TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6874-1:2013 (ISO 11114-1:2012) VỀ CHAI CHỨA KHÍ – TÍNH TƯƠNG THÍCH CỦA VẬT LIỆU LÀM CHAI VÀ LÀM VAN VỚI KHÍ CHỨA – PHẦN 1: VẬT LIỆU KIM LOẠI

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 31/12/2013

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6874-1:2013

ISO 11114-1:2012

CHAI CHỨA KHÍ – TÍNH TƯƠNG THÍCH CỦA VẬT LIỆU LÀM CHAI VÀ LÀM VAN VỚI KHÍ CHỨA – PHẦN 1: VẬT LIỆU KIM LOẠI

Gas cylinders – Compatibility of cylinder and valve materials with gas contents – Part 1: Metallic materials

Lời nói đầu

TCVN 6874-1:2013 thay thế TCVN 6874-1:2001 (ISO 11114-1:1999).

TCVN 6874-1:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 11114-1:2012.

TCVN 6874-1:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC58 Chai chứa khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 6874 (ISO 11114) Chai chứa khí – Tính tương thích của vật liệu làm chai và làm van với khí chứa bao gồm các phần sau:

– Phần 1: Vật liệu kim loại;

– Phần 2: Vật liệu phi kim loại;

– Phần 3: Thử độ tự bốc cháy đối với vật liệu phi kim loại trong môi trường oxy;

– Phần 4: Phương pháp thử để lựa chọn vật liệu kim loại chịu được sự giòn do hydro.

 

CHAI CHỨA KHÍ – TÍNH TƯƠNG THÍCH CỦA VẬT LIỆU LÀM CHAI VÀ LÀM VAN VỚI KHÍ CHỨA – PHẦN 1: VẬT LIỆU KIM LOẠI

Gas cylinders – Compatibility of cylinder and valve materials with gas contents – Part 1: Metallic materials

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu về sự lựa chọn sự phối hợp trong lĩnh vực an toàn của các vật liệu kim loại làm chai chứa và làm van với khí chứa trong chai.

Các dữ liệu đã cho về tính tương thích có liên quan đến các khí đơn và các hỗn hợp khí.

Các chai chứa khí bằng vật liệu kim loại không hàn, hàn và vật liệu composit và các van của chúng, dùng để chứa khí nén, khí hóa lỏng và khí hòa tan cũng được xem xét.

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này thuật ngữ “chai” ám chỉ các bình chịu áp lực di động, trong đó cũng bao gồm cả các ống và tang (thùng) chịu áp lực.

Tiêu chuẩn này không xem xét đến các khía cạnh như chất lượng của sản phẩm khí được cung cấp.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6550 (ISO 10156), Khí và hỗn hợp khí – Xác định tính cháy và khả năng oxy hóa để chọn đầu ra của van chai chứa khí.

TCVN 6874-2 (ISO 11114-2), Chai chứa khí di động – Xác định tính tương thích của vật liệu làm chai chứa và làm van với khí chứa – Phần 2: Vật liệu phi kim loại.

TCVN 6874-3 (ISO 11114-3), Chai chứa khí – Tính tương thích của vật liệu làm chai và làm van với khí chứa – Phần 3: Thử độ tự bốc cháy đối với vật liệu phi kim loại trong môi trường oxy.

TCVN 7163 (ISO 10297), Chai chứa khí di động- Van chai – Điều kiện kỹ thuật và thử kiểu.

TCVN 7388-1 (ISO 9809-1), Chai chứa khí- Chai chứa khí bằng thép không hàn nạp lại được – Thiết kế, kết cấu và thử nghiệm – Phần 1: Chai chứa khí bằng thép tôi và ram có độ bền kéo nhỏ hơn 1100 MPa.

ISO 11120, Gas cylinders – Refillable seamless steel tubes for compressed gas transport, of water capacity between 150 L and 3000 L – Design construction and testing (Chai chứa khí – Ống thép không hàn nạp lại được dùng để vận chuyển khí nén có dung tích nước từ 150 L đến 3000 L – Thiết kế, cấu tạo và thử nghiệm).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1Người có thẩm quyền (competent person)

Người có hiểu biết kỹ thuật, kinh nghiệm và thẩm quyền cần thiết để đánh giá, chấp thuận các vật liệu để dùng với các loại khí và xác định các điều kiện sử dụng đặc biệt cần thiết.

3.2Chấp nhận (acceptable), A

Việc sử dụng phù hợp giữa vật liệu và loại khí chứa trong chai bảo đảm an toàn trong các điều kiện sử dụng bình thường, với điều kiện là có tính đến các rủi ro về bất cứ tính không tương thích nào đã được chỉ dẫn.

CHÚ THÍCH: Các mức thấp của độ không tinh khiết có thể ảnh hưởng đến sự chấp nhận của một số loại khí đơn hoặc hỗn hợp khí.

3.3. Không chấp nhận (not-acceptalbe), N

Việc sử dụng không phù hợp giữa vật liệu và loại khí chứa trong chai không bảo đảm an toàn trong tất cả các điều kiện sử dụng bình thường.

CHÚ THÍCH: Đối với các hỗn hợp khí, có thể áp dụng các điều kiện đặc biệt (xem 6.2 và Bảng 1).

3.4Khô (dry)

Trạng thái trong đó không có nước tự do ở trong chai trong bất kỳ điều kiện làm việc nào, kể cả ở áp suất làm việc cao nhất và ở nhiệt độ làm việc thấp nhất dự tính.

CHÚ THÍCH: Đối với các khí nén ở áp suất 200 bar và nhiệt độ – 20 oC chẳng hạn, độ ẩm lớn nhất không vượt quá 5 ppmV, để tránh sự ngưng tụ của nước tự do. Đối với các nhiệt độ và áp suất khác, độ ẩm lớn nhất cần thiết để tránh sự ngưng tụ nước sẽ khác đi.

3.5Ẩm (wet)

Trạng thái, trong đó các điều kiện như đã quy định đối với trạng thái (khô) (3.4) không được đáp ứng.

3.6. Hn hp khí (gas mixture)

Hỗn hợp của các khí đơn khác nhau được hòa trộn một cách có tính toán theo các tỷ lệ quy định.

3.7Khí đơn (single gas)

Khí không chứa hàm lượng được thêm vào một cách có tính toán của khí hoặc các khí khác.

4. Vật liệu

4.1. Quy định chung

Tính tương thích của hầu hết các vật liệu được sử dụng để chế tạo các chai chứa khí và van được xác định trong tiêu chuẩn này.

Ngoài ra có thể sử dụng các vật liệu khác không được đề cập trong tiêu chuẩn này nếu như tính tương thích của vật liệu đó đã được cơ quan hoặc người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt.

4.2. Vật liệu làm chai

Các vật liệu kim loại được dùng phổ biến nhất để làm chai là: thép cacbon mangan, thép crom molipden, thép crom niken molipden, thép không gỉ và các hợp kim nhôm như đã quy định trong các tiêu chuẩn sau:

– Nhôm, ISO 7866 và TCVN 7051 (ISO 11118);

– Thép: TCVN 6292 (ISO 4706), ISO 9328-5, TCVN 7388-1 (ISO 9809-1), TCVN 7388-2 (ISO 9809-2), TCVN 7388-3 (ISO 9809-3), ISO 9809-4, TCVN 7051 (ISO 11118) và ISO 11120;

– Các hợp kim nhôm và thép không gỉ: ISO 6361-2 và ISO 15510.

4.3. Vật liệu làm van

4.3.1. Quy định chung

Các vật liệu kim loại phổ biến nhất dùng làm thân van và các chi tiết bên trong tiếp xúc với khí là đồng thau và các hợp kim tương tự khác trên nền đồng, thép cacbon, thép không gỉ, niken và các hợp kim niken, Cu-Be (2 %) và các hợp kim nhôm.

4.3.2. Các lưu ý đặc biệt

4.3.2.1. Trong các trường hợp đặc biệt, có thể sử dụng các vật liệu không tương thích cho các khí không oxy hóa nếu được mạ phủ hoặc bảo vệ thích hợp. Quy định này chỉ có thể thực hiện được nếu toàn bộ các khía cạnh của tính tương thích đã được người có thẩm quyền xem xét và cho phép đối với toàn bộ tuổi thọ của van.

4.3.2.2. Phải có các biện pháp phòng ngừa đặc biệt phù hợp với TCVN 6874-3 (ISO11114-3) (chủ yếu nhằm vào thử nghiệm) đối với các khí oxy hóa như đã quy định trong TCVN 6550 (ISO 10156). Trong trường hợp này, không chấp nhận các vật liệu không tương thích (xem 3.3) để sử dụng trong các van, mặc dù đã được mạ, phủ hoặc bảo vệ thích hợp.

4.3.2.3. Đối với các van chai, phải xem xét tính tương thích trong các điều kiện ẩm ướt bởi vì có nguy cơ nhiễm bẩn cao bởi độ ẩm trong khí quyển và chất nhiễm bẩn trong không khí.

CHÚ THÍCH: Tài liệu tham khảo trong tiêu chuẩn này đối với thép không gỉ có ký hiệu thường dùng theo AISI, ví dụ 304. Để có thêm thông tin, các mác thép tương đương theo EN 10088-1 như sau:

304 1.4301

304L 1.4306 và 1.4307

316 1.4401

316L 1.4404

5. Tiêu chí của tính tương thích

5.1. Quy định chung

Tính tương thích giữa khí và vật liệu chai/van, chịu tác động của các phản ứng hoá học và các ảnh hưởng về vật lý có thể được phân thành năm loại:

– Sự ăn mòn;

– Sự tạo thành vết nứt do ăn mòn có ứng suất;

– Sự giòn do hydro;

– Sự tạo ra các sản phẩm nguy hiểm thông qua phản ứng hoá học;

– Các phản ứng mãnh liệt như sự bốc cháy;

Các chi tiết phi kim loại (vòng bít kín van, cụm nắp bít, vòng O v.v …) tại trụ van phải tương thích với khí chứa.

CHÚ THÍCH: Phụ lục A đưa ra các mã tương thích NQSAB của khí/vật liệu để tham khảo.

5.2. Sự ăn mòn

Có thể xảy ra nhiều kiểu cơ chế ăn mòn do sự hiện diện của khí như đã nêu trong 5.2.1 đến 5.2.3.

5.2.1. Ăn mòn trong điều kiện khô

Sự ăn mòn này là sự ăn mòn hoá học bởi khí khô trên vật liệu chai. Kết quả là chiều dày thành chai bị giảm đi. Kiểu ăn mòn này không phổ biến bởi vì tốc độ ăn mòn khô rất thấp ở nhiệt độ môi trường xung quanh.

5.2.2. Ăn mòn trong điều kiện ướt

Sự ăn mòn này là kiểu ăn mòn phổ biến nhất, chỉ xảy ra trong chai chứa khí do sự hiện diện của nước tự do hoặc các dung dịch ngậm nước. Tuy nhiên, với một số khí hút ẩm (ví dụ, HCI, Cl2), ăn mòn có thể xảy ra mặc dù hàm lượng nước đã nhỏ hơn giá trị bão hoà. Vì thế, một số sự kết hợp khi/vật liệu không được khuyến nghị sử dụng cho dù có tính trơ trong các điều kiện khô về mặt lý thuyết. Điều này rất quan trọng để ngăn ngừa bất cứ sự xâm nhập nào của nước vào trong các chai chứa khí. Các nguồn gốc hoặc lý do phổ biến nhất của sự xâm nhập của nước là

a) Do khách hàng, vì sự khuếch tán ngược lại/sự nạp ngược lại hoặc khí chai trống rỗng do không khí lọt vào nếu van không được đóng kín;

b) Sự làm khô không có hiệu quả sau khí thử thuỷ lực; và

c) Trong quá trình nạp.

Trong một số trường hợp, rất khó có thể ngăn ngừa hoàn toàn sự xâm nhập của nước, đặc biệt là khkhí có tính hút ẩm (ví dụ HCI, Cl2). Trong trường hợp khí người nạp không thể bảo đảm được độ khô của khí và của chai, phải sử dụng vật liệu làm chai tương thích với khí ẩm cho dù khí khô không gây ra ăn mòn.

Có nhiều kiểu “ăn mòn ẩm” khác nhau trong các hợp kim:

a) Ăn mòn chung dẫn đến làm giảm chiều dày thành chai, ví dụ bởi các khí axit (CO2, SO2) hoặc các khí oxy hoá (O2,CI2);

b) Ăn mòn cục bộ, ví dụ ăn mòn lỗ chỗ hoặc ăn mòn tinh giới.

Ngoài ra, một số khí, mặc dù là khí trơ, khí bị thủy phân cũng có thể tạo ra các sản phẩm ăn mòn.

5.2.3. Ăn mòn do tạp chất

Các khí bản thân là khí trơ (không ăn mòn) cũng có thể gây ra ăn mòn do sự hiện diện của các tạp chất. Sự nhiễm bẩn của các khí có thể xảy ra trong quá trình nạp, sử dụng hoặc nếu sản phẩm ban đầu không hoàn toàn sạch.

Các chất gây bẩn thông dụng nhất là:

a) Không khí của khí quyển, trong trường hợp này các tạp chất có hại có thể là hơi ẩm (cũng xem 5.2.2) và oxy (ví dụ, trong amoniac hoá lỏng);

b) Các sản phẩm ăn mòn mạnh chứa trong một số khí, ví dụ H2S trong khí tự nhiên;

c) Các vết ăn mòn (axit, thuỷ ngân, v.v…) còn sót lại từ quá trình điều chế một số loại khí.

Phải sử dụng các vật liệu tương thích với các tạp chất nếu không thể ngăn ngừa được sự hiện hiện của các tạp chất này và nếu tốc độ ăn mòn tương ứng là không thể chấp nhận được cho mục đích sử dụng.

5.3 Hiện tượng giòn do hydro

Có thể xảy ra hiện tượng giòn do hydro ở nhiệt độ môi trường xung quanh trong trường hợp một số loại khí và trong các điều kiện phục vụ gây ra ứng suất cho vật liệu làm chai.

Hiện tượng nứt do ứng suất có thể xảy ra trong một số điều kiện nhất định, dẫn đến sự phá huỷ các chai chứa khí và/hoặc các chi tiết của van có chứa hydro, các hỗn hợp của hydro và các khí khác.

5.4. Sự tạo ra các sản phẩm nguy hiểm

Trong một số trường hợp, các phản ứng của một loại khí với vật liệu kim loại có thể dẫn đến việc tạo ra các sản phẩm nguy hiểm. Ví dụ, phản ứng của C2H2 với hợp kim đồng có chứa trên 65 % đồng và của CH3CI trong các chai hợp kim nhôm.

5.5. Các phản ứng mãnh liệt (ví dụ, sự bốc cháy)

Về nguyên tắc các phản ứng mãnh liệt của khí chứa trong chai và vật liệu kim loại thường không xảy ra ở điều kiện nhiệt độ môi trường bình thường, bởi vì cần phải có các năng lượng kích hoạt cao để bắt đầu các phản ứng như vậy. Trong trường hợp, khi sử dụng phối hợp của các vật liệu phi kim loại và kim loại thì loại phản ứng này có thể xảy ra với một số khí (ví dụ : O2,CI2).

5.6. Sự tạo thành vết nứt do ăn mòn có ứng suất

Sự tạo thành vết nứt do ăn mòn có ứng suất có thể xảy ra trong nhiều vật liệu kim loại chịu tác dụng của ứng suất, hơi ẩm và một số chất nhiễm bẩn trong cùng một thời gian. Trong một số điều kiện nhất định, sự tạo thành vết nứt do ăn mòn có ứng suất có thể dẫn đến sự phá hủy chai chứa khí hoặc van và/hoặc các chi tiết của van (ví dụ, amoniac tiếp xúc với các van bằng hợp kim đồng hoặc các hỗn hợp của cacbon monoxit/cacbon dioxit trong các chai bằng thép).

6. Tính tương thích của vật liệu

6.1. Bảng về tính tương thích đối với các khí đơn (xem Bảng 1)

Trước khi lựa chọn vật liệu của chai và van cho phù hợp với khí chứa trong chai cần nghiên cứu kỹ các đặc tính chủ yếu của tính tương thích được cho trong Bảng 1. Cần lưu ý đặc biệt đến các hạn chế của vật liệu được áp dụng.

CHÚ THÍCH: Các khí thường được liệt kê trong bảng theo thứ tự chữ cái tiếng Anh.

6.2. Tính tương thích đối với các hỗn hợp khí

Bất cứ các hỗn hợp khí nào có chứa các khí đơn hoàn toàn tương thích với một vật liệu đã cho phải được xem là tương thích với vật liệu này.

Đối với các hỗn hợp khí gây ra sự giòn (xem 5.3 và Bảng A.3, các nhóm 2 và 11), nguy cơ dẫn đến sự giòn do hydro chỉ xảy ra nếu áp suất riêng phần của khí lớn hơn 5 MPa (50 bar) và mức ứng suất của vật liệu chai đủ cao.

Một số tiêu chuẩn như TCVN 6874-4 (ISO 11114-4) quy định các phương pháp thử để lựa chọn các thép thích hợp có độ bền kéo giới hạn lớn nhất (UTS max) lớn hơn 950 MPa.

CHÚ THÍCH: Trong một hỗn hợp khí, áp suất riêng phần đối với sunfua hydro và metyl mecaptaln được giảm đi tới 0,25 MPa (2,5 bar) ở mức tối đa UTS 950 MPa.

Đối với tính không tương thích của một số khí halogen với các hợp kim nhôm, hàm lượng lớn nhất chấp nhận được cho trong Bảng 1. Mức độ ẩm có thể ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận của các hỗn hợp này.

6.3. Sử dụng Bảng 1

6.3.1. Các quy ước và các ký hiệu số

Trong Bảng 1, chữ in đậm chỉ vật liệu là thông dụng trong các điều kiện phục vụ bình thường.

– A = Chấp nhận (xem 3.2);

– N = Không chấp nhận (xem 3.3).

Nếu không có số UN nào được liệt kê cho một loại khí (hoặc chất lỏng) thì khí không có số UN chính thức nhưng có thể được chuyên chở khi sử dụng một số NOS (không được quy định khác) chung.

VÍ DỤ: Khí nén, dễ cháy, NOS.UN 1954.

6.3.2. Các chữ viết tắt cho vật liệu

CS        Thép cacbon dùng để chế tạo thân van của chai.

NS        Thép cacbon được xử lý nhiệt bằng thường hóa, được đùng để chế tạo các chai hàn và không hàn

QTS      Thép hợp kim được xử lý nhiệt bằng tôi và ram, được dùng để chế tạo các chai bằng thép không hàn

SS        Thép không gỉ loại austenit dùng để chế tạo các chai hàn và không hàn và một số thân van và các chi tiết của van

AA        Hợp kim nhôm được quy định trong ISO 7866 khi được dùng để chế tạo các chai không hàn. Đối với các thân van bằng nhôm, cũng có thể sử dụng các hợp kim không được quy định trong ISO 7866.

B          Đồng thau và các hợp kim đồng khác dùng để chế tạo các van chai.

Ni         Hợp kim niken dùng để chế tạo các chai, van và các chi tiết của van

Cu        Đồng

ASB     Đồng silic nhôm

Bảng 1 – Tính tương thích của khí/vật liệu

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vật liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

1

(UN 1001) (UN 3374)

AXETYLEN

C2H2

Có khả năng tạo thành các axetylua gây nổ với một số kim loại, bao gồm cả đồng và các hợp kim đồng. Khả năng này cũng áp dụng cho các hỗn hợp có hàm lượng C2H2 lớn hơn 1 %.

Giới hạn chấp nhận của hàm lượng bạc trong các hợp kim nên là 43 % (theo khối lượng) nhưng không được vượt quá 50 % trong bất cứ trường hợp nào.

NS

 

 

 

QTS

AA

 

SS

Ni

 

B

CS

AA

SS

Ni

B

(Cu > 65%)

Cu-Be

(2%)

2

(UN 1005)

AMONIĂC

NH3

Có nguy cơ tạo vết nứt do ăn mòn có ứng suất với các van bằng đồng thau (và các hợp kim đồng khác) do chất nhiễm bẩn của khí quyn. Nguy cơ này áp dụng cho tất cả các khí và hỗn hợp có chứa các vết NH3.

NS

QTS

AA

SS

Ni

 

CS

SS

AA

Ni

B

3

(UN 1006)

ARGON

Ar

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào trong các điều kiện khô hoặc ẩm

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

4

(UN 2188)

ASIN

AsH3

Vì có nguy cơ về sự giòn hydro:

– QTS được hạn chế tới độ bền kéo giới hạn lớn nhất là 950 MPa

– SS có thể được sử dụng cho các màng van và lò xo khi kinh nghiệm vận hành chỉ ra rằng thiết kế là thích hợp và an toàn. Mặt khác việc sử dụng cũng được phép nếu hư hỏng của các lò xo SS hoặc màng SS không dẫn đến tình trạng mất an toàn.

CHÚ THÍCH: Một số hợp kim SS có thể nhạy cảm với sự giòn do hydro

Xem các điều kiện đặc biệt đối với các hỗn hợp cho trong 6.2

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

Ni

 

5

(UN 1741)

BO TRICLORUA

BCI3

Thuỷ phân hydro clorua khi tiếp xúc với hơi ẩm. Trong các điều kiện ẩm ướt, có thể gặp rủi ro riêng của tính tương thích hydro clorua, nghĩa là sự ăn mòn nghiêm trọng của hầu hết các vật liệu và nguy cơ của sự giòn do hydro.

Các hỗn hợp của khí khô không vượt quá 0,1 % của khí này có thể được nạp vào các chai AA.

NS

QTS

SS

Ni

AA

CS

SS

Ni

AA

B

Bảng 1 – (tiếp theo)

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vt liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

6

(UN 1008)

BO TRIFLORUA

BF3

Thuỷ phân hydro florua khí tiếp xúc với hơi ẩm.Trong các điều kiện ẩm ướt có thể gặp rủi ro riêng của tính tương thích hydro florua, nghĩa là sự ăn mòn nghiêm trọng của hầu hết các vật liệu và nguy cơ của sự giòn do hydro.

Các hỗn hợp chứa nhỏ hơn 0,1 % BF3 có thể được nạp vào các chai AA

NS

QTS

SS

Ni

AA

CS

SS

Ni

AA

B

7

(UN 1974)

BROM CLO Dl- FLOMETAN

CBrCIF2

(R12B1)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có nước, có thể xảy ra ăn mòn.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

8

(UN 1009)

BROM TRIFLO- METAN

CBrF3

(R13B1)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có nước, có thể xảy ra ăn mòn.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

A

 

9

(UN 2419)

BROM TRIFLO- METYLEN

C2BrF3

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có nước, có thể xảy ra ăn mòn.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

A

 

10

(UN 1010)

BUTADIEN -1,3

H2C: CHCH: CH2

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào. Về ảnh hưởng của các tạp chất trong các điều kiện ẩm ướt, xem 5.2.3.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

11

(UN 1010)

BUTADIEN -1,2

H2C: C: CHCH3

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào. Về ảnh hưởng của các tạp chất trong các điều kiện ẩm ướt, xem 5.2.3.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

A

 

12

(UN 1011)

BUTAN

C4H10

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào. Về ảnh hưởng của các tạp chất trong các điều kiện ẩm ướt, xem 5.2.3.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

13

(UN 1012)

BUTEN – 1

CH3CH2H : CH2

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào. Về ảnh hưởng của các tạp chất trong các điều kiện ẩm ướt, xem 5.2.3.

NS

QTS

AA

SS

 

CS

SS

AA

B

14

(UN 1012)

BUTEN  2

(CIS)

CH3CHCH CH3

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào. Về ảnh hưởng của các tạp chất trong các điều kiện ẩm ướt, xem 5.2 3

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

15

(UN 1012

BUTEN – 2 (TRANS)

CH3CHCH CH3

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào. Về ảnh hưởng của các tạp chất trong các điều kiện ẩm ướt, xem 5.2.3.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

Bảng 1 – (tiếp theo)

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vt liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

16

(UN 1013)

CACBON ĐIOXIT

CO2

Không có phản ứng với các vật liệu thông dụng khí khô. Tạo ra axit cacbonic khi có sự hiện diện của nước; ăn mòn đối với NS, QTS và CS.

Có nguy cơ (đối với NS và QTS) tạo thành vết nứt do ăn mòn có ứng suất khi có sự hiện diện của CO (xem cabon monoxit) và nước

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

17

(UN 1016)

CACBON MONOXIT

CO

Có nguy cơ tạo thành cacbonyl kim loại độc hại. Nhạy cảm cao đối với các vết ẩm [> 5 ppmV ở 20 MPa (200 bar)] khi có mặt của CO2 (> 5 ppmV). Các loại monoxit công nghiệp thường chứa các vết CO2. Điều đó có thể dẫn đến rủi ro tạo thành vết nứt do ăn mòn ứng suất, trong trường hợp các chai QTS, CS và NS nếu được dùng ở các mức ứng suất làm việc bình thường. Kinh nghiệm chỉ ra rằng rủi ro này được loại bỏ nếu áp suất nạp ở 15 oC nhỏ hơn 50 % áp suất làm việc của chai. Để có thêm chi tiết, xem [9] trong Thư mục tài liệu tham khảo. Đối với các thép QTS, CS và NS phải xem xét rủi ro tạo thành vết nứt do ăn mòn ứng suất này đối với các hỗn hợp chứa dưới 0,1 % CO.

CHÚ THÍCH: AA và SS không chịu tác động của hiện tượng tạo thành vết nứt do ăn mòn có ứng suất.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

18

(UN 1982)

TETRAFLOMETAN (CACBON TETRA- FLORUA)

CF4(R14)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

19

(UN 2204)

CACBONYL SUNFUA

COS

Có nguy cơ tạo thành cacbonyl kim loại độc hại  nhiệt độ > 100 oC. Nhạy cảm cao đối với bất cứ các vết ẩm nào (> 5 ppmV) khi có mặt của CO2 (> 5 ppmV); Các loại cacbonyl sunfua công nghiệp thường chứa các vết CO2. Điều đó dẫn đến rủi ro tạo thành vết nứt do ăn mòn có ứng suất, trong trường hợp QTS, CS và NS. Cũng xem CO(No17)

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

20

(UN 1017)

CLO

Cl2

Thuỷ phân thành axit clohydric và hydro clorua khi tiếp xúc với hơi ẩm. Trong các điều kiện ẩm ướt có thể gặp rủi ro về tính tương thích của hydro clorua nghĩa là sự ăn mòn nghiêm trọng của hầu hết các vật liệu và nguy hiểm do sự giòn hydro.

Tuổi thọ của các van bằng đồng thau phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện làm việc.

NS

QTS

SS

AA

B

CS

SS

AA

Bảng 1 – (tiếp theo)

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vt liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

21

(UN 1018)

CLODIFLOMETAN

CHClF2

(R22)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

ASB

 

23

(UN 1020)

CLOPENTAFLOE TAN

C2CIF5

(R115)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

24

(UN 1021)

CLOTETRAFLOE TAN

CCIF2CHF2

(R124)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô. nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

25

(UN 1983)

CLOTRIFLO ETAN

CH2CICF3

(R133a)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

26

(UN 1082)

CLOTRIFLO ETYLEN

C2CIF3

(R1113)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

27

(UN 1022)

CLOTRIFLO

METAN

CClF3

(R13)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

28

(UN 1027)

XICLOPROPAN

C3H6

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

29

(UN 1957)

ĐƠTERI

D2

Vì có nguy cơ giòn do hydro

QTS được giới hạn tới độ bền kéo giới hạn lớn nhất là 950 MPa;

SS có thể được sử dụng cho các màng van và lò xo khi kinh nghiệm vận hành chỉ ra rằng thiết kế là thích hợp và an toàn. Mặt khác việc sử dụng cũng được phép nếu hư hỏng của các lò xo SS hoặc các màng SS không dẫn đến tình trạng mất an toàn.

CHÚ THÍCH: Một số hợp kim SS có thể nhạy cảm với sự giòn do hydro.

Xem các điều kiện đặc biệt đối với các hỗn hợp cho trong 6.2.

Niken không được chấp nhận sử dụng cho các đĩa nổ và các chi tiết khác.

Phải xem xét nguy cơ xảy ra giòn do sự có mặt của thủy ngân trong một số quá trình sản xuất, đặc biệt là với AA

QTS

NS

AA

SS

 

B

CS

AA

SS

 

Bảng 1 – (tiếp theo)

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vt liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

30

(UN 1941)

ĐIBROM ĐIFLO- METAN

CBr2F2

(R12B2)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn

QTS

NS

AA

SS

 

B

CS

AA

SS

 

31

(Xem 6.3)

ĐIBROM TETRA- FLOETAN

C2Br2F4

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn

QTS

NS

AA

SS

 

B

CS

AA

SS

 

32

(UN 1911)

ĐIBORAN

B2H6

Vì có nguy cơ giòn do hydro:

QTS được giới hạn tới độ bền kéo giới hạn lớn nhất là 950 MPa;

SS có thể được sử dụng cho các màng van và lò xo khi kinh nghiệm vận hành chỉ ra rằng thiết kế là thích hợp và an toàn. Mặt khác, việc sử dụng cũng được phép nếu hư hỏng của các lò xo SS hoặc các màng SS không dẫn đến tình trạng mất an toàn.

CHÚ THÍCH: Một số hợp kim SS có thể nhạy cảm với sự giòn do hydro.

Xem các điều kiện đặc biệt đối với các hỗn hợp cho trong 6.2.

QTS

NS

AA

SS

 

B

SS

CS

Ni

 

33

(UN 1028)

ĐICLO ĐIFLOMETAN

CCl2F2

(R12)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn.

QTS

NS

AA

SS

 

B

CS

AA

SS

 

34

(UN 1029)

ĐICLOFLOMETAN

CHCI2F

(R21)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn.

QTS

NS

AA

SS

B

CS

AA

SS

 

35

(UN 2189)

ĐICLOSILAN

SiH2CI2

Thuỷ phân thành hydro clorua khi tiếp xúc với hơi ẩm. Trong các điều kiện ẩm ướt, có thể gặp rủi ro riêng của tính tương thích của hydro clorua, nghĩa là sự ăn mòn nghiêm trọng của hầu hết các vật liệu và rủi ro của sự giòn do hydro.

Có thể nạp vào các chai AA các hỗn hợp khí khô không vượt quá 0,1 % của khí này.

QTS

NS

SS

Ni

AA

SS

CS

Ni

AA

36

(UN 1958)

ĐICLOTETRA- PLOETAN

C2Cl2F4

(R114)

Không có phản ng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn.

QTS

NS

AA

SS

 

B

CS

AA

SS

 

Bng 1 – (tiếp theo)

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vt liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

37

(UN 1026)

XIAN

C2N2

Khi có nước có thể xảy ra ăn mòn lỗ chỗ. Có thể giảm tới mức tối thiểu sự ăn mòn lỗ chỗ bằng cách sử dụng các hợp kim SS như 316.

Có nguy cơ tạo thành vết nứt do ăn mòn có ứng suất với đồng thau (và các hợp kim đồng khác) do hơi ẩm trong khí quyển, bất kể nồng độ nào.

NS

QTS

AA

SS

 

Ni

CS

AA

SS

B

38

(UN 2517)

1-CLO-1.1 ĐIFLO-ETAN

CH3CClF2 (R142b)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn.

QTS

NS

AA

SS

 

B

CS

AA

SS

 

39

(UN 1030)

1,1- ĐIFLOETAN

CH3CHF2 (R152a)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn.

QTS

NS

AA

SS

 

B

CS

AA

SS

 

40

(UN 1959)

1.1  ĐIFLOETYLEN

C2H2F2

(R1132a)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn.

QTS

NS

AA

SS

 

B

CS

AA

SS

 

41

(UN 1032)

ĐIMETYLAMIN

(CH3)2NH

Có nguy cơ tạo thành vết nứt do ăn mòn ứng suất với các van bằng đồng thau (và các hợp kim đồng khác) do hơi ẩm trong khí quyển, bất kể nồng độ nào.

QTS

NS

AA

 

CS

SS

AA

B

42

(UN 1033)

ĐIMETYETE

(CH3)2O

Không có phản ứng với bt cứ vật liệu thông dụng nào

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

AA

SS

 

43

(UN: xem 6.3)

ĐISILAN

Si2H6

Vì có nguy cơ giòn do hydro:

– QTS được giới hạn tới độ bền kéo giới hạn lớn nhất là 950 MPa;

– SS có thể được sử dụng cho các màng van và lò xo khi kinh nghiệm vận hành chỉ ra rằng thiết kế là thích hợp và an toàn. Mặt khác, việc sử dụng cũng được phép nếu hư hỏng của các lò xo SS hoặc các màng SS không dẫn đến tình trạng mất an toàn.

CHÚ THÍCH: Một số hợp kim SS có thể nhạy cảm với sự giòn do hydro.

Xem các điều kiện đặc biệt đối với các hỗn hợp cho trong 6.2.

NS

AA

QTS

SS

 

B

CS

SS

AA

 

44

(UN 1035)

ETAN

C2H6

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào.

QTS

AA

NS

SS

 

B

CS

AA

SS

 

Bng 1 – (tiếp theo)

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vt liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

45

(UN 1036)

ETYLAMIN

C2H5NH2

Có nguy cơ tạo thành vết nứt do ăn mòn ứng suất với các van bằng đồng thau (và các hợp kim đồng khác) do hơi ẩm trong khí quyển, bất kể nồng độ nào.

QTS

NS

AA

SS

 

SS

CS

AA

 

46

(UN 1037)

ETYLCLORUA

C2H5Cl

(R160)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn.

Có thể nạp vào các chai AA các hỗn hợp của khí khô không vượt quá 0,1 % của khí này.

QTS

NS

SS

AA

B

SS

CS

AA

47

(UN 1962)

ETYLEN

C2H4

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào.

QTS

AA

NS

SS

 

B

CS

AA

SS

 

48

(UN 1040)

ETYLEN OXIT

C2H4O

Etylen oxit trùng hợp – Sự trùng hợp etylen oxit tăng lên khcó hơi m, g và các cht bn khác. Sử dụng các chai khô và sạch.

Không nên dùng đồng.

QTS

AA

NS

SS

 

B

CS

AA

SS

 

49

(UN 1045)

FLO

F2

Thuỷ phân thành hydro florua khtiếp xúc với hơi m.Trong các điều kiện ẩm ướt có thể gặp rủi ro riêng của tính tương thích hydro florua, nghĩa là sự ăn mòn nghiêm trọng của hầu hết các vật liệu và rủi ro của sự giòn do hydro.

Có nguy cơ của phản ứng mãnh liệt với AA, bt kể nồng độ nào các vật liệu nén dùng là hợp kim Ni và Niken

QTS

NS

SS

AA

B

CS

SS

Ni

AA

50

(UN 2453)

FLOETAN

C2H5F

(R161)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn.

QTS

NS

AA

SS

 

B

CS

AA

SS

 

51

(UN 2454)

FLOMETAN

CH3F

(R41)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn.

QTS

NS

AA

SS

 

B

CS

AA

SS

 

52

(UN 1984)

TRIFLOMETAN

CHF3

(R23)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn.

QTS

NS

AA

SS

 

B

CS

AA

SS

 

Bảng 1 – (tiếp theo)

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vt liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

53

(UN 2192)

GECMAN

GeH4

Vì có nguy cơ giòn do hydro:

– QTS được giới hạn tới độ bền kéo giới hạn lớn nhất là 950 MPa;

– SS có thể được sử dụng cho các màng van và lò xo khi kinh nghiệm vận hành chỉ ra rằng thiết kế là thích hợp và an toàn. Mặt khác, việc sử dụng cũng được phép nếu hư hỏng của các lò xo SS hoặc các màng SS không dẫn đến tình trạng mất an toàn.

CHÚ THÍCH: Một số hợp kim SS có thể nhạy cảm với sự giòn do hydro.

Xem các điều kiện đặc biệt đối với các hỗn hợp cho trong 6.2.

QTS

NS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

54

(UN 1046)

HELI

He

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

55

(UN 2193)

HEXAFLOETAN

C2F6

(R116)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước, có thể xảy ra ăn mòn.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

56

(UN 1858)

HAXAFLO PROPEN

C3F6 (R1216)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có mặt của nước có thể xảy ra ăn mòn.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

Bảng 1 – (tiếp theo)

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vt liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

57

(UN 1049)

HYDRO

H2

Vì có nguy cơ giòn do hydro:

QTS được giới hạn tới độ bền kéo giới hạn lớn nhất là 950 MPa;

Đối với các chai bằng thép không hàn được chế tạo theo TCVN 7388-1 (ISO 9809-1) hoặc ISO 11120 từ các thép Cr- Mo được tôi và ram: trừ khi chúng được công nhận bằng thử nghiệm thích hợp theo TCVN 6874-4 (ISO 11114-4) và có áp suất riêng phần của hydro trên 5 MPa (50 bar) thì độ bền kéo giới hạn (UTS) lớn nhất của thép không được vượt quá 950 MPal

Có thể sử dụng SS cho các màng van và lò xo khi kinh nghiệm vận hành chỉ ra rằng thiết kế là thích hợp và an toàn. Mặt khác, việc sử dụng cũng được phép nếu hư hỏng của các lò xo SS hoặc các màng SS không dẫn đến tình trạng mất an toàn.

CHÚ THÍCH: Một số hợp kim SS có thể nhạy cảm với sự giòn do hydro.

Xem các điều kiện đặc biệt đối với các hỗn hợp cho trong 6.2.

Không sử dụng Niken cho các đĩa nổ và các chi tiết khác.

Phải xem xét rủi ro của sự giòn do sự có mặt của thủy ngân từ một số quá trình sản xuất, đặc biệt là với AA.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

Cu-Be

(2%)

 

58

(UN 1048)

HYDRO BROMUA

HBr

Hợp chất này có tính hút ẩm và ăn mòn cao trong điều kiện ẩm ướt với hầu hết các vật liệu, trừ một số vật liệu có độ bền chống ăn mòn cao như các hợp kim niken (ví dụ, Hateloy C). QTS được giới hạn tới độ bền kéo giới hạn lớn nhất 950 MPa. Giới hạn này cũng áp dụng cho các hỗn hợp có chứa khí được bảo quản ở áp suất tổng tại 15 oC lớn hơn một nửa áp suất làm việc bình thường của chai chứa khí.

Tuy nhiên kinh nghiệm chỉ ra rằng chai có thể được sử dụng an toàn mà không có bất cứ yêu cầu riêng nào về giới hạn độ bền

với điều kiện là áp suất lớn nhất ở 15 oC trong chai nhỏ hơn một phần năm áp suất th (TP/5) để duy trì mức ứng suất thấp trong vật liệu chai.

Không được sử dụng SS cho các màng van hoặc lò xo ngoại trừ nếu hư hỏng của các chi tiết này không dẫn đến tình trạng mất an toàn

Các hỗn hợp của khí khô không vượt quá 0,1 % của khí này có thể được nạp vào các chai.

NS

QTS

SS

Ni

AA

CS

SS

Ni

B

AA

Bng 1 – (tiếp theo)

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vt liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

59

(UN 1050)

HYDRO CLORUA

HCI

Hợp chất này có tính hút ẩm và ăn mòn cao trong các điều kiện ẩm ướt với hầu hết các vật liệu trừ một số hợp kim Nken có độ bền chống ăn mòn cao (ví dụ, Hateloy C). QTS được giới hạn tới độ bền kéo giới hạn lớn nhất là 950 MPa. Giới hạn này cũng áp dụng cho các hỗn hợp có chứa khí này và được bảo quản ở áp suất tổng tại 15 oC lớn hơn một nửa áp suất làm việc bình thường của chai chứa khí.

Tuy nhiên, kinh nghiệm chỉ ra rằng chai có thể được sử dụng an toàn mà không có bất cứ yêu cầu riêng nào về giới hạn độ bền, với điều kiện là áp suất làm việc lớn nhất

trong chai ở 15 oC nhỏ hơn một phần năm áp suất thử (TP/5) để duy trì mức ứng suất thấp trong vật liệu chai.

Không được sử dụng SS cho các màng van và lò xo ngoại trừ nếu hư hỏng của các chi tiết này không dẫn đến tình trạng mất an toàn.

Các hỗn hợp của khí khô không vượt quá 0,1 % của khí này có thể được nạp vào các chai AA.

NS

QTS

SS

Ni

AA

CS

SS

Ni

AA

B

60

(UN 1613)

HYDROXIANUA

HCN

Hợp chất này có tính hút ẩm cao. Có nguy cơ xảy ra ăn mòn trong các đều kiện ẩm ướt tuỳ thuộc vào loại hợp kim.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

61

(UN 1052)

HYDROFLORUA

HF

Hợp chất này có tính hút ẩm và ăn mòn cao trong các điều kiện ẩm ướt với hầu hết các vật liệu, trừ một số hợp kim niken có độ bền chống ăn mòn cao (ví dụ, Hateloy C). QTS được giới hạn tới độ bền kéo giới hạn lớn nhất là 950 MPa. Giới hạn này cũng áp dụng cho các hỗn hợp chứa khí được bảo quản ở áp suất tổng tại 15 oC lớn hơn một nửa áp suất làm việc bình thường của chai chứa khí.

Tuy nhiên, kinh nghiệm chỉ ra rằng chai có thể được sử dụng an toàn mà không có bất cứ yêu cầu riêng nào về giới hạn độ bền, với điều kiện là áp suất làm việc lớn nhất ở

15 oC trong chai nhỏ hơn một phần năm áp suất thử (TP/5) để duy trì mức ứng suất thấp trong vật liệu chai.

Không được sử dụng SS cho các màng van và lò xo ngoại trừ nếu hư hỏng của các chi tiết này không dẫn đến tình trạng mất an toàn.

Các hỗn hợp của khí khô không vượt quá 0,1 % của khí này có thể được nạp vào các chai AA.

NS

QTS

SS

Ni

AA

CS

SS

Ni

AA

B

Bảng 1 – (tiếp theo)

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vt liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

62

(UN 2197)

HYDRO IODUA

HI

Hợp chất này có tính hút ẩm và ăn mòn cao trong các điều kiện ẩm ướt với hầu hết các vật liệu, trừ một số hợp kim niken có độ bền chống ăn mòn cao (ví dụ, Hateloy C). QTS được giới hạn tới độ bền kéo giới hạn lớn nhất là 950 MPa. Giới hạn này cũng áp dụng cho các hỗn hợp chứa khí được bảo quản ở áp suất tổng tại 15 oC lớn hơn một nửa áp suất làm việc bình thường của chai chứa khí.

Tuy nhiên, kinh nghiệm chỉ ra rằng chai có thể được sử dụng an toàn mà không có bất cứ yêu cầu riêng nào về giới hạn độ bền, với điều kiện là áp suất làm việc lớn nhất trong chai ở 15 oC nhỏ hơn một phần năm áp suất thử (TP/5) để duy trì mức ứng suất thấp trong vật liệu chai.

Không được sử dụng SS cho các màng van và lò xo ngoại trừ nếu hư hỏng của các chi tiết này không dẫn đến tình trạng mất an toàn.

Các hỗn hợp của khí khô không vượt quá 0,1 % của khí này có thể được nạp vào các chai AA.

NS

QTS

SS

Ni

AA

CS

SS

Ni

AA

B

63

(UN 1053)

HYDRO SUNFUA

H2S

– Khi có mặt của nước, có thể xảy ra sự ăn mòn lỗ chỗ. Có thể giảm tới mức tối thiểu sự ăn mòn lỗ cho bằng cách sử dụng các hợp kim SS như 316.

– Trong điều kiện ẩm ướt có nguy cơ tạo thành vết nứt do ăn mòn ứng suất đối với QTS. Có nguy cơ giòn hydro đối với NS, QTS.

– Không được sử dụng SS cho các lò xo hoặc màng trừ khi nếu hư hỏng của các chi tiết này không được dẫn đến tình trạng mất an toàn do có thể dẫn đến giòn hydro.

– Đối với các hỗn hợp có áp suất riêng phần cao hơn áp suất được quy định trong 6.2 và được bảo quản ở áp suất tổng lớn hơn 50 % áp suất làm việc bình thường của chai, phải sử dụng NS, QTS ở độ bền giới hạn (xem 6.2).

– Không sử dụng niken cho các đĩa nổ và các chi tiết.

NS

QTS

AA

SS

 

CS

SS

AA

B

Bảng 1 – (tiếp theo)

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vt liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

64

(UN 1969)

ISOBUTAN

CH(CH3)3

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào; tuy nhiên trong điều kiện ẩm ướt phải quan tâm đến rủi ro ăn mòn từ các tạp chất

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

65

(UN 1055)

ISOBUTYLEN

CH2: C(CH3)2

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào; tuy nhiên, trong điều kiện ẩm ướt, phải quan tâm đến rủi ro ăn mòn từ các tạp chất

NS

QTS

SS

AA

 

B

CS

SS

AA

 

66

(UN 1056)

KRYPTON

Kr

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào trong các điều kiện khô hoặc ẩm ướt,

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

67

(UN 1971)

METHANE

CH4

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào. Tuy nhiên trong các điều kiện ẩm ướt phải quan tâm tới các nguy cơ ăn mòn do các tạp chất như các vết CO, H2S, CO2( xem tính tương thích của CO, H2S, CO2)

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

68

(Xem 6.3)

PROPYNE

C3H4

Có thể chứa các vết acetylen. Phải xem xét khả năng tạo thành các cacbua nổ. Nếu hàm lượng C2H2 vượt quá 1% xem C2H2

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

22

(UN 1063)

METHYL CHLORIDE

CH3CI

(R40)

Khi có nước, có thể xảy ra sự ăn mòn.

Hỗn hợp khí khô chứa không quá 1% khí này có thể nạp vào chai AA

NS

QTS

SS

AA

B

CS

SS

AA

69

(UN 1062)

METHYL BROMIDE

CH3Br (R40B1)

Khi có nước, có thể xảy ra sự ăn mòn lỗ chỗ. Có thể giảm tới mức tối thiểu sự ăn mòn lỗ chỗ bằng cách sử dụng các hợp kim SS như 316.

Hỗn hợp khí khô chứa không quá 1% khí này có thể nạp vào chai AA

NS

QTS

SS

AA

B

CS

SS

Ni

AA

Bảng 1 – (tiếp theo)

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vt liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

70

(UN 1064)

METYL MECAPTAN

CH3SH

– Khi có mặt của nước, có thể xảy ra sự ăn mòn lỗ chỗ. Có thể giảm tới mức tối thiểu sự ăn mòn lỗ chỗ bằng cách sử dụng các hợp kim SS như 316.

– Trong điều kiện ẩm ướt có nguy cơ tạo thành vết nứt do ăn mòn ứng suất đối với QTS.

– Có nguy cơ giòn hydro đối với NS, QTS và một số SS.

– Có thể sử dụng SS cho các màng và lò xo khi kinh nghiệm vận hành chỉ ra rằng thiết kế là thích hợp và an toàn. Mặt khác, việc sử dụng cũng được phép nếu hư hỏng của các lò xo SS hoặc các màng SS không dẫn đến tình trạng mất an toàn

CHÚ THÍCH: Một số hợp kim SS có thể nhạy cảm đối với sự giòn hydro.

– Đối với các hỗn hợp có áp suất riêng phần cao hơn áp suất được quy định trong 6.2. được bảo quản ở áp suất tổng lớn hơn 50 % áp suất làm việc bình thường của chai thì NS và QTS được gii hạn tới độ bền lớn nhất 950 MPa.

Không sử dụng niken cho các đĩa nổ và các chi tiết

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

71

(Xem 6.3)

METYL SILAN

CH3SiH3

– QTS được giới hạn tốc độ bền kéo giới hạn lớn nhất 950 MPa.

– Không được sử dụng SS cho các lò xo hoặc màng trừ khi nếu sự hư hỏng của các chi tiết không dẫn đến tình trạng mất an toàn.

– Phải quan tâm tới rủi ro của sự ăn mòn trong điều kiện ẩm ướt, ví dụ, sự nhiễm bẩn bởi axit sunfuric từ một số quá trình sản xuất

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

72

(UN 1061)

METYLAMIN

CH3NH2

Có nguy cơ tạo thành vết nứt do ăn mòn có ứng suất với các van bằng dây đồng thau (và các hợp kim đồng khác) do hơi ẩm trong khí quyn. Nguy cơ này áp dụng cho tất cả các khí và hỗn hợp có chứa các vết phẳng CH2NH2.

NS

QTS

AA

SS

Ni

 

CS

SS

AA

Ni

B

73

(UN 1065)

NEON

Ne

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào trong các điều kiện khô hoặc ẩm ướt

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

Bảng 1 – (tiếp theo)

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vt liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

74

(UN 1660)

NITƠ OXIT

NO

Khi có nước, có thể xảy ra ăn mòn lỗ chỗ. Có thể giảm tới mức tối thiểu sự ăn mòn lỗ chỗ bằng cách sử dụng các hợp kim như 316.

Có nguy cơ tạo thành vết nứt do ăn mòn có ứng suất với các van bằng đồng thau (và các hợp kim đồng khác) do hơi ẩm trong khí quyển. Nguy cơ này áp dụng cho tất cả các hỗn hợp có chứa các vết phẳng NO.

NS

QTS

AA

SS

 

CS

SS

B

AA

75

(UN 1066)

NITƠ

N2

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào trong các điều kiện khô hoặc ẩm ướt.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

76

(UN 1067)

NITƠ ĐIOXIT

NO2

Khcó nước, có thể xảy ra ăn mòn lỗ chỗ. Có thể giảm tới mức tối thiểu sự ăn mòn lỗ chỗ bằng cách sử dụng các hợp kim SS như 316.

Có nguy cơ tạo thành vết nứt do ăn mòn có ứng suất với các van bằng đồng thau (và các hợp kim đồng khác) do hơi ẩm trong khí quyển. Nguy cơ này áp dụng cho tất cả các hỗn hợp có chứa các vết phẳng NO2.

NS

QTS

AA

SS

 

CS

SS

AA

B

AA

77

(UN 1070)

NITƠ III OXIT

N2O

Có nguy cơ tạo thành vết nứt do ăn mòn có ứng suất đối với các chi tiết bằng đồng thau và các hợp kim đồng khác chịu ứng suất cao (đối với bt cứ nồng độ nào)

Phải quan tâm đến rủi ro tiềm tàng của phản ng mãnh liệt (bốc cháy), đặc biệt là đối với các van  giai đoạn thiết kế phù hp với TCVN 6874-2 (ISO 11114- 2), TCVN 6874-3 (ISO 11114-3) và TCVN 7163(ISO 1029).

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

78

(UN 2451)

NITƠ TRIFLORUA

NF3

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khkhô.

Trở thành một chất oxy hóa mạnh khí bị phân hủy.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

79

(UN 2422)

OCTAFLO – 2 BUTEN

C4F8

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khkhô, nhưng khcó nước có thể xảy ra ăn mòn.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

80

(UN 1976)

OCTAFLOXYCLO BUTAN

C4F8

(RC318)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có nước có thể xảy ra ăn mòn.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

Bng 1 – (tiếp theo)

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vt liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

81

(UN 2424)

OCTAPLOPROPAN

C3F8

(R218)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có nước có thể xảy ra ăn mòn.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

82

(UN 1072)

OXY

O2

Khi có nước, NS, QTS và CS bị ăn mòn. Nên tránh sự xâm nhập nước vào trong chai, ví dụ, bằng cách sử dụng các van chai có RPV (van áp suất dư).

Phải quan tâm đến rủi ro tiềm tàng của phản ứng mãnh liệt (bốc cháy), đặc biệt là đối với van ở giai đoạn thiết kế phù hợp với TCVN 6874-2 (ISO 11114-2). TCVN 6874-3 (ISO 11114-3) và TCVN 7163(ISO 1029). Các van chai phải được thử để xác định tính thích hợp của chúng với dịch vụ cung cấp oxy và sức chống cháy của chúng [xem TCVN 6874-2 (ISO 11114-2), TCVN 6874-3(ISO 11114-3) và TCVN 7163 (ISO 1029)].

Nên đánh giá thiết kế bởi người có thẩm quyền trước khi sử dụng SS cho các lò xo và các chi tiết bên trong khác tiếp xúc với khí trừ khi sự bốc cháy không tạo ra các vấn đề về an toàn.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

83

(UN 1076)

PHOTGEN

COCI2

Trong các điều kiện ẩm ướt, photgen là chất ăn mòn với hầu hết các vật liệu, đặc biệt là các hợp kim nhôm (thuỷ phân thành HCI).

NS

QTS

SS

AA

B

CS

SS

Ni

AA

84

(UN 2199)

PHOTPHIN

PH3

Vì có nguy cơ giòn do hydro:

QTS được giới hạn tốc độ bền kéo giới hạn lớn nhất 950 MPa.

Có thể sử dụng SS cho các màng và lò xo khi kinh nghiệm vận hành chỉ ra rằng thiết kế là thích hợp và an toàn. Mặt khác, việc sử dụng cũng được phép nếu hư hỏng của các lò xo SS hoặc các màng SS không dẫn đến tình trạng mất an toàn

CHÚ THÍCH: Một số hợp kim SS có thể nhạy cảm đối vi sự giòn hydro.

Xem các điều kiện đặc biệt đối với các hỗn hợp cho trong 6.2.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

85

(UN 1978)

PROPAN

C3H8

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào; tuy nhiên, trong các điều kiện ẩm ướt phải quan tâm tới rủi ro ăn mòn từ các tạp cht.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

Bảng 1 – (tiếp theo)

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vt liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

86

(UN 2200)

PROPADIEN

C3H4

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào; tuy nhiên, trong các điều kiện ẩm ướt phải quan tâm tới rủi ro ăn mòn từ các tạp chất.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

87

(UN 1077)

PROPYLEN

C3H6

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào; tuy nhiên, trong các điều kiện ẩm ướt phải quan tâm tới rủi ro ăn mòn từ các tạp chất.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

Cu

88

(UN 1280)

PROPYLEN OXIT

C3H6O

Propylen oxit thy phân. Tốc độ trùng hợp tăng lên khcó sự hiện diện của hơi m, g và các chất nhiễm bn khác. Sử dụng chai sạch, khô. Không sử dụng đồng.

NS

QTS

AA

SS

Cu

B

CS

SS

AA

Cu

89

(UN 2203)

SILAN

SiH4

– T (hệ) số nạp phải được giới hạn tới 320 g/L đối vi các thép có độ bn kéo trên 950 MPa.

– Có thể sử dụng SS cho các màng van và lò xo khi kinh nghiệm vận hành chỉ ra rằng thiết kế là thích hợp và an toàn. Mặt khác, việc sử dụng cũng được phép nếu hư hỏng của các lò xo SS hoặc các màng SS không dẫn đến tình trạng mất an toàn.

CHÚ THÍCH: Một số hợp kim SS có thể nhạy cảm đối với sự giòn hydro.

Xem các điều kiện đặc biệt đối với các hỗn hợp cho trong 6.2.

Phải quan tâm đến rủi ro của sự ăn mòn bởi các tạp chất trong các điều kiện ẩm ướt ví dụ sự nhiễm bẩn bởi axit sunfuric từ một số quá trình sản xuất.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

90

(UN 1818)

SILIC TETRACLORUA

SiCl4

Thuỷ phân thành hydro clorua khi tiếp xúc với hơi ẩm. Trong điều kiện ẩm ướt, có thể gặp rủi ro riêng của tính tương thích của hydro clorua, nghĩa là sự ăn mòn nghiêm trọng của hầu hết các vật liệu.

Các hỗn hợp của khí khô không vượt quá 0,1 % của khí này có thể được nạp vào các chai AA.

NS

QTS

SS

AA

CS

B

SS

Ni

AA

Bảng 1 – (tiếp theo)

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vt liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

91

(UN 1859)

SILIC TETRAFLORUA

SiF4

Thuỷ phân thành hydro clorua khi tiếp xúc với hơi ẩm. Trong điều kiện ẩm ướt, có thể gặp rủi ro riêng của tính tương thích của hydro clorua, nghĩa là sự ăn mòn nghiêm trọng của hầu hết các vật liệu.

Các hỗn hợp của khí khô không vượt quá 0,1 % của khí này có thể được nạp vào các chai AA.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

Ni

AA

92

(UN 1079)

SUNFUA ĐIOXIT

SO2

Tính hút m cao. Sunfua dioxit thuỷ phân khcó nước để tạo ra axit sunfurơ có tính ăn mòn cao đối vi thép.

Khi có mặt của nước, có thể xảy ra sự ăn mòn lỗ chỗ. Có thể giảm tới mức tối thiểu sự ăn mòn lỗ chỗ bằng cách sử dụng các hợp kim SS như 316. B có thể chịu vết nứt do ăn mòn có ứng suất trong điều kiện ẩm ướt kéo dài.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

Ni

 

93

(UN 1080)

SUNFUA HEXAFLORUA

SF6

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

94

(UN 2418)

SUNFUA TETRAFLORUA

SF4

Trong các điều kiện ẩm ướt, sunfua tetraflorua có tính ăn mòn cao. Có thể sử dụng các hợp kim SS như 316 và các hợp kim niken.

Các hỗn hợp của khí khô không vượt quá 0,1 % của khí này có thể được nạp vào các chai AA.

NS

QTS

SS

AA

B

CS

SS

Ni

AA

95

(UN 1081)

TETRAFLO ETYLEN

C2F4

(R1114)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có nước có thể xảy ra ăn mòn.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

96

(UN 1295)

TRICLOSILAN

SiHCI3

Thuỷ phân thành hydro clorua khi tiếp xúc với hơi ẩm. Trong điều kiện ẩm ướt có thể gặp rủi ro riêng của tính tương thích của hydro dorua, nghĩa là sự ăn mòn nghiêm trọng đối với hầu hết các vật liệu.

Các hỗn hợp của khí khô không vượt quá 0,1 % của khí này có thể được nạp vào các chai AA.

NS

QTS

SS

AA

B

CS

SS

Ni

AA

97

(Xem 6.3)

TRICLO TRIFLOETAN

C2CI3F3

(R113)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có nước có thể xảy ra ăn mòn

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

Ni

 

Bảng 1 – (Kết thúc)

Số thứ tự

Số khí Số UN

Tên

Công thức

Các đặc tính chủ yếu của tính tương thích

Vt liu

Chai

Van (thân) và các chi tiết

A

N

A

N

98

(UN 2035)

1.1.1 TRIFLOETAN

CH3CF3

(R143a)

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào khi khô, nhưng khi có nước có thể xảy ra ăn mòn.

NS

QTS

AA

SS

 

B

CS

SS

AA

 

99

(UN 1083)

TRIMETYLAMIN

(CH3)3N

Có nguy cơ tạo thành vết nứt do ăn mòn có ứng suất với các van bằng đồng thau (và các hợp kim đồng khác) do hơi ẩm trong khí quyển. Nguy cơ này áp dụng cho tất cả các khí có chứa các vết phẳng NH3.

NS

QTS

AA

SS

Ni

 

CS

SS

AA

Ni

B

100

(UN 2196)

VONFRAM HEXAFLORUA

WF6

Thuỷ phân thành hydro florua khtiếp xúc với hơi ẩm. Trong các điều kiện ẩm ướt có thể gặp rủi ro riêng của tính tương thích của hydro florua, nghĩa là sự ăn mòn nghiêm trọng của hầu hết các vật liệu và rủi ro của sự giòn do hydro.

Do có tính chất chống ăn mòn cao của chúng, nên dùng các van bằng hợp kim niken và được mạ niken.

NS

QTS

SS

Ni

AA

CS

SS

Ni

AA

101

(UN 1085)

VINYL BROMUA

C2H3Br (R1140 B1)

Có nguy cơ ăn mòn trong điều kiện ẩm ướt.

Có thể xuất hiện sự nhiễm bẩn của C2H2.

NS

QTS

SS

AA

B

CS

SS

Ni

AA

102

(UN 1086)

VINYL CLORUA

C2H3CI (R1140)

Có nguy cơ ăn mòn trong điều kiện ẩm ướt.

Có thể xuất hiện sự nhiễm bẩn của C2H2

NS

QTS

SS

AA

B

CS

SS

Ni

AA

103

(UN 1860)

VINYL FLORUA

C2H3F

(R1141)

Có nguy cơ ăn mòn trong điều kiện ẩm ướt.

Có thể xuất hiện sự nhiễm bẩn của C2H2.

NS

QTS

SS

AA

B

CS

SS

Ni

AA

104

(UN 2036)

XENON

Xe

Không có phản ứng với bất cứ vật liệu thông dụng nào trong điều kiện ẩm ướt.

NS

QTS

SS

AA

 

B

CS

SS

AA

 

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

MÃ CỦA TÍNH TƯƠNG THÍCH NQSAB CỦA KHÍ/VẬT LIỆU

A.1. Quy định chung

Một mã có 5 chữ số cho phép định mức tính tương thích của mỗi khí với 5 loại vật liệu khác nhau để sử dụng với các chai chứa khí và các van chai. Mã này được gọi là mã NQSAB, trong đó “N” tượng trưng cho các thép thường hoá và thép cacbon, “Q” – thép tôi và ram, “S” – thép không gỉ, “A” – hợp kim nhôm và “B” – đồng thau, hợp kim đồng và hợp kim niken. Mức độ của tính tương thích được xác định bằng cách thay thế các chữ cái bằng chữ số thích hợp được nêu trong A.2.

A.3 giới thiệu bản thân mã NQSAB và trong A.4 các khí bao hàm trong tiêu chuẩn này được chia thành 11 nhóm tuỳ theo tính tương thích của chúng với vật liệu làm chai và van chai.

A.2. Các loại vật liệu và nhận diện tính tương thích

A.2.1. Thép thường hoá và thép cácbon (N)

0 Không chấp nhận.

1 Chấp nhận nhưng cần kiểm tra Bảng 1, các đặc điểm chủ yếu của tính tương thích

9 Chấp nhận nhưng cần kiểm tra Bảng 1, các đặc điểm chủ yếu của tính tương thích để tránh sự giòn do hydro.

A.2.2. Thép tôi và ram (Q)

0 Không chấp nhận.

1 Chấp nhận nhưng cần kiểm tra Bảng 1, các đặc điểm chủ yếu của tính tương thích.

9 Chấp nhận nhưng cần kiểm tra Bảng 1, các đặc điểm chủ yếu của tính tương thích để tránh sự giòn do hydro.

A.2.3. Thép không gỉ (S)

0 Không chấp nhận.

1 Chấp nhận đối với chai chứa khí nhưng cần kiểm tra Bảng 1, các đặc điểm chủ yếu của tính tương thích.

2 Có thể giảm tới mức tối thiểu sự ăn mòn lỗ chỗ bằng cách sử dụng các thép hợp kim không gỉ như 316.

9 Có thể giảm tới mức tối thiểu sự giòn hydro bằng cách sử dụng các thép hợp kim không gỉ như 316.

A.2.4. Hợp kim nhôm (A)

0 Không chấp nhận nhưng một số hỗn hợp của các khí khô có thể được nạp vào các chai AA; kiểm tra Bảng 1, các đặc điểm chủ yếu của tính tương thích.

1 Chấp nhận nhưng cần kiểm tra Bảng 1, các đặc điểm chủ yếu của tính tương thích.

A.2.5. Đồng thau và các hợp kim đồng khác (B)

0 Không chấp nhận.

1 Chấp nhận cho sử dụng nhưng cần kiểm tra Bảng 1, các đặc điểm chủ yếu của tính tương thích.

3 Sử dụng đồng thau hoặc các hợp kim đồng khác có chứa nhỏ hơn 65 % Cu.

A.3. Mã NQSAB

Mã NQSAB đối với mỗi khí được cho trong Bảng 1. Đối với các khí mà mức độ của tính tương thích 2, 3, hoặc 9 được quy định cần theo Bảng 1.

Bảng A.1 – Danh mục các khí có mã tính tương thích NQSAB tương ứng

Số thứ tự và tên của khí

Công thức

N

Q

S

A

B

1

AXETYLEN

C2H2

1

1

1

1

3

2

AMONIAC

NH3

1

1

1

1

0

3

ACGON

Ar

1

1

1

1

1

4

ASIN

AsH3

9

9

9

1

1

5

BO TRICLORUA

BCl3

1

1

2

0

0

6

BO TRIFLORUA

BF3

1

1

2

0

0

7

BROMCLODIFLOMETAN

CBrCIF2 (R12B1)

1

1

1

1

1

8

BROMTRIFLOMETAN

CBrF3 (R13B1)

1

1

1

1

1

9

BROMTRIFLOETYLEN

C2BrF3

1

1

1

1

1

Bng A.1 – (tiếp theo)

Số thứ tự và tên của khí

Công thức

N

Q

S

A

B

10

BUTADIEN-1,3

H2C:CHCH:CH2

1

1

1

1

1

11

BUTADIEN  1,2

H2C:C:CHCH3

1

1

1

1

1

12

BUTAN

C4H10

1

1

1

1

1

13

BUTEN – 1

CH3CH2CH:CH2

1

1

1

1

1

14

BUTEN – 2 (CIS)

CH3CH:CHCH3

1

1

1

1

1

15

BUTEN – 2 (TRANS)

CH3CH:CHCH3

1

1

1

1

1

16

CACBON DIOXIT

CO2

1

1

1

1

1

17

CACBON MONOXIT

CO

1

1

1

1

1

18

TETRAFLOMETAN

(CACBON TETRAFLORUA)

 

CF4

1

1

1

1

1

19

CACBONYLSUNFUA

COS

1

1

1

1

1

20

CLO

Cl2

1

1

 

0

1

21

CLODIFLOMETAN

CHCIF2 (R22)

1

1

1

1

1

22

METYL CLORUA (CLOMETAN)

CH3CI (R40)

1

1

1

0

1

23

CLOPENTAFLOETAN

C2CIF5(R115)

1

1

1

1

1

24

CLOTETRAFLOETAN

CClF2-CHF2

1

1

1

1

1

25

CLOTRIFLOETAN

CH2CICF3 (R133a)

1

1

1

1

1

26

CLOTRIFLOETYLEN

C2CIF3 (R1113)

1

1

1

1

1

Bảng A.1 – (tiếp theo)

Số thứ tự và tên của khí

Công thức

N

Q

S

A

B

27

CLOTRIFLOMETAN

CCIF3(R13)

1

1

1

1

1

28

XYCLOPROPAN

C3H6

1

1

1

1

1

29

DOTERI

D2

9

9

9

1

1

30

DIBROMDIFLOMETAN

CBr2F2 (R12B2)

1

1

1

1

1

31

DIBROMTETRAPLOETAN

C2Br2F4 (R114B2)

1

1

1

1

1

32

DIBORAN

B2H6

9

9

9

1

1

33

DICLODIFLOMETAN

CCI2F2 (R12)

1

1

1

1

1

34

DICLOFLOMETAN

CHCI2F (R21)

1

1

1

1

1

35

DICLOSILAN

SiH2CI2

1

1

2

0

0

36

DICLOTETRAFLOETAN

C2CI2F4(R114)

1

1

1

1

1

37

XYANOGEN

C2N2

1

1

2

1

0

38

1-CIO-1,1-DIFLOETAN (1,1 DIFLO-1 CLOETAN)

CH3CCIF2 (R142b)

1

1

1

1

1

39

1.1 DIPLOETAN

CH3CHF2(R152a)

1

1

1

1

1

40

1,1 DIFLOETYLEN

C2H2F2(R1132a)

1

1

1

1

1

41

DIMETYLAMIN

(CH3)2NH

1

1

1

1

0

42

DIMETYLETE

(CH3)2O

1

1

1

1

1

43

DISILAN

Si2H6

9

9

9

1

1

Bảng A.1 – (tiếp theo)

Số thứ tự và tên của khí

Công thức

N

Q

S

A

B

44

ETAN

C2H6

1

1

1

1

1

45

ETYLAMIN

C2H5NH2

1

1

1

1

0

46

ETYL CLORUA

C2H5CI (R160)

1

1

1

0

1

47

ETYLEN

C2H4

1

1

1

1

1

48

ETYLEN OXIT

C2H4O

1

1

1

1

1

49

FLO

F2

1

1

2

0

1

50

FLOETAN

C2H5F (R161)

1

1

1

1

1

51

FLOMETAN

CH3F (R41)

1

1

1

1

1

52

TRIFLOMETAN

CHF3 (R23)

1

1

1

1

1

53

GECMAN

GeH4

9

9

9

1

1

54

HELI

He

1

1

1

1

1

55

HEXAFLOETAN

C2F6(R116)

1

1

1

1

1

56

HEXAFLOPROPEN

C3H6(R1216)

1

1

1

1

1

57

HYDRO

H2

9

9

9

1

1

58

HYDRO BROMUA

HBr

9

9

2

0

0

59

HYDRO CLORUA

HCI

9

9

2

0

0

60

HYDRO XYANUA

HCN

1

1

2

1

1

Bng A.1 – (tiếp theo)

Số thứ tự và tên của khí

Công thức

N

Q

S

A

B

61

HYDRO FLORUA

HF

9

9

2

0

0

62

HYDRO IODUA

HI

9

9

2

0

0

63

HYDRO SUNFUA

H2S

9

9

9

1

1

64

ISOBUTAN

CH (CH3)3

1

1

1

1

1

65

ISOBUTYLEN

CH2:C(CH3)2

1

1

1

1

1

66

KRYPTON

Kr

1

1

1

1

1

67

METAN

CH4

1

1

1

1

1

68

PROPYN

C3H4

1

1

1

1

3

69

METYLBROMUA

CH3Br (R40B1)

1

1

2

0

1

70

METYL MECAPTAN

CH3SH

9

9

9

1

1

71

METYL SILAN

CH3SiH3

9

9

9

1

1

72

METYLAMIN

CH3NH2

1

1

1

1

0

73

NEON

Ne

1

1

1

1

1

74

NITƠ OXIT

NO

1

1

2

1

0

75

NITƠ

N2

1

1

1

1

1

76

NITƠ DIOXIT

NO2

1

1

2

1

0

77

NITƠ III OXIT

N2O

1

1

1

1

1

Bng A.1 – (tiếp theo)

Số thứ tự và tên của khí

Công thức

N

Q

S

A

B

78

NITƠ TRIFLORUA

NF3

1

1

1

1

1

79

OCTAFLO-2 BUTAN

C4F8

1

1

1

1

1

80

OCTAFLOXYCLOBUTEN

C4F8(RC318)

1

1

1

1

1

81

OCTAFLOPROPAN

C3F8 (R218)

1

1

1

1

1

82

OXY

O2

1

1

1

1

1

83

PHOTGEN

COCI2

1

1

2

0

1

84

PHOTPHIN

PH3

9

9

9

1

1

85

PROPAN

C3H8

1

1

1

1

1

86

PROPADIEN

C3H4

1

1

1

1

1

87

PROPYLEN

C3H6

1

1

1

1

1

88

PROPYLEN OXIT

C3H6O

1

1

1

1

1

89

SILAN

SiH4

 

9

9

9

1

1

90

SILIC TETRACLORUA

SiCl4

1

1

2

0

1

91

SILICON TETRAFLORUA

SiF4

1

1

2

0

1

92

SUNFUA DIOXIT

SO2

1

1

1

1

1

93

SUNFUA HEXAFLORUA

SF6

1

1

1

1

1

94

SUNFUA TETRAFLORUA

SF4

1

1

2

0

1

95

TETRAFLOETYLEN

C2F4 (R1114)

1

1

1

1

1

Bảng A.1 – (kết thúc)

Số thứ tự và tên của khí

Công thức

N

Q

S

A

B

96

TRICLOSILAN

SiHCI3

1

1

2

0

1

97

TRICLOTRIFLOETAN

C2CI3F3 (R113)

1

1

1

1

1

98

1,1,1-TRIFLOETAN

CH3CF3 (r143a)

1

1

1

1

1

99

TRIMETYLAMIN

(CH3)3N

1

1

1

1

0

100

VONFRAM HEXAFLORUA

WF6

1

1

2

0

1

101

VINYL BROMUA

C2H3Br (R1140B1)

1

1

2

0

3

102

VINYL CLORUA

C2H3CI (R1140)

1

1

2

0

3

103

VINYL FLORUA

C2H3F (R1141)

1

1

2

0

3

104

XENON

Xe

1

1

1

1

1

A.4. Các nhóm khí

Các khí đơn (khí đơn) được phân nhóm theo tính tương thích của chúng với vật liệu làm chai và van như sau :

Nhóm 1: Các khí tương thích với tất cả các vật liệu (mã 11111).

Nhóm 2: Các khí tương thích với tất cả các vật liệu nhưng cần phải quan tâm đến nguy cơ giòn do hydro (mã 99911).

Nhóm 3: Các khí tương thích với tất cả các vật liệu nhưng yêu cầu các hợp kim chứa hàm lượng đồng nhỏ hơn 65 % (mã 99911).

Nhóm 4: Các khí tương thích với tất cả các vật liệu nhưng nên dùng các thép không gỉ loại 316 (mã 11211).

Nhóm 5: Các khí tương thích với tất cả các vật liệu, trừ đồng thau (mã 11110).

Nhóm 6: Các khí tương thích với tất cả các vật liệu, trừ đồng thau và nên dùng các thép không gỉ loại 316 (mã 11210).

Nhóm 7: Các khí tương thích với tất cả các vật liệu, trừ nhôm (mã 11101).

Nhóm 8: Các khí tương thích với tất cả các vật liệu, trừ nhôm và nên dùng các thép không gỉ loại 316 (mã 11201).

Nhóm 9: Các khí tương thích với tất cả các vật liệu, trừ nhôm và đồng thau, nên dùng các thép không gỉ loại 316 (mã 11200).

Nhóm 10: Các khí tương thích với tất cả các vật liệu, trừ nhôm, nên dùng các thép không gỉ loại 316 và các hợp kim chứa hàm lượng đồng nhỏ hơn 65 % (mã 11203).

Nhóm 11 :Các khí tương thích với tất cả các vật liệu, trừ nhôm và đồng thau và các thép không gỉ loại 316 nên được xem xét tới nguy cơ giòn do hydro (mã 99200).

CHÚ THÍCH: Tất cả các vật liệu có nghĩa là các vật liệu được đề cập đến trong tiêu chuẩn này.

Nhóm 1

Các khí này tương thích với tất cả các vật liệu (Mã 11111)

Số TT

Tên khí

Số TT

Tên khí

3

Acgon

47

Etylen

7

Bromtrifloetylen

48

Etylen oxit

8

Bromtriflometan

50

Floetan

9

Bromtriflometylen

51

Flometan

10

Butadien -1,3

52

Triflometan

11

Butadien -1,2

54

Heli

12

Butan

55

Hexafloetan

13

Buten -1

56

Hexaflopropen

14

Buten – 2 (cis)

60

Hydro Cyanide

15

Buten – 2 (trans)

64

Isobutan

16

Cacbon dioxit

65

Isobutylen

17

Cacbon monixit

66

Krypton

18

Cacbon tetraflorua

67

Metan

19

Cacbonyl sunfua

73

Neon

21

Clodiflometan

75

Nitơ

23

Clopentafloetan

77

Nitơ III oxit

24

Clotetrafloetan

78

Nitơtriflorua

25

Clotrifloetan

79

Octaflo – 2 – buten

26

Clotrifloetylen

80

Octafloxyclobutan

27

Clotriflometan

81

Octaflopropan

28

Xyclopropan

82

Oxy

30

Dibromdiflometan

85

Propan

31

Dibromtetrafloetan

86

Propadien

33

Diclodiflometan

87

Propylen

34

Dicloflometan

88

Propylen oxit

36

Diclotetrafloetan

92

Sunfua dioxit

38

1,1 – Diflo -1 – cloetan

93

Sunfua hexaflorua

39

1,1 – Difloetan

95

Tetrafloetylen

40

1,1 – Difluoroethylen

97

Triclotrifloetan

42

Dimetylete

98

1,1,1 – Trifloetan

44

Etan

104

Xenon

 

Nhóm 2

Các khí này tương thích với tất cả các vật liệu nhưng phải quan tâm đến nguy cơ giòn do hydro (mã 99911)

No

Tên khí

4

Acsin

29

Đơteri

32

Điboran

43

Đisilan

53

Gecman

57

Hydro

63

Hydro sunfua

70

Metyl mecaptan

71

Metyl silan

84

Photphin

89

Silan

 

Nhóm 3

Các khí này tương thích với tất cả các vật liệu, nhưng yêu cầu các hợp kim chứa hàm lượng đồng nhỏ hơn 65 % (mã 11113)

No

Tên khí

1

Axetylen

68

Propyn

 

Nhóm 4

Các khí này tương thích với tất cả các vật liệu, nhưng nên dùng các thép không gỉ loại 316 (mã 11211)

No

Tên khí

60

Hydro xyanua

 

Nhóm 5

Các khí này tương thích với tất cả các vật liệu, trừ đồng thau (Mã 11110)

Tên khí

2

Amoniac

41

Dimetylamin

45

Etylamin

72

Metylamin

99

Trimetylamin

 

Nhóm 6

Các khí này tương thích với tất cả các vật liệu, trừ đồng thau và nên dùng các thép không gỉ loại 316 (Mã 11210)

No

Tên khí

37

Xyanogen

74

Nitro oxit

76

Nitơ dioxit

 

Nhóm 7

Các khí này tương thích với tất cả các vật liệu trừ nhôm (Mã 11101)

Tên khí

22

Clometan

46

Etyl clorua

 

Nhóm 8

Các khí này tương thích với tất cả các vật liệu, trừ nhôm, và nên dùng các thép không gỉ loại 316 (Mã 11201)

No

Tên khí

20

Clorin

49

Florin

69

Metyl bromua

83

Photgen

90

Silic tetra clorua

91

Silic tetra florua

94

Sunfua tetra florua

96

Triclo silan

100

Vonfram hexaflorua

 

Nhóm 9

Các khí này tương thích với tất cả các vật liệu trừ nhôm, đồng thau và nên dùng các thép không gỉ loại 316 (Mã 11200)

No

Tên khí

5

Bo triclorua

6

Bo triflorua

35

Điclosilan

 

Nhóm 10

Các khí này tương thích với tất cả các vật liệu, trừ và nên dùng các thép không gỉ loại 316 và các hợp kim có chứa hàm lượng đồng nhỏ hơn 65 % (Mã 11203)

Tên khí

101

Vinyl bromua

102

Vinyl clorua

103

Vinyl florua

 

Nhóm 11

Các khí này tương thích với tất cả các vật liệu trừ nhôm và đồng thau, và các thép không gỉ loại 316 cần được quan tâm đến nguy cơ giòn do hydro (Mã 99200)

No

Tên khí

58

Hydro bromua

59

Hydro clorua

61

Hydro florua

62

Hydro lodua

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 6292 (ISO 4706), Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép hàn nạp lại được – Áp suất thử 60 bar và thấp hơn.

[2] ISO 6361-2, Wrought aluminium and aluminium alloys – Sheets, strips and plates- Part 2; Mechanical properties.

[3] ISO 7866, Gas cylinders  Refillable seamless aluminium alloy gas cylinders – Design, construction and testing.

[4] ISO 9328-5, Steel flat products for pressure purposes – Technical delivery conditions – Part 5 Weldable fine grain steels thermomechanically rolled.

[5] TCVN 7388-2 (ISO 9809-2), Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép không hàn có thể nạp lại được – Thiết kế, kết cấu và thử nghiệm – Phần 2: Chai bằng thép tôi và ram có độ bền kéo lớn hơn hoặc bằng 1100 MPa.

[6] TCVN 7388-3 (ISO 9809-3), Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép không hàn có thể nạp lại được – Thiết kế, kết cấu và thử nghiệm – Phần 3: Chai bằng thép thường hoá.

[7] ISO 9809-4, Gas cylinders – Refillable seamless steel gas cylinders – Design, construction and testing – Part 4: Stainless steel cylinders with an Rm value of less than 1 100 MPa 1)

[8] TCVN 7051 (ISO 11118), Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng kim loại không được nạp lại – Đặc tính kỹ thuật và phương pháp thử

[9] ISO 11439, Gas cylinders – High presure cylinders for the on-board stogage of natural gas as a fuel for automobil vehicles.

[10] ISO 15510, Stainless steels – Chemical composition.



1)Đang soát xét.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6874-1:2013 (ISO 11114-1:2012) VỀ CHAI CHỨA KHÍ – TÍNH TƯƠNG THÍCH CỦA VẬT LIỆU LÀM CHAI VÀ LÀM VAN VỚI KHÍ CHỨA – PHẦN 1: VẬT LIỆU KIM LOẠI
Số, ký hiệu văn bản TCVN6874-1:2013 Ngày hiệu lực 31/12/2013
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản