TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7806:2007 (ISO 1842:1991) VỀ SẢN PHẨM RAU, QUẢ – XÁC ĐỊNH ĐỘ PH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 31/12/2007

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7806:2007

ISO 1842:1991

SẢN PHẨM RAU, QUẢ – XÁC ĐỊNH ĐỘ pH

Fruit and vegetable products – Determination of pH

Lời nói đầu

TCVN 7806:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 1842:1991;

TCVN 7806:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SẢN PHẨM RAU, QUẢ – XÁC ĐỊNH ĐỘ pH

Fruit and vegetable products – Determination of pH

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ pH của sản phẩm rau, quả bằng điện thế.

2. Nguyên tắc

Xác định sự chênh điện giữa hai điện cực được nhúng vào dung dịch thử.

3. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

3.1. Máy đo pH, có thang đo được chia vạch đến 0,05 đơn vị pH hoặc nhỏ hơn.

Nếu không có hệ thống tự điều chỉnh nhiệt độ thì phải đo ở 20 0C.

3.2. Điện cực, (thay thế cho 3.3).

3.2.1. Điện cực thủy tinh

Có thể sử dụng các điện cực thủy tinh có hình dạng khác nhau. Chúng phải được bảo quản trong nước.

3.2.2. Điện cực calomen, chứa dung dịch kali clorua bão hòa.

Bảo quản điện cực calomen theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu không có sẵn các hướng dẫn, điện cực phải được bảo quản trong dung dịch kali clorua bão hòa.

3.3. Hệ thống điện cực hỗn hợp (thay thế cho 3.2)

Các điện cực calomen và thủy tinh có thể được lắp thành một hệ thống điện cực hỗn hợp. Bảo quản hệ thống này trong nước. Mức dung dịch kali clorua bão hòa trong điện cực calomen phải trên mực nước.

4. Chuẩn bị mẫu thử

4.1. Sản phẩm dạng lỏng và sản phẩm dễ lọc (ví dụ: nước ép, dịch mứt quả hoặc nước dầm, muối, dịch lên men,…)

Trộn cẩn thận mẫu phòng thử nghiệm cho đến khi đồng nhất.

4.2. Sản phẩm dạng sệt hoặc bán sệt và sản phẩm khó tách dịch lỏng (ví dụ: xiro, mứt, jelly,…)

Trộn một phần mẫu phòng thử nghiệm và nghiền, trong máy xay hoặc cối, nếu cần, hoặc nếu sản phẩm thu được vẫn còn quá đặc, thì thêm một lượng nước cất tương đương và trộn kỹ bằng máy xay hoặc cối, nếu cần.

4.3. Sản phẩm đông lạnh

Làm tan băng sản phẩm, bỏ hạt và các thành cứng của khoang hạt. Tiến hành theo 4.1 hoặc 4.2.

4.4. Sản phẩm dạng khô

Cắt một phần mẫu phòng thử nghiệm thành các miếng nhỏ, bỏ hạt và thành cứng của khoang hạt. Cho các miếng nhỏ vào cốc có mỏ, thêm một lượng nước gấp hai đến ba lần lượng mẫu (hoặc nhiều hơn để có độ đặc thích hợp) và đun nóng trên nồi cách thủy trong 30 min, khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh. Sau đó, nghiền sản phẩm trong máy xay hoặc cối.

4.5. Sản phẩm tươi đã chế biến có tách pha rắn và pha lỏng

Tiến hành theo 4.2.

5. Cách tiến hành

5.1. Phần mẫu thử

Sử dụng một thể tích mẫu thử đã chuẩn bị (điều 4) đủ để làm ngập các điện cực, tùy vào thiết bị được dùng.

5.2. Hiệu chỉnh máy đo pH

Hiệu chỉnh máy đo pH sử dụng dung dịch đệm (xem điều 7) đã biết chính xác độ pH và ở nhiệt độ đo có pH càng gần với pH của mẫu càng tốt.

Để các phép đo chính xác, để bù cho độ nhạy của điện cực đã bị giảm, ví dụ đã qua sử dụng nhiều lần, cần thiết phải chỉnh máy đo pH sử dụng hai dung dịch đệm. Một trong hai dung dịch đệm phải có độ pH gần với điểm 0 (zero) của máy đo pH.

Nếu máy đo pH không có hệ thống điều chỉnh độ nhiệt độ, thì nhiệt độ của dung dịch đệm phải ở khoảng 20 0C ± 2 0C.

5.3. Phương pháp xác định

Nhúng các điện cực vào phần mẫu thử (5.1) và đặt hệ thống chuẩn hóa nhiệt độ của máy đo pH đến nhiệt độ của phép đo. Nếu không có hệ thống chuẩn hóa nhiệt độ, thì nhiệt độ của phần mẫu thử phải ở khoảng 20 0C ± 2 0C.

Tiến hành xác định sử dụng quy trình hợp với máy đo pH được dùng. Khi giá trị đạt được giá trị ổn định, đo pH trực tiếp từ thang đo của thiết bị, ít nhất 0,05 đơn vị pH.

5.4. Số lần xác định

Tiến hành hai phép xác định trên hai phần mẫu thử riêng rẽ từ cùng một mẫu đã chuẩn bị trước.

6. Biểu thị kết quả

6.1. Phương pháp tính

Kết quả là trung bình của các kết quả thu được từ hai phép xác định, nếu đáp ứng được các yêu cầu về độ lặp lại (xem 6.2). Báo cáo kết quả ít nhất 0,05 đơn vị pH.

6.2. Độ lặp lại

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả của phép thử đơn lẻ độc lập, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp trên vật liệu thử giống hệt nhau trong cùng một phòng thử nghiệm do một người thực hiện sử dụng cùng thiết bị thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn không quá 0,1 đơn vị pH.

Nếu các kết quả không nằm trong dải này, loại bỏ chúng và tiến hành hai phép xác định mới.

7. Chú ý khi tiến hành

Các dung dịch đệm sau có thể sử dụng khi hiệu chỉnh:

7.1. Dung dịch đệm có pH 3,57 ở 20 0C, được chuẩn bị như sau:

Hòa tan kali hydro tatrat (KHC4H4O6) loại phân tích vào nước cho đến bão hòa ở 25 0C.

Độ pH của dung dịch này là 3,56 ở nhiệt độ 25 0C và 3,55 ở nhiệt độ 30 0C.

7.2. Dung dịch đệm có pH 6,88 ở 20 0C, được chuẩn bị như sau:

Cân 3,402 g kali dihydro othophosphat (KH2PO2) và 3,549 g dinatri hydro othophosphat (Na2HPO4), chính xác đến 0,001 g, cả hai chất này đã sấy trước ở 130 0C trong 2 h, vào bình định mức một vạch dung tích 1 000 ml. Thêm nước cất đến vạch ở nhiệt độ 20 0C.

Độ pH của dung dịch là 6,92 ở 10 0C và 6,85 ở nhiệt độ 30 0C.

7.3. Dung dịch đệm có pH 4,00 ở 20 0C, được chuẩn bị như sau

Cân 10,211 g kali hydro phtalat (KH[C6H4(COO)2]) đã sấy trước trong 2 h ở nhiệt độ 110 0C, chính xác đến 0,001 g, cho vào bình định mức một vạch 1000 ml. Thêm nước cất đến vạch ở nhiệt độ 20 0C.

pH của dung dịch này là 4,00 ở nhiệt độ 10 0C và 4,01 ở nhiệt độ 30 0C.

7.4. Dung dịch đệm có pH 5,00 ở 20 o[ví dụ: dung dịch dinatri xitrat (Na2HC6H5O7) 0,1 mol/l, thuộc loại tinh khiết phân tích]

CHÚ THÍCH 1 Có thể sử dụng các dung dịch đệm thương mại sẵn có tương đương.

8. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải chỉ rõ phương pháp đã dùng và các kết quả thu được. Báo cáo cũng phải đề cập đến mọi chi tiết thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này hoặc những điều được coi là tùy ý cũng như các sự cố bất kỳ có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Báo cáo thử nghiệm cũng phải bao gồm mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7806:2007 (ISO 1842:1991) VỀ SẢN PHẨM RAU, QUẢ – XÁC ĐỊNH ĐỘ PH
Số, ký hiệu văn bản TCVN7806:2007 Ngày hiệu lực 31/12/2007
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực An toàn thực phẩm
Ngày ban hành 31/12/2007
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản