TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7739-1:2007 VỀ SỢI THUỶ TINH – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM
SỢI THỦY TINH – PHƯƠNG PHÁP THỬ
Glass fibers – Test methods
Lời nói đầu
TCVN 7739-1:2007 được xây dựng trên cơ sở ISO 3344:1997 Reinforcement products – Determination of moister content.
TCVN 7739-2:2007 được xây dựng trên cơ sở ISO 1889:1997 Reinforcement yarns – Determination of linear density.
TCVN 7739-3:2007 được xây dựng trên cơ sở ISO 1887:1995 Textile glass – Determination of combustible matter content.
TCVN 7739-4:2007 được xây dựng trên cơ sở ISO 1888:1996 Textile glass – Stable fibre or filament – Determination of average diameter.
TCVN 7739-5:2007 được xây dựng trên cơ sở ISO 1890:1997 Reinforcement yarns – Determination of twist.
TCVN 7739-6:2007 được xây dựng trên cơ sở ISO 3341:2000 Textile glass – Yarns – Determination of bracking elongation.
TCVN 7739-1:6:2007 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 160 Thủy tinh trong xây dựng hoàn thiện trên cơ sở dự thảo đề nghị của Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 7739 với tên chung là “Sợi thủy tinh – Phương pháp thử”, gồm các phần sau:
– Phần 1: Xác định độ ẩm;
– Phần 2: Xác định khối lượng dài;
– Phần 3: Xác định hàm lượng chất kết dính;
– Phần 4: Xác định đường kính trung bình;
– Phần 5: Xác định độ xe của sợi;
– Phần 6: Xác định lực kéo đứt và độ giãn đứt.
SỢI THỦY TINH – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM
Glass fibers – Test methods – Part 1: Determination of moisture content
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ ẩm cho các loại sợi thủy tinh.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:
2.1. Độ ẩm của sợi thủy tinh (moisture content of glass fibers)
Tỷ lệ phần trăm khối lượng nước vật lý chứa trong sợi so với khối lượng sợi.
3. Nguyên tắc
Độ ẩm của sợi thủy tinh (w) được xác định bằng chênh lệch khối lượng mẫu sợi thủy tinh trong điều kiện nhiệt độ phòng trước và sau khi sấy sợi thủy tinh ở nhiệt độ 105oC ± 3oC đến khối lượng không đổi. Kết quả được tính bằng phần trăm (%).
4. Thiết bị, dụng cụ
4.1. Tủ sấy
Có khả năng đối lưu không khí nóng từ 20 lần/giờ đến 50 lần/giờ và làm việc ở nhiệt độ 105oC ± 3oC.
4.2. Bình hút ẩm
Bình thủy tinh kín có chứa chất hút ẩm như silicagel, canxi clorua.
4.3. Cân có độ chính xác tới 0,1 mg.
4.4. Dao hoặc kéo, dùng để cắt mẫu.
4.5. Dụng cụ giữ mẫu
Có thể sử dụng các loại dụng cụ bằng vật liệu chịu nhiệt không bị oxy hóa như chén sứ, giỏ bằng kim loại, kẹp bằng kim loại. Dụng cụ giữ mẫu có thể giữ được một lúc nhiều mẫu miễn là có thể đưa mẫu vào tủ sấy dễ dàng mà không làm hao hụt mẫu.
4.6. Túi hoặc bao polyetylen dùng để bảo quản mẫu.
5. Mẫu thử
5.1. Lấy mẫu
5.1.1. Chỉ, sợi xe và ống chỉ
Mẫu được lấy từ những phần sợi nằm trên bề mặt của ống sợi hay cuộn sợi sau khi đã loại bỏ phần sợi nằm ở phía mặt ngoài cùng. Trong trường hợp độ ẩm của sợi tăng từ ngoài vào trong thì phải lấy sợi từ nhiều vị trí trong cuộn sợi.
Sau khi lấy ra khỏi ống hay cuộn sợi, mẫu được cân ngay lập tức hoặc đưa vào bao PE để bảo quản tránh thay đổi độ ẩm vì môi trường bên ngoài.
Khối lượng mẫu được lấy ít nhất là 5 g, tốt nhất là từ 15 g đến 30 g.
Số mẫu cần thiết cho phép thử là 3 mẫu.
5.1.2. Sợi cắt ngắn
Khối lượng mẫu được lấy ít nhất là 5 g, tốt nhất là từ 15 g đến 30 g.
5.1.3. Vải thủy tinh
Mẫu thử có kích thước khoảng 100 cm2. Nếu khối lượng mẫu nhỏ hơn 5 g thì lấy mẫu có kích thước lớn hơn sao cho khối lượng mẫu không nhỏ hơn 5 g.
Mẫu được lấy cách mép vải ít nhất 10 mm.
Nếu vải được cuộn trong một cuộn tròn thì phải trải rộng vải trên một mặt phẳng sao cho vải không chịu bất cứ một lực kéo căng nào trước khi cắt mẫu.
5.2. Số mẫu thử
Số lượng mẫu dùng để thử độ ẩm của sợi thủy tinh được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Số lượng mẫu dùng để thử độ ẩm
Loại mẫu |
Số mẫu thử |
Chỉ, sợi xe và ống chỉ |
3 |
Sợi cắt ngắn |
3 |
Vải thủy tinh |
3 mẫu trên 1 m chiều rộng |
6. Cách tiến hành
6.1. Cân và sấy dụng cụ giữ mẫu
Sấy dụng cụ giữ mẫu ở nhiệt độ 105oC ± 3oC để ổn định khối lượng, sau đó đưa vào bình hút ẩm trong thời gian 30 phút. Cân dụng cụ giữ mẫu, chính xác đến 0,1 mg. Lặp lại quá trình sấy, cân dụng cụ giữ mẫu tới khối lượng không đổi (m0).
6.2. Cân mẫu ban đầu
Ngay sau khi cắt, đặt mẫu vào dụng cụ giữ mẫu và cân, chính xác đến 0,1 mg (m1).
6.3. Cân mẫu sau khi sấy
Mẫu và dụng cụ giữ mẫu (4.5) được đưa vào tủ sấy và sấy ở nhiệt độ 105oC ± 3oC và lưu ở nhiệt độ trên trong thời gian 1 giờ rồi đưa vào bình hút ẩm trong thời gian 30 phút. Sau đó cân mẫu và dụng cụ giữ mẫu, chính xác đến 0,1 mg. Lặp lại quá trình sấy và cân như trên cho tới khi khối lượng không đổi (m2).
CHÚ THÍCH Nếu trong mẫu sợi có chứa chất dễ bay hơi khác ngoài nước và có thể mất khối lượng ở nhiệt độ 105oC ± 3oC thì phải sấy ở nhiệt độ thấp hơn, nhưng không dưới 50oC.
6.4. Tính kết quả
Độ ẩm của mẫu (w) tính bằng phần trăm (%), theo công thức sau:
trong đó:
m0 là khối lượng của dụng cụ giữ mẫu, tính bằng gam;
m1 là khối lượng của dụng cụ giữ mẫu cùng với mẫu trước khi sấy, tính bằng gam;
m2 là khối lượng của dụng cụ giữ mẫu cùng với mẫu sau khi sấy, tính bằng gam.
Kết quả là giá trị trung bình cộng kết quả của 3 phép thử.
7. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải có đủ các thông tin sau:
– tên, loại mẫu;
– những đặc điểm cần thiết để nhận biết mẫu thử;
– số lượng và khối lượng của từng mẫu thử;
– độ ẩm của từng mẫu và giá trị trung bình của các mẫu thử;
– các thao tác khác không quy định trong tiêu chuẩn này, nếu có;
– ngày và người tiến hành thử nghiệm;
– viện dẫn tiêu chuẩn này.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7739-1:2007 VỀ SỢI THUỶ TINH – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7739-1:2007 | Ngày hiệu lực | 31/12/2007 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | 31/12/2007 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |