TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7259:2003 VỀ THUỐC LÁ SỢI – XÁC ĐỊNH TỶ LỆ SỢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SÀNG
TCVN 7259:2003
THUỐC LÁ SỢI – XÁC ĐỊNH TỶ LỆ SỢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SÀNG
Fine cut tobacco – Determination of fine cut tobacco ratio by sieving method
Lời nói đầu
TCVN 7259:2003 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 126 Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
THUỐC LÁ SỢI – XÁC ĐỊNH TỶ LỆ SỢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SÀNG
Fine cut tobacco – Determination of fine cut tobacco ratio by sieving method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tỷ lệ sợi bằng phương pháp sàng.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN 6938:2001 (CORESTA 43:1997) Thuốc lá sợi. Lấy mẫu.
3. Nguyên tắc
Sợi thuốc lá được sàng trên máy sàng có nhiều cỡ lưới với biên độ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Lượng sợi thuốc lá được giữ lại trên mỗi lưới sàng, tính bằng phần trăm trên tổng khối lượng sợi thuốc lá đem sàng.
4. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và đặc biệt là các loại sau:
4.1. Thiết bị sàng, có các cỡ lưới sàng sau: 2,80 mm; 2,00 mm; 1,40 mm; 1,00 mm; 0,71 mm; 0,50 mm;
4.2. Cân, có thể đọc đến 0,01 g.
5. Cách tiến hành
5.1. Chuẩn bị mẫu
5.1.1. Lấy mẫu: Lấy khoảng 200 g mẫu thuốc lá sợi theo TCVN 6938:2001 (CORESTA 43:1997).
5.1.2. Giảm cỡ mẫu đến 100 g bằng phương pháp “chia từ hình nón” khi thực hiện gom và chia mẫu phải cẩn thận để tránh làm vụn nát mẫu.
a) Trộn đều mẫu, sau đó đổ mẫu lên một mặt phẳng thích hợp, gom mẫu thành hình nón.
b) Dùng một thước kẻ dài chia hình nón trên thành hai phần đều nhau từ đỉnh xuống đáy.
c) Tiếp tục chia mỗi nửa trên thành hai phần đều nhau. Ta sẽ có bốn phần mẫu thuốc có khối lượng tương đương nhau và mỗi phần mẫu là đại diện cho mẫu đầu tiên.
d) Lấy hai phần mẫu ở đối diện nhau.
e) Nếu mẫu ở bước d) quá lớn thì lặp lại các bước [từ a) đến d)] cho đến khi thu được cỡ mẫu là 100 g.
f) Nếu mẫu ở bước d) quá nhỏ thì lặp lại các bước [từ a) đến d)] đối với hai phần đối diện khác từ bước d) để có cỡ mẫu là 100 g.
5.2. Cách tiến hành
5.2.1. Kiểm tra lại vị trí các lưới sàng trước khi sàng.
5.2.2. Đổ mẫu lên lưới sàng trên cùng, rải đều, đậy nắp và vặn chặt nắp sàng vào máy sàng, sau khi cài đặt thời gian 10 phút, biên độ giao động 1 mm thì khởi động máy.
5.2.3. Khi sàng xong, gạt phần sợi thuốc còn lại trên mỗi sàng vào tờ giấy sạch, chuyển toàn bộ thuốc lá vào hộp cân và cân chính xác đến 0,1 g.
5.2.4. Ghi khối lượng của từng phần mẫu trên từng lưới sàng. Tiến hành xác định lần hai từ điều 5.1.2 đến 5.2.3 lấy kết quả trung bình của hai lần xác định.
6. Tính kết quả
Tỷ lệ sợi thuốc lá được giữ lại trên từng sàng được biểu thị bằng phần trăm khối lượng, không có hiệu chỉnh hàm lượng ẩm và được tính theo công thức sau:
% a =
trong đó
m là khối lượng phần thuốc lá trên mỗi lưới sàng, tính bằng gam;
M là tổng khối lượng các phần mẫu thuốc lá ở tất cả các lưới sàng, tính bằng gam.
7. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải nêu rõ được tỷ lệ sợi thuốc lá được giữ lại trên sàng và phương pháp đã sử dụng, cùng với tất cả các chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc tùy ý lựa chọn cùng với các chi tiết bất thường nào khác có thể ảnh hưởng tới kết quả.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7259:2003 VỀ THUỐC LÁ SỢI – XÁC ĐỊNH TỶ LỆ SỢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SÀNG | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7259:2003 | Ngày hiệu lực | 16/12/2003 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | 01/12/2003 |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng |
Ngày ban hành | 25/11/2003 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |