TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7161-9:2009 (ISO 14520-9 : 2006) VỀ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG KHÍ – TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG – PHẦN 9: KHÍ CHỮA CHÁY HFC-227EA

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/06/2009

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7161-9 : 2009

ISO 14520-9 : 2006

HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG KHÍ – TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG – PHẦN 9: KHÍ CHỮA CHÁY HFC-227ea

Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design – Part 9: HFC 227ea extinguishant

Lời nói đầu

TCVN 7161-9: 2009 thay thế TCVN 7161-9 : 2002

TCVN 7161-9: 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 14520-9 : 2006.

TCVN 7161-9: 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 21 Thiết bị phòng cháy chữa cháy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 7161 (ISO 14520) Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống bao gồm các phần sau:

TCVN 7161-1: 2009 (ISO 14520-1 : 2006) – Phần 1 – Yêu cầu chung

TCVN 7161-9: 2009 (ISO 14520-9 : 2006) – Phần 9: Khí chữa cháy HFC 227 ea.

TCVN 7161-13 : 2009 (ISO 14520-13 : 2005 ) – Phần 13: Khí chữa cháy IG-100.

ISO 14520 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design – còn có các phần sau:

– Part 2: CF3L extinguishant.

– Part 5: FK-5-1-12 extinguishant.

– Part 6: HCFC Blend A extinguishant

– Part 8: HFC 125 extinguishant

– Part 10: HFC 23 extinguishant

– Part 11: HFC 236fa extinguishant

– Part 12: IG-01 extinguishant

– Part 14: IG-55 extinguishant

– Part 15: IG-541 extinguishant

HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG KHÍ – TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG – PHẦN 9: KHÍ CHỮA CHÁY HFC-227ea

Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design – Part 9: HFC 227ea extinguishant

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu riêng cho khí chữa cháy HFC 227ea dùng trong các hệ thống chữa cháy dùng khí. Tiêu chuẩn này bao gồm các nội dung chi tiết về tính chất vật lý, đặc tính kỹ thuật, sử dụng và an toàn và áp dụng cho các hệ thống làm việc ở các áp suất danh nghĩa 25 bar và 42 bar được tăng áp với nitơ.

Tiêu chuẩn này không ngăn cấm việc áp dụng khí chữa cháy HFC 227ea cho các hệ thống khác.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7161 -1 : 2009 (ISO 14520-1 : 2006), Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 7161-1.

4. Đặc tính và sử dụng

4.1. Qui định chung

Khí chữa cháy HFC 227ea phải tuân theo đặc tính kỹ thuật nêu trong Bảng 1.

Khí chữa cháy HFC 227ea là khí không có màu, hầu như không có mùi và không dẫn điện với mật độ gần bằng sáu lần mật độ không khí. Các tính chất vật lý được cho trong Bảng 2.

HFC 227ea dập tắt các đám cháy chủ yếu bằng phương thức vật lý nhưng cũng có thể bằng một số phương thức hóa học.

Bảng 1 – Đặc tính kỹ thuật của HFC 227 ea

Tính chất

Yêu cầu

Độ tinh khiết không nhỏ hơn 99,6 % theo khối lượng
Độ axit không lớn hơn 3 x 10-6 theo khối lượng
Hàm lượng nước không lớn hơn 10 x 10-6 theo khối lượng
Cặn không bay hơi không lớn hơn 0,01 % theo khối lượng
Chất huyền phù hoặc cặn lắng Không nhìn thấy được

Bảng 2 – Tính chất vật lý của HFC 227 ea

Tính chất

Đơn vị

Giá trị

Khối lượng phân tử

170

Điểm sôi ở 1,013 bar (tuyệt đối) a)

°C

– 16,4

Điểm đông đặc

°C

-127

Nhiệt độ tới hạn

°C

101,7

Áp suất tới hạn

bar tuyệt đối a)

29,26

Thể tích tới hạn

cm3/mol

274

Mật độ tới hạn

kg/m3

573

Áp suất hơi 20 °C

bar tuyệt đối a)

3,90

Mật độ chất lỏng 20 °C

kg/m3

1410

Mật độ bay hơi bão hòa 20 °C

kg/m3

31,035

Thể tích riêng của hơi quá nhiệt ở 1,013 bar và 20 °C

m3/kg

0,1374

Công thức hóa học

CF3CHFCF3

Tên hóa học

Heptaflopropan

a) 1 bar = 0,1 MPa = 105 Pa; 1 MPa = 1 N/mm2

4.2. Sử dụng các hệ thống HFC 227ea

Có thể sử dụng các hệ thống xả đầy đủ HFC 227ea để dập tắt tất cả các loại cháy thuộc mọi cấp trong các giới hạn được qui định trong TCVN 7161-1, Điều 4.

Các yêu cầu của khí chữa cháy trên thể tích của không gian được bảo vệ được cho trong Bảng 3 đối với các mức nồng độ khác nhau. Các yêu cầu này dựa trên các phương pháp cho trong TCVN 7161-1, 7.6).

Các nồng độ chữa cháy và các nồng độ thiết kế đối với n.heptan và các mối nguy hiểm bề mặt cấp A được giới thiệu trong Bảng 4, các nồng độ chữa cháy và nồng độ thiết kế đối với các nhiên liệu khác được giới thiệu trong Bảng 5, và các nồng độ trơ trong Bảng 6.

Nhiệt độ

T

Thể tích riêng của hơi

S

Yêu cầu về khối lượng HFC 227ea trên một đơn vị thể tích của không gian được bảo vệ, m/V (kg/m3)

Thông tin này chỉ liên quan đến HFC 227ea và không dùng cho các sản phẩm khác có thành phần là 1,1,1,2,3,3,3 heptaflopropan

Nồng độ thiết kế (theo thể tích)

°C

m3/kg

6 %

7 %

8 %

9 %

10 %

11 %

12 %

13 %

14 %

15 %

-10

0,1215

0,5254

0,6196

0,7158

0,8142

0,9147

1,0174

1,1225

1,2301

1,3401

1,4527

-5

0,1241

0,5142

0,6064

0,7005

0,7967

0,8951

0,9957

1,0985

1,2038

1,3114

1,4216

0

0,1268

0,5034

0,5936

0,6858

0,7800

0,8763

0,9748

1,0755

1,1785

1,2839

1,3918

5

0,1294

0,4932

0,5816

0,6719

0,7642

0,8586

0,9550

1,0537

1,1546

1,2579

1,3636

10

0,1320

0,4834

0,5700

0,6585

0,7490

0,8414

0,9360

1,0327

1,1316

1,2328

1,3364

15

0,1347

0,4740

0,5589

0,6457

0,7344

0,8251

0,9178

1,0126

1,1096

1,2089

1,3105

20

0,1373

0,4650

0,5483

0,6335

0,7205

0,8094

0,9004

0,9934

1,0886

1,1859

1,2856

25

0,1399

0,4564

0,5382

0,6217

0,7071

0,7944

0,8837

0,9750

1,0684

1,1640

1,2618

30

0,1425

0,4481

0,5284

0,6104

0,6943

0,7800

0,8676

0,9573

1,0490

1,1428

1,2388

35

0,1450

0,4401

0,5190

0,5996

0,6819

0,7661

0,8522

0,9402

1,0303

1,1224

1,2168

40

0,1476

0,4324

0,5099

0,5891

0,6701

0,7528

0,8374

0,9239

1,0124

1,1029

1,1956

45

0,1502

0,4250

0,5012

0,5790

0,6586

0,7399

0,8230

0,9080

0,9950

1,0840

1,1751

50

0,1527

0,4180

0,4929

0,5694

0,6476

0,7276

0,8093

0,8929

0,9784

1,0660

1,1555

55

0,1553

0,4111

0,4847

0,5600

0,6369

0,7156

0,7960

0,8782

0,9623

1,0484

1,1365

60

0,1578

0,4045

0,4770

0,5510

0,6267

0,7041

0,7832

0,8641

0,9469

1,0316

1,1183

65

0,1604

0,3980

0,4694

0,5423

0,6167

0,6929

0,7707

0,8504

0,9318

1,0152

1,1005

70

0,1629

0,3919

0,4621

0,5338

0,6072

0,6821

0,7588

0,8371

0,9173

0,9994

1,0834

75

0,1654

0,3859

0,4550

0,5257

0,5979

0,6717

0,7471

0,8243

0,9033

0,9841

1,0668

80

0,1679

0,3801

0,4482

0,5178

0,5890

0,6617

0,7360

0,8120

0,8898

0,9694

1,0509

85

0,1704

0,3745

0,4416

0,5102

0,5803

0,6519

0,7251

0,8000

0,8767

0,9551

1,0354

90

0,1730

0,3690

0,4351

0,5027

0,5717

0,6423

0,7145

0,7883

0,8638

0,9411

1,0202

95

0,1755

0,3638

0,4290

0,4956

0,5636

0,6332

0,7044

0,7771

0,8516

0,9277

1,0057

100

0,1780

0,3587

0,4229

0,4886

0,5557

0,6243

0,6945

0,7662

0,8396

0,9147

0,9916

m/V là yêu cầu về khối lượng của khí chữa cháy (kilôgam trên mét khối); nghĩa là khối lượng m tính bằng kilôgam của khí được yêu cầu cho một mét khối của thể tích được bảo vệ V để tạo ra nồng độ đã cho ở nhiệt độ qui định;

V là thể tích của khu vực nguy hiểm (tính bằng mét khối); nghĩa là thể tích được rào lại trừ đi các cấu trúc hoặc công trình cố định không thấm khí chữa cháy.

T là nhiệt độ (tính bằng độ C); nghĩa là nhiệt độ thiết kế trong khu vực nguy hiểm;

S là thể tích riêng (tính bằng mét khối trên kilôgam); thể tích riêng của hơi quá nhiệt HFC 227ea ở áp suất 1,013 bar có thể gần bằng

S = k1 + k2T

trong đó k1 = 0,1269; k2 = 0,000513

c là nồng độ (tính bằng phần trăm); nghĩa là nồng độ thể tích của HFC 227ea trong không khí ở nhiệt độ đã cho và áp suất 1,013 bar tuyệt đối.

Bảng 4 – Nồng độ chữa cháy và nồng độ thiết kế của HFC 227 ea

Nhiên liệu

Nồng độ chữa cháy

% theo thể tích

Nồng độ thiết kế nhỏ nhất

% theo thể tích

Cấp B

Heptan (chén nung)

6,7

9,0

Heptan (thử trong phòng)

6,9

Bề mặt cấp A

Cũi gỗ

4,9

polyme tymetacrlat (PMMA)

6,1

7,9

polypropylene (PP)

6,1

arcylonitrin – butađien – styren polime (ABS)

6,1

Khu vực nguy hiểm cao hơn cấp A

a

8,5

Các giá trị nồng độ chữa cháy đối với các nhiên liệu cấp B và bề mặt cấp A được xác định bằng thử nghiệm theo TCVN 7161-1, Phụ lục B và Phụ lục C.

Nồng độ thiết kế nhỏ nhất đối với nhiên liệu cấp B là giá trị cao hơn của nồng độ chữa cháy heptan theo phép thử chén nung hoặc nồng độ chữa cháy heptan theo phép thử trong phòng nhân với 1,3.

Nồng độ thiết kế nhỏ nhất đối với nhiên liệu bề mặt cấp A là giá trị cao nhất của các nồng độ chữa cháy theo các phép thử cũi gỗ, PMMA, PP hoặc ABS nhân với 1,3. Trong trường hợp không có bất cứ giá trị nào trong 4 giá trị nồng độ chữa cháy nêu trên thì nồng độ thiết kế nhỏ nhất đối với nhiên liệu cho khu vực nguy hiểm cao hơn cấp A.

Xem TCVN 7161-1 (ISO 14520-1) điều 7.5.1.3 đối với các hướng dẫn về các nhiên liệu cấp A.

Nồng độ chữa cháy và nồng độ thiết kế đối với các đám cháy thử trong phòng chỉ là các nồng độ tham khảo. Các nồng độ chữa cháy thấp hơn và cao hơn các nồng độ đối với các đám cháy thử trong phòng có thể đạt được và được phép sử dụng khi được hợp thức hóa bởi các báo cáo thử từ các phòng thí nghiệm quốc tế đã được thừa nhận.

a Nồng độ thiết kế nhỏ nhất cho các nhiên liệu đám cháy cao hơn cấp A phải là nồng độ cao hơn của nồng độ thiết kế nhỏ nhất của đám cháy bề mặt cấp A hoặc 95 % nồng độ thiết kế nhỏ nhất cấp B.

Bảng 5 – Nồng độ chữa cháy và thiết kế của HFC 227 ea cho các nhiên liệu khác

Nhiên liệu

Nồng độ trơ

% theo thể tích

Nồng độ thiết kế nhỏ nhất

% theo thể tích

Axeton

6,7

8,7

Etanol

8,4

10,9

Etyl axetat

6,7

8,7

Etylen glycol

7,8

10,1

Kerosen

6,1

7,9

Metanol

9,5

12,4

Propan

7,4

9,6

Toluen

4,9

6,4

Các nồng độ chữa cháy đối với các nhiên liệu cấp B được qui định trong TCVN 7161-1 (ISO 14520-1), Phụ lục B. Các nồng độ thiết kế nhỏ nhất đã được tăng lên đến nồng độ thiết kế nhỏ nhất được xác lập cho heptan phù hợp với TCVN 7161-1 (ISO 14520-1), 7.5.1.

Bảng 6 – Nồng độ trơ và nồng độ thiết kế của HFC 227 ea

Nhiên liệu

Nồng độ trơ

% theo thể tích

Nồng độ thiết kế nhỏ nhất

% theo thể tích

Isobutan

11,3

12,4

1- Clo-1,1 difloetan (HCFC 1416)

6,7

8,7

1,1 Difloetan (HCFC 152a)

8,6

9,5

Diflometan (HCFC 32)

6,7

8,7

Etylen oxit

13,6

15,0

Metan

8,0

8,8

Pentan

11,6

12,8

Popan
Các nồng độ trơ được qui định trong TCVN 7161 -1; 7.5.2 và Phụ lục D.

5. An toàn của nhân viên

Phải quan tâm đến bất cứ mối nguy hiểm nào đối với nhân viên do việc xả HFC 227ea tạo ra trong thiết kế hệ thống.

Các mối nguy hiểm tiềm tàng có thể tăng lên do các nguyên nhân sau:

a) bản thân khí chữa cháy;

b) các sản phẩm cháy của đám cháy;

c) các sản phẩm phá hủy của khí chữa cháy do tiếp xúc với lửa.

Đối với các yêu cầu an toàn tối thiểu, xem Điều 5 của TCVN 7161-1 (ISO 14520-1).

Thông tin về tính độc hại đối với HFC 227ea được cho trong Bảng 7.

Bảng 7 – Thông tin về độc hại của khí HFC 227 ea

Tính chất

Giá trị

% theo thể tích

ALC

> 80 ở 20 % O2

Mức độ ảnh hưởng có hại không quan sát được (NOAEL)

9,0

Mức độ ảnh hưởng có hại thấp nhất quan sát được (LOAEL)

10,5

ALC là nồng độ xấp xỉ gây chết khi thí nghiệm đối với đàn chuột tiếp xúc trong 4 h.

6. Thiết kế hệ thống

6.1. Mật độ nạp

Mật độ nạp của bình chứa không được vượt quá các giá trị cho trong Bảng 8 và Bảng 9 đối với các hệ thống 25 bar và 42 bar tương ứng.

Sự vượt quá mật độ nạp tối đa có thể làm cho bình chứa trở nên “đầy lỏng” và dẫn đến tình trạng áp suất tăng lên rất cao trong khi nhiệt độ tăng lên không đáng kể, ảnh hưởng có hại đến tính toàn vẹn của cụm bình chứa.

Quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ được giới thiệu trên Hình 1 và Hình 2 cho các mức khác nhau của mật độ nạp.

Bảng 8 – Đặc tính của bình chứa khí HFC 227 ea – Loại 25 bar

Tính chất

Đơn vị

Giá trị

Mật độ nạp tối đa

kg/m3

1150

Áp suất làm việc lớn nhất của bình chứa ở 50 °C

bar a,b

34

Độ tăng áp ở 21 °C

bar a,b

25

Nên tham khảo Hình 1 để có thêm dữ liệu về quan hệ áp suất/nhiệt độ

a Áp kế

b 1 bar = 0,1 MPa = 105 Pa; 1 MPa = 1 N/mm2

Bảng 9 – Đặc tính của bình chứa khí HFC 227 ea – Loại 42 bar

Tính chất

Đơn vị

Giá trị

Mật độ nạp tối đa

kg/m3

1150

Áp suất làm việc lớn nhất của bình chứa ở 50 °C

bar a,b

53

Độ tăng áp ở 21 °C

bar a,b

42

Nên tham khảo Hình 2 để có thêm dữ liệu về quan hệ áp suất/nhiệt độ

a Tuyệt đối

b 1 bar = 0,1 MPa = 105 Pa; 1 MPa = 1 N/mm2

6.2. Áp suất nén cực đại

Các bình chứa phải được tăng áp với nitơ có hàm lượng ẩm không lớn hơn 60 x 10-6 theo khối lượng tới áp suất cân bằng () bar hoặc () bar ở nhiệt độ 21 °C (xem Điều 1 đối với ngoại lệ).

6.3. Lượng khí chữa cháy

Lượng khí chữa cháy phải là nhỏ nhất theo yêu cầu để đạt được nồng độ thiết kế trong thể tích khu vực nguy hiểm ở nhiệt độ nhỏ nhất được xác định khi sử dụng Bảng 3 và phương pháp theo TCVN 7161-1 điều 7.6.

Các nồng độ thiết kế phải là các nồng độ được qui định cho các khu vực nguy hiểm có liên quan trong Bảng 4, bao gồm hệ số an toàn 1,3 cho nồng độ chữa cháy. Nên xem xét đến việc tăng hệ số này cho các khu vực nguy hiểm riêng trong khi xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền có liên quan.

Các giá trị mật độ tính bằng kilôgam trên mét khối (kg/m3)

CHÚ GIẢI

X nhiệt độ, °C

Y áp suất, bar

Hình 1 – Đồ thị nhiệt độ/áp suất đối với HFC 227 ea – được tăng áp bằng nitơ đến 25 bar ở 21 °C

Các giá trị mật độ tính bằng kilôgam trên mét khối (kg/m3)

CHÚ GIẢI

X nhiệt độ, °C

Y áp suất, bar

Hình 2 – Đồ thị nhiệt độ/áp suất đối với HFC 227 ea – được tăng áp bằng nitơ đến 42 bar ở 21 °C

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7161-9:2009 (ISO 14520-9 : 2006) VỀ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG KHÍ – TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG – PHẦN 9: KHÍ CHỮA CHÁY HFC-227EA
Số, ký hiệu văn bản TCVN7161-9:2009 Ngày hiệu lực 01/06/2009
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Ngày ban hành 01/06/2009
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản