TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7701-1:2011 (ISO 7-1:1994) VỀ REN ỐNG CHO MỐI NỐI KÍN ÁP ĐƯỢC CHẾ TẠO BẰNG REN – PHẦN 1: KÍCH THƯỚC, DUNG SAI VÀ KÝ HIỆU
ISO 7-1:1994
REN ỐNG CHO MỐI NỐI KÍN ÁP ĐƯỢC CHẾ TẠO BẰNG REN- PHẦN 1: KÍCH THƯỚC, DUNG SAI VÀ KÝ HIỆU
Pipe threads where pressure- tight joints are made on the threads – Part 1: Dimensions, tolerances and designation
Lời nói đầu
TCVN 7701-1:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 7-1:1994.
TCVN 7701-1:2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 5 Ống kim loại đen và phụ tùng đường ống kim loại biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn 7701 Ren ống cho mối nối kín áp được chế tạo bằng ren gồm hai phần:
– TCVN 7701-1:2011, Phần 1: Kích thước, dung sai và ký hiệu;
– TCVN 7701-2:2007, Phần 2: Kiểm tra xác nhận bằng calip giới hạn.
REN ỐNG CHO MỐI NỐI KÍN ÁP ĐƯỢC CHẾ TẠO BẰNG REN – PHẦN 1: KÍCH THƯỚC, DUNG SAI VÀ KÝ HIỆU
Pipe threads where pressure – tight joints are made on the threads – Part 1: Dimensions, tolerances and designation
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hình dạng, kích thước, dung sai và ký hiệu ren dùng để nối ren ống, cỡ 1/16 đến 6 dùng cho mối nối kín áp bằng lắp ghép ren. Các ren này là ren côn ngoài, ren trụ hoặc ren côn trong và được sử dụng với ống thích hợp để tạo ren và thích hợp với van, phụ tùng các thiết bị đường ống khác được nối bằng mối nối ren.
Có thể sử dụng môi chất nối thích hợp trên ren để đảm bảo mối nối kín áp.
CHÚ THÍCH:
1 Ren ống trụ ngoài không thích hợp làm ren nối.
2 Đối với ren ống khi mối nối không được chế tạo bằng ren xem TCVN 8887 -1 (ISO 228-1).
3 Tiêu chuẩn TCVN 7701-2 (ISO 7-2) đưa ra chi tiết các phương pháp kiểm tra xác nhận kích thước và hình dạng ren nối và hệ thống calip nên dùng.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7701-2:2007 (ISO 7-2:2000), Ren ống cho mối nối kín áp được chế tạo bằng ren – Phần 2: Kiểm tra xác nhận bằng calip giới hạn.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau (xem Hình 3 và Hình 5).
3.1. Đường kính đo (gauge diameter)
Đường kính ngoài của ren dù là ren trong hoặc ren ngoài.
3.2. Mặt côn đỉnh (major cone)
Mặt côn ảo giới hạn đỉnh của ren côn ngoài hoặc chân của ren côn trong.
3.3. Mặt phẳng đo (gauge plane)
Mặt phẳng vuông góc với đường tâm của ren côn, tại đó mặt côn đỉnh có đường kính đo.
CHÚ THÍCH 4: Đối với ren ngoài mặt phẳng đo được định vị tại khoảng cách bằng chiều dài đo tiêu chuẩn từ mặt mút nhỏ của ren. Đối với ren trong, mặt phẳng đo được định ở tại khoảng cách nửa bước ren phía sau mặt mút của phần ren. Yêu cầu này có tính đến sự bắt đầu của ren khi loại bỏ do vát cạnh.
3.4. Chiều dài đo (gauge length)
Trên ren ngoài, là khoảng cách từ mặt phẳng đo đến mặt mút nhỏ của ren.
3.5. Mặt phẳng chuẩn (reference plane)
Bề mặt nhìn thấy của từng bộ phận ren trong và ren ngoài để thuận tiện cho việc đọc calip khi kiểm tra ren.
Đối với ren trong là mặt đầu của phần ren trong, đối với ren ngoài là mặt mút nhỏ của phần ren ngoài.
3.6. Ren đầy đủ (complete thread)
Phần ren được tạo hình toàn bộ cả đỉnh ren và chân ren.
CHÚ THÍCH 5: Nếu có vát cạnh tại điểm bắt đầu ren không vượt quá một bước ren theo chiều dài, phần vát này thuộc chiều dài của ren đầy đủ
3.7. Ren không đầy đủ (incomplete thread)
Phần ren được tạo hình toàn bộ tại chân ren, nhưng được cắt ngắn tại đỉnh ren bởi sự cắt ngang của nó với bề mặt trụ của sản phẩm.
3.8. Đoạn ren cạn/Khoảng thoát dao ren (washout thtread/vanish thread)
Phần ren không được tạo hình toàn bộ tại chân ren.
CHÚ THÍCH 6: Khoảng thoát dao ren được tạo thành bởi mặt vát tại nơi bắt đầu của dụng cụ ren.
3.9. Ren hữu dụng (useful thread)
Ren đầy đủ cộng với ren không đầy đủ trừ đoạn ren cạn.
3.10. Lượng dư lắp ghép (fitting allowance)
Chiều dài của ren hữu dụng từ mặt phẳng đo của ren ngoài cần thiết để lắp với ren trong tại giới hạn trên của dung sai.
CHÚ THÍCH 7: Phần ren trong phải có đủ chiều dài phù hợp với dung sai lắp ghép trừ khi chúng có khoảng thoát ren tự do. Xem 7.2.2.
3.11. Dung sai vặn (wrenching allowance)
Chiều dài của ren hữu dụng để phù hợp với chuyển động tương đối giữa mặt mút của phần ren ngoài và phần ren trong cần để vặn vượt quá vị trí ăn khớp xiết chặt bằng tay.
4. Ký hiệu
Rp Ren ống trụ trong khi mối nối kín áp được chế tạo bằng ren.
Rc Ren ống côn trong khi mối nối kín áp được chế tạo bằng ren.
R Ren ống côn ngoài khi mối nối kín áp được chế tạo bằng ren.
P Bước ren.
H Chiều cao tam giác profin ren vuông góc với đường trục ren.
h = 0,640 327 P; chiều cao của profin ren giữa đỉnh ren được vê tròn và chân ren vuông góc với đường trục ren.
r Bán kính vê tròn của đỉnh và chân ren.
D Đường kính ngoài của ren trong tại mặt phẳng đo (đường kính đo- xem 3.1).
D1 = D – 1,280 654 P; đường kính trong của ren trong tại mặt phẳng đo.
D2 = D – 0,640 327 P; đường kính trung bình của ren trong tại mặt phẳng đo.
d Đường kính ngoài của ren ngoài tại mặt phẳng đo (đường kính đo- xem 3.1).
d1 = d – 1,280 654 P; đường kính trong của ren ngoài tại mặt phẳng đo.
d2 = d – 0,640 327 P; đường kính trung bình của ren ngoài tại mặt phẳng đo.
T1 Dung sai chiều dài đo của ren ngoài.
T2 Dung sai đối với vị trí của mặt phẳng đo trên ren trong.
5. Kích thước
Kích thước ren ống, tính bằng milimét, theo Bảng 1.
6. Ký hiệu
Ký hiệu ren theo tiêu chuẩn này phải bao gồm các thành phần theo thứ tự sau.
6.1. Phần mô tả: Ren ống.
6.2. Số hiệu tiêu chuẩn này: TCVN 7701 ( ISO 7)
6.3. Phần ký hiệu riêng bao gồm:
a) Ký hiệu chữ cho các loại ren ống
– Chữ R kèm theo chữ p đối với ren trụ trong.
– Chữ R kèm theo chữ c đối với ren côn trong.
– Chữ R đối với ren ngoài.
b) Kích thước ren, theo cột 1 Bảng 1.
VÍ DỤ:
Ký hiệu đầy đủ đối với ren phải kích thước 1 ½
Ren
trong |
Ren ống TCVN 7701 (ISO7)- Rp 1 1/2
Ren ống TCVN 7701 (ISO7)- Rc 1 1/2 |
Ren
ngoài |
tất cả
côn |
Ren ống TCVN 7701 (ISO7)- R 1 1/2 |
6.4. Đối với ren trái, chữ cái LH phải được bổ sung trong ký hiệu. Đối với ren phải, không yêu cầu có ký hiệu riêng.
Bảng 1 – Kích thước ren
Kích thước tính bằng milimét
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
|||
Ký hiệu kích thước ren |
Số ren trên mỗi 25,4 mm |
Bước ren |
Chiều cao ren |
Đường kính tại mặt phẳng đo |
Chiều dài đo (ren ngoài) |
Dung sai tại vị trí mặt phẳng đo của ren trong |
Chiều dài hữu dụng của ren ngoài không nhỏ hơn |
Lượng dư lắp ghép |
Dung sai đường kính1) trên ren trụ trong |
|||||||||||||
Ngoài (đường kính đo) |
Trung bình |
Trong |
Danh nghĩa |
Dung sai ± T1/2 |
Lớn nhất |
Nhỏ nhất |
Dung sai ± T2/2 |
Cho chiều dài đo danh nghĩa |
Cho chiều dài đo lớn nhất |
Cho chiều dài đo nhỏ nhất |
||||||||||||
P |
h |
d |
d2 |
d1 |
2) |
Số vòng của ren |
2) |
Số vòng của ren |
2) |
Số vòng của ren |
||||||||||||
1/16 1/8 1/4 |
28 28 19 |
0,907 0,907 1,337 |
0,581 0,581 0,856 |
7,723 9,728 13,157 |
7,142 9,147 12,301 |
6,561 8,566 11,445 |
4 4 6 |
0,9 0,9 1,3 |
1 1 1 |
4,9 4,9 7,3 |
3,1 3,1 4,7 |
1,1 1,1 1,7 |
1 1/4 1 1/4 1 1/4 |
6,5 6,5 9,7 |
7,4 7,4 11 |
5,6 5,6 8,4 |
2,5 2,5 3,7 |
2 3/4 2 3/4 2 3/4 |
± 0,071 ± 0,071 ± 0,104 |
|||
3/8 1/2 3/4 |
19 14 14 |
1,337 1,814 1,814 |
0,856 1,162 1,162 |
16,662 20,955 26,441 |
15,806 19,793 25,279 |
14,950 18,631 24,117 |
6,4 8,2 9,5 |
1,3 1,8 1,8 |
1 1 1 |
7,7 10,0 11,3 |
5,1 6,4 7,7 |
1,7 2,3 2,3 |
1 1/4 1 1/4 1 1/4 |
10,1 13,2 14,5 |
11,4 15 16,3 |
8,8 11,4 12,7 |
3,7 5,0 5,0 |
2 3/4 2 3/4 2 3/4 |
± 0,104 ± 0,142 ± 0,142 |
|||
1 1 1/4 1 1/2 |
11 11 11 |
2,309 2,309 2,309 |
1,479 1,479 1,479 |
33,249 41,910 47,803 |
31,770 40,431 46,324 |
30,291 38,952 44,845 |
10,4 12,7 12,7 |
2,3 2,3 2,3 |
1 1 1 |
12,7 15,0 15,0 |
8,1 10,4 10,4 |
2,9 2,9 2,9 |
1 1/4 1 1/4 1 1/4 |
16,8 19,1 19,1 |
19,1 21,4 21,4 |
14,5 16,8 16,8 |
6,4 6,4 6,4 |
2 3/4 2 3/4 2 3/4 |
± 0,180 ± 0,180 ± 0,180 |
|||
2 2 1/2 3 |
11 11 11 |
2,309 2,309 2,309 |
1,479 1,479 1,479 |
59,614 75,184 87,884 |
58,135 73,705 86,405 |
56,656 72,226 84,926 |
15,9 17,5 20,6 |
2,3 3,5 3,5 |
1 1 1/2 1 1/2 |
18,2 21,0 24,1 |
13,6 14,0 17,1 |
2,9 3,5 3,5 |
1 1/4 1 1/2 1 1/2 |
23,4 26,7 29,8 |
25,7 30,2 33,3 |
21,1 23,2 26,3 |
7,5 9,2 9,2 |
3 1/4 4 4 |
± 0,180 ± 0,216 ± 0,216 |
|||
4 5 6 |
11 11 11 |
2,309 2,309 2,309 |
1,479 1,479 1,479 |
113,030 138,430 163,830 |
111,551 136,951 162,351 |
110,072 135,472 160,872 |
25,4 28,6 28,6 |
3,5 3,5 3,5 |
1 1/2 1 1/2 1 1/2 |
28,9 32,1 32,1 |
21,9 25,1 25,1 |
3,5 3,5 3,5 |
1 1/2 1 1/2 1 1/2 |
35,8 40,1 40,1 |
39,3 43,6 43,6 |
32,3 36,6 36,6 |
10,4 11,5 11,5 |
4 1/2 5 5 |
± 0,216 ± 0,216 ± 0,216 |
|||
CHÚ THÍCH: Kích thước chính đổi thành milimét trên cơ sở 1 inch = 25,4 mm, bắt đầu với số ren trên mỗi inch, xác định bước ren P, đẳng thức h (chiều cao của ren) = 0,640 327 P và đường kính ngoài tại mặt phẳng đo. Đường kính trung bình và đường kính trong sau đó được biên tập lại bằng cách lấy đường kính ngoài trừ đi 1 hoặc 2 lần chiều cao ren h, theo thứ tự.
Chiều dài đo danh nghĩa, dung sai và lượng dư lắp ghép được tính toán trực tiếp. Chiều dài còn lại được cho trong Bảng 1 nhận được bằng cách trừ hoặc cộng dung sai hoặc lượng dư lắp theo thứ tự tới chiều dài đo danh nghĩa. Dung sai và lượng dự lắp được biểu thị bằng milimet và trong số vòng của ren. |
||||||||||||||||||||||
1) Với các ren trụ, dung sai đường kính được lấy từ dung sai tại cột 14 nhân với bước ren tương ứng trong cột 3 và với 1/16 đối với ren côn trong.
2) Dung sai quy định, tính bằng milimét, thu được từ giá trị bắt buộc trong số vòng của bước ren bằng cách nhân với bước ren tương ứng trong cột 3 và vê tròn tới gần nhất 0,1 mm. |
||||||||||||||||||||||
7. Kết cấu ren
7.1. Hình dạng ren
7.1.1. Ren trụ
Hình dạng cơ bản của ren ống trụ theo Hình 1. Góc giữa các cạnh (sườn) ren, đo tại mặt cắt dọc trục là 55o. Profin ren được vê tròn như nhau tại đỉnh ren và chân ren bởi cung tròn tiếp tuyến với cạnh ren.
7.1.2. Ren côn
Hình dạng cơ bản của ren côn theo Hình 2. Độ côn 1/16, được đo trên đường kính. Góc giữa các cạnh (sườn) ren, đo tại mặt cắt dọc trục là 55o. Các cạnh ren tạo góc bằng nhau với trục.
Profin ren được vê tròn như nhau tại đỉnh ren và chân ren bởi cung tròn tiếp tuyến với cạnh ren như cách tạo cùng chiều cao ren h như đối với ren trụ.
H = 0,960 491 P
h = 0,640 327 P
r = 0,137 329 P
Hình 1 – Ren trụ
H = 0,960 237 P
h = 0,640 327 P
r = 0,137 278 P
Hình 2 – Ren côn
7.1.3. Hướng xoắn ren
Nếu không có quy định nào khác, ren TCVN 7701-1 (ISO 7-1) phải là ren phải (Xem 6.4).
7.2. Chiều dài ren
7.2.1. Ren ngoài
Thuật ngữ liên quan đến ren ống côn ngoài theo Hình 3.
Chiều dài của ren hữu dụng, được chấp nhận trong thực tế, là tổng chiều dài của ren đầy đủ cộng với ren không đầy đủ trừ đoạn ren cạn. Chiều dài nhỏ nhất của ren hữu dụng không được nhỏ hơn chiều dài đo nhỏ nhất cộng với lượng dư lắp ghép.
7.2.2. Ren trong
Kết cấu của phần ren ngoài phải sao cho chi tiết có thể nhận được ren ngoài đến chiều dài cho trong cột 16 của Bảng 1. Chiều dài nhỏ nhất Lmin của ren hữu dụng trong trường hợp ren trong có khoảng thoát ren tự do không được nhỏ hơn 80 % giá trị cho trong cột 17 của Bảng 1 (Xem Hình 4).
8. Đo
Để kiểm tra xác nhận ren ống, phải sử dụng calip nút và calip vòng phù hợp với TCVN 7701-2 (ISO 7-2). Việc đo luôn luôn liên quan đến mặt phẳng chuẩn của phần ren được kiểm tra xác nhận (xem Hình 5).
9. Sự kết hợp với ren kẹp chặt
Sự kết hợp của ren trụ ngoài G, dung sai cấp A hoặc B phù hợp với TCVN 8887-1 (ISO 228-1) với ren trụ trong Rp phù hợp với TCVN 7701-1 (ISO 7-1) cần có sự xem xét riêng.
Nếu cần phải có sự kết hợp này, dung sai âm hoặc dương của ren trong theo TCVN 7701-1 (ISO 7-1) phải được xem xét trong tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng, khi sử dụng ren trụ ngoài G. Sự kết hợp các ren như vậy có thể không đạt được mối nối kín.
Hình 3 – Thuật ngữ liên quan đến ren ngoài
Hình 4 – Ren trong với khoảng thoát dao tự do
Hình 5 – Minh họa ren ống trong và ren ống ngoài
(vị trí mặt phẳng đo, mặt phẳng chuẩn, ren hữu dụng)
Phụ lục A
(Tham khảo)
Tài liệu tham khảo
[1] TCVN 8887-1:2011 (ISO 228-1:2000), Ren ống cho mối nối kín áp không được chế tạo bằng ren – Phần 1: Kích thước, dung sai và ký hiệu.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7701-1:2011 (ISO 7-1:1994) VỀ REN ỐNG CHO MỐI NỐI KÍN ÁP ĐƯỢC CHẾ TẠO BẰNG REN – PHẦN 1: KÍCH THƯỚC, DUNG SAI VÀ KÝ HIỆU | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7701-1:2011 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |