TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7117:2007 (ISO 2418: 2002) VỀ DA – PHÉP THỬ HOÁ, CƠ LÝ VÀ ĐỘ BỀN MÀU – VỊ TRÍ LẤY MẪU

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7117: 2007

ISO 2418: 2002

DA – PHÉP THỬ HÓA, CƠ LÝ VÀ ĐỘ BỀN MÀU –

VỊ TRÍ LẤY MẪU

Leather – Chemical, physical and mechanical and fastness tests –

Sampling location

Lời nói đầu

TCVN 7117: 2007 thay thế TCVN 7117: 2002.

TCVN 7117: 2007 hoàn toàn tương đương ISO 2418: 2002.

TCVN 7117: 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DA – PHÉP THỬ HÓA, CƠ LÝ VÀ ĐỘ BỀN MÀU –

VỊ TRÍ LẤY MẪU

Leather – Chemical, physical and mechanical and fastness tests –

Sampling location

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định vị trí của mẫu thí nghiệm trên con da và phương pháp ghi nhãn, đánh  dấu mẫu thí nghiệm để nhận biết sau này.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tất cả các loại da động vật bất kể được thuộc bằng phương pháp nào.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại da chim, cá hoặc bò sát.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

“International Glossary of Leather Term” – 2nd edition (Danh sách các thuật ngữ quốc tế về ngành da – Xuất bản lần 2)1)

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Mẫu thí nghiệm (laboratory sample)

Mẫu được lấy từ các vị trí được xác định trong điều 4 của tiêu chuẩn này.

4. Vị trí của mẫu thí nghiệm

4.1. Qui định chung

4.1.1 Chọn mẫu thử

4.1.1.1. Vị trí chọn để cắt mẫu thí nghiệm không được có các khuyết tật nhìn thấy được như các vết xước và vết cắt.

4.1.1.2. Qui trình lấy mẫu được qui định đồng thời cho các phép thử lý học, độ bền màu và hóa học.

4.1.2. Lấy mẫu cho phép thử lý hóa và độ bền màu

Đối với các phép thử lý học và độ bền màu, lấy mẫu da tại những vị trí đánh dấu thẫm như qui định từ hình 1 đến hình 4 sao cho thích hợp.

4.1.3. Lấy mẫu cho phép thử hóa học

4.1.3.1. Đối với các phép thử hóa học, lấy mẫu da tại những vị trí đánh dấu thẫm như qui định từ hình 1 đến hình 4 sao cho thích hợp.

4.1.3.2. Nếu không đạt được yêu cầu về khối lượng tối thiểu cho phép thử hóa, thì lấy mẫu ở vị trí tương ứng ở mặt đối diện của sống lưng con da. Nếu không thể làm được, lấy mẫu từ vùng ngay liền kề vị trí lấy mẫu.

4.1.3.3. Các mẫu sạch còn lại từ mẫu thử lý học có thể dùng cho phép thử hóa học, trừ khi dùng trong phân tích trọng tài. Trong phân tích trọng tài, chỉ lấy mẫu thử da từ vùng da được đánh dấu thẫm thích hợp sẽ dùng để lấy mẫu thử hóa.

4.2. Da nguyên con, nửa con

Lấy miếng da hình vuông không đánh dấu thẫm GJKH và/hoặc có đánh dấu thẫm HLMN như trong hình 1. Đối với con da nhỏ, khoảng cách EF và JK có thể ngắn hơn chiều dài yêu cầu của một mẫu đơn. Khi lấy mẫu trên con da nhỏ, thay đổi phương pháp lấy mẫu bằng cách sử dụng độ sai lệch tối thiểu từ qui trình này

Chú giải

1    Sống lưng

B    là điểm gốc của phần đuôi

AD  là đường thẳng vuông góc với BC

Đường GH và JK song song với BC

AC = 2AB

AF = FD

JK = EF

GE = EH

HL = LK = HN

AE = 50 mm ± 5 mm

Hình 1 – Mẫu con da đã bỏ phần đầu và vị trí lấy mẫu cho da nguyên con và da nửa con

4.3. Da phần mông và phần lưng

Lấy miếng hình vuông không đánh dấu thẫm GJKH hoặc miếng hình vuông có đánh dấu thẫm HLMN như trong hình 2

Chú giải

B     là điểm gốc của phần đuôi

AD  là đường thẳng vuông góc với BC

Đường GH và JK song song với BC

CA = AB

AF = FD

JK = EF

GE = EH

HL = LK = HN

AE = 50 mm ± 5 mm

Hình 2 – Mẫu phần mông và vị trí lấy mẫu cho phần mông (hoặc phần lưng)

4.4. Da phần vai

Lấy miếng hình chữ nhật không đánh dấu thẫm ABCD và/hoặc miếng hình vuông có đánh dấu thẫm AEFG như trong hình 3.

Chú giải

1        phần vai

DC     là đường thẳng song song với BC

BCP   là đường thẳng song song với sống lưng

AB song song với DC

RP = PS

DC = 2AD

AE = EB = AG

CP = 20mm ± 2mm

AH = 50 mm ± 5 mm

Hình 3 – Mẫu phần vai và vị trí lấy mẫu cho phần vai

4.5. Da phần bụng

Lấy miếng hình chữ nhật không đánh dấu thẫm GJKH và/hoặc miếng hình vuông có đánh dấu thẫm LMNG và HPQR như trong hình 4.

Chú giải

AD   là đường thẳng vuông góc với BC

CA = AB

GE = EH = EF

LG = HR = GH/4

LG = GN = HP

GH = 150 mm ± 15 mm

AE = 20 mm ± 2 mm

Hình 4 – Mẫu phần bụng và vị trí lấy mẫu cho phần bụng

5. Bảo quản mẫu thí nghiệm

Mẫu thí nghiệm cần được bảo quản sao cho tránh bị nhiễm bẩn và ảnh hưởng của gia nhiệt cục bộ.

6. Nhận dạng mẫu thí nghiệm

6.1. Đánh dấu hướng của sống lưng

Đánh dấu hướng của sống lưng bằng một mũi tên hướng về phía đầu, định vị dọc theo mép của mẫu thí nghiệm gần sống lưng nhất.

6.2. Ghi nhãn

Ghi nhãn mẫu thí nghiệm với các thông tin sau:

a) số của lô mẫu da;

b) ngày lấy mẫu

c) số của mẫu thử (nếu có);

d) viện dẫn tiêu chuẩn này;

e) bất kỳ sai lệch nào so với qui trình lấy mẫu qui định trong tiêu chuẩn này (xem 4.2).

 


1) Ban hành bởi Hiệp hội các nhà thuộc da thế giới năm 1975 và phụ lục năm 1978

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7117:2007 (ISO 2418: 2002) VỀ DA – PHÉP THỬ HOÁ, CƠ LÝ VÀ ĐỘ BỀN MÀU – VỊ TRÍ LẤY MẪU
Số, ký hiệu văn bản TCVN7117:2007 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản