TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7115:2007 (ISO 2419 : 2006) VỀ DA – PHÉP THỬ CƠ LÝ – CHUẨN BỊ VÀ ỔN ĐỊNH MẪU THỬ
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7115 : 2007
ISO 2419 : 2006
DA – PHÉP THỬ CƠ LÝ – CHUẨN BỊ VÀ ỔN ĐỊNH MẪU THỬ
Leather – Physical and mechanical tests – Sample preparation and conditioning
Lời nói đầu
TCVN 7115 : 2007 thay thế TCVN 7115 : 2002.
TCVN 7115 : 2007 hoàn toàn tương đương ISO 2419 : 2006.
TCVN 7115 : 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DA – PHÉP THỬ CƠ LÝ – CHUẨN BỊ VÀ ỔN ĐỊNH MẪU THỬ
Leather – Physical and mechanical tests – Sample preparation and conditioning
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp chuẩn bị mẫu thử da cho phép thử cơ lý và môi trường chuẩn để ổn định và thử mẫu. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại da khô.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
môi trường (atmosphere)
điều kiện xung quanh được xác định bởi các thông số về nhiệt độ và độ ẩm tương đối
2.2
môi trường chuẩn (standard atmosphere)
môi trường được duy trì trong khoảng dung sai xác định, mà ở đó mẫu thử được giữ trong một khoảng thời gian nhất định trước khi tiến hành thử.
2.3
ổn định (conditioning)
quá trình được thiết lập để đưa mẫu thử vào điều kiện qui định liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm tương đối bằng cách giữ trong một khoảng thời gian ở môi trường chuẩn để toàn bộ mặt da được tiếp xúc tự do với sự lưu thông của không khí.
3 Môi trường chuẩn
Môi trường chuẩn và dung sai được đưa ra trong bảng 1.
Bảng 1 – Môi trường chuẩn và dung sai
Lựa chọn |
Nhiệt độ 0C |
Độ ẩm tương đối % |
23/50 |
23 2 |
50 5 |
Có thể sử dụng điều kiện khác, không tương đương |
||
20/65 |
20 2 |
65 5 |
4 Mẫu giao dập
Mẫu dao dập được trình bày trong hình 1. Bề mặt bên trong của dao phải vuông góc với mặt phẳng chứa lưỡi cắt. Góc tạo thành giữa bề mặt trong và ngoài của dao dập tại lưỡi cắt là 20 0 1 0, và độ vát của góc phải này phải có độ sâu (d) lớn hơn độ dày của da.
CHÚ THÍCH: Thép được tôi cứng phù hợp để làm dao dập.
Hình 1- Mẫu dao dập
5 Chuẩn bị mẫu thử
Chuẩn bị mẫu thử bằng cách đặt dao dập lên mặt cật của da (hoặc giả mặt cật), nếu có. Nếu không có mặt cật hoặc giả mặt cật thì đặt dao dập lên một bề mặt bất kỳ. Da phải được ổn định trước khi chuẩn bị mẫu thử (xem điều 6).
6 Ổn định mẫu
Ổn định mẫu bằng cách giữ mẫu ở một trong các điều kiện môi trường chuẩn qui định trong bảng 1. Giữ mẫu sao cho tất cả các bề mặt đều tiếp xúc được với không khí, giữ cho không khí chuyển động xung quanh mẫu thử (xem 2.3). Ổn định mẫu trong khoảng thời gian tối thiểu là 24 giờ trước khi thử.
7 Tiến hành thử
Trừ khi có các qui định khác trong phương pháp thử riêng, tiến hành thử mẫu trong cùng môi trường mà trong đó mẫu thử được ổn định.
8 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các nội dung sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) nếu sử dụng môi trường khác để ổn định và thử như đưa ra trong tiêu chuẩn này, thì phải ghi 20 0C/65 % độ ẩm tương đối;
c) bất kỳ sai lệch nào so với phương pháp qui định trong tiêu chuẩn này;
d) các chi tiết để nhận dạng mẫu và bất kỳ sai lệch nào trong quá trình lấy mẫu so với TCVN 7115 : 2007 (ISO 2418 : 2002).
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 7117: 2007 (ISO 2418: 2002), Da – Phép thử hóa, cơ lý và độ bền màu – Vị trí lấy mẫu.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7115:2007 (ISO 2419 : 2006) VỀ DA – PHÉP THỬ CƠ LÝ – CHUẨN BỊ VÀ ỔN ĐỊNH MẪU THỬ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7115:2007 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |