TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7678:2007 (ISO 14137 : 2000) VỀ MÁY CÔNG CỤ – ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỐI VỚI MÁY CẮT DÂY TIA LỬA ĐIỆN – THUẬT NGỮ VÀ KIỂM ĐỘ CHÍNH XÁC

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7678 : 2007

ISO 14137 : 2000

MÁY CÔNG CỤ – ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỐI VỚI MÁY CẮT DÂY TIA LỬA ĐIỆN – THUẬT NGỮ VÀ KIỂM ĐỘ CHÍNH XÁC

Machine tools – Test conditions for wire electrical- discharge machines (wire EDM) Teminology and testing of the accuracy

Lời nói đầu

TCVN 7678 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 14137: 2000.

TCVN 7678 : 2007 do Ban kỹ thuật TCVN/TC39 – Máy công cụ biên soạn,

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÁY CÔNG CỤ – ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỐI VỚI MÁY CẮT DÂY TIA LỬA ĐIỆN – THUẬT NGỮ VÀ KIỂM ĐỘ CHÍNH XÁC

Machine tools – Test conditions for wire electrical-discharge machines (wire EDM) Teminology and testing of the accuracy

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phép kiểm hình học, kiểm độ chính xác và sự lặp lại định vị của các trục điều khiển số, với mục đích chung là kiểm gia công và kiểm độ tròn cho máy cắt dây tia lửa điện cấp chính xác thông thường, có tham chiếu các tiêu chuẩn TCVN 7011-1; TCVN 7011-2; TCVN 7011-4. Tiêu chuẩn này cũng quy định các dung sai có thể áp dụng tương ứng đối với các phép kiểm trên.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các máy một trụ kiểu bàn dao ngang, các máy dạng hai trụ và chỉ Áp dụng để kiểm độ chính xác của máy.

Tiêu chuẩn này không áp dụng để kiểm vận hành máy như (độ rung, độ ồn, chuyển động dính trượt của các bộ phận, v. v…), hoặc các đặc tính của máy như (tốc độ trục chính, tốc độ tiến, v. v…), các phép kiểm này thường được tiến hành trước khi kiểm độ chính xác.

Tiêu chuẩn này cung cấp các thuật ngữ được sử dụng cho các bộ phận chính của máy và tên gọi của trục theo ISO 841.

2 Tài liệu viện dẫn

Trong tiêu chuẩn có viện dẫn các tài liệu sau. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản dưới đây. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7011-1 : 2007 (ISO 230 -1 : 1996) Quy tắc kiểm máy công cụ. Độ chính xác hình học của máy khi vận hành trong điều kiện không tải hoặc gia công tinh.

TCVN 7011- 2 : 2007 (ISO 230 – 2 : 2002) Quy tắc kiểm máy công cụ. Xác định độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của các trục điều khiển số.

TCVN 7011- 4 : 2007 (ISO 230 – 4 : 1996) Quy tắc kiểm máy công cụ. Kiểm đường tròn đối với máy công cụ điều khiển số.

3 Thuật ngữ và tên gọi của trục

3.1 Kiểu bàn trượt ngang

Xem Hình 1 và Bảng 1.

Hình 1

Bảng 1 – Thuật ngữ

Số bộ phận

Tên bộ phận

Tiếng Việt

Tiếng Anh

1

Bệ máy Bed

2

Bàn trượt (trục Y) Saddle (Y – axis)

3

Bàn (trục X) Table (X – axis)

4

Khung kẹp phôi Work – holding frame

5

Thùng điện môi Work tank

6

Phôi Workpiece

7

Trụ máy Colum

8

Đầu máy (trục Z) Head (Z axis)

9

Bàn trượt U (trục U) U saddle (U axis)

10

Bàn trượt V (trục V) V saddle (V axis)

11

Điện cực dây Wire electrode

12

Dẫn hướng dây Wire guide

13

Giá dẫn hướng trên Upper guide support

14

Trụ dẫn hướng dưới Lower guide support

15

ống cuộn dây Wire spool

3.2 Kiểu hai trụ

Xem Hình 2 và Bảng 2.

Hình 2

Bảng 2 – Thuật ngữ

Số bộ phận

Tên bộ phận

Tiếng Việt

Tiếng Anh

1

Bệ máy Bed

2

Giá trượt (trục Y) Saddle (Y – axis)

3

Bàn (trục X) Table (X – axis)

4

Khung kẹp phôi Work – holding frame

5

Thùng điện môi Work tank (cover)

6

Phôi Workpiece

7

Trụ máy Colum

8

Đầu máy (trục Z) Head (Z axis)

9

Bàn trượt U (trục U) U saddle (U axis)

10

Bàn trượt V (trục V) V saddle (V axis)

11

Điện cực dây Wire electrode

12

Dẫn hướng dây Wire guide

13

Giá dẫn hướng trên Upper guide support

14

Trụ dẫn hướng dưới Lower guide support

15

Xà ngang Cross spool

16

ống cuộn dây Wire spool

4 Quy định chung

4.1 Đơn vị đo

Trong tiêu chuẩn này toàn bộ kích thước dài, sai lệch và các dung sai tương ứng được biểu thị bằng milimet, kích thước góc được biểu thị bằng độ, sai lệch góc và dung sai tương ứng được biểu thị chủ yếu theo tỷ số nhưng trong một vài trường hợp, có thể sử dụng microradian hoặc acgiây cho rõ ràng. Phải luôn luôn ghi nhớ biểu thức tương đương đơn vị sau:

0,010/1000 = 10 m rad ≈ 2″

4.2 Tham chiếu tiêu chuẩn TCVN 7011-1

Để áp dụng tiêu chuẩn này, phải tham khảo tiêu chuẩn TCVN 7011-1, đặc biệt là phần lắp đặt máy trước khi kiểm, làm nóng trục chính và các bộ phận chuyển động khác, mô tả các phương pháp đo và độ chính xác của thiết bị kiểm.

Các ô “quan sát “ của phép kiểm được mô tả trong các Điều 5 đến 8, các hướng dẫn kèm theo các điều tham chiếu tương ứng trong TCVN 7011-1 trong trường hợp các phép kiểm có liên quan theo đúng các quy định của TCVN 7011.

4.3 Trình tự kiểm

Trình tự các phép kiểm trong tiêu chuẩn này không quy định cho kiểm thực tế. Để lắp đặt dụng cụ đo hoặc đầu đo dễ dàng, các phép kiểm có thể tiến hành theo bất kỳ thứ tự nào.

4.4 Thực hiện các phép kiểm

Để kiểm máy, không thể và không nhất thiết phải kiểm toàn bộ các mục kiểm cho trong tiêu chuẩn này. Khi các phép kiểm được yêu cầu dùng cho kiểm nghiệm thu, người sử dụng lựa chọn các phép kiểm có liên quan đến các bộ phận hoặc các tính chất cần được quan tâm theo thỏa thuận với nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp. Các phép kiểm này phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng mua máy. Chỉ tham chiếu tiêu chuẩn này cho kiểm nghiệm thu mà không quy định các phép kiểm được tiến hành, không có sự thỏa thuận về chi phí liên quan, không ràng buộc đối với bất kỳ bên nào tham gia hợp đồng.

4.5 Dụng cụ đo

Dụng cụ đo chỉ dẫn trong các phép kiểm được mô tả từ Điều 5 đến Điều 8 chỉ là ví dụ. Có thể sử dụng Dụng cụ đo khác có cùng phạm vi đo và cùng độ chính xác. Đồng hồ so phải có độ phân giải 0,001mm hoặc nhỏ hơn.

4.6 Dung sai nhỏ nhất

Khi thiết lập dung sai cho một chiều dài đo khác so với giá trị cho trong tiêu chuẩn này (xem 2.3.1.1 của TCVN 7011-1) thì phải xem xét đến giá trị nhỏ nhất của dung sai là 0,005mm.

4.7 Phép kiểm định vị và tham chiếu tiêu chuẩn TCVN 7011-2

Phép kiểm P1 đến P5 chỉ áp dụng cho các trục điều khiển số X, Y, Z, U và V.

Để áp dụng được các phép kiểm này phải tham chiếu tiêu chuẩn TCVN 7011-2, đặc biệt là điều kiện môi trường, làm nóng máy, các phương pháp đo, đánh giá và phân tích các kết quả đo.

Khi muốn kiểm các trục điều khiển số khác thì phải có sự thỏa thuận giữa nhà cung cấp/nhà sản xuất và người sử dụng.

4.8 Kiểm gia công

Đối với kiểm gia công, chỉ gia công đơn giản một lỗ trụ. Gia công các bộ phận kiểm phù hợp khác cũng phải có sự thỏa thuận giữa nhà cung cấp/nhà sản xuất và người sử dụng. Kiểm gia công có thể được thay thế bằng kiểm đường tròn C1.

4.9 Kiểm đường tròn và tham chiếu TCVN 7011-4

Để áp dụng các phép kiểm, phải sử dụng tiêu chuẩn TCVN 7011-4, đặc biệt là Điều 4 và Điều 6 đối với điều kiện kiểm và trình bày kết quả kiểm.

Kiểm đường tròn có thể được thay thế bằng kiểm gia công M1.

5 Kiểm hình học

5.1 Chuyển động thẳng cơ bản

Đối tượng G1
Kiểm độ thẳng của chuyển động theo phương trục X:

a) Trong mặt phẳng XY (mặt phẳng nằm ngang) EYX;

b) Trong mặt phẳng ZX (mặt phẳng thẳng đứng) EZX.

Sơ đồ

 

Dung sai

a) và b) 0,015 đối với bất kỳ chiều dài đo 500

Sai lệch đo được

a)

b)

Dụng cụ đo

Thước thẳng, đồng hồ so và căn mẫu, hoặc dụng cụ đo bằng quang học

Quan sát và tham chiếu 5.2.3.2.1.1 của TCVN 7011-1

Lắp đồng hồ so trên đầu máy.

a) Lắp đồng hồ so trên đầu máy. Đặt thước thẳng song song với chiều trục X trong mặt phẳng XY và đặt đồng hồ ngược với nó. Di chuyển trục X suốt chiều dài đo và ghi số đọc của đồng hồ so.

b) Kiểm lặp lại theo cùng một cách trong mặt phẳng ZX.

 

Đối tượng G2
Kiểm độ thẳng của chuyển động theo phương trục Y:

a) Trong mặt phẳng XY (mặt phẳng nằm ngang) EXY;

b) Trong mặt phẳng YZ (mặt phẳng thẳng đứng) EZY.

Sơ đồ

 

Dung sai

a) và b) 0,015 đối với bất kỳ chiều dài đo 500

Sai lệch đo được

a)

b)

Dụng cụ đo

Thước thẳng, đồng hồ so và căn mẫu, hoặc dụng cụ đo bằng quang học

Quan sát và tham chiếu 5.2.3.2.1.1 của TCVN 7011-1

Lắp đồng hồ so trên đầu máy.

a) Đặt thước thẳng song song với chiều trục Y trong mặt phẳng XY và đặt đồng hồ so ngược với nó. Di chuyển trục Y suốt chiều dài đo và ghi số đọc của đồng hồ so.

b) Kiểm lặp lại theo cùng một cách trong mặt phẳng YZ.

 

Đối tượng G3
Kiểm độ vuông góc của chuyển động theo phương trục X và chuyển động theo phương trục Y
Sơ đồ

Dung sai

0,015 đối với bất kỳ chiều dài đo 300

Sai lệch đo được
Dụng cụ đo

Thước thẳng, ke vuông và đồng hồ so.

Quan sát và tham chiếu 5.5.2.2.4 của TCVN 7011-1

Đặt thước thẳng trên bàn để sao cho song song với chuyển động theo phương trục X và ép ke vuông tỳ vào thước. Lắp đồng hồ so trên đầu máy và đặt tỳ vào ke vuông. Di chuyển đồng hồ so theo chuyển động của trục Y suốt chiều dài đo và ghi số đọc của đồng hồ so. Trong trường hợp này cũng có thể chỉ sử dụng ke vuông.

a) Đặt ke vuông sao cho cạnh dài song song với chuyển động theo phương trục X.

b) Kiểm độ song song của cạnh ngắn với chuyển động theo phương trục Y. Nếu cần thiết, có thể sử dụng tấm kiểm để đặt thước thẳng và ke vuông.

 

Đối tượng G4
Kiểm độ vuông góc giữa chuyển động của trục Z và

a) Chuyển động của trục X;

b) Chuyển động của trục Y.

Sơ đồ

 

Dung sai

a) và b) 0,02 đối với bất kỳ chiều dài đo 300

Sai lệch đo được

a)

b)

Dụng cụ đo

Ke vuông trụ, tấm kiểm, căn mẫu điều chỉnh được và đồng hồ so.

Quan sát và tham chiếu 5.5.2.2.4 của TCVN 7011-1

Đặt tấm kiểm trên khung kẹp và điều chỉnh sao cho bề mặt song song với cả hai chuyển động của trục X và Y. Đặt ke vuông trụ trên tấm kiểm. Lắp đồng hồ so trên đầu máy.

a) Đặt đồng hồ so tỳ vào ke trụ theo chiều trục X và di chuyển đầu máy theo hướng trục Z, theo chiều dài đo và ghi số đọc của đồng hồ so.

b) Kiểm lặp lại cùng với một cách theo chiều trục Y.

5.2 Khung kẹp phôi

Đối tượng G5
Kiểm độ phẳng của bề mặt khung kẹp phôi.
Sơ đồ

 

Dung sai

0,03 đối với chiều dài đo đến 1000

Cộng thêm 0,01 đối với chiều dài đo tăng thêm đến 1000.

CHÚ THÍCH: Chiều dài đo là chiều dài có độ dài lớn hơn O-X và O-Y.

Sai lệch đo được

a)

b)

Dụng cụ đo

Nivô chính xác hoặc thước thẳng, căn mẫu, đồng hồ so, hoặc dụng cụ đo bằng quang học, hoặc thiết bị

khác.

Quan sát và tham chiếu 5.3.2.2; 5.3.2.3 và 5.3.2.4 của TCVN 7011-1

Đối với hình a), đặt nivô chính xác trên bề mặt của khung kẹp phôi và di chuyển nó theo hướng O-X và O-Y theo các bước tương đương với chiều dài của nó và ghi chỉ số của nivô.

Đối với hình b), trong trường hợp với cả hai mặt khung, kiểm độ phẳng của cả hai mặt theo hướng trục Y rồi kiểm độ song song bằng cầu đo theo chiều trục X. Ghi và đánh giá các giá trị đạt được của mỗi lần đo.

CHÚ THÍCH: Khi kích thước của khung lớn hơn sự dịch chuyển theo chiều trục X và trục Y thì không thể sử dụng phép đo trực tiếp bằng đồng hồ so lắp cố định trên đầu máy như thường lệ.

 

Đối tượng G6
Kiểm độ song song của bề mặt khung kẹp phôi đối với

a) Chuyển động của trục X;

b) Chuyển động của trục Y.

Sơ đồ

 

Dung sai

a) và b) 0,015 đối với bất kỳ chiều dài đo 300.

Dung sai lớn nhất: 0,04.

Sai lệch đo được

a)

b)

Dụng cụ đo

Đồng hồ so, thước thẳng và căn mẫu.

Quan sát và tham chiếu 5.4.2.2.2.1 và 5.4.2.2.2.2 của TCVN 7011-1

Lắp đồng hồ so trên đầu máy.

a) Đặt thước thẳng lên trên căn mẫu theo trục X và di chuyển trục X theo suốt chiều dài đo và ghi số đọc của đồng hồ so.

b) Kiểm lặp lại với cùng một cách theo chiều trục Y.

Cũng có thể không sử dụng thước thẳng khi đo trực tiếp bề mặt khung kẹp phôi.

 

Đối tượng G7
Kiểm độ song song giữa chốt định vị trục U hoặc bề mặt chuẩn của khung kẹp phôi đối với:

a) Chuyển động của trục X;

b) Chuyển động của trục Y.

Sơ đồ

 

Dung sai

a) và b) 0,015 đối với bất kỳ chiều dài đo 300.

Dung sai lớn nhất: 0,04.

Sai lệch đo được

a)

b)

Dụng cụ đo

Đồng hồ so, thước thẳng.

Quan sát và tham chiếu 5.4.2.2.2.1 và 5.4.2.2.2.2 của TCVN 7011-1

Lắp đồng hồ so trên đầu máy

Đặt thước thẳng nằm ngang sao cho bề mặt chuẩn của thước thẳng tiếp xúc với chốt định vị.

Lắp đồng hồ so tỳ vào bề mặt chuẩn của thước thẳng. Di chuyển trục X và trục Y theo suốt chiều dài đo và ghi số đọc của đồng hồ so.

Đặt đồng hồ so trực tiếp tỳ vào chốt định vị và có thể ghi độ chênh lệch của các số chỉ. Trong trường hợp này, giá trị dung sai có thể thay đổi theo khoảng cách giữa các chốt định vị.

5.3 Chuyển động của trục U và trục X

Đối tượng

G8
Kiểm độ song song giữa chuyển động của trục U đối với chuyển động trục X:

a) Trong mặt phẳng ZX;

b) Trong mặt phẳng XY.

Sơ đồ

Dung sai

a) 0,030 đối với bất kỳ chiều dài đo 100;

b) 0,015 đối với bất kỳ chiều dài đo 100.

Sai lệch đo được

a)

b)

Dụng cụ đo

Thước thẳng, đồng hồ so và căn mẫu.

Quan sát và tham chiếu 5.2.3.2.1.1 của TCVN 7011-1

Lắp đồng hồ so trên đầu máy

a) Đặt thước thẳng song song với chuyển động theo chiều trục X trong mặt phẳng ZX và lắp đồng hồ so tỳ vào thước. Di chuyển trục U theo suốt chiều dài đo và ghi số đọc của đồng hồ so.

b) Kiểm lặp lại theo cùng một cách trong mặt phẳng XY.

 

Đối tượng

G9
Kiểm độ song song giữa chuyển động của trục V và chuyển động trục Y:

a)Trong mặt phẳng YZ;

b) Trong mặt phẳng XY.

Sơ đồ

Dung sai

a) 0,030 đối với bất kỳ chiều dài đo 100;

b) 0,015 đối với bất kỳ chiều dài đo 100.

Sai lệch đo được

a)

b)

Dụng cụ đo

Thước thẳng, đồng hồ so và căn mẫu.

Quan sát và tham chiếu 5.2.3.2.1.1 của TCVN 7011-1

Lắp đồng hồ so trên đầu máy

a) Đặt thước thẳng song song với chiều trục Y trong mặt phẳng YZ và lắp đồng hồ so tỳ vào thước. Di chuyển trục V theo chiều dài đo và ghi số đọc của đồng hồ so.

b) Kiểm lặp lại theo cùng một cách trong mặt phẳng XY.

6. Kiểm độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của các trục được điều khiển số

Đối tượng

P1

Kiểm độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của chuyển động của trục điều khiển số X (bàn) EXX
Sơ đồ

Dung sai

Chiều dài đo

Sai lệch đo được

≤ 500

≤ 1000

≤ 2000

* Độ chính xác theo hai chiều A

0,016

0,020

0,025

* Độ chính xác theo một chiều R↑ hoặc R↓

0,008

0,010

0,013

* Sai lệch hệ thống theo hai chiều E

0,013

0,016

0,020

* Giá trị đảo chiều B

0,008

0,010

0,013

* Phạm vi sai lệch định vị trung bình theo hai chiều M

0,004

0,005

0,006

Chú thích: * Có thể cung cấp như là cơ sở để nghiệm thu máy
Dụng cụ đo

Thước đo chiều dài, kính hiển vi hoặc dụng cụ đo laze

Quan sát và tham chiếu 2.3.2.2.1 của TCVN 7011-1 và TCVN 7011-2

Thước đo chiều dài hoặc chùm laze phải được đặt song song với trục dịch chuyển.

Tốc độ tiến nhanh được sử dụng chủ yếu để định vị nhưng tốc độ tiến tùy chọn có thể được sử dụng theo sự thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà cung cấp/nhà sản xuất.

 

Đối tượng

P2

Kiểm độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của chuyển động của trục điều khiển số Y (bàn trượt hoặc đầu trục chính) EYY.
Sơ đồ

Dung sai

Chiều dài đo

Sai lệch đo được

≤ 500

≤ 1000

≤ 2000

* Độ chính xác theo hai chiều A

0,016

0,020

0,025

* Độ chính xác theo một chiều R↑ hoặc R↓

0,008

0,010

0,013

* Sai lệch hệ thống theo hai chiều E

0,013

0,016

0,020

* Giá trị đảo chiều B

0,008

0,010

0,013

* Phạm vi sai lệch định vị trung bình theo hai chiều M

0,004

0,005

0,006

Chú thích: * Có thể cung cấp một cơ sở để nghiệm thu máy
Dụng cụ đo

Thước đo chiều dài, kính hiển vi hoặc dụng cụ đo laze

Quan sát và tham chiếu 2.3.2.2.1 của TCVN 7011-1 và TCVN 7011-2

Thước đo chiều dài hoặc chùm laze phải được đặt song song với trục dịch chuyển.

Tốc độ tiến nhanh được sử dụng chủ yếu để định vị nhưng tốc độ tiến tùy chọn có thể được sử dụng theo sự thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà cung cấp/nhà sản xuất

 

Đối tượng

P3

Kiểm độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của chuyển động của trục điều khiển số Z (đầu trục chính) EZZ.
Sơ đồ

Dung sai

Chiều dài đo

Sai lệch đo được

≤ 250

≤ 500

≤ 1000

* Độ chính xác theo hai chiều A

0,016

0,020

0,025

* Độ chính xác theo một chiều R↑ hoặc R↓

0,008

0,010

0,013

* Sai lệch hệ thống theo hai chiều E

0,013

0,016

0,020

* Giá trị đảo chiều B

0,008

0,010

0,013

* Phạm vi sai lệch định vị trung bình theo hai chiều M

0,004

0,005

0,006

Chú thích: * Có thể cung cấp như là cơ sở để nghiệm thu máy
Dụng cụ đo

Thước đo chiều dài, kính hiển vi hoặc dụng cụ đo laze

Quan sát và tham chiếu 2.3.2.2.1 của TCVN 7011-1 và TCVN 7011-2

Thước đo chiều dài hoặc chùm laze phải được đặt song song với trục dịch chuyển.

Tốc độ tiến nhanh được sử dụng chủ yếu để định vị nhưng tốc độ tiến tùy chọn có thể được sử dụng theo sự thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà cung cấp/nhà sản xuất

 

Đối tượng

P4

Kiểm độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của chuyển động của trục điều khiển số U (đầu trục chính) EXU.
Sơ đồ

Dung sai

Chiều dài đo

Sai lệch

đo được

≤ 100

≤ 200

* Độ chính xác theo hai chiều A

0,020

0,025

* Độ chính xác theo một chiều R↑ hoặc R↓

0,010

0,013

* Sai lệch hệ thống theo hai chiều E

0,016

0,020

* Giá trị đảo chiều B

0,010

0,013

* Phạm vi sai lệch định vị trung bình theo hai chiều M

0,005

0,006

Chú thích: * Có thể cung cấp như là cơ sở để nghiệm thu máy
Dụng cụ đo

Thước đo chiều dài, kính hiển vi hoặc dụng cụ đo laze

Quan sát và tham chiếu 2.3.2.2.1 của TCVN 7011-1 và TCVN 7011-2

Thước đo chiều dài và kính hiển vi hoặc dụng cụ đo laze.

Tốc độ tiến nhanh được sử dụng chủ yếu để định vị nhưng tốc độ tiến tùy chọn có thể được sử dụng theo sự thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà cung cấp/nhà sản xuất.

 

Đối tượng

P5

Kiểm độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của chuyển động của trục điều khiển số V (Bàn trượt V trên đầu trục chính) EYV.
Sơ đồ

Dung sai

Chiều dài đo

Sai lệch đo được

≤ 100

≤ 200

* Độ chính xác theo hai chiều A

0,020

0,025

* Độ chính xác theo một chiều R↑ hoặc R↓

0,010

0,013

* Sai lệch hệ thống theo hai chiều E

0,016

0,020

* Giá trị đảo chiều B

0,010

0,013

* Phạm vi sai lệch định vị trung bình theo hai chiều M

0,005

0,006

Chú thích: * Có thể cung cấp như là cơ sở để nghiệm thu máy
Dụng cụ đo

Thước đo chiều dài, kính hiển vi hoặc dụng cụ đo laze

Quan sát và tham chiếu 2.3.2.2.1 của TCVN 7011-1 và TCVN 7011-2

Thước đo chiều dài hoặc dụng cụ đo laze phải được đặt song song với trục được kiểm.

Tốc độ tiến nhanh được sử dụng chủ yếu để định vị nhưng tốc độ tiến tùy chọn có thể được sử dụng theo sự thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà cung cấp/nhà sản xuất.

7. Kiểm gia công

Đối tượng M1
Kiểm độ tròn và độ vuông góc của đường tâm lỗ được gia công trong điều kiện gia công tinh:

a) Độ tròn;

b) Độ vuông góc giữa đường tâm lỗ và bề mặt chuẩn của chi tiết gia công;

c) Độ trụ;

Có thể kiểm các sai lệch hình dạng khác khi có sự thỏa thuận giữa nhà cung cấp /nhà sản xuất và

người sử dụng.

Sơ đồ

Độ nhám bề mặt tính theo micrômét

Dạng gia công

Đường kính lỗ: f 30 đến f 35

Chiều sâu lỗ: 40

Phôi gia công

Thép min 80 x 80

Chiều dầy : 40

Điện cực dây

Đồng thau

Đường kính dây đồng: f 0,2 đến f 0,3

Trạng thái bề mặt được gia công tinh

Độ nhám bề mặt được gia công tinh là: 2Ra hoặc thấp hơn.

Điều kiện gia công

Nhà cung cấp/nhà sản xuất phải xác định tốc độ tiến tròn theo điều kiện bề mặt gia công tinh.

Dung sai

a) 0,02

b) 0,01 / 30

c) 0,03

Sai lệch đo được

a)

b)

c)

Dụng cụ đo

Máy đo tọa độ hoặc máy đo độ tròn

Quan sát và tham chiếu 6.6.2.2 của TCVN 7011-1

Đặt mặt chuẩn của phôi song song với mặt phẳng XY.

a) Đo độ tròn tại từng điểm A, B và C. Lấy giá trị lớn nhất là giá trị được đo;

b) Đo tâm của vòng tròn bình phương nhỏ nhất tại từng điểm A và B. Lấy khoảng cách giữa hai tâm

(A, B) là giá trị được đo.

8. Kiểm độ tròn

Đối tượng

Kiểm độ trễ theo đường tròn và sai lệch đường tròn của chuyển động theo đường tròn.

C1

a) Độ trễ theo đường tròn;

b) Sai lệch theo đường tròn.

(Kiểm đường tròn và kiểm gia công có thể được sử dụng thay thế).

Sơ đồ

 

CHỈ DẪN

0 Điểm bắt đầu

1 Đường chạy dao thực theo chiều kim đồng hồ

2 Đường chạy dao thực ngược chiều kim đồng hồ

CHỈ DẪN

0 Điểm bắt đầu

1 Các đường tròn của vùng nhỏ nhất

2 Đường chạy dao thực

Điều kiện kiểm

Tốc độ tiến và đường kính: Chọn một trong các đường kính sau, phụ thuộc vào kích thước của máy.

Đường kính

mm

Tốc độ tiến

mm/min

40

50

80

70

160

100

320

140

Dung sai

a) Độ trễ theo đường tròn, H: 0,02

b) Sai lệch đường tròn, G: 0,015

Sai lệch đo được
Dụng cụ đo

Đầu đo một chiều, đầu đo hai chiều và mẫu thử tròn, hoặc trục tròn ống lồng.

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1 và TCVN 7011-4

TCVN 7011-1: 6.6.3.1; 6.6.3.2; 6.6.3.3. TCVN 7011 – 4: 3.3; 3.4; 4.4; 6.

Đối với b), sai lệch đường tròn G, lấy giá trị lớn nhất của G (XY) và G (YX), các sai lệch đường tròn theo công tua ngược chiều và cùng chiều kim đồng hồ.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) ISO 841: 2001 Industrial automation systems – Numerical control of machines – Coordinate system and motion nomenclature.(Hệ thống tự động công nghiệp – Máy điều khiển số – Hệ thống toạ độ và danh mục các chuyển động)

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7678:2007 (ISO 14137 : 2000) VỀ MÁY CÔNG CỤ – ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỐI VỚI MÁY CẮT DÂY TIA LỬA ĐIỆN – THUẬT NGỮ VÀ KIỂM ĐỘ CHÍNH XÁC
Số, ký hiệu văn bản TCVN7678:2007 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản