TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7167-1:2002 (ISO 7296-1:1991, AMD.1:1996) VỀ CẦN TRỤC – KÝ HIỆU BẰNG HÌNH VẼ – PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 15/01/2003

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7167-1 : 2002

ISO 7296: 1991

CẦN TRỤC – KÝ HIỆU BẰNG HÌNH VẼ – PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG

Cranes – graphical symbols – Part 1: General

Lời nói đầu

TCVN 7167-1:2002 hoàn toàn tương đương với ISO 7296-1:1991 và sửa đổi 1:1996.

TCVN 7167-1:2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 178 Thang máy, thang cuốn, băng tải chở người biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

CẦN TRỤC – KÝ HIỆU BẰNG HÌNH VẼ – PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG

Cranes – graphical symbols – Part 1: General

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các ký hiệu chung bằng hình vẽ dùng cho các bộ phận điều khiển của cần trục (điều 2) và màu sắc chỉ báo của các nút điều khiển và đèn cảnh báo (điều 3).

Các ký hiệu được chia theo các nhóm dưới đây (2.1; 2.2; và 2.3).

2.1 Các ký hiệu cho các hướng chuyển động cơ bản và các vị trí tắt/bật.

2.2 Các ký hiệu dùng cho vận hành, điều khiển.

2.3 Các ký hiệu thông tin.

Chú thích – Các ký hiệu bằng hình vẽ được sử dụng trong tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 3461-1:88 Ÿ Nguyên tắc chung khi xây dựng các ký hiệu bằng hình vẽ – Phần 1: Các ký hiệu hình vẽ sử dụng trên thiết bịŸ; ISO 4196-84 ŸCác ký hiệu bằng hình vẽ – Sử dụng mũi tên Ÿ; ISO 7000:89 ŸCác ký hiệu bằng hình vẽ sử dụng trên thiết bị – Chỉ số và tóm tắt IEC 417:73 Các ký hiệu bằng hình vẽ sử dụng trên thiết bị – Chỉ số, xem xét và dịch mã tự động của tấm kim loại đơn mỏng với các phần bổ sung.

1.2. Yêu cầu chung

1.2.1. Các ký hiệu được quy định trong điều từ 2.1 đến 2.3.

1.2.2. Các ký hiệu điều khiển phải có độ tương phản tốt so với nền của chúng (tốt nhất là sử dụng các ký hiệu có màu sáng trên nền tối).

1.2.3. Các ký hiệu phải được đặt trên hoặc trực tiếp ngay cạnh bộ phận điều khiển có chức năng được nó mô tả.

1.2.4. Ở những nơi cần có nhiều hơn 1 ký hiệu (ví dụ: ŸmởŸ, ŸtắtŸ, Ÿdịch sang tráiŸ, Ÿdịch sang phảiŸ, các ký hiệu phải được đặt ở các vị trí tương ứng với các thiết bị điều khiển sao cho sự chuyển động của thiết bị đó theo hướng qui định phải gợi được cảm giác của thao tác điều khiển.

1.2.5. Các ký hiệu phải được đặt ở vị trí mà chúng có thể dễ dàng nhận biết từ vị trí làm việc của người vận hành.

1.2.6. Ký hiệu chỉ hướng di chuyển của các cần điều khiển có thể được sử dụng kết hợp với các ký hiệu khác để biểu thị sự dịch chuyển của cần điều khiển.

Ký hiệu này có thể được đặt ở bất kỳ vị trí nào mong muốn trên bảng điều khiển phù hợp với sự di chuyển chỉ ra.

2. Các ký hiệu bằng hình vẽ để sử dụng trên các bộ phận điều khiển

2.1. Các ký hiệu cho các hướng dịch chuyển cơ bản và các vị trí bật/tắt (theo bảng 1).

Bảng 1

Số ký hiệu

Ký hiệu

Ý nghĩa

001

IEC 417-5022

Di chuyển theo một hướng
002

ISO 7000-1680

Chuyển động cần điều khiển theo 2 hướng 1)
003

ISO 7000-0004

Chuyển động quay theo chiều kim đồng hồ
004

ISO 7000-0004

Chuyển động quay ngược chiều kim đồng hồ
005

ISO 7000-0005

Chuyển động quay không giới hạn theo hai hướng
006

ISO 7000-0938

Chuyển động quay có giới hạn theo hai hướng
1) Khi vị trí của buồng lái thay đổi phụ thuộc vào hướng chuyển động (thí dụ như chuyển động quay toàn vòng của cần trục) thì ngoài ký hiệu mũi tên cơ bản phải sử dụng thêm một ký hiệu nữa để chỉ rõ một công trình cố định (hoặc một điểm cố định nào đó).
007

ISO 7000-0927

Quay phải
008

ISO 7000-0927

Quay trái
009

ISO 7000-1681

Chuyển động theo hai hướng: trái-phải
010

IEC 417-5007

Bật (làm việc)
011

IEC 417-5008

Tắt
012

IEC 417-5010

Bật – Tắt
013

IEC 417-5011

Đóng mạch bằng ấn nút

2.2. Các ký hiệu dùng cho vận hành, điều khiển (theo bảng 2)

Chú thích – Các số 14 đến 19 không được chỉ định.

Bảng 2

Số ký hiệu

Ký hiệu

Ý nghĩa

020

ISO 7000-1682

Móc tải: Nâng
021

ISO 7000-1683

Móc tải: Hạ
022

ISO 7000-1684

Nâng cần
023

ISO 7000-1685

Hạ cần
024

ISO 7000-1686

Ra cần
025

ISO 7000-1687

Thu cần (vào cần)
026

ISO 7000-1688

Di chuyển bộ phận kéo tải: tiến – lùi.
027

ISO 7000-1689

Cần trục di chuyển tiến
028

ISO 7000-1690

Cần trục di chuyển lùi
029

ISO 7000-1691

Cần trục di chuyển cả tiến – lùi 1)
030

ISO 7000-1692

Cần trục tự nâng: nâng lên
031

ISO 7000-1693

Cần trục tự nâng; hạ xuống
1) Khi vị trí của buồng lái thay đổi phụ thuộc vào hướng chuyển động (thí dụ như chuyển động quay toàn vòng của cần trục) thì ngoài ký hiệu mũi tên cơ bản phải sử dụng thêm một ký hiệu nữa để chỉ rõ một công trình cố định (hoặc một điểm cố định nào đó).
040

ISO 7000-1694

Bật nam châm giữ tải
041

ISO 7000-1695

Ngắt nam châm giữ tải
042

ISO 7000-1696

Kẹp chặt kẹp ray
043

ISO 7000-1697

Nhả kẹp ray

2.3 Các ký hiệu thông tin (theo bảng 3)

Chú thích – Các số 44 đến 49 không được chỉ định.

Bảng 3

Số ký hiệu

Ký hiệu

Ý nghĩa

050

ISO 7000-1364

Điều khiển vô cấp chuyển động quay
051

IEC 417-5004

Điều khiển vô cấp: chuyển động tịnh tiến
052

ISO 7000-1698

Tốc độ gió
053

ISO 7000-1699

Hướng gió
054

ISO 7000-0020

Đóng phanh
055

ISO 7000-0021

Mở phanh
056

ISO 7000-0022

Đóng ly hợp (loại ăn khớp)
057

ISO 7000-0023

Mở ly hợp (loại ăn khớp)
058

ISO 7000-0244

Tín hiệu âm thanh
059

ISO 7000-0034

Nhiệt độ
060

ISO 7000-0089

Thông gió
061

ISO 7000-1421

Đèn trong ca bin (đèn vòm)
062

ISO 7000-1204

Đèn pha
063

ISO 7000-1700

Đèn chiếu sáng
064

ISO 7000-0086

Thanh gạt nước
065

ISO 7000-0637

Sự tăng nhiệt bên trong/Thiết bị làm nóng
066

ISO 7000-0027

Máy điều hòa không khí
067

ISO 7000-0635

Kính chắn gió / Thiết bị chống đọng sương mù / Bộ phận làm tan băng kính chắn gió

3. Màu sắc của nút ấn điều khiển và đèn tín hiệu

3.1. Màu sắc nút ấn điều khiển (xem bảng 4)

Bảng 4

Số

Màu sắc

Mục đích

Ví dụ áp dụng

3.1.1

Đỏ Hoạt động trong trường hợp khẩn cấp

Dừng hoặc tắt máy

Tắt máy khẩn cấp

Dừng hoặc tắt:

toàn bộ hệ thống

một hoặc nhiều động cơ

3.1.2

Tất cả các màu trừ đỏ và vàng Chức năng không giới hạn

Điều khiển các hoạt động khác

 

3.2. Các màu sắc đèn tín hiệu (theo bảng 5)

Bảng 5

Số

Màu sắc

Mục đích

Ví dụ áp dụng

3.2.1

Đỏ Hoạt động trong trường hợp khẩn cấp

Tình trạng nguy hiểm hoặc khẩn cấp

Cần can thiệp lập tức

Tắt máy khẩn cấp

– Cần trục quá tải

– Gió giật nguy hiểm

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7167-1:2002 (ISO 7296-1:1991, AMD.1:1996) VỀ CẦN TRỤC – KÝ HIỆU BẰNG HÌNH VẼ – PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN7167-1:2002 Ngày hiệu lực 15/01/2003
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo 25/03/2003
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 31/12/2002
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản