |
|
|
∆R ≤ ±(…%R +…Ω) | |
Nhóm 3.5 |
ND |
20 |
0 |
||
4.8 Thay đổi điện trở theo nhiệt độ |
|
Nhiệt độ mức thấp/20 °C |
|
|
≤…% hoặc
α: …10-6/°C |
|
20 °C/nhiệt độ mức cao |
|
|
≤…% hoặc
α: …10-6/°C |
|
CHÚ THÍCH 1: Số điều của thử nghiệm và các yêu cầu tính năng tham khảo Quy định kỹ thuật chung của IEC 60115-1, riêng các yêu cầu về thay đổi điện trở phải chọn theo Bảng 1 và Bảng 2 của yêu cầu kỹ thuật này.
CHÚ THÍCH 2: Trong bảng này: n = cỡ mẫu c = tiêu chí chấp nhận nhóm (số các khiếm khuyết cho phép trên mỗi nhóm hoặc phân nhóm) D = phá hủy ND = không phá hủy |
3.3. Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng
3.3.1. Hình thành lô kiểm tra
Một lô kiểm tra phải bao gồm các hệ các điện trở gắn kết bề mặt có cấu trúc tương tự (xem 3.1). Lô phải là đại diện của các giá trị cực trị của dãy điện trở được chế tạo trong giai đoạn kiểm tra. Các kiểu loại có các đặc điểm nhiệt độ khác nhau của trở kháng được chế tạo trong giai đoạn này có thể được tổng hợp, ngoại trừ đối với các phân nhóm có chứa một thử nghiệm về đặc tính nhiệt độ của điện trở. Các giá trị cực trị thấp và cao, hoặc bất kỳ giá trị quan trọng của dải điện trở và đặc tính nhiệt độ của điện trở mà đã được xác nhận phù hợp thì phải được kiểm tra trong thời kỳ được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận (xem CHÚ THÍCH).
Các mẫu cho Nhóm C và Nhóm D phải được thu thập trong vòng 13 tuần cuối của thời kỳ kiểm tra.
CHÚ THÍCH: Giá trị cực trị “thấp” nên trong khoảng từ 0 % đến 50 % của giá trị điện trở thấp nhất hiện tại đã được phê duyệt (hoặc giá trị thấp nhất được tạo ra trong phạm vi dải phê duyệt); Giá trị cực trị “cao” nên trong khoảng từ -30 % đến 0 % của giá trị điện trở cao nhất hiện tại đã được phê duyệt (hoặc giá trị cao nhất được tạo ra trong dải phê duyệt); các giá trị “cực trị” nên trong khoảng từ -20 % đến 0 % của giá trị tính toán.
3.3.2. Bảng kê các thử nghiệm
Bảng kê các thử nghiệm theo lô và thử nghiệm định kỳ đối với kiểm tra sự phù hợp về chất lượng được cho ở Điều 2, Bảng 2 của quy định kỹ thuật cụ thể còn để trống, tức là IEC 60115-1.
3.3.3. Mức đánh giá
Mức đánh giá đưa ra trong quy định kỹ thuật chi tiết chỗ trống phải phù hợp với Bảng 5 và Bảng 6.
Bảng 5 – Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng dùng cho kiểm tra theo lô
Phân nhóm kiểm trad) |
Mức đánh giá |
||||
|
EZ |
|
|||
ILa) |
na) |
ca) |
|||
A0 |
100 % b) |
||||
A1 |
S-4 |
c) |
0 |
||
B1 |
S-3 |
c) |
0 |
||
B2 |
S-3 |
c) |
0 |
||
B3 |
S-3 |
c) |
0 |
||
a) IL là mức kiểm tra;
n là cỡ mẫu; c là số lượng cho phép các hạng mục không phù hợp. b) 100 % thử nghiệm phải được tiếp tục kiểm tra lại bằng cách lấy mẫu để theo dõi mức chất lượng diễn ra, tính bằng số các hạng mục không phù hợp trên phần mỗi triệu (ppm). Mức lấy mẫu do nhà chế tạo xác định. Để tính toán các giá trị phần triệu, mọi trường hợp tham số không đạt nào đều được tính như là một hạng mục không phù hợp. Trường hợp một hoặc nhiều hạng mục không phù hợp xảy ra trên một mẫu, thì lô này phải bị loại bỏ. c) Số lượng cần thử nghiệm: cỡ mẫu được phân bổ trực tiếp cho mã chữ cái IL trong Bảng IIA của IEC 60410 (kế hoạch lấy mẫu duy nhất dùng cho kiểm tra bình thường). d) Nội dung của các phân nhóm kiểm tra được mô tả trong Điều 2 của yêu cầu kỹ thuật cụ thể để trống liên quan. |
Bảng 6 – Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng dùng cho thử nghiệm định kỳ
Phân nhóm kiểm tra b) |
Mức đánh giá |
||||
EZ |
|||||
pa) |
na) |
ca)c) |
|||
C1 C2 C3 C4 C5 D1 D2 |
3 3 3 3 3 12 36 |
20 20 20 20 20 20 20 |
0 0 0 0 0 0 0 |
||
a) p là định kỳ theo tháng
n là cỡ mẫu c là số lượng cho phép các hạng mục không phù hợp. b) Nội dung của các phân nhóm kiểm tra được mô tả trong Điều 2 của yêu cầu kỹ thuật cụ thể còn để trống liên quan. c) Nếu có một hạng mục không phù hợp, tất cả các thử nghiệm của phân nhóm phải được lặp lại trên một mẫu mới và sau đó không cho phép có thêm các hạng mục không phù hợp. Được phép tiếp tục ra sản phẩm trong khi thử nghiệm lặp lại. |
PHỤ LỤC A
(quy định)
Giản đồ tiêu chuẩn hóa và nhận dạng chân dùng cho hệ điện trở gắn kết bề mặt
Sơ đồ A
Sơ đồ B |
Sơ đồ C |
Sơ đồ C |
Hình A.1 – Giản đồ tiêu chuẩn hóa và nhận dạng chân điện trở
PHỤ LỤC B
(quy định)
Kết cấu các chân
Chân lồi
Chân lõm
CHÚ THÍCH 1: Các hình trên được đưa ra chỉ để cho thấy kết cấu chân, không để nhận dạng hình dạng cụ thể của điện trở.
CHÚ THÍCH 2: Kích thước A, B và P được ưu tiên để mô tả như là các giá trị tham chiếu trong mỗi quy định kỹ thuật chi tiết.
Hình B.1 – Kết cấu các chân
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Yêu cầu chung
2. Thông số đặc trưng, các đặc tính và mức khắc nghiệt thử nghiệm ưu tiên
3. Qui trình đánh giá chất lượng
Phụ lục A (quy định) – Giản đồ tiêu chuẩn hóa và nhận dạng chân dùng cho hệ các điện trở gắn kết bề mặt
Phụ lục B (quy định) – Kết cấu các đầu nối
[1] Hệ thống tiêu chuẩn Quốc gia đã có TCVN 6748-1:2009 hoàn toàn tương đương với IEC 60115-1:2008.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6748-9:2015 (IEC 60115-9:2003) VỀ ĐIỆN TRỞ KHÔNG ĐỔI SỬ DỤNG TRONG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ – PHẦN 9: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT TỪNG PHẦN: HỆ ĐIỆN TRỞ KHÔNG ĐỔI GẮN KẾT BỀ MẶT CÓ ĐIỆN TRỞ ĐO RIÊNG ĐƯỢC | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN6748-9:2015 | Ngày hiệu lực | 31/12/2015 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Điện lực |
Ngày ban hành | 31/12/2015 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |