TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7453:2004 (ISO 836 : 1991) VỀ VẬT LIỆU CHỊU LỬA – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
VẬT LIỆU CHỊU LỬA − THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Refractories − Terms and definitions
Lời nói đầu
TCVN 7453 : 2004 hoàn toàn tương đương với ISO 836 : 1991.
TCVN 7453 : 2004 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC33
Vật liệu chịu lửa hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Vật liệu Xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
VẬT LIỆU CHỊU LỬA − THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Refractories − Terms and definitions
Tiêu chuẩn này mô tả các thuật ngữ được dùng trong các tiêu chuẩn về nguyên vật liệu và sản phẩm chịu lửa giúp cho việc hiểu các thuật ngữ và các tiêu chuẩn quốc tế. Các thuật ngữ, định nghĩa được hiểu chung trong phạm vi công nghiệp vật liệu chịu lửa và không nên coi là các định nghĩa tuyệt đối.
001
Alumo-silicát
Nguyên liệu gồm chủ yếu nhôm ôxít và silic ôxít.
002
Ba via
Lớp vật liệu mỏng trên bề mặt gạch (046) hoặc blốc chịu lửa (012) vượt quá khỏi cạnh.
[ISO 12678-21996]
003
Băng sợi gốm
Vải dệt sợi gốm
Băng sợi gốm chịu lửa
Vải dệt sợi gốm chịu lửa
Sản phẩm được dệt từ sợi gốm chịu lửa (085) có hoặc không thêm sợi tơ, dây hay sợi chỉ khác.
[EN 1094-1:1997]
004
Hỗn hợp bê tông chịu lửa
Hỗn hợp rời giữa cốt liệu (022) và chất liên kết (064) được cung cấp chủ yếu dưới dạng khô và thi công bằng phương pháp đúc (045) sau khi được trộn thêm với nước hoặc chất lỏng khác.
CHÚ THÍCH: Phù hợp theo ENV 1402-1:1994.
005
Hỗn hợp bê tông chịu lửa có hàm lượng xi măng trung bình
MCC
Hỗn hợp bê tông chịu lửa có chất keo tán (006) với hàm lượng canxi ôxít lớn hơn 2,5 % khối lượng sau khi nung.
[ENV 1402-1:1994]
006
Hỗn hợp bê tông chịu lửa có chất keo tán
Hỗn hợp bê tông chịu lửa (004) với liên kết thuỷ lực (070) có ít nhất 2 % khối lượng là hạt siêu mịn (nhỏ hơn 1mm) và có ít nhất một tác nhân keo tán (017).
[ENV 1402-1:1994]
007
Hỗn hợp bê tông chịu lửa ít xi măng
Bê tông chịu lửa có chất keo tán (006) có hàm lượng canxi ôxít từ lớn hơn 1 % đến 2,5 % khối lượng sau nung.
[ENV 1402-1:1994]
008
Hỗn hợp bê tông chịu lửa không chứa xi măng
NCC
Bê tông chịu lửa có chất keo tán (006) với hàm lượng canxi ôxít không lớn hơn 0,2 % khối lượng sau khi nung và không chứa xi măng đóng rắn thuỷ lực.
[ENV 1402-1:1994]
009
Hỗn hợp bê tông chịu lửa siêu ít ximăng
ULCC
Bê tông chịu lửa có chất keo tán (006) với hàm lượng canxi ôxít từ 0,2 % đến 1,0 % khối lượng sau khi nung.
CHÚ THÍCH: Phù hợp theo ENV 1402-1:1994.
010
Hỗn hợp bê tông chịu lửa thông dụng
Bê tông chịu lửa (004) liên kết thuỷ lực (070) chứa xi măng nhưng không có chất keo tán (017) và có thành phần canxi ôxít lớn hơn 2,5 % khối lượng sau khi nung.
CHÚ THÍCH: Phù hợp theo ENV 1402-1:1994.
011
Hỗn hợp bê tông sợi gốm
Hỗn hợp bê tông sợi gốm chịu lửa
Sợi gốm (085) với chất liên kết vô cơ hoặc hữu (018) cơ có thể đúc được. [EN 1094-1:1997]
012
Blốc chịu lửa
Sản phẩm chịu lửa (107) dạng hình khối chữ nhật, kích thước lớn hơn một viên gạch chịu lửa (046).
013
Cácbon hoá
Quá trình loại bỏ các thành phần bay bốc trong vật liệu chịu lửa (107) được liên kết hoặc thấm tẩm bởi các chất chứa cácbon như: nhựa than đá, nhựa đường hoặc nhựa để giữ lại phần cácbon dư. [ISO 10060:1993]
014
Cấp cỡ hạt
Chiều rộng mắt lưới của sàng nhỏ nhất mà 95 % khối lượng vật liệu chịu lửa không định hình (118) lọt qua.
[ENV 1402-1:1994]
Chú thích: Kích thước của sàng theo tiêu chuẩn ISO 565:1990.
015
Cấu trúc
Mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước của các hạt và lỗ xốp trong vật liệu chịu lửa (107) gắn kết.
016
Chất chống ôxy hoá
Nguyên tố kim loại hoặc các chất khác được đưa vào vật liệu chịu lửa chứa các bon (107) để tăng cường khả năng chống ôxy hoá. [ISO 10060:1993]
017
Chất keo tán
Tác nhân keo tán
Chất điện giải được đưa vào vật liệu để tạo ra sự phân tán các hạt mịn.
018
Chất kết dính
Chất đưa vào vật liệu không dẻo dạng hạt hoặc dạng sợi nhằm tạo ra tính năng dễ thi công (104), cường độ mộc (024) và cường độ sau sấy (025) cho vật liệu tạo hình.
019
Chất phủ
Là vật liệu chịu lửa không định hình (118) được tạo thành từ hỗn hợp hạt mịn (049) và chất liên kết (064) được sử dụng với hàm lượng nước hoặc chất lỏng khác cao hơn so với vật liệu gắn kết (133).
[ENV 1402-1:1994]
CHÚ THÍCH 1: Chất liên kết cơ bản có thể là: liên kết gốm (065), liên kết thuỷ lực (070), liên kết hoá học (066), hoặc liên kết hữu cơ (067). Hỗn hợp được thi công bằng phương pháp thủ công (với chổi quét hoặc bay), bắn bằng máy nén khí hoặc cơ học, bằng phun hoặc nhúng.
CHÚ THÍCH 2: Các loại chất phủ khác có thể được ứng dụng cho các cấu kiện chịu lửa bằng các công nghệ đặc biệt (ví dụ: Phun bằng ngọn lửa hoặc plasma), nhưng chất phủ này thông thường được coi là vật liệu gốm kỹ thuật cao cấp hơn là vật liệu chịu lửa.
020
Chỉ sợi gốm
Chỉ sợi gốm chịu lửa
Sợi gốm (085) được xe liên tục thành sợi chỉ, có thể có hoặc không có sợi gia cường.
[EN 1094-1:1997]
021
Côn tiêu chuẩn
Côn
Có hình chóp tam giác cụt hơi nghiêng với cạnh sắc, có kích thước, hình dạng và thành phần xác định, để khi được gắn trên tấm đế và được nung trong điều kiện xác định, côn cong theo một kiểu định trước tương ứng nhiệt độ nung của nó. [EN 993-13:1995]
022
Cốt liệu
Hạt
Phần hạt trong vật liệu chịu lửa (107), thường có kích cỡ thô.
023
Crômít
Nguyên liệu chứa một lượng chủ yếu crôm ôxít (Cr2O3) kết hợp với các ôxít kim loại có hoá trị 2 và 3 có cấu trúc tinh thể hình khối lập phương, và có thành phần hoá học phù hợp để sản xuất vật liệu chịu lửa (107).
024
Cường độ mộc
Cường độ cơ học của sản phẩm chịu lửa (107) định hình nhưng chưa nung.
025
Cường độ sau sấy
Cường độ cơ học của sản phẩm chịu lửa (107) định hình sau sấy nhưng chưa nung.
026
Dây bện sợi gốm
Dây bện sợi gốm chịu lửa
Sợi gốm (085) được tạo hình có thêm hoặc không có sợi tơ, dây hay sợi chỉ, được tạo thành một số dạng dây thừng, đó là: dây xoắn, dây cáp hoặc đệm cách nhiệt. [EN 1094-1:1997]
027
Đá sét
Nguyên liệu cao lanh thuộc loại đá cứng dạng phiến tồn tại trong thiên nhiên, trên thực tế nó không có độ dẻo tự nhiên.
028
Đầm nện
Quá trình thi công hoặc tạo hình sản phẩm chịu lửa không định hình (118) bằng tác động va đập lặp lại
029
Đầm rung
Sử dụng sự rung động để làm chắc vật liệu chịu lửa không định hình (118) trong quá trình thi công hoặc chuẩn bị mẫu thử.
030
Độ bền cácbon monoxít
Khả năng của vật liệu chịu lửa (107) chống lại sự phân rã do cácbon mônôxít (091) khi tiếp xúc với cácbon mônôxít trong điều kiện về áp suất và nhiệt độ xác định.
[ISO 12676:-]
031
Độ bền kéo
Lực kéo cực đại mà sản phẩm sợi gốm (085) liên kết có thể chịu được trước khi bị đứt.
CHÚ THÍCH: Phù hợp theo ISO 10635:1999.
032
Độ bền kiềm
Khả năng của vật liệu chịu lửa (107) chống lại sự phá huỷ hoá học khi tiếp xúc với môi trường kiềm.
033
Độ bền nén ở nhiệt độ thường
Tải trọng cực đại (dưới điều kiện xác định ở nhiệt độ thường) chia cho diện tích chịu tải, trước khi vật liệu chịu lửa (107) bị phá huỷ.
[ISO 10059-1:1992]
034
Độ bền sốc nhiệt
Là khả năng của vật liệu chịu lửa (107) không bị phá huỷ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột.
CHÚ THÍCH: Theo EN 993-11:1997 khi mẫu thử được làm lạnh đột ngột từ 9500c đến nhiệt độ thường bằng cách thổi không khí.
035
Độ bền uốn
Áp lực cực đại mà một mẫu thí nghiệm hình lăng trụ của sản phẩm chịu lửa (107) có kích thước qui định có thể chịu được khi nó bị uốn trong một thiết bị uốn 3 điểm. [ISO 5014:1997]
036
Độ chịu lửa
Tính chất đặc trưng của vật liệu chịu lửa (107) cho phép vật liệu chịu đựng được nhiệt độ cao trong môi trường và điều kiện sử dụng.
037
Độ cong vênh
Độ lệch của bề mặt vật liệu chịu lửa (107) so với mặt phẳng.
[ENV 1402-7:1998]
038
Độ dẫn nhiệt
Lượng nhiệt truyền qua vật liệu chịu lửa (107) trên một đơn vị thời gian chia cho một đơn vị diện tích cắt ngang và một đơn vị chênh lệch građien nhiệt độ (∆t) dọc theo hướng của dòng nhiệt.
039
Độ khuyếch tán nhiệt
Độ dẫn nhiệt (038) của vật liệu chịu lửa (107) chia cho nhiệt dung thể tích của nó.
[ISO 8894-1:1987]
040
Đôlômi
Hỗn hợp đồng nhất của canxi ôxít và magie ôxít được sản xuất bằng phương pháp nung từ hỗn hợp cácbônát hoặc hyđrôxít có trong tự nhiên hoặc nhân tạo.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “Đôlômít” thỉnh thoảng được dùng để mô tả vật liệu đôlôma, nhưng dôlômít là tên gọi chính xác của đá đôlômít tự nhiên chưa nung.
041
Độ thẩm thấu
Thuộc tính của vật liệu chịu lửa (107) cho phép một dòng chất lỏng hoặc chất khí đi qua khi có sự chênh lệch áp suất.
[ENV993- 4:1995]
042
Độ xốp biểu kiến
Tỷ số giữa tổng thể tích các lỗ xốp hở (062) trong vật liệu chịu lửa (107) với thể tích toàn phần của vật liệu (103) được biểu thị bằng phần trăm thể tích toàn phần.
[EN 993-1:1995]
043
Độ xốp kín
Tỷ số giữa tổng thể tích các lỗ xốp kín (063) trong vật liệu chịu lửa (107) với thể tích toàn phần (103) của nó, được biểu thị bằng phần trăm thể tích toàn phần.
[EN 993-1:1995]
044
Độ xốp thực
Tỷ số giữa tổng thể tích của lỗ xốp hở (062) và lỗ xốp kín (063) trong vật liệu chịu lửa (107) với thể tích toàn phần của vật liệu (103).
[ISO 5016:1997]
045
Đúc
Việc thi công vật liệu chịu lửa không định hình (118) có độ chảy thích hợp để đổ rót hoặc bơm được.
CHÚ THÍCH: Rung (029), đầm hoặc nện có thể áp dụng bổ sung vào để tạo hình và làm chặt vật liệu.
046
Gạch
Sản phẩm chịu lửa (107) thông thường có dạng khối chữ nhật với một chiều lớn hơn hai chiều kia và thường có kích cỡ để có thể cầm được bằng một tay.
047
Gia nhiệt
Quá trình xử lý nhiệt cho vật liệu chịu lửa (107) liên kết nhựa than đá (069) đến nhiệt độ tương đối thấp (đến 800oC).
[ISO 10060:1993]
048
Giấy sợi gốm
Giấy sợi gốm chịu lửa
Vật liệu sợi cách nhiệt mềm dẻo được tạo hình trên thiết bị sản xuất giấy.
049
Hạt mịn
Cấp phối cỡ hạt nhỏ của hỗn hợp hạt sử dụng trong sản xuất vật liệu chịu lửa (107).
050
Hỗn hợp đầm
Vật liệu chịu lửa không định hình (118) không dính kết trước khi sử dụng, được tạo thành từ hỗn hợp cốt liệu (022) và chất liên kết (064) và chất lỏng nếu cần, và được thi công bằng phương pháp đầm nện (028) (bằng máy hoặc thủ công) hoặc bằng phương pháp rung (029).
CHÚ THÍCH 1: Tuỳ theo loại sản phẩm, chất liên kết (064) chủ yếu sẽ là gốm (065), hoá học (066), hoặc hữu cơ (067). Hỗn hợp đầm được cung cấp sử dụng nguyên trạng hoặc sau khi bổ sung chất lỏng.
CHÚ THÍCH 2: Phù hợp theo ENV 1402-1:1994.
051
Hỗn hợp bịt kín lỗ tháo lò cao
Hỗn hợp dẻo bịt kín lỗ tháo lò cao (Mỹ)
Vật liệu chịu lửa dẻo (116) được thiết kế đặc biệt, cung cấp dưới dạng sử dụng ngay được chế tạo từ cốt liệu (022), chất liên kết (064) và chất lỏng mà sau khi nung tạo thành chất liên kết cácbon.
CHÚ THÍCH 1: Vật liệu này được thiết kế đặc biệt để bịt kín lỗ tháo lò cao.
CHÚ THÍCH 2: Phù hợp theo ENV 1402-1:1994.
052
Hỗn hợp để bơm ép
Vật liệu chịu lửa không định hình (118) được chế tạo đặc biệt để bơm ép bằng máy bơm với áp lực từ 10 bar đến 20 bar.
[ENV 1402-1:1994]
CHÚ THÍCH: Hỗn hợp để bơm ép có thể cung cấp dưới dạng sử dụng ngay hoặc cần phải được trộn lại.
053
Hỗn hợp khô
Hỗn hợp chịu lửa đầm khô
Vật liệu chịu lửa không định hình (118) được thiết kế đặc biệt để thi công ở trạng thái khô bằng phương pháp đầm rung (029) hoặc đầm nện (028). [ENV 1402-1:1994]
CHÚ THÍCH: Quá trình thi công hỗn hợp khô đạt đến độ chặt cực đại và cho phép tháo khuôn đầm trước hoặc sau khi gia nhiệt. Vật liệu trên có thể bao gồm chất liên kết tạm thời nhưng sau khi nung tạo thành liên kết gốm (065).
054
Kết khối
Quá trình liên kết của các hạt và tăng tiếp xúc bề mặt bởi nguyên tử dịch chuyển bên trong và giữa các hạt dưới tác động của nhiệt.
055
Khối lượng định mức
Khối lượng của vật liệu chịu lửa không định hình (118) dưới dạng xuất xưởng cần để thi công 1 m3 vật liệu, biểu thị bằng tấn với sai số gần 1 %.
[ENV 1402-1:1994]
056
Khối lượng riêng
Tỷ số giữa khối lượng chất rắn của vật liệu chịu lửa (107) với thể tích thực (102) của nó.
[ISO 5018:1983]
057
Khối lượng thể tích
Tỷ số giữa khối lượng khô của vật liệu chịu lửa (107) với thể tích toàn phần của nó (103). [ISO 5016: 1997]
058
Khối lượng thể tích (của vật liệu hạt) Khối lượng thể tích hạt
Tỷ số giữa khối lượng của vật liệu hạt khô trên tổng thể tích của tất cả các hạt của nó, bao gồm cả thể tích của lỗ xốp kín (063) nằm bên trong hạt.
[ISO 8840:1987]
059
Khuyết tật ở cạnh
Vết sứt cạnh của viên gạch chịu lửa (046) hoặc blốc chịu lửa (012) được xác định bởi số đo ba kích thước.
[ISO 12678-2:1996]
060
Khuyết tật ở góc
Sự khuyết góc của viên gạch chịu lửa (046) được xác định bằng số đo ba kích thước.
[ISO 12678-2:1996]
061
Lỗ chảy
Các lỗ hiện rõ trên bề mặt của viên gạch chịu lửa (046) được xác định bằng đường kính lớn nhất, đường kính nhỏ nhất và chiều sâu có thể đo được. [ISO 12678-2:1996]
062
Lỗ xốp hở
Lỗ xốp trong vật liệu chịu lửa (107) bị thấm khi nhúng vào chất lỏng trong phép thử qui định trong ISO 5017:1998.
[ISO 5016:1997]
CHÚ THÍCH: Lỗ xốp dạng này là toàn bộ các lỗ xốp nối thông với môi trường trực tiếp hoặc gián tiếp từ lỗ này qua lỗ kia.
063
Lỗ xốp kín
Lỗ xốp được bao kín trong vật liệu chịu lửa (107) mà không bị thấm chất lỏng mà nó được ngâm vào khi thử theo phương pháp nêu trong ISO 5017:1998.
CHÚ THÍCH 1: Phù hợp theo [ISO 5016:1997].
CHÚ THÍCH 2: Về nguyên tắc, các lỗ xốp này không nối thông với môi trường trực tiếp hoặc thông qua các lỗ xốp khác.
064
Liên kết
Sự kết nối giữa các thành phần hạt của vật liệu chịu lửa (107) để tạo sức gắn kết và độ bền.
065
Liên kết gốm
Liên kết (064) được tạo ra bởi sự kết khối (054) hoặc tạo pha lỏng ở nhiệt độ cao.
066
Liên kết hoá học
Liên kết vô cơ hoặc hữu cơ-vô cơ (064) với sự đóng rắn bằng phản ứng hoá học ở nhiệt độ thường hoặc ở nhiệt độ cao hơn, không phải do liên kết thuỷ lực.
[ENV 1402-1:1994]
067
Liên kết hữu cơ
Liên kết (064) có bản chất hữu cơ tạo sự liên kết hoặc đóng rắn ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao hơn.
[ENV 1402-1:1994]
068
Liên kết nhựa
Sử dụng nhựa để tạo ra chất liên kết (064) trong vật liệu chịu lửa (107) khi nung đến nhiệt độ tương đối thấp (đến 800 0C).
[ISO 10060:1993]
069
Liên kết nhựa than đá Liên kết hắc ín
Sử dụng nhựa than đá hoặc hắc ín để tạo ra chất liên kết (064) trong sản phẩm chịu lửa ép định hình không nung (107).
070
Liên kết thuỷ lực
Liên kết (064) được tạo thành bởi phản ứng hoá học của hạt chất rắn đặc biệt với nước tạo ra quá trình đóng rắn ở nhiệt độ thường.
[ENV 1402-1:1994]
071
Manhêdi
Magie ôxít được sản xuất bằng phương pháp nung sơ bộ (077) quặng manhêdít hoặc từ magie cácbônát tổng hợp hoặc hydrôxít và được sử dụng làm nguyên liệu, thường ở dạng nung chết (076).
CHÚ THÍCH: Đá cácbônát trong tự nhiên được gọi là “manhêdít” đôi khi là không chuẩn xác để gọi tên sản phẩm đã được nung.
072
Môđun sợi gốm
Môđun sợi gốm chịu lửa
Sản phẩm sợi gốm được tạo hình thành môđun được sử dụng trong xây dựng lò.
073
Nhiệt độ biến dạng dưới tải trọng
R-U-L
Phép thử đặc thù mô tả tình trạng của mẫu thử vật liệu chịu lửa (107) khi bị tác động đồng thời của, tải trọng, tăng nhiệt độ và thời gian.
[EN 993-8:1997]
074
Nhiệt độ chịu lửa
Nhiệt độ gục côn
Nhiệt độ mà tại điểm đó đỉnh côn tiêu chuẩn (021) đổ gục chạm bề mặt của đế khi côn được nung ở điều kiện và tốc độ nâng nhiệt xác định. [EN 993-13:1995]
075
Nung
Quá trình xử lý nhiệt của vật liệu chịu lửa định hình (107).
076
Nung chết
Quá trình gia nhiệt nguyên liệu để sản xuất vật liệu chịu lửa kiềm tính (119) tạo cho chúng trở nên ổn định hơn và ít phản ứng hoá học với môi trường ẩm hoặc môi trường có khí cácbon điôxít.
077
Nung sơ bộ
Phương pháp xử lý nhiệt nguyên liệu trước khi đưa vào quá trình sản xuất vật liệu chịu lửa (107) với mục đích tạo ra biến đổi thành phần hoá, lý, loại trừ chất bay bốc liên kết hoá học và sự biến đổi thể tích.
078
Nứt bề mặt
Nứt
Mạng lưới các rạn nứt nhỏ (138) trên phạm vi bề mặt của vật liệu chịu lửa (107) gắn kết.
CHÚ THÍCH: Phù hợp theo ISO 12678-2:1996.
079
Nứt vỡ
Khe nứt hoặc vỡ của sản phẩm chịu lửa (107) do sự tách lý học của các mảnh sản phẩm chịu lửa.
080
Phần hạt trong sợi
Lượng phần trăm của hạt không phải dạng sợi còn lại trên sàng 75 mm theo tiêu chuẩn ISO 565. [ISO 10635:1999]
081
Phun bắn
Kỹ thuật thi công trong đó sử dụng phương tiện cơ học hoặc khí nén để phun bắn vật liệu (130) lên trên bề mặt nóng hoặc nguội.
082
Forsterít
Khoáng magie ortho silicát, thường tồn tại trong tự nhiên, có thành phần hoá học phù hợp để sử dụng làm nguyên liệu chịu lửa (107).
083
Sản phẩm chịu lửa định hình sít đặc
Vật liệu chịu lửa sít đặc
Vật liệu chịu lửa (107) với kích thước đặc trưng, có độ xốp thực (044) nhỏ hơn 45 % thể tích. [EN 993-1:1995]
084
Số côn tiêu chuẩn
PCE
Số tham chiếu của côn tiêu chuẩn (021) khi côn tiêu chuẩn gục cùng mức độ so với mẫu thử vật liệu chịu lửa (107), hoặc số của hai côn tiêu chuẩn (021) khi côn tiêu chuẩn đổ gục, một côn lớn hơn một ít và côn kia nhỏ hơn một ít so với mẫu thử khi côn tiêu chuẩn (021) và mẫu thử được gắn trên cùng một tấm đế và được nung dưới điều kiện xác định.
[EN 993-12:1997]
085
Sợi gốm
Sợi gốm chịu lửa
Sợi khoáng nhân tạo phù hợp để sử dụng làm vật liệu cách nhiệt, bao gồm không lớn hơn 2 % tổng khối lượng các ôxít kiềm và ôxít kiềm thổ.
[EN 1094-1:1997]
086
Sợi gốm rời
Sợi gốm chịu lửa rời
Sợi gốm (085) ở trạng thái ban đầu, trước khi được chuyển đổi sang các sản phẩm dạng khác. [EN 1094-1:1997]
087
Spinel
Magie aluminát, MgO.Al2O3.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này cũng áp dụng với nghĩa chung cho các loại hợp chất với cấu trúc tinh thể dạng lập phương, hỗn hợp bao gồm ôxít kim loại hoá trị 2 và hoá trị 3.
Ví dụ: Crômít (023).
088
Sự ăn mòn
Sự mòn bề mặt bởi tác động hoá học của các tác nhân bên ngoài.
089
Sự bào mòn
Sự mài mòn bề mặt vật liệu gây ra bởi tác dụng cơ học của vật rắn chuyển động.
090
Sự lồi lõm
Khuyết tật có thể xuất hiện trong quá trình tạo hình hoặc trong quá trình nung gạch chịu lửa (046) hoặc blốc chịu lửa (012).
[ISO 12678-2:1996]
091
Sự phân ru do cácbon mônôxít
Sự phá huỷ vật liệu chịu lửa (107) do tích tụ cácbon tạo ra từ quá trình phân huỷ cácbon mônôxít.
[ISO 12676:-]
092
Sự phồng rộp
Sự nở thể tích vĩnh viễn xảy ra khi một số loại đất sét hoặc vật liệu chịu lửa (107) được nung nóng.
CHÚ THÍCH: Hiện tượng phồng rộp thường là kết quả của sự hình thành các lỗ xốp.
093
Sự ruo
Sự ruo khi nén
Sự biến dạng đẳng nhiệt của vật liệu chịu lửa (107) theo thời gian khi chịu ứng suất. [EN 993-9:1997]
094
Sự tách lớp
Sự tách rời giữa cốt liệu (022) và hạt mịn (049) trong quá trình sản xuất vật liệu chịu lửa để lại vết rỗ tổ ong và hoặc một lớp quá nhiều hạt mịn.
[ENV 1402-7:1998]
095
Sự xói mòn
Bề mặt vật liệu chịu lửa (107) bị mòn đi bởi tác dụng cơ học của chất chảy (lỏng hay khí) có chứa hoặc không chứa chất rắn.
096
Tấm phớt sợi gốm
Tấm phớt sợi gốm chịu lửa
Vật liệu sợi cách nhiệt mềm dẻo có kích thước danh định xác định, có chứa một tỉ lệ nhất định chất kết dính (018) vô cơ hoặc hữu cơ.
[EN 1094-1:1997]
097
Tấm sợi gốm
Tấm sợi gốm chịu lửa
Tấm phẳng cứng chắc, thường chứa chất kết dính vô cơ hoặc hữu cơ (018), sản xuất bằng phương pháp ướt.
[EN 1094-1:1997]
098
Tấm sợi gốm mềm
Tấm sợi gốm mềm chịu lửa
Vật liệu cách nhiệt được đan kết bằng sợi gốm, có tính mềm dẻo, không chứa chất kết dính (018), có các kích thước danh định xác định.
[EN 1094-1:1997]
099
Thay đổi kích thước khi nung (co nở phụ)
Độ co nở phụ
PLC
Độ nở hoặc co dư khi nung lại sản phẩm chịu lửa (107) trong điều kiện không có lực tác động bên ngoài, đến một nhiệt độ nhất định trong thời gian nhất định và sau đó được làm nguội đến nhiệt độ môi trường.
CHÚ THÍCH: Phù hợp theo ISO 2478:1987.
100
Thảm sợi gốm
Thảm sợi gốm chịu lửa
Vật liệu sợi gốm cách nhiệt mềm dẻo, không được đan kết.
[EN 1094-1:1997]
101
Thấm nhựa than
Sử dụng nhựa than lỏng hoặc hắc ín dạng lỏng để tẩm vật liệu chịu lửa (107) sau khi được tạo hình hoặc sau khi nung (075).
CHÚ THÍCH: Phù hợp theo ISO 10060:1993.
102
Thể tích thực
Thể tích của phần chất rắn trong vật liệu chịu lửa
(107).
[ISO 5016:1997]
103
Thể tích toàn phần
Tổng thể tích của các chất rắn, các lỗ xốp hở (062) và lỗ xốp kín (063) trong vật liệu chịu lửa (107).
[ ISO 5016:1997]
104
Tính công tác
Tiêu chuẩn để đánh giá mức độ dễ dàng trong việc đúc hoặc tạo hình của vật liệu chịu lửa không định hình (118).
105
Tính chịu lửa
Khả năng sử dụng được trong môi trường nhiệt độ cao.
106
Tính đàn hồi
Khả năng đàn hồi của vật liệu sợi gốm (085) sau khi ép đến 50 % độ dầy.
[ISO 10635:1999]
CHÚ THÍCH: Độ đàn hồi là tỷ số giữa độ dầy của sản phẩm sau khi ép và nhả với một lực ép làm giảm độ dày ban đầu xuống còn 50%, so với độ dầy ban đầu của nó.
107
Vật liệu chịu lửa
Sản phẩm chịu lửa
Vật liệu hoặc sản phẩm phi kim loại (không loại trừ những chủng loại có chứa một tỷ lệ kim loại) có tính chất hoá lý cho phép chúng có thể sử dụng được trong môi trường nhiệt độ cao.
108
Vật liệu chịu lửa axít
Vật liệu chịu lửa (107) chứa chủ yếu silíc ôxít, phản ứng hoá học với vật liệu chịu lửa kiềm tính (119), xỉ kiềm tính (139), vật liệu chịu lửa cao alumin (113) hoặc với các thành phần chứa kiềm ở nhiệt độ cao.
109
Vật liệu chịu lửa bán axít
Vật liệu chịu lửa (107) bao gồm aluminô-silicát (001) và silíc ôxít, có hàm lượng silíc ôxít nhỏ hơn 85 % và hàm lượng nhôm ôxít từ 10 % đến dưới 30 % theo khối lượng.
CHÚ THÍCH: Phù hợp theo ISO 10081-1.
110
Vật liệu chịu lửa cách nhiệt
Vật liệu chịu lửa (107) có độ dẫn nhiệt (038) và tích nhiệt thấp.
CHÚ THÍCH: Vật liệu chịu lửa cách nhiệt là một thuật ngữ chung. Sản phẩm chịu lửa định hình được định nghĩa đặc trưng hơn (111).
111
Vật liệu chịu lửa cách nhiệt định hình
Sản phẩm chịu lửa định hình (107) có độ xốp thực (044) không nhỏ hơn 45 % thể tích.
[ISO 5016:1997]
CHÚ THÍCH: Sản phẩm này có đặc trưng bởi độ dẫn nhiệt thấp (038) và tích nhiệt thấp.
112
Vật liệu chịu lửa canxi
Vật liệu chịu lửa (107) có hàm lượng canxi ôxít lớn hơn hoặc bằng 70% và hàm lượng magie ôxít nhỏ hơn 30% theo khối lượng.
CHÚ THÍCH: Phù hợp theo ISO 10081-2.
113
Vật liệu chịu lửa cao alumin
Vật liệu chịu lửa (107) bao gồm chủ yếu nhôm ôxít hoặc alumino-silicát (001) có hàm lượng nhôm ôxít lớn hơn hoặc bằng 45 % theo khối lượng.
CHÚ THÍCH: Số liệu về thành phần vật liệu chịu lửa cao nhôm được cho trong tiêu chuẩn ISO 10081-1.
114
Vật liệu chịu lửa cao silíc
Vật liệu chịu lửa (107) có thành phần silíc ôxít nhỏ hơn 93 % và lớn hơn hoặc bằng 85 % theo khối lượng.
CHÚ THÍCH: Phù hợp theo ISO 10081-1.
115
Vật liệu chịu lửa crômít
Vật liệu chịu lửa crôm-manhêdi
Vật liệu chịu lửa (107) bao gồm chủ yếu crômít (023) và chứa hàm lượng crôm oxít (Cr2O3) lớn hơn hoặc bằng 30% và hàm lượng magie ôxít nhỏ hơn 30% theo khối lượng.
CHÚ THÍCH: Số liệu về thành phần của vật liệu chịu lửa crôm được cho trong tiêu chuẩn ISO 10081-2.
116
Vật liệu chịu lửa dẻo
Vật liệu chịu lửa có khả năng đóng khuôn
Vật liệu chịu lửa không định hình (118), được cung cấp dưới dạng sẵn sàng sử dụng ngay, với tính năng dễ thi công (104), được tạo thành từ cốt liệu (022), chất liên kết (064), chất lỏng, và đóng rắn sau khi đóng khuôn dưới tác dụng của nhiệt.
CHÚ THÍCH 1: Theo loại sản phẩm, chất liên kết (064) chính, có thể là liên kết gốm (065), liên kết hoá học (066) hoặc liên kết hữu cơ (067). Vật liệu chịu lửa dẻo thường được cung cấp dưới dạng dẻo, khối định hình hoặc miếng mỏng và được thi công bằng phương pháp đầm nện (028)(cơ giới hoặc thủ công).
CHÚ THÍCH 2: Phù hợp theo ENV 1402-1:1994.
117
Vật liệu chịu lửa đôlômi
Vật liệu chịu lửa (107) bao gồm chủ yếu là đôlômi (040).
CHÚ THÍCH: Số liệu về thành phần vật liệu chịu lửa đôlômi được cho trong tiêu chuẩn ISO 10081-2.
118
Vật liệu chịu lửa không định hình
Hỗn hợp bao gồm cốt liệu (022) và chất liên kết (064), được chuẩn bị sẵn để sử dụng trong điều kiện sau khi cho thêm một hoặc nhiều chất lỏng phù hợp và thoả mãn các yêu cầu về tính chịu lửa (105).
CHÚ THÍCH 1: Hỗn hợp trên có thể chứa sợi kim loại, hữu cơ, hoặc vô cơ và có thể là chắc đặc hoặc cách nhiệt. Hỗn hợp cách nhiệt có độ xốp thực (044) không nhỏ hơn 45 % được xác định theo ISO 5016, sử dụng mẫu thử được nung trong điều kiện xác định.
CHÚ THÍCH 2: Phù hợp theo ENV 1402-1:1994.
119
Vật liệu chịu lửa kiềm tính
Vật liệu chịu lửa (107) có thể phản ứng hoá học ở nhiệt độ cao với vật liệu chịu lửa axít (108), xỉ axít (139), chất dễ chảy tính axít hoặc nhôm ôxít.
Chú thích: Thành phần đặc trưng gồm manhêdi (071), canxi ôxít, crômít (023), spinel (087), forsterit (82).
120
Vật liệu chịu lửa manhêdi
Vật liệu chịu lửa (107) có hàm lượng magie ôxít lớn hơn hoặc bằng 80 % theo khối lượng.
CHÚ THÍCH: Số liệu về thành phần vật liệu chịu lửa manhêdi cho trong tiêu chuẩn ISO 10081-2.
121
Vật liệu chịu lửa manhêdi- cácbon
Vật liệu chịu lửa (107) có thành phần chủ yếu là manhêdi (071) và 7 % đến 50 % theo khối lượng là cácbon cố định.
122
Vật liệu chịu lửa manhêdi- crôm
Vật liệu chịu lửa (107) bao gồm phần lớn là manhêdi (071) và crômít (023) mà trong đó manhêdi chiếm chủ yếu khối lượng.
CHÚ THÍCH: Số liệu về thành phần vật liệu chịu lửa manhêdi- crôm cho trong tiêu chuẩn ISO 10081-2.
123
Vật liệu chịu lửa manhêdi- đôlômi
Vật liệu chịu lửa (107) có thành phần chủ yếu là manhêdi (071) và đôlômi (040) mà trong đó manhêdi chiếm chủ yếu khối lượng.
Chú thích: Số liệu về thành phần vật liệu lửa manhegi đôlômi cho trong tiêu chuẩn ISO 10081-2.
124
Vật liệu chịu lửa manhêdi- spinel
Vật liệu chịu lửa (107) có thành phần chủ yếu là manhêdi (071) và spinel (087) có hàm lượng magie ôxít lớn hơn hoặc bằng 20 % theo khối lượng.
CHÚ THÍCH: Số liệu về thành phần vật liệu chịu lửa magie spinel cho trong tiêu chuẩn ISO 10081-2.
125
Vật liệu chịu lửa từ hạt điện chảy
Vật liệu chịu lửa (107) được sản xuất chủ yếu từ hạt cốt liệu điện chảy hoặc trong điều kiện đúc chảy.
126
Vật liệu chịu lửa forsterít
Vật liệu chịu lửa (107) bao gồm chủ yếu khoáng forsterít (082) và có hàm lượng magie ôxít lớn hơn 40 % theo khối lượng.
CHÚ THÍCH: Phù hợp theo ISO 10081-2.
127
Vật liệu chịu lửa samốt
Gạch samốt
Vật liệu chịu lửa (107) bao gồm chủ yếu thành phần alumô-silicát (001) có hàm lượng nhôm ôxít lớn hơn hoặc bằng 30 % và nhỏ hơn 45 % theo khối lượng.
CHÚ THÍCH: Phù hợp theo ISO 10081-1.
128
Vật liệu chịu lửa silíc
Vật liệu chịu lửa (107) có thành phần silic ôxít lớn hơn hoặc bằng 93 % theo khối lượng.
Chú thích: Phù hợp theo ISO 10081-1.
129
Vật liệu chịu lửa trung tính
Vật liệu chịu lửa (107) không có biểu hiện phản ứng hoá học ở nhiệt độ cao với vật liệu chịu lửa axít (108), vật liệu chịu lửa kiềm tính (119), với xỉ hoặc chất nóng chảy có tính axit hoặc kiềm (139).
130
Vật liệu để phun bắn
Hỗn hợp cốt liệu (022) và chất liên kết (064) được chuẩn bị đặc biệt để thi công bằng phương pháp phun bắn cơ học hoặc khí nén.
[ENV 1402-1:1994]
CHÚ THÍCH: Vật liệu để phun bắn có thể là:
a) Bê tông chịu lửa (004) được cung cấp dưới dạng khô và được sử dụng sau khi cho thêm nước trước hoặc trong khi phun bắn.
b) Vật liệu chịu lửa dẻo (115) được thiết kế đặc biệt để phun bắn dưới áp lực cao với thiết bị đặc biệt và được cung cấp dưới dạng sẵn sàng sử dụng.
131
Vật liệu định hình trước (tiền chế)
Sản phẩm được tạo thành từ vật liệu chịu lửa không định hình (118), bằng phương pháp đúc hoặc đóng khuôn và được xử lý trước để trở thành sản phẩm được đưa vào sử dụng ngay.
[ENV 1402- 1:1994]
132
Vật liệu sợi gốm định hình trước (cứng)
Vật liệu định hình thể cứng chắc được tạo thành từ sợi gốm (085) có cho thêm chất kết dính hữu cơ hoặc vô cơ (018), được nung hoặc không nung. [EN 1094-1997]
133
Vật liệu gắn kết
Vật liệu chịu lửa (107) dùng để xây và gắn kết các blốc chịu lửa (012) hoặc gạch chịu lửa (046) bằng cách trát, nhét đầy mạch hoặc nhúng vữa.
[ENV 1402-1:1994]
CHÚ THÍCH 1: Vật liệu này là hỗn hợp của cốt liệu mịn (049) và chất liên kết (064) được cung cấp dưới dạng khô hoặc đã được trộn với chất lỏng phù hợp để có thể sử dụng ngay.
CHÚ THÍCH 2: Xem thêm ở mục vữa đóng rắn trong không khí (135) và vữa đóng rắn nóng (134).
134
Vật liệu gắn kết đóng rắn nhiệt
Vữa đóng rắn nhiệt
Vữa chịu lửa
Loại vật liệu gắn kết (133) đóng rắn khi nhiệt độ tăng và có chứa chất liên kết hoá học (066) và/hoặc liên kết gốm (065).
135
Vật liệu gắn kết đóng rắn trong không khí Vữa đóng rắn trong không khí
Xi măng chịu lửa
Loại vật liệu gắn kết (133) đóng rắn trong không khí ở nhiệt độ thường bằng liên kết hoá học (066) hoặc liên kết thuỷ lực (070).
[ENV 1402-1:1994]
136
Vật liệu sợi gốm đóng khuôn được
Vật liệu sợi gốm chịu lửa đóng khuôn được
Sợi gốm chịu lửa (085) với chất kết dính hữu cơ hoặc vô cơ (018) mà nó có thể đóng khuôn được. [EN 1094-1:1997]
137
Vết nứt hở
Vết nứt mặt viên gạch chịu lửa (046) hoặc blốc chịu lửa (012) mà chiều dài lớn hơn 10 mm và chiều rộng lớn hơn 0,2 mm.
[ISO 12678-2:1996]
138
Vết nứt tóc
Vết nứt nhỏ có thể nhìn thấy được trên bề mặt viên gạch chịu lửa (046) hoặc blốc chịu lửa (012) mà kích thước chiều dài có thể đo được và kích thước chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 0,2 mm.
[ISO 1268-2:1996]
139
Xỉ
Chất phi kim loại được hình thành trong quá trình luyện kim, sản phẩm phụ thu được trong quá trình gia nhiệt cao, hoặc kết quả của quá trình phản ứng hoá học giữa vật liệu chịu lửa (107) và môi trường ứng dụng của nó.
140
Xu thế hyđrát hoá
Xu thế của nguyên liệu hoặc vật liệu chịu lửa (107) kết hợp với nước khi được đặt trong môi trường không khí ẩm hoặc hơi nước ở điều kiện thực nghiệm.
CHÚ THÍCH: Phù hợp theo BS 1902-3, 14: 1996.
(tham khảo)
[1] ISO 565:1990, Test sieves − Metal Wire cloth, perforated metal plate, and electroformed sheet-Nominal sizes of openings (Sàng thử nghiệm − Lưới đan bằng kim loại, tấm thép đục lỗ và tấm đúc đệm − Kích thước danh nghĩa của lỗ sàng).
[2] ISO 2478:1987, Dense shaped refratory products − Detemination of permanent change in dimensions on heating (Sản phẩm chịu lửa định hình chắc đặc − Xác định độ co phụ về kích thước khi nung).
[3] ISO 5014:1997, Dense and insulating shaped refractory products − Determination of modulus of rupture at ambient temperature (Sản phẩm chịu lửa định hình chắc đặc và cách nhiệt − Xác định môđun uốn gãy tại nhiệt độ môi trường).
[4] ISO 5016:1997, Shaped insulating refactory products – Detemination of bulk density and true porosity (Sản phẩm chịu lửa định hình cách nhiệt − Xác định khối lượng thể tích và độ xốp thực).
[5] ISO 5017:1998, Dense shaped repactory products − Detemination of bulk density apparent porosity and true porosity (Sản phẩm chịu lửa định hình chắc đặc − Xác định khối lượng thể tích, độ xốp biểu kiến và độ xốp thực).
[6] ISO 5018:1983, Refractory materials − Determitionof true density (Vật liệu chịu lửa − Xác định khối lượng thể tích thực).
[7] ISO 8840:1987, Refractory materials − Detemination of bulk density of granular material (grain density) [Vật liệu chịu lửa − Xác định khối lượng thể tích của vật liệu hạt (khối lượng thể tích hạt).
[8] ISO 8894-1:1987, Refratory material − Determination of thermal conductivity − Part 1: Hot- wire method (cross array) [Vật liệu chịu lửa − Xác định độ dẫn nhiệt − Phần 1: Phương pháp dùng dây nóng (dây xuyên ngang)].
[9] ISO 10059-1:1992, Dense, shaped refractory products – Determination of cold compressive stremgth − Part 1: Referee test without packing (Sản phẩm chịu lửa định hình, chắc đặc − Xác định cường độ nén nguội − Phần 1: Phương pháp trọng tài không bao gói).
[10] ISO 10060:1993, Dense, Shaped refractory products − Test methods for products containing carbon (Sản phẩm chịu lửa định hình chắc đặc − Phương pháp thử đối với sản phẩm chứa cacbon).
[11] ISO 10081-1:-1), Classification of dense shaped refractory products − Part 1: Alumina-silica (Phân loại sản phẩm chịu lửa định hình chắc đặc − Phần 1: Alumin-silicat).
[12] ISO 10081-2: 2), Classification of dense shaped refractory products – Part 2: Basic products containing less than 7 % residual carbon (Phân loại sản phẩm chịu lửa định hình chắc đặc − Phần 2: Sản phẩm cơ bản chứa cặn cacbon nhỏ hơn 7%).
[13] ISO 10241:1992, International terminology standards − Preparation and layout (Tiêu chuẩn thuật ngữ quốc tế − Cách trình bày tiêu chuẩn).
[14] ISO 10635:1999, Refractory products − Methods of test for ceramic fibre products (Sản phẩm chịu lửa − Phương pháp thử đối với sản phẩm gốm cốt sợi).
[15] ISO 12676:2), Refratory products – Detemination of resistance to carbon monoxide (Sản phẩm chịu lửa − Xác định độ bền đối với cacbon monoxit).
[16] ISO 12678-2:1996, Refractory products − Measurement of dimensions and extemal defects of refratory bricks − Part 2: Corner and edge defects and other surfase imperfections (Sản phẩm chịu lửa − Đo kích thước và khuyết tật ngoài của gạch chịu lửa − Phần 2: Khuyết tật cạnh và góc và các khuyết tật bề mặt khác).
[17] EN 993-1:1995, Methods of test for dense shaped refractory products − Part 1: Determination of bulk density, apparent porosity and true porosity (Phương pháp thử đối với sản phẩm chịu lửa định hình chắc đặc − Phần 1: Xác định khối lượng thể tích, độ xốp biểu kiến và độ xốp thực).
[18] EN 993-4:1995, Methods of test for dense shaped refractory products − Part 4: Determination of permeability to gases (Phương pháp thử đối với sản phẩm chịu lửa định hình chắc đặc − Phần 4: Xác định độ kín khí).
[19] EN 993-8:1997, Methods of test for dense shaped refractory products − Part 8: Determination of refractoriness-under-load (Phương pháp thử đối với sản phẩm chịu lửa định hình chắc đặc − Phần 8: Xác định độ chịu lửa dưới tải trọng).
[20] EN 993-9:1997, Methods of test for dense shaped refractory products − Part 9: Determination of creep in compression (Phương pháp thử đối với sản phẩm chịu lửa định hình chắc đặc − Phần 9: Xác định sự rão khi nén).
[21] EN 993-11:2), Methods of test for dense shaped refractory products − Part 11: Determination of resistance to thermal shock (ENV) [Phương pháp thử đối với sản phẩm chịu lửa định hình chắc đặc − Phần 11: Xác định độ bền sốc nhiệt (ENV)].
[22] EN 993-12:1997, Methods of test for dense shaped refractory products − Part 12: Determination of pyrometric cone equivalent (refractoriness) [Phương pháp thử đối với sản phẩm chịu lửa định hình chắc đặc − Phần 12: Xác định côn tiêu chuẩn tương đương (vật liệu chịu lửa)].
[23] EN 993-13:1995, Methods of test for dense shaped refractory products − Part 13: Specification of pyrometric reference cones for laboratory use (Phương pháp thử đối với sản phẩm chịu lửa định hình chắc đặc − Phần 13: Yêu cầu kỹ thuật đối với côn tiêu chuẩn sử dụng trong phòng thí nghiệm).
[24] ENV 1094-1:1997, Insulating refractory products − Part 1: Terminology for ceramic fibre products (Sản phẩm chịu lửa cách nhiệt − Phần 1: Thuật ngữ đối với sản phẩm gốm cốt sợi).
[25] ENV 1402-1:1994, Unshaped refractory products – Part 1: Introduction and definitions (Sản phẩm chịu lửa không định hình − Phần 1: Giới thiệu và định nghĩa).
[26] ENV 1402-7 :1998. Unshaped refractory products − Part 7: Tests on pre-formed shapes (Sản phẩm chịu lửa không định hình − Phần 7: Phép thử định hình trước).
[27] ASTM C71-00, Standard Terminology Relating to Refractories (Tiêu chuẩn thuật ngữ liên quan đến vật liệu chịu lửa).
[28] BS 1902-3.14:1996, Methods of testing of refractory materials. General and textural properties. Determination of hydration tendency (Phương pháp thử vật liệu chịu lửa. Các tính chất chung và kết cấu. Xác định khả năng thuỷ hoá).
[29] BS 3446-1:1990, British standard glossary of terms associated with refractory materials. General and manufacturing (Từ điển tiêu chuẩn của Anh về các thuật ngữ liên quan đến vật liệu chịu lửa − Khái quát và sản xuất).
[30] BS 3446-2:1990, British standard glossary of terms associated with refractory materials. Applications in the coke, glass, cement and other non-metallurgical industries (Từ điển tiêu chuẩn của Anh về các thuật ngữ liên quan đến vật liệu chịu lửa. áp dụng trong công nghiệp than cốc, thuỷ tinh, xi măng và công nghiệp phi kim loại).
[31] BS 33446-3:1990, British standard glossary of terms associated with refractory materials. Applications in the metallurgical industries (Từ điển tiêu chuẩn của Anh về các thuật ngữ liên quan đến vật liệu chịu lửa. áp dụng trong công nghiệp luyện kim).
[32] DODD and Murfin, Dictionary of Ceramics, 3rd edition 1994 (DODD và Murfin, Từ điển ceramic, xuất bản 1994, lần thứ 3).
[33] Pre Glossary:1999, Equivalent refractory terms in English,German, Italian and Spanish- Federation, Europeene des fabricants de produits Refractaires, Brussels (Tiền từ điển 1999, Thuật ngữ tương đương vật liệu chịu lửa bằng tiếng Anh. Đức, ý và Tây Ban Nha).
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7453:2004 (ISO 836 : 1991) VỀ VẬT LIỆU CHỊU LỬA – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7453:2004 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng |
Ngày ban hành | 02/02/2005 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |