TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6852-6:2002 (ISO 8178 – 6 : 2000) VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PIT TÔNG – ĐO SỰ PHÁT THẢI – PHẦN 6: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐO VÀ THỬ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6852 – 6 : 2002

ISO 8178 – 6 : 2000

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PITTÔNG ĐO SỰ PHÁT THẢI – PHẦN 6: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐO VÀ THỬ

Reciprocating internal combustion engines Exhaust emission measurement Part 6: Report of measuring results and test

Lời nói đầu

TCVN 6852 – 6 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 8178-6 : 2000. TCVN 6852 – 6 : 2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 70 “Động cơ đốt trong” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

 

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PITTÔNG ĐO SỰ PHÁT THẢI – PHẦN 6: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐO VÀ THỬ

Reciprocating internal combustion engines Exhaust emission measurement – Part 6: Report of measuring results and test

1. Phạm vi áp dụng

TCVN 6852   6   2002

Tiêu chuẩn này quy định các biểu mẫu số liệu tiêu chuẩn để báo cáo các kết quả đo chất phát thải từ động cơ đốt trong kiểu pittông được sử dụng di động, vận chuyển được hoặc tĩnh tại, trừ các động cơ cho các phương tiện được thiết kế chủ yếu dùng cho giao thông đường bộ. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các động cơ dùng cho các thiết bị như máy ủi, san đất, tổ máy phát điện và các ứng dụng khác. Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc đo trong phòng thử nghiệm và đo tại hiện trường.Đối với các động cơ dùng trong máy móc có các yêu cầu bổ sung (ví dụ các quy định về sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp, các quy định về bụi cho các nhà máy điện) có thể áp dụng các điều kiện thử bổ sung và các phương pháp đánh giá đặc biệt.

Chú thích – Vì các biểu mẫu báo cáo tiêu chuẩn quy định trong tiêu chuẩn này có ý định áp dụng cho tất cả các kiểu động cơ đốt trong nên trong một số trường hợp, có một vài điều kiện không cần thiết đối với các động cơ riêng và/ hoặc các phép thử riêng, đặc biệt là khi đo tại hiện trường. Mặt khác, một số điều bổ sung có thể sẽ cần thiết cho thử nghiệm. Việc loại bỏ và bổ sung các hạng mục vào báo cáo phải dựa trên sự thoả thuận của các bên có liên quan.

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6852-1 : 2001 (ISO 8178-1 : 1996) Động cơ đốt trong kiểu pittông – Đo sự phát thải – Phần 1: Đo trên băng thử các chất khí thải và bụi thải.

TCVN 6852-2 : 2001 (ISO 8178- 2 : 1996) Động cơ đốt trong kiểu pittông – Đo sự phát thải – Phần 2: Đo các chất khí thải và bụi thải tại hiện trường.

TCVN 6852-3 : 2002 (ISO 8178- 3 : 1994) Động cơ đốt trong kiểu pittông – Đo sự phát thải – Phần 3: Các định nghĩa và phương pháp đo khói khí thải ở chế độ ổn định.

TCVN 6852-4 : 2001 (ISO 8178- 4 : 1996) Động cơ đốt trong kiểu pittông – Do sự phát thải – Phần 4: – Chu trình thử cho các ứng dụng khác nhau của động cơ.

TCVN 6852-5 : 2001 (ISO 8178- 5 : 1997) Động cơ đốt trong kiểu pittông – Do sự phát thải – Phần 5: Nhiên liệu thử.

TCVN 6852-7 : 2001 (ISO 8178- 7 : 1996) Động cơ đốt trong kiểu pittông – Do sự phát thải – Phần 7: Xác định họ động cơ.

TCVN 6852-8 : 2002 (ISO 8178- 8 : 1996) Động cơ đốt trong kiểu pittông – Do sự phát thải – Phần 8: Xác định nhóm động cơ.

TCVN 6852-9 : 2002 (ISO 8178- 9 : 2000) Động cơ đốt trong kiểu pittông – Do sự phát thải –

Phần 9: Chu trình thử và qui trình thử để đo trên băng thử khói khí xả phát ra từ động cơ đốt trong nén cháy làm việc ở chế độ chuyển tiếp.

ISO 8178-10: 1)Reciprocating internal combustion eingines – Exhaust emission measurement – Part 10: Test cycles and test procedures for field measurement of exhaust gas smoke emissions from compression igniton engines operating under transitory conditions. (Động cơ đốt trong kiểu pittông – Do sự phát thải – Phần 10: Chu trình thử và qui trình thử để đo tại hiện trường khói khí xả phát để tại hiện trường khói khí xả phát ra từ từ động cơ đốt trong nén cháy làm việc ở chế độ chuyển tiếp).

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ được cho trong TCVN 6852-1: 2001, TCVN 6852-2: 2001, TCVN 6852-3 : 2002, TCVN 6852-4 : 2001, TCVN 6852-5 : 2001, TCVN 6852-7 : 2001, TCVN 6852-8 : 2001, TCVN 6852-9 : 2002, ISO8718 – 10

4 Ký hiệu và các thuật ngữ viết tắt

4.1 Ký hiệu chung

Xem bảng 1. Đối với qui định EEC – UNO các thuật ngữ tương đương được liệt kê trong bảng 1, xem TCVN 6852-1 : 2001

Bảng 1 – Các ký hiệu chung

Ký hiệu

Thuật ngữ

Đơn vị

D

Hệ số pha loãng

1

Fh

Hệ số nhiên liệu riêng để tính toán nồng độ ướt từ nồng độ khô

1

pRv

Áp suất hơi Reid

kPa

q*mdx

Lưu lượng khối lượng khí xả pha loãng tương đương trên nền ẩm

kg/h

qmdx

Lưu lượng khối lượng khí xả pha loãng trên nền ẩm

kg/h

SL

Giá trị khói giảm tốc

m-1

Sp

Giá trị đỉnh của khói

m-1

SS

Trị giá trạng thái ổn định của khói

m-1

qvdx

Lưu lượng thể tích khí xả pha loãng tương đương trên nền ẩm

m3/h

q*vdx

Lưu lượng thể tích khí xả pha loãng trên nền ẩm

m3/h

Wt

Hệ số trọng lượng

1

Wte

Hệ số trọng lượng hiệu dụng

1

4.2 Ký hiệu và chữ viết tắt cho các thành phần hoá học

  CO

CO2

Cacbon monoxit

Cacbon dioxit

HC Hydrocarbon
NOx

O2

Nitơ oxit

Oxy

PT Bụi hạt
SO2 Sunfua dioxit.
4.3 Chữ viết tắt  
  CCAI Chỉ số thơm tính toán của cacbon
  CFPP Điểm tắt của bộ lọc nguội
  CFV Venturi lưu lượng tới hạn
  CNG Khí nén thiên nhiên
  CVS Lấy mẫu thể tích không đổi
  DPT Bộ chuyển đổi áp lực chênh
  EGA Bộ (máy) phân tích khí xả
  EOPL Độ dài đường quang hiệu dụng
  FBP Điểm sôi cuối
  IBP Điểm sôi ban đầu
  LHV Năng suất toả nhiệt giới hạn dưới
  LPG Khí dầu mỏ hoá lỏng
  MON Số Octan của động cơ
  PDP Bơm pittông
  RME este metyl hạt cải dầu
  RON  Số Octan nghiên cứu.

5 Báo cáo thử phát thải

5.1 Giới thiệu

Báo cáo thử được giới thiệu bao gồm 11 tờ dữ liệu (xem phụ lục A) chứa đựng tất cả các thông tin thích hợp về dạng thử một cách rất cô đọng. Báo cáo thử là tài liệu đơn lẻ có thể dễ dàng được lập thành “phai” để khi người có thẩm quyền, khách hàng và nhà sản xuất động cơ xem xét lại các kết quả thử. Báo cáo thử hợp nhất các kết quả thử cuối cùng và thông tin cần thiết để truy tìm lại kết quả cuối cùng theo các giá trị được đo ban đầu, cũng như thông tin về động cơ thử, thiết bị của phòng thử và nhiên liệu thử. Mẫu báo cáo có thể áp dụng được cho tất cả các chu trình thử và nhiên liệu thử.

5.2 Thông tin chung

Bảng A.1 bao gồm các thông tin chủ yếu cho phê duyệt động cơ như ký hiệu của động cơ, ứng dụng của động cơ, chu trình thử và nhận dạng phép thử. Các kết quả thử phát thải có thể được liệt kê cho năm chu trình thử khác nhau, nếu có thể. Các khí thải và bụi thải phải được biểu thị bằng gam trên kilôoat giờ. Nếu dùng các đơn vị khác thì chúng phải được giới thiệu trong phạm vi áp dụng. Các kết quả thử khói phải được liệt kê cho chu trình thử khói thích hợp với ứng dụng đã được chỉ định. Các giá trị của khói phải được biểu thị theo mét. Chỉ cho phép có ngoại lệ nếu các bộ điều chỉnh yêu cầu các đơn vị khác.

5.3 Thông tin về động cơ

Bảng A.2 bao gồm các đặc điểm cơ bản của động cơ được thử. Thông tin này đủ để xác lập ra một động cơ có cùng cách thức, phát thải cho thử xác nhận. Nếu cơ quan có thẩm quyền hoặc khách hàng yêu cầu nhiều thông tin hơn thì yêu cầu này có thể được viết thành phụ lục vào báo cáo thử. Bảng A.3 và A.4 chứa các thông tin khác để nhận biết các đặc điểm của họ động cơ và nhóm động cơ. Các đặc điểm này được rút ra từ TCVN 6852-7 : 2001 đối với họ động cơ và TCVN 6952-8 : 2001 đối với nhóm động cơ. Nếu khái niệm họ động cơ hoặc nhóm động cơ không áp dụng cho động cơ được thử thì không cần dùng đến bảng A.3 hoặc A.4.

5.4 Các dữ liệu về môi trường xung quanh và thử động cơ

Phần trên của bảng A.5 bao gồm các dữ liệu có liên quan của môi trường xung quanh và dữ liệu thử động cơ có liên quan của động cơ được quy định trong TCVN 6852-1 : 2001. Trong phần lớn các trường hợp, công suất cơ khí của trục sẽ được dùng để tính toán các kết quả cuối cùng. Nếu sử dụng các loại công suất khác, ví dụ công suất điện, công suất nhiệt hoặc công suất tổng thì việc sử dụng này phải được chỉ định. Lưu lượng nhiên liệu, lưu lượng không khí và lưu lượng khí thải có thể được biểu thị bằng lưu lượng thể tích hoặc lưu lượng khối lượng và đơn vị được dùng phải được ghi vào. Các giá trị đo phải được ghi lại cho mỗi chế độ riêng biệt (tối đa đến 11), và giá trị của chu trình phải được tính toán đối với công suất và được ghi lại trong cột “∑( C ) x Wfe”, ở đây ( C ) là chữ viết tắt của thành phần được xem xét. Số các chế độ được dùng phải phù hợp với TCVN 6852-4 : 2001.

5.5 Các dữ liệu về khí thải

Phần trên của bảng 6 bao gồm các nồng độ đo được (hoặc tính toán được đối với SO2) ban đầu của khí thải trong khí xả chưa pha loãng hoặc đã pha loãng đối với mỗi chế độ riêng biệt. Phải sử dụng số các chế độ phù hợp với điều 8 của TCVN 6852-4 : 2001. Cách đo (ướt hoặc khô) phải được chỉ ra trong cột thứ hai. Trong trường hợp đo có pha loãng, phải ghi lại nồng độ nền (trung bình) vào cột B. Khối thứ hai bao gồm một số hệ số hiệu chỉnh hoặc tính toán mà các trị số của chúng chỉ được ghi lại nếu thích hợp. Khối thứ ba bao gồm chế độ và các lưu lượng khối lượng trung bình của chu trình (∑ (C) ì Wfe) được hiệu chỉnh đối với độ ẩm (chỉ NOx) và các điều kiện ướt, ở đây (C) là chữ viết tắt của thành phần được xem xét. Các lưu lượng khối lượng là cơ sở cho tính toán các đơn vị khác như gam trên kilooat giờ hoặc gam trên mét khối.

5.6 Các dữ liệu về bụi thải

Phần trên của bảng A.7 bao gồm ba khối các giá trị đo cần cho tính toán các bụi thải đối với mỗi chế độ riêng biệt. Nếu sử dụng phương pháp bộ lọc đơn, phải điền các giá trị tương ứng vào cột “tổng” (∑). Phải dùng số các chế độ phù hợp với điều 8 của TCVN 6852- 4 : 2001. Phải chỉ định việc sử dụng hệ thống pha loãng một phần dòng hoặc toàn dòng. Đối với lưu lượng của ống pha loãng, lưu lượng khí xả pha loãng tương đương trên nền ướt (q*mdx hoặc vdx) hoặc lưu lượng khí xả pha loãng trên nền ướt (q*mdx hoặc vdx) phải được báo cáo tuỳ theo hệ thống sử dụng. Không cần đến một số giá trị (ví dụ tỷ lệ pha loãng) đối với một số hệ thống. Khối lượng bụi thải tương đương với tổng các khối lượng của cả hai bộ lọc nếu được cân riêng biệt nhau. Nếu khối lượng bụi thải được hiệu chỉnh theo nền thì “b” phải được khoanh tròn lại. Lưu lượng khối lượng phải được báo cáo khi không hiệu chỉnh và hiệu chỉnh theo độ ẩm đối với mỗi chế độ riêng biệt và đối với giá trị trung bình của chu trình (∑ (C) x Wfe), ở đây (C) là chữ viết tắt của thành phần được xem xét. Việc báo cáo các giá trị của khói trong chu trình thử phát thải là không bắt buộc. Đơn vị của giá trị đo khói phụ thuộc vào hệ thống được sử dụng. Để tính toán nồng độ của muội than từ giá trị của khói phải báo cáo hàm tương quan được sử dụng.

5.7 Các dữ liệu thử của khói

Bảng A.8 bao gồm các giá trị đo của chu trình khói. Các dữ liệu về môi trường phải được báo cáo cho mỗi lần chạy thử để xác định xem liệu các giá trị của khói có được hiệu chỉnh hay không. Nếu thích hợp, phải áp dụng việc hiệu chỉnh mật độ môi trường xung quanh nhưng các giá trị không hiệu chỉnh của khói cũng phải được báo cáo. Các giá trị trung bình và sự chênh lệnh lớn nhất giữa các lần chạy thử phải được báo cáo khi có yêu cầu theo bảng A.8. Do áp dụng các chu trình khói khác nhau cho các ứng dụng khác nhau của động cơ nên các giá trị của khói phải được báo cáo trong các dòng thích hợp. Đối với thử nghiệm có tải chuyển tiếp (ứng dụng C1) các giá trị của khói Sp3, Sp6 và Sp9 phải được báo cáo trong các cột chạy lần 1, chạy lần 2 và chạy lần 3 tương ứng.

5.8 Thông tin về phòng thử

Các bảng A.9 và A.10 bao gồm các thông tin về phòng thử và thiết bị đo. Không đưa vào tất cả các thông tin về phòng thử và thiết bị đo. Không đưa vào tất cả các thông tin trong TCVN 6852-1 : 2001 và TCVN 6852 -2 : 2001 nhưng cần điền đầy tất cả các dữ liệu thích hợp có ích cho thử xác nhận và so sánh giữa các phòng thử nghiệm. Đối với các máy phân tích, tất cả các phạm vi đo sử dụng phải được báo cáo và sai lệch phải có giá trị lớn nhất. Phải ghi vào báo cáo các đường hiệu chuẩn, các kết quả kiểm tra chuyển đổi, các hệ số đáp ứng của hydrocarbon và các kết quả có sự cản trở. Các giá trị của các bộ chuyển đổi áp suất khác nhau, các bộ cảm biến nhiệt độ và cảm biến độ ẩm phải được báo cáo trong bảng A.10. Kiểu hệ thống pha loãng, ví dụ như POP, CFV phải là đẳng động học, ống venturi kép hoặc EGA v.v… Các điều kiện của buồng cân có thể được báo cáo theo các giá trị trung bình hoặc phạm vi của toàn chu trình.

5.9 Đặc tính nhiên liệu

Bảng A.11 bao gồm tất cả các tính chất của nhiên liệu đã liệt kê trong TCVN 6852-5 : 2001. Phải chỉ định loại nhiên liệu và phải báo cáo các giá trị của nhiên liệu này. Để dễ dàng cho sử dụng tờ dữ liệu này, các tính chất của các nhiên liệu khác nhau có các thuộc tính tương tự (ví dụ chất lượng cháy. Số xêtan đối với diezen, RON đối với xăng) được tổ hợp lại thành các khối.

 

Phụ lục A

(quy định)

Các bảng cho báo cáo thử nghiệm phát thải

Bảng A.1 – Báo cáo thử phát thải theo TCVN 6852 – Thông tin chung

Động cơ Nhà sản xuất
Kiểu (mẫu)
Họ:
Công suất danh nghĩa
Tốc độ danh nghĩa
Số seri
ứng dụng a Khách hàng
Lắp đặt cuối cùng
Các kết quả thử phát thải
Chu trình          

Đơn vị

Nox          

g/kWhb

HC          

g/kWhb

CO          

g/kWhb

SO2          

g/kWhb

PT          

g/kWhb

Chu trình khói          

Đỉnh (SP)d          

m-1 c

Giảm tốc (SL)d          

m-1 c

Chế độ ổn định (SS)d          

m-1 c

Nhận biết phép thử Ngày / giờ :
Thử ở hiện trường / trên băng :
Số thử :
Công ty thử nghiệm  
Ngày báo cáo  
Địa điểm thử  
Lãnh đạo thử nghiệm  
Chữ ký  
Chú thích

a Nếu thích hợp hoặc nếu đã biết.

b Đơn vị khác g/kWh được chỉ ra.

c Đơn vị khác m -1 được chỉ ra.

d Được chỉ định theo yêu cầu của chu trình khói thích hợp.

Bảng A.2 – Báo cáo thử phát thải theo TCVN 6852 – Thông tin về cơ động thử

Nhà sản xuất  
Kiểu (mẫu) động cơ  
Nhận biết (ký hiệu) họ:  
Số loạt (sêri)  
Tốc độ danh nghĩa

Ph -1

Công suất danh nghĩa

kW

Tốc độ trung gian

ph -1

Momen xoắn lớn nhất ở tốc độ trung gian

Nm

Tốc độ không tải thấp

ph -1

Tốc độ không tải cao

ph -1

Điều chỉnh tĩnh thời điểm phun/ đánh lửa

“BTDC” (Trước điểm chết trên)

Bộ điều chỉnh thời điểm phun/ đánh lửa

không có

Đường kính lỗ xy lanh

mm

Hành trình pittông

mm

Dung tích làm việc của mỗi xylanh

cm3

Số xylanh và sự bố trí của xylanh

Thiết bị phụ (xem ISO 6852-1 : 2001, phụ lục B)

Độ giảm áp lớn nhất đường hút (nạp)

kPa

áp suất ngược lớn nhất của khí xả

kPa

Điều chỉnh đặt bộ làm mát trung gian a)

K

Đặc điểm nhiệt độ của môi trường làm mát

K

Đặc điểm nhiệt độ của nhiên liệu

K

Dầu bôi trơn

a Nếu áp dụng.  

Bảng A.3 – Báo cáo thử phát thải theo TCVN 6852 – Thông tin về họ động cơ

Chú thích – Nếu áp dụng, xem TCVN 6852 7 : 2001, điều 5.

Nhà sản xuất  
Nhận biết (ký hiệu) họ:  
Chu trình cháy  
Môi trường làm mát  
Dung tích làm việc của mỗi xylanh

cm3

Số xylanh và sự bố trí của xylanh  
Phương pháp hút không khí  
Loại nhiên liệu  
Kiểu buồng cháy  
Van (xup áp) và cấu hình lỗ van

Kích cỡ (thước) và số lượng

Đầu xylanh

Thành xylanh

Hộp cate (trục khuỷu)

 
Kiểu hệ thống nhiên liệu  
Các đặc điểm khác  
– Sự tái tuần hoàn của khí xả không có
– Sự phun nước/emun xi không có
– Sự thổi không khí không có
– Hệ thống làm mát đường nạp không có
– Sự xử lý tiếp khí xả không có (kiểu…)
– Nhiên liệu kép không có
– Kiểu đánh lửa  

Bảng A.4 – Báo cáo thử phát thải theo TCVN 6852 – Thông tin về nhóm động cơ

Chú thích – Nếu áp dụng, xem TCVN 6852-8 : 2001.

Nhà sản xuất  
Nhận biết (ký hiệu) nhóm:  
Đường kính lỗ xylanh

Hành trình pittông

mm

mm

Phương pháp thổi nạp (tăng áp)

Hệ thống làm mát không khí nạp

Công suất thiết kế lớn nhất cho mỗi xylanh ở tốc độ lớn nhất được thiết kế.

kW

Phạm vi điều chỉnh thời điểm phun

“BTDC”

(Trước điểm chết trên)

Phạm vi cung cấp nhiên liệu

mg/phun

 


Bảng A.5 – Báo cáo thử phát thải theo TCVN 6852 – Dữ liệu thử về môi trường và động cơ

Động cơ T……………………………………………………………………………………. Địa điểm thử………………………………………………

Tốc độ danh nghĩa………………. ……………………..  ph-1                               Số thử nghiệm……………………………………………

Tốc độ trung gian………………………………………… ph-1                                Chu trình thử ……………………………………………..

Bình luận……………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………

Chế độ

1

2

 

11

S x Wfea

Thời gian bắt đầu mỗi chế độ  

Dữ liệu về môi trường

Áp suất khí áp kế kPa

       

X X X X X X

Nhiệt độ không khí nạp K        

X X X X X X

Độ ẩm không khí nạp g/kg        

X X X X X X

Chỉ số khí quyển —        

X X X X X X

Dữ liệu về động cơ

Tốc độ ph -1

       

X X XX X X

Công suất phụ c kW        

Công suất đặt kW        

X X X X X X

Công suất kW        

X X X X X X

Tiêu thu nhiên liệu riêng g/kWh        

X X X X X X

Lưu lượng nhiên liệu d        

X X X X X X

Luu lượng không khí d        

X XX X X X

Lưu lượng khí xả d        

X X X X X X

Nhiệt độ nhiên liệu K        

X X X X X X

Nhiệt độ chất làm mát K        

X X X X X X

Nhiệt độ khí xả K        

X X X X X X

Không khí được làm mát trung gian K        

X X X X X X

Nhiệt độ dầu bôi trơn K        

X X X X X X

Độ giảm áp đường nạp kPa        

X X X X X X

Áp lực ngược của khí xả kPa        

X X X X X X

a Nếu áp dụng (thích hợp).

b Nếu áp dụng giá trị tính toán được dùng theo TCVN 6852-1 (ISO 8178-1 : 1996), 5.3

c Loại công suất khác công suất cơ khí (điện, nhiệt, tổng) được chỉ định, chưa hiệu chỉnh,

d Các đơn vị được chỉ định.

   

Bảng A.6- Báo cáo thử phát thải theo TCVN 6852 – Dữ liệu thử về khí thải

Động cơ…………….. Chưa pha loãng………………. Pha loãng                     Địa điểm thử………………………………………

Tốc độ danh nghĩa………………………………………. ph-1                               Số thử nghiệm…………………………………….

Tốc độ trung gian……………………………………….. ph-1                                                                Chu trình thử……………………………………….

Chế độ

1

2

11

Bb

Thời gian bắt đầu mỗi chế độ          
Nồng độ NOx

ppm

         
Nồng độ HC (C1)

ppm

         
Nồng độ CO

ppm

         
Nồng độ NO2

%c

         
Nồng độ O2

%c

         
Hệ số hiệu chỉnh độ ẩm NOx, Kh

       

X X X X X

Hệ số nhiên liệu riêng F2

b

       

X X X X X

Hệ số điều chỉnh khô/ướtKw

b

       

X X X X X

Hệ số pha loãng D

b

       

X X X X X

       

S x Wfe

Lưu lượng khối lượng NOx d

g/h

         
Lưu lượng khối lượng NOe

g/h

         
Lưu lượng khối lượng HC

g/h

         
Lưu lượng khối lượng CO

g/h

       

X X X X X X

Lưu lượng khối lượng SO2f

g/h

       

X X X X X X

Lưu lượng khối lượng CO2e

g/h

       

X X X X X X

a (Ướt) hoặc (khô) được chỉ định.

b Nếu áp dụng; B = nền.

c Được hiệu chỉnh cho độ ẩm (Kh) và điều kiện ướt (Kw).

e Được hiệu chỉnh cho điều kiện ướt (Kw).

f Được tính toán.

   

Bảng A.7 – Báo cáo thử phát thải theo TCVN 6852 – Dữ liệu thử về bụi thải

Động cơ……….. Lưu lượng một phần / toàn dòng………………..                    Địa điểm thử……………………………………..

Tốc độ danh nghĩa…………………………………………… ph 1                           Số thử nghiệm……………………………………

Tốc độ trung gian…………………………………………….. ph 1                           Chu trình thử……………………….. ………….

Bình luận………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Chế độ

1

2

 

11

Sa

Thời gian bắt đầu mỗi chế độ          
Thời gian lấy mẫu s        

X X X X X X

Hiệu quả Wfb        

X X X X X X

Lưu lượng ống pha loãng c d        

b

Lưu lượng không khí pha loãng a d        

b

Tỷ lệ pha loãng a        

X X X X X X

Nhiệt độ không khí pha loãng K        

X X X X X X

Nhiệt độ khí xả ở đầu dò lấy mẫu a K        

X X X X X X

Nhiệt độ ống pha loãng K        

X X X X X X

Nhiệt độ mặt bộ lọc K        

X X X X X X

Tốc độ mặt bộ lọc cm/s        

Độ giảm áp suất của bộ lọc kPa        

b

Khối lượng bụi thải be mg        

b

Khối lượng mẫu kg        

b

Nồng độ bụi thải (hạt) d        

b

Hệ số hiệu chỉnh độ ẩm của bụi thải        

b

S x Wfe

Lưu lượng khối lượng của bụi thải g/h        

Lưu lượng khối lượng của bụi thải f g/h        

Khói d        

X X X X X X

Hệ số hấp thụ ánh sáng 1/m        

X X X X X X

a Nếu áp dụng.

b Được điền đày vào, nếu sử dụng

 

phương pháp bộ lọc.

 

c q*mdx/q*vdx hoặc qmdx/ qvdx.

d Các đơn vị được chỉ định.

     
e Khoanh tròn, nếu nền được hiệu chỉnh.

f Được hiệu chỉnh cho độ ẩm.

     

 


Bảng A.8 – Báo cáo thử phát thải theo TCVN 6852 – Dữ liệu thử khói

Động cơ………………………………………………………………………

Địa điểm thử…………………………………………………………………

Tốc độ danh nghĩa…………………………………………… ph 1

Tốc độ trung gian…………………………………………….. ph 1

Chu trình thử……………………………………………………

Tốc độ danh nghĩa…………………………………. ph 1

Số thử nghiệm……………………………..

Bình luận …………………………………………………………………………………………………

Lần chạy thử

1

2

3

4a

5a

Chênh lệch

Trung bình

Dữ liệu về môi trường

Áp suất khí áp kế

   
kPa          

….

….

Nhiệt độ không khí nạp K          

….

….

Độ ẩm không nạp g/kg          

….

….

Hệ số hiệu chỉnh khói          

….

….

Hệ số khí quyển          

….

….

Thử gia tốc tự do b

Thời gian chạy không tải

 

s

 
         

….

 
Thử gia tốc tự do s          

….

 
Giá trị đỉnh của khói Sp c          

 
Được hiệu chỉnh Spd c          

 
Thử nghiệm có tải chuyển tiếp b

Thời gian chạy không tải

 

s

 
         

….

Thời gian gia tốc s          

….

Độ tuyến tính của tốc độ động cơ ph-1          

….

Thời gian ổn định ở tốc độ danh nghĩa s          

….

Thời gian chạy ở tốc độ danh nghĩa s          

….

Thời gian chạy ở tốc độ thấp (lug down) s          

….

Thời gian trở về không tải s          

….

Giá trị đỉnh của khói Spe c          

Được hiệu chỉnh Spd c          

Giá trị ở tốc độ thấp của khói SL c          

Được hiệu chỉnh SLd c          

Bước tải của động cơ f

Giá trị của khói ở chế độ ổn định SS

 

c

         

Được hiệu chỉnh Ssd            

Giá trị đỉnh của khói Sp c          

Được hiệu chỉnh Spd c          

Thử nghiệm chuyển tiếp có tải g

Thời gian gia tốc

 

s

         

Giá trị đỉnh của khói Sp c c          

Được hiệu chỉnh Spd c          

a Nếu tiêu chuẩn đánh giá yêu cầu.

b Các phương tiện dùng động cơ diezen công suất lớn không chạy trên đường (offroad) và thiết bị công nghiệp không chạy trên đường (các ứng dụng C1 của TCVN 6852- 4 : 2001)

c Các đơn vị được chỉ định

d Nếu áp dụng, được hiệu chỉnh theo mật độ môi trường (xem TCVN 6852-9 : 2002)

e Sp3, Sp6, Sp9, tương ứng với các lần chạy thử 1, 2 và 3

f Các động cơ có tốc độ không đổi không chạy trên đường (các ứng dụng D2,G1 và G2 của TCVN 6852-4 : 2001)

g Các động cơ đẩy tàu thuỷ, đầu kéo trên đường sắt (các ứng dụng E1, E2, E3, E5 và F của TCVN 6852-4 : 2001).

Bảng A.9 – Báo cáo thử thải theo TCVN 6852 – Thông tin về phòng thử

Động cơ……………………………………… Địa điểm thử …………………………..
  Ngày thử…………………………..
  Số thử nghiệm…………………………..

 

Ống xả

Đường kính

Chiều dài

Chiều dài cách ly

mm

m

m

   
 

Nhà sản xuất

Mẫu

Phạm vi đo

Ngày hiệu chuẩn

Sai lệnh a

Máy phân tích NOxb

ppm

%

Máy phân tích HCb

ppm

%

Máy phân tích COb

ppm

%

Máy phân tích CO2b

%

%

Máy phân tích O2b

%

%

 

Sai lệch C

Tốc độ

%

Momen xoắn

Nm

%

Lưu lượng không khí d

%

Lưu lượng khí xả d

%

Lưu lượng CVS d

%

Kiểm tra propan

xxxxxxxx

xxxxxxxx

xxxxxxxx

%

Lưu lượng không khí pha loãng d

%

Lưu lượng khí xả pha loãng d

%

Lưu lượng mẫu PTd

%

Khói d

%

Kiểu

Một phần/toàn dòng

Bố trí

Nhiệt độ làm việc

EOPL

e

e

K

mm

Hệ thống pha loãng

Một phần/ toàn dòng

Đường kính ống pha loãng

Chiều dài hoà trộn

Kiểu

Bộ trao đổi nhiệt

mm

mm

Có/không

Ống pha loãng phụ

Đường kính

Thời gian cư trú

Khoảng cách giá đỡ bộ lọc

mm

s

mm

Ống chuyển

Chiều dài

đường kính

 

mm

mm

Ống chuyển PT

mm

mm

Bộ lọc bụi thải

Nhà sản xuất

Kiểu

Đường kính

Đường kính nhuộm màu

 
 

mm

mm

 
Buồng cân

Nhiệt độ

Độ ẩm tương đối

Độ ẩm tuyệt đối

 
 

K

%

g/kg

 
a Sai lệnh lớn nhất về độ tuyến tính xem TCVN 6852-1 :2001, 8.5.6.

b Xem TCVN 6852-1 : 2001, 7.4.

c Sai lệch đo được, xem TCVN 6852-1 : 2001, bảng 2 và 3.

d Đơn vị được chỉ định.

e Kiểu: kiểu bộ lọc hoặc khói kế; Bố trí: trong đường xả hoặc cách đầu cuối ống xả.

Bảng A.10 – Báo cáo thử phát thải theo TCVN 6852 Thông tin về phòng thử (nhiệt độ và áp suất)

Động cơ……………………………………… Địa điểm thử …………………………..
  Ngày thử…………………………..
  Số thử nghiệm…………………………..

 

 

Nhà sản xuất

Mẫu

Phạm vi đo

Ngày hiệu chuẩn

Sai lệch a

Nhiệt độ

K

K

Chất làm mát

K

K

Dầu bôi trơn

K

K

Khí xả

K

K

Không khí nạp

K

K

Không khí được làm mát trung gian

K

K

Nhiên liệu

K

K

Không khí pha loãng

K

K

Ống pha loãng

K

K

Giá đỡ bộ lọc

K

K

Ống chuyển

K

K

Ống chuyển PT

K

K

Khí xả pha loãng

K

K

Buồng cân

K

K

Áp suất

kPa

%

Khí xả

kPa

%

Ống hút

kPa

%

Khí áp kế

kPa

%

Cường hoá b

kPa

%

DPT b

kPa

%

Khí xả pha loãng

kPa

%

Bộ lọc bụi thải

kPa

%

Áp suất hơi không khí nạp

kPa

%

Áp suất hơi không khí pha loãng

kPa

%

Độ ẩm

%

%

Không khí nạp

%

%

Không khí pha loãng

%

%

Buồng cân

%

%

g/kg

g/kg

a Sai lệch đo, xem TCVN 6852-1 : 2001, bảng 2 và bảng 3.

b Nếu áp dụng.

Bảng A.11 – Báo cáo thử phát thải theo TCVN 8652 – Đặc tính nhiên liệu

Động cơ ……………………………….. Địa điểm thử ………………………………..
  Ngày thử ………………………………..
  Số thử nghiệm ………………………………..
Loại nhiên liệu Xăng …………….. Diesel ……………….. Dầu nặng. …………. CNG…. ……………..
LPG …………….. RME……. Methanol. …………….. Khác……………..

 

Tính chất

Đơn vị

Phương pháp a

Kết quả

Tính chất

Đơn vị

Phương pháp a

Kết quả

Mật độ

kg/l

ISO 3675

Hàm lượng sunfua

% khối lượng

ISO 4260

ISO 8751

 
Điểm mây (vẩn đục)

oC

ISO 3015

Hàm lượng chì

g/l

ISO 3830

 
Điểm rót

oC

ISO 3016

Hàm lượng nước

% khối lượng

ISO 3733

 
Điểm bốc cháy

oC

ISO 2719

Hàm lượng tro

% khối lượng

ISO 6245

 
XCEPP

oC

EN 116

Cặn cacbon

% khối lượng

ISO 6615

 
Độ nhớt

mm2/s

ISO 3104

Căn lắng

% khối lượng

ISO 3735

 
Prv

KPa

ISO 3007

Có gôm (có keo)

mg/ml

ISO 6246

 
Chưng cất

oC

ISO 3405

xxx

Ổn định oxy hoá

Phút

ISO7536

 
IBP

oC

Ăn mòn đồng

ISO 2160

 
10% thể tích

oC

Bão hoà oxy

% thể tích

 
50% thể tích

oC

Nhôm/silicon

mg/kg

ISO 10478

 
90% thể tích

oC

Va na đi

mg/kg

ISO 8691

 
FBP

oC

Phân tích nguyên tố

xxx
Cặn

% thể tích

Cacbon

% khối lượng

 
ở 70oC

% thể tích

Hyđrô

% khối lượng

 
ở 100oC

% thể tích

Nitơ

% khối lượng

 
ở 180oC

% thể tích

oxy

% khối lượng

 
ở 250oC

% thể tích

LHV

MJ/kg

 
ở 350oC

% thể tích

Mrtan

% mal

 
Xêtan No

ISO 5165

Etan

% mol

 
Chỉ số xetan

ISO 4264

Prpan

% mol

 
Xcal

ISO 8217

Butan

% mol

 
Ron

ISO 5164

Pentan

% mol

 
Mon

ISO 5163

Hexan

% mol

 
Độ nhạy

ISO 5164

ISO 5163

Etylen

% mol

 
Hydrocarbon

ISO 3837

Propylen

% mol

 
Olefin

% thể tích

Metanol

% khối lượng

 
Chất thơm

% thể tích

Chỉ số axít

mg/g

ISO 660

 
Parafin

% thể tích

Glyxêrde

% thể tích

 
Benzen

% thể tích

EN 238

Glyxerin tổng

% thể tích

 

a Cần chỉ định phương pháp khác với phương pháp liệt kê ở đây.

 

THƯ MỤC

[1] TCVN 6127 : 1996 (ISO 660 : 1996) Chất béo và chất dầu thực vật động vật – Xác định trị số axít và tính axít.

[2] ISO 2160 : 1998 Petroleum products – Conosiveness to copper – Copper trips test. (Sản phẩm dầu mỏ – Sự ăn mòn đồng – Thử dải (mảnh) đồng).

[3] ISO 2719 – 2) Determination of flash point – Pensky-Martens closed cup method. (Xác định điểm bốc cháy – Phương pháp chén kín Pensky – Martens).

[4] ISO 3007 : 1999 Petroleum products and crude petroleum – Determiantion of vapour – Reid method. (Sản phẩm dầu mỏ và dầu thô – Xác định áp suất hơi – Phương pháp Reid).

[5] ISO 3015 : 1992 Petroleum products – Determiantion of cloud point. (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định điểm mây (vẩn đục).

[6] ISO 3016 : 1994 Petroleum products – Determiantion of pour point. (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định điểm rót).

[7] ISO 3104 : 1994 Petroleum products – Transparent and opaque liquids – Determination of kinematic viscosity and calculation of dynamic viscosity. (Sản phẩm dầu mỏ – Chất lỏng trong suốt và không trong suốt – Xác định độ nhớt động học và tính toán độ nhớt động lực học).

[8] ISO 3405 : 2000 Petroleum products – Determination of distillation characteristics at atmospheric. (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định đặc tính chưng cất ở áp suất khí quyển).

[9] ISO 3675 : 1998 Crude petroleum and liquid petroleum products – Laboratory determination of density – Hydrometer method. (Dầu mỏ thô và sản phẩm dầu mỏ lỏng – Xác định mật độ (tỷ trọng) – Phương pháp tỷ trọng kế).

[10] TCVN 2692 : 1995 (ISO 3733 : 1999) Sản phẩm dầu mỏ và vật liệu bitum – Xác định hàm lượng nước – Phương pháp chưng cất.

[11] ISO 3735 : 1999 Crude petroleum and fuel oils – Determination of sediment – Extracton method. (Dầu mỏ thô và dầu nhiên liệu – Xác định cặn – Phương pháp chiết tách).

[12] ISO 3830 : 1993 Petroleum products – Determination of lead content of gasoline – lodine monochlorde method. (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định hàm lượng chì của gazolin (xăng) – Phương pháp iốt monoclorua).

[13] ISO 3837 : 1993 Liquid petroleum products – Determination of hydrocarbon types – Fluorescent indreator adsorption method. (Sản phẩm dầu mỏ lỏng – Xác định loại hydrocarbon – Phương pháp hấp thụ chất chỉ thị huỳnh quang).

[14] TCVN 6021 : 1995 (ISO 4260 : 1987) Sản phẩm dầu mỏ và hydrocarbon – Xác định hàm lượng lưu huỳnh – Phương pháp đốt Wickbold.

[15] ISO 4264 : 1995 Petroleum products – Calculation of cetane index of middle-distillate fuels by the fourvariable equation. (Sản phẩm dầu mỏ – Tính toán chỉ số xetan của nhiên liệu chưng cất trung bình bằng phương trình bốn biến số).

[16] ISO 5163 : 1990 Motor and aviation-ty[e fuels – Determination of knock characteristics – Motor method. (Động cơ và nhiên liệu máy bay – Xác định đặc tính kích nổ – Phương pháp động cơ).

[17] ISO 5164 : 1990 Motor fuels – Determination of knock characteristics – Research method. (Nhiên liệu động cơ – Xác định đặc tính kích nổ – Phương pháp nghiên cứu).

[18] ISO 5165 : 1998 Petroleum products – Determination of the ignition quality of diesel fuels – Cetane engine method. ( Sản phẩm dầu mỏ – Xác định chất lượng đánh lửa của nhiên liệu diezen – Phương pháp xetan của động cơ).

[19] TCVN 2690 : 1995 (ISO 6245) -3) Sản phẩm dầu mỏ – Xác định tro.

[20] ISO 6246 : 1995 Petroleum products – Gum content of light and middle distillate fuels – Jet evaporation method. (Sản phẩm dầu mỏ – Hàm lượng gôm (keo) của nhiên liệu chưng cất nhẹ và trung bình – Phương pháp hơi phun).

[21] ISO 6615 : 1993 Petroleum products – Determination of carbon residue – Conradson method. (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định cặn cacbon – Phương pháp conradson).

[22] ISO 7536 : 1994 Petroleum products – Determination of oxidarion stabillty of gasoline – Induction period method. (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định sự ổn định oxy hoá của xăng – Phương pháp thời gian cảm ứng).

[23] ISO 8217 : 1996 Petroleum products – Fuels (class F) – Specifications of marine fuels. (Sản phẩm dầu mỏ – Nhiên liệu (cấp F) – Đặc tính của nhiên liệu tầu thuỷ).

[24] ISO 8691 : 1994 Petroleum products – Low levels of vanadium in liquid fuels – Determination by flameless atomic absorption spectrometry after ashing. (Sản phẩm dầu mỏ – Mức vanađi thấp trong nhiên liệu lỏng – Xác định bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa sau khi đốt thành tro).

[25] ISO 8754 : 1992 Petroleum products – Determination of sullur content – Energy-dispersive X-ray fluorescence method. (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định hàm lượng lưu huỳnh – Phương pháp huỳnh quang tia X năng lượng phân tán).

[26] ISO 10478 : 1994 Petroleum products – Determination of aluminium and silicon in fuel oild – Inductively coupled plasma emission and atomic absorption spectroscopy methods . (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định nhôm và silicon trong dầu nhiên liệu – Phương pháp phát plasma cảm ứng và quang phổ hấp thụ nguyên tử ).

[27] EN 116 : 1997 Diesel and domestic heating fuels – Determination of cold filter plugging point. (Nhiên liệu diezen và sưởi trong nhà – Xác định điểm làm tắc bộ lọc nguội).

[28] EN 238 : 1996 Liquid petroleum products – Petrol – fDetermination of the benzene content by infrared spectrometry. (Sản phẩm dầu mỏ lỏng – Xăng – Xác định hàm lượng benzen bằng trắc phổ hồng ngoại).



1) Sẽ xuất bản.

2) Đã xuất bản (soát xét ISO 2719 :1988).

3) Đã xuất bản (soát xét ISO 6245 : 1993).

  • Lưu trữ
  • Ghi chú 
  • Ý kiến
  • Facebook
  • Email
  • In
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6852-6:2002 (ISO 8178 – 6 : 2000) VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PIT TÔNG – ĐO SỰ PHÁT THẢI – PHẦN 6: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐO VÀ THỬ
Số, ký hiệu văn bản TCVN6852-6:2002 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản