TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7662:2007 (ISO 5680:1979) VỀ THIẾT BỊ LÀM ĐẤT – LƯỠI VÀ TRỤ MÁY XỚI – KÍCH THƯỚC BẮT CHẶT CHÍNH
TCVN 7662:2007
ISO 5680:1979
THIẾT BỊ LÀM ĐẤT – LƯỠI VÀ TRỤ MÁY XỚI – KÍCH THƯỚC BẮT CHẶT CHÍNH
Equipment for working soil – Tines and shovels for cultivators – Main fixing dimensions
Lời nói đầu
TCVN 7662:2007 hoàn toàn tương đương ISO 5680:1979.
TCVN 7662:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THIẾT BỊ LÀM ĐẤT – LƯỠI VÀ TRỤ MÁY XỚI – KÍCH THƯỚC BẮT CHẶT CHÍNH
Equipment for working soil – Tines and shovels for cultivators – Main fixing dimensions
0. Mở đầu
Tiêu chuẩn này đề cập đến lưỡi và trụ xới dùng cho máy xới theo cách lắp ghép của chúng.
Tiêu chuẩn này chỉ quy định những kích thước bắt chặt chủ yếu, vì thế không ngăn cấm việc thiết kế, tạo hình của chúng sau này.
Vật liệu và phương pháp sản xuất các lưỡi và trụ xới không quy định ở tiêu chuẩn này.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định những kích thước bắt chặt chủ yếu cho những lưỡi xới được thiết kế phù hợp với trụ xới để lắp lẫn theo một trong những kiểu được quy định trong tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho phần dưới của trụ xới để bắt chặt các kiểu lưỡi xới khác nhau có bề rộng làm việc đến 400 mm.
2. Phân loại
Các lưỡi xới lắp lẫn được bắt chặt theo các kiểu sau đây:
– Kiểu 1 – một lỗ;
– Kiểu 2 – hai lỗ;
– Kiểu 3 – hai lỗ, kiểu nặng.
3. Kích thước bắt chặt chính
Kích thước bắt chặt được quy định gồm:
R = bán kính lượn của trụ xới;
R1 = bán kính lượn của lưỡi xới;
j = góc giữa đường tiếp xúc và mặt phẳng ngang;
l = khoảng cách giữa các lỗ bắt bulông;
l1 = phần đường tiếp xúc dưới lỗ bắt chặt;
l2 = phần đường tiếp xúc trên lỗ bắt chặt;
d = đường kính lỗ bulông;
r và r1 = bán kính cong của mặt cắt hướng kính của lưỡi xới và trụ xới;
a = kích thước lỗ cổ vuông bắt bulông;
w = góc loe lỗ bắt bulông;
Kích thước bắt chặt phải đáp ứng các yêu cầu trong Bảng 1.
Hình 1 – Đặc điểm của phần dưới trụ xới
Kiểu |
Trụ xới |
Lưỡi xới |
1 |
Mặt cắt A – A |
Mặt cắt A – A |
2 |
Mặt cắt B – B |
Mặt cắt B – B |
3 |
Mặt cắt B – B |
Mặt cắt B – B |
Hình 2 – Đặc điểm bắt chặt chủ yếu: trụ xới – lưỡi xới
Bảng 1 – Kích thước bắt chặt
Kích thước tính bằng milimét
Kiểu |
r |
r1 |
j |
l |
L1 |
l2 |
d |
r |
a* |
r1 |
w * |
1 |
220 |
220 |
42 ± 3o |
– |
35 ± 5 |
50 min |
11 |
10 min |
10 |
10 max |
90o |
2 |
26o min |
45 ± 0,5 |
25 |
100 min |
18 |
18 |
|||||
3 |
300 |
300 |
60 ± 0,5 |
30 |
170 max 100 min |
13 |
– |
12 |
– |
* Kích thước danh nghĩa. Dung sai phải phù hợp với kích thước của bulông theo tiêu chuẩn hiện hành.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7662:2007 (ISO 5680:1979) VỀ THIẾT BỊ LÀM ĐẤT – LƯỠI VÀ TRỤ MÁY XỚI – KÍCH THƯỚC BẮT CHẶT CHÍNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7662:2007 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |