TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7057-1:2002 (ISO 4249−1:1995) VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – LỐP VÀ VÀNH MÔ TÔ (MÃ KÝ HIỆU) – PHẦN 1: LỐP

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 08/09/2008

TCVN 7057−1:2002

ISO 4249−1:1995

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – LỐP VÀ VÀNH MÔ TÔ (MÃ KÝ HIỆU) – PHẦN 1: LỐP

Road vehicles – Motorcycle tyres and rims (Code designated series) – Part 1: Tyres

 

Lời nói đầu

TCVN 7057 1:2002 hoàn toàn tương đương với ISO 4249-1:1995;

TCVN 7057 1:2002 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – LỐP VÀ VÀNH MÔ TÔ (MÃ KÝ HIỆU) – PHẦN 1: LỐP

Road vehicles – Motorcycle tyres and rims (Code designated series) – Part 1: Tyres

0. Giới thiệu

Lốp được nêu trong tiêu chuẩn này được ký hiệu bởi chiều rộng danh nghĩa của mặt cắt ngang lốp và mã đường kính danh nghĩa của vành biểu thị theo insơ. Ký hiệu này chỉ ra xuất xứ của các loại lốp sử dụng đơn vị đo lường không nằm trong hệ đơn vị đo quốc tế SI. Đây chỉ là ký hiệu thuận tiện đối với các loại lốp mô tô đã tồn tại trong thời gian dài.

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này quy định ký hiệu trong sử dụng và các kích thước đối với các lốp mô tô có mã ký hiệu theo insơ.

2. Lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho lốp mô tô chạy trên đường được thiết kế cho xe chạy với tốc độ lớn nhất 150 km/h được lắp với vành có đường kính danh nghĩa tương ứng với các mã 14-15-16-17-18-19 và 21.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho lốp mô tô chạy với tốc độ trên 150 km/h hoặc trong điều kiện đặc biệt (ví dụ, đường phi tiêu chuẩn).

3. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 4223-1, Definitons of some terms used in the tyre industry – Part 1: Tyres (Định nghĩa của một số thuật ngữ lốp dùng trong công nghiệp sản xuất lốp – Phần 1: Lốp).

4. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ về lốp được giới thiệu trong ISO 4223-1.

5. Ký hiệu lốp

Ký hiệu lốp đang áp dụng trong thực tế hiện nay vẫn được tiếp tục thực hiện cho các loại lốp. Ký hiệu này phải được ghi trên thành bên của lốp và phải bao gồm các đặc trưng kích thước sau, được biểu thị theo 5.1 và 5.2 có dấu gạch ngang để phân cách:

Chiều rộng danh nghĩa mặt cắt ngang – Đường kính danh nghĩa của vành.

5.1. Chiều rộng danh nghĩa mặt cắt ngang

Chiều rộng danh nghĩa mặt cắt ngang được biểu thị bằng insơ (xem Bảng 2).

5.2. Đường kính danh nghĩa của vành

Đường kính danh nghĩa của vành được biểu thị bằng mã (xem Bảng 1).

6. Kích thước của lốp

6.1. Tính toán các kích thước của “lốp mới thiết kế”

6.1.1. Đường kính toàn bộ lốp mới thiết kế (Do)

Đường kính toàn bộ lốp mới thiết kế bằng tổng đường kính danh nghĩa của vành (Dr) cộng với hai lần chiều cao mặt cắt ngang của lốp mới thiết kế (H).

Do = Dr + 2H

Các giá trị của Dr được nêu trong Bảng 1.

Bảng 1 – Mã đường kính danh nghĩa của vành

M

Đường kính danh nghĩa của vành

Dr

mm

14

15

16

17

18

19

21

356

381

406

432

457

483

533

6.1.2. Chiều cao mặt cắt ngang lốp mới thiết kế (H)

Xem Bảng 2.

Bảng 2 – Chiều cao mặt cắt ngang lốp mới thiết kế (H) tương ứng với chiều rộng danh nghĩa của mặt cắt ngang (SN)

Chiều rộng danh nghĩa của mặt cắt ngang

SN

in

Chiều cao của mặt cắt ngang

H

mm

2,00

2,25

2,50

2,75

3,00

3,25

3,50

3,75

4,00

4,25

4,50

5,00

55

62

68

78

85

91

96

102

107

113

117

130

6.2. Tính toán các kích thước toàn bộ lớn nhất của lốp trong sử dụng

Các kích thước phải bao gồm: các gờ bảo vệ, chữ khắc, các chỗ trang trí, dung sai chế tạo, hình dạng và kích thước của hoa lốp (talông) đặc biệt cho sử dụng.

6.2.1. Chiều rộng toàn bộ lớn nhất trong sử dụng (Wmax)

Chiều rộng toàn bộ lớn nhất trong sử dụng bằng tích số giữa chiều rộng mặt cắt ngang của lốp mới thiết kế (S) và hệ số 1,1:

Wmax = 1,1 S

6.2.2. Đường kính toàn bộ lớn nhất trong sử dụng (Domax)

Đường kính toàn bộ lớn nhất trong sử dụng bằng đường kính danh nghĩa của vành (Dr) cộng với hai lần tích số của chiều cao mặt cắt ngang của lốp thiết kế mới (H) và hệ số b:

Do,max = Dr + 2 H b

trong đó

b = 1,1 đối với các chiều rộng mặt cắt ngang 2,00; 2,25; 2,50;

b = 1,08 đối với chiều rộng mặt cắt ngang 2,75 và lớn hơn.

6.3. Các giá trị

Bảng 3 cho các kích thước của lốp mới thiết kế và kích thước toàn bộ của lốp trong sử dụng đối với các lốp được ký hiệu như trong điều 5.

7. Phương pháp đo các kích thước của lốp

Trước khi đo, lốp phải được lắp trên vành đo, được bơm hơi tới áp suất quy định và được để tối thiểu là 24 giờ ở nhiệt độ bình thường trong phòng, sau đó áp suất bơm hơi phải được điều chỉnh lại tới giá trị ban đầu.

Bảng 3 − Các kích thước của lốp − Thiết kế và trong sử dụng

Ký hiệu lốp

Chiều rộng vành đo

RM

In

Lốp mới thiết kế

Trong sử dụng

Chiều rộng mặt cắt ngang

S

mm

Đường kính toàn bộ

D0

mm

Chiều rộng toàn bộ lớn nhất

Wmax

mm

Đường kính toàn bộ lớn nhất

D0, max

mm

2.00 – 14

2.00 – 17

2.00 – 19

1,20

52

466

542

593

57

478

584

605

2.25 – 14

2.25 – 15

2.25 – 16

2.25 – 17

2.25 – 18

2.25 – 19

1,60

61

480

505

530

556

581

607

67

492

517

542

568

593

619

2.50 – 14

2.50 – 15

2.50 – 16

2.50 – 17

2.50 – 18

2.50 – 19

2.50 – 21

1,60

65

492

517

542

568

593

619

669

72

506

531

556

582

607

633

683

2.75 – 14

2.75 – 15

2.75 – 16

2.75 – 17

2.75 – 18

2.75 – 19

2.75 – 21

1,85

75

512

537

552

588

613

639

689

83

524

549

574

600

625

651

701

3.00 – 14

3.00 – 15

3.00 – 16

3.00 – 17

3.00 – 18

3.00 – 19

3.00 – 21

1,85

80

526

551

576

602

627

653

703

88

540

565

590

616

641

667

717

3.25 – 14

3.25 – 15

3.25 – 16

3.25 – 17

3.25 – 18

3.25 – 19

3.25 – 21

2,15

89

538

563

588

614

639

665

715

98

552

577

602

628

653

679

729

3.50 – 14

3.50 – 15

3.50 – 16

3.50 – 17

3.50 – 18

3.50 – 19

3.50 – 21

2,15

93

548

573

598

624

649

675

725

102

564

589

614

640

665

691

741

3.75 – 18

3.75 – 19

2,15

99

661

687

109

677

703

4.00 – 16

4.00 – 18

4.00 – 19

2,15

104

620

671

697

114

638

689

715

4.25 – 17

4.25 – 18

4.25 – 19

2,15

108

658

683

709

119

676

701

727

4.50 – 17

4.50 – 18

2,15

111

666

691

122

864

709

5.00 – 16

3,00

129

666

142

686

 

Phụ lục
(tham khảo)

Đường kính toàn bộ lớn nhất hiện có khác

Một số loạt lốp đang được lưu thông trên thị trường hiện nay, ngoài ký hiệu đã được quy định trong tiêu chuẩn này còn thể hiện đường kính toàn bộ lớn nhất. Các giá trị này được giới thiệu trong Bảng 4 dùng để tham khảo.

Bảng 4 – Các giá trị hiện có khác

Ký hiệu lốp

Đường kính toàn bộ lớn nhất – Các giá trị hiện có khác

mm

3.25-16

3.25-17

3.25-18

3.25-19

615

640

665

690

3.50-14

3.50-16

3.50-17

3.50-18

3.50-19

3.50-21

575

626

651

677

702

753

3.75-19T

699

4.00-18

4.00-19

711

736

4.25-18T

711

4.50-18

740

5.00-16T

703

 

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7057-1:2002 (ISO 4249−1:1995) VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – LỐP VÀ VÀNH MÔ TÔ (MÃ KÝ HIỆU) – PHẦN 1: LỐP
Số, ký hiệu văn bản TCVN7057-1:2002 Ngày hiệu lực 08/09/2008
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 08/09/2008
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản