TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7152:2002 (ISO 7712:1983) VỀ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH – PIPET PASTEUR SỬ DỤNG MỘT LẦN

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 07/12/2002

TCVN 7152:2002

ISO 7712:1983

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH – PIPET PASTEUR SỬ DỤNG MỘT LẦN

Laboratory glassware – Diposable Pasteur pipettes

 

Lời nói đầu

TCVN 7152:2002 hoàn toàn tương đương với ISO 7712:1983.

TCVN 7152:2002 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH – PIPET PASTEUR SỬ DỤNG MỘT LẦN

Laboratory glassware – Diposable Pasteur pipettes

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với các loại pipét Pasteur bằng thủy tinh thông dụng chỉ sử dụng một lần duy nhất.

Các pipét này là loại không được hiệu chuẩn và được dùng với mục đích để chuyển, phân phát các giọt dung dịch và các chất huyền phù của các vật liệu vi sinh.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

ISO 8417, Laboratory volumetric instruments – Principles of design and construction of disposable volumetric articles (Dụng cụ đo dung tích trong phòng thí nghiệm – Các nguyên tắc chính về thiết kế và kết cấu của các dụng cụ đo dung tích sử dụng một lần).

3. Định nghĩa

Pipét Pasteur sử dụng một lần: là pipét Pasteur chỉ được sử dụng một lần duy nhất và sau đó vứt bỏ.

4. Kích thước

4.1. Quy định chung

Có hai loại pipét được quy định, các thông số chi tiết của hai loại này được nêu trong Bảng 1 và hình dáng chung của pipét được minh họa ở Hình 1.

4.2. Kích thước và sai số cho phép

Các kích thước danh định được quy định trong bảng và các nhà sản xuất phải chọn các giá trị nằm trong khoảng quy định. Đối với pipét cùng một loại, kích thước của chúng không được nằm ngoài khoảng sai số cho phép dưới đây:

chiều dài: ± 3 %

độ dày thành ống: ± 10 %

CHÚ THÍCH Thông thường với những kỹ thuật sản xuất hiện tại có thể đạt được những sai số nhỏ hơn những sai số được quy định trong Bảng 1.

5. Ký hiệu

Pipét theo quy định phải được ký hiệu theo số biểu thị tổng chiều dài danh định của pipét, được biểu thị bằng milimét, ví dụ loại 145 và 230.

6. Kết cấu

6.1. Quy định chung

Pipét phải là loại có đủ độ bền và độ dày thành ống phải đồng đều để đảm bảo bền trong trường hợp sử dụng thông thường và trong quá trình vận chuyển khi được bao gói như quy định ở 8.1 và 8.2.

6.2. Vật liệu

Pipét phải được làm bằng thủy tinh có các tính chất nhiệt và hóa phù hợp, không có khuyết tật nhìn thấy và không có ứng suất nội.

6.3. Độ bền khi tiệt trùng

Pipét phải phù hợp và không bị ảnh hưởng bởi một trong các phương pháp sau đây:

a) khi đặt để sấy khô trong khoảng thời gian 60 phút ± 2 phút ở nhiệt độ 160 C ± 1oC;

b) khi đặt để hơi bão hòa, trong nồi hấp, hoặc ít nhất trong 20 phút ở nhiệt độ 121oC ± 1oC hoặc ít nhất 3,5 phút ở nhiệt độ 134oC ± 1oC.

6.4. Đỉnh pipét

Đỉnh của pipét phải được cắt vuông góc với trục của pipét, và phải được mài nhẵn.

6.5. Vòi xả

Đường kính ngoài của vòi xả phải thắt dần từ phần thân để tạo thành một ống nhỏ dài để đưa vào được ống thử có đường kính trong nhỏ (xem hình vẽ).

Đầu của vòi này phải được cắt vuông góc với trục.

6.6. Chỗ thắt

Cần phải có chỗ thắt tại một khoảng cách được quy định trong bảng từ đỉnh của pipét và chỗ thắt này phải đủ để có thể giữ được nút đậy pipét bằng vật liệu sợi, ví dụ như nút bông không thấm nước.

CHÚ THÍCH Nếu pipét có kèm theo nút, thì chất liệu và chất lượng của các nút phải được thỏa thuận giữa người mua và người bán.

7. Độ sạch

Pipét được cung cấp phải đảm bảo sạch sẽ và không có vết bẩn nhìn thấy được.

8. Bao gói và ghi nhãn

8.1. Pipét phải được bao gói trong hộp cacton chắc chắn, mỗi hộp chứa 250 pipét và hộp cacton này có thể được xếp lại trong một hộp cacton khác.

8.2. Bao bì phải có khả năng thích hợp bảo vệ tránh các rủi ro thông thường khi bốc xếp, vận chuyển và bảo quản.

8.3. Hộp cacton và vật liệu dùng làm bao bì là vật liệu không được dễ vỡ để có thể làm nhiễm bẩn pipét trong quá trình vận chuyển hoặc bốc xếp.

8.4. Mỗi hộp cacton chứa 250 pipét (xem 8.1) và bất kỳ hộp nào cũng phải được ghi nhãn một cách rõ ràng với các thông tin sau đây:

a) tên và/hoặc thương hiệu của nhà sản xuất;

b) mô tả sản phẩm, ví dụ như: pipét Pasteur sử dụng một lần, loại 145;

c) số lượng pipét có trong bao bì;

d) số lô hoặc ngày tháng năm sản xuất;

e) số hiệu của tiêu chuẩn này, TCVN 7152:2002 (ISO 7712:1983) hoặc tiêu chuẩn tương ứng.

Bảng 1 – Kích thước danh định của pipét Pasteur sử dụng một lần

Loại

Tổng chiều dài

A

mm

Chiều dài thân ống B

mm

Đường kính ngoài thân ống

mm

Độ dầy của thành thân ống

mm

Khoảng cách từ

đỉnh tới chỗ thắt

C

mm

Đường kính đầu vòi xả

Mm

ngoài

mm

trong

145

145 đến 150

85 đến 100

6,5 đến 8

0,5 đến 0,6

20 đến 30

1,2 đến 1,8

0,7 đến 1,5

230

225 đến 230

Hình 1 – Hình dáng chung của pipét Pastuer sử dụng một lần

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7152:2002 (ISO 7712:1983) VỀ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH – PIPET PASTEUR SỬ DỤNG MỘT LẦN
Số, ký hiệu văn bản TCVN7152:2002 Ngày hiệu lực 07/12/2002
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo 20/12/2002
Lĩnh vực Hóa chất, dầu khí
Ngày ban hành 22/11/2002
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản