TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7820-2:2007 (ISO/IEC 6523-2:1998) VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – CẤU TRÚC ĐỊNH DANH TỔ CHỨC VÀ BỘ PHẬN CỦA TỔ CHỨC – PHẦN 2: ĐĂNG KÝ LƯỢC ĐỒ ĐỊNH DANH TỔ CHỨC

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7820-2:2007

ISO/IEC 6523-2:1998

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – CẤU TRÚC ĐỊNH DANH TỔ CHỨC VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA TỔ CHỨC – PHẦN 2: ĐĂNG KÝ CÁC LƯỢC ĐỒ ĐỊNH DANH TỔ CHỨC

Information technology – Structure for the identification of organizations and organization parts – Part 2: Registration of organization identification schemes

 

Lời nói đầu:

TCVN 7820-2:2007 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 6523-2:1998

TCVN 7820-2:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 154 “Quá trình, các yếu tố dữ liệu và tài liệu trong thương mại, công nghiệp và hành chính” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – CẤU TRÚC ĐỊNH DANH CỦA TỔ CHỨC VÀ BỘ PHẬN CỦA TỔ CHỨC – PHẦN 2: ĐĂNG KÝ CÁC LƯỢC ĐỒ ĐỊNH DANH TỔ CHỨC

Information technology – Structure for the identification of organizations and organization parts – Part 2: Registration of organization identification schemes

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định thủ tục đăng ký lược đồ định danh tổ chức và các yêu cầu đối với việc quản trị các giá trị ký hiệu quy ước mã quốc tế, để định rõ các lược đồ định danh tổ chức này.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 7820:2007, Công nghệ thông tin – Cấu trúc định danh của tổ chức và bộ phận của tổ chức – Phần 1: Định danh các lược đồ định danh của tổ chức (Information technology – Structure for the identification of organizations and organization parts – Part 1: Identification of organization identification schemes).

ISO/IEC 8348:1996, Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Định nghĩa dịch vụ mạng.

ISO/IEC 8824-1:1995, Công nghệ thông tin – Ký kiệu cú pháp trừu tượng (ASN.1): Quy định ký hiệu cơ sở.

Hướng dẫn của ISO/IEC, Thủ tục đối với công việc kỹ thuật của ISO/IEC JTC1 về Công nghệ thông tin, 1995.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa được đưa ra trong TCVN 7820-1:2007 và các định nghĩa sau đây.

CHÚ THÍCH 1: Khi một từ hoặc cụm từ xuất hiện dưới dạng chữ nghiêng trong một định nghĩa, có nghĩa là đã có định nghĩa về từ hoặc cụm từ này trong tiêu chuẩn.

3.1. Tổ chức phát hành (issuing organization) (IO):

Tổ chức có trách nhiệm quản trị một lược đồ định danh tổ chức cụ thể.

3.2. Tổ chức bảo trợ (sponsoring authority) (SA):

Tổ chức được công nhận theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này, để nhận các đề nghị từ các tổ chức phát hành đối với việc đăng ký lược đồ định danh tổ chức và để đệ trình đơn đề nghị tới tổ chức đăng ký có thẩm quyền.

3.3. Tổ chức đăng ký có thẩm quyền (registration authority) (RA):

Tổ chức có trách nhiệm duy trì sổ đăng ký của các lược đồ định danh tổ chức và đối với việc phát hành các giá trị ICD.

4. Tổ chức đăng ký có thẩm quyền

British Standards Institution – DISC

389 Chiswick High Rd

London W4 4AL

Tel: +44 181 996 7466

Fax: +44 181 996 7048

4.1. Trách nhiệm của tổ chức đăng ký có thẩm quyền

Theo mục đích của tiêu chuẩn này một tổ chức đăng ký có thẩm quyền (RA) phải được bổ nhiệm theo các quy tắc trong điều 17 của các hướng dẫn ISO/IEC, Thủ tục đối với công việc kỹ thuật của ISO/IEC JTC1 về Công nghệ thông tin.

RA phải nhận và xử lý các đơn đề nghị đối với việc bổ sung và sửa đổi vào sổ đăng ký của các lược đồ định danh tổ chức, ấn định các giá trị ICD và duy trì sổ đăng ký. Nhiệm vụ của RA phải được tiến hành theo các quy tắc được đưa ra như được đề cập ở trên trong điều 17 của các hướng dẫn ISO/IEC cho JTC 1 và TCVN 7820.

RA phải xác minh các biểu mẫu thích hợp trong các đơn đề nghị được đệ trình trên cơ sở nội dung sổ đăng ký được yêu cầu. RA cũng phải cung cấp cho các tổ chức bảo trợ các chú thích hướng dẫn về các đệ trình của đơn đề nghị.

4.2. Tiêu chuẩn đánh giá được bởi tổ chức đăng ký có thẩm quyền áp dụng

RA phải đánh giá đơn về việc bổ sung hoặc sửa đổi của một mục trong sổ đăng ký của các lược đồ định danh tổ chức đối chiếu với tiêu chuẩn sau đây:

a) đơn đề nghị đã được chứng thực bởi một tổ chức bảo trợ (điều 5);

b) đơn đề nghị chỉ ra rằng tổ chức bảo trợ đã tuân theo các trách nhiệm của họ (xem 5.2) và được áp dụng tiêu chuẩn đánh giá thành công trong 5.3;

c) đơn đề nghị bao gồm thông tin đầy đủ, như được nói rõ trong 4.5.2 và 4.5.3;

d) đơn đề nghị không được yêu cầu bổ sung mục hiện có trong sổ đăng ký liên quan đến bất kỳ mục nào được đánh dấu sao (*) trong 4.5.2 và 4.5.4;

e) việc tuân theo đơn đề nghị không dẫn đến việc cấp phát nhiều hơn một giá trị ICD cho cùng lược đồ định danh tổ chức. Điều khoản này không ngăn cản việc cấp phát một giá trị ICD mới cho một lược đồ định danh tổ chức đã được xem xét lại theo cách ngăn ngừa việc chấp nhận nó như một sự bổ sung, xem khoản d) ở trên.

4.3. Quy trình áp dụng

4.3.1. Ngay khi có thể áp dụng, nhất thiết trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận đơn đề nghị từ một tổ chức bảo trợ (SA) kèm theo lệ phí thích hợp, nếu có, RA phải quyết định đơn đề nghị có được chấp nhận hay không và thông báo cho SA xử lý đơn đề nghị.

4.3.2. Đơn đề nghị được chấp nhận phải được tiến hành vào trong sổ đăng ký của các lược đồ định danh tổ chức như sau:

– nếu đơn đề nghị liên quan đến một lược đồ định danh tổ chức mới, thì RA phải cấp phát một giá trị ICD theo TCVN 7820-1:2007. Trên cơ sở đơn đề nghị và việc đo lường được tiến hành bởi RA, một mục mới được tạo ra đối với lược đồ định danh tổ chức trong sổ đăng ký, xem 4.5.1 đến 4.5.4;

– nếu đơn đề nghị là một bổ sung vào một mục hiện có, thì RA phải ghi lại sự bổ sung đối với lược đồ định danh tổ chức trong sổ đăng ký. Các khoản mục được đánh dấu sao (*) trong 4.5 không được thay đổi.

SA phải được gửi một bản sao của mục trong sổ đăng ký sau khi hoàn thành và được yêu cầu kiểm tra mục đó và thông báo cho RA ngay lập tức nếu có bất kỳ lỗi nào được phát hiện.

4.3.3. Nếu đơn đề nghị không được chấp nhận nó phải được gửi trở lại SA cùng với một tuyên bố rõ ràng về các lý do từ chối. Nếu có thể, lời chỉ dẫn mang tính xây dựng phải được nói rõ như kiểu đơn đề nghị có thể được trả lời lại việc chấp nhận.

Nếu đơn đề nghị bị từ chối, vì các lý do liên quan đến sự sửa đổi của bất kỳ khoản mục nào được đánh dấu sao (*) trong 4.5, thì SA phải thông báo thủ tục thích hợp được áp dụng đối với:

– Việc đăng ký một lược đồ định danh tổ chức mới và

– Sửa đổi bổ sung của mục cũ cùng với thông tin được mô tả trong 4.5.5.

SA phải thông báo rằng họ có thể yêu cầu RA chuyển đơn đề nghị bị từ chối đến Ban kỹ thuật của ISO/IEC có trách nhiệm đối với tiêu chuẩn này.

4.4. Việc cấp phát các giá trị ICD

Các giá trị ICD phải được ấn định một cách tuần tự theo thứ tự mà trong đó các mục được bổ sung vào sổ đăng ký.

4.5. Nội dung sổ đăng ký

4.5.1. Sổ đăng ký của các lược đồ định danh tổ chức phải bao gồm thông tin sau đây về mỗi lược đồ định danh tổ chức được đăng ký.

4.5.2. Thông tin sau đây phải được đưa ra trọng mọi đơn đề nghị đăng ký hoặc sửa đổi bổ sung của một mục đăng ký và phải được chứa trong sổ đăng ký:

a) tên ưu tiên của lược đồ định danh tổ chức như được chỉ dẫn bởi tổ chức phát hành (IO);

b) mục đích dự kiến và phạm vi áp dụng của lược đồ định danh đó;

c)* định dạng của các thẻ định danh tổ chức, bao gồm:

1 – Số ký tự và ý nghĩa của chúng, nếu có;

2 – Định danh (các) ký tự kiểm tra, nếu có;

3 – Các yêu cầu hiển thị;

d)* ko ký tự được yêu cầu để diễn tả dải đầy đủ các thẻ định danh tổ chức cho phép;

e) dù hệ thống bao gồm các điều khoản đối với việc định danh các bộ phận của tổ chức hay không;

f)* khoảng thời tối thiểu giữa việc hủy bỏ một định danh của tổ chức và việc cấp phát lại định danh đó;

f) tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử của IO và tên của bất kỳ cá nhân nào trong IO cùng với các trách nhiệm cụ thể đối với lược đồ định danh tổ chức;

g) tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử của SA và tên của bất kỳ cá nhân nào trong SA cùng với các trách nhiệm cụ thể đối với lược đồ định danh tổ chức;

h) mô tả kiểu tổ chức được bao trùm bởi lược đồ định danh tổ chức;

i) (các) Ngôn ngữ được sử dụng trong các quy định của lược đồ định danh tổ chức.

4.5.3. Khi thích hợp, các thông tin sau đây phải được cung cấp trong một đơn đề nghị đăng ký hoặc sửa đổi bổ sung của một mục đăng ký và phải được chứa trong sổ đăng ký, nếu được cung cấp:

a) các chú thích, không vượt quá 50 từ, trong việc sử dụng của lược đồ định danh tổ chức;

b) tham chiếu tới mọi phiên bản trước của lược đồ định danh tổ chức, được định danh bởi một giá trị ICD;

c) mọi tên thay thế hoặc từ viết tắt được sử dụng để đề cập tới lược đồ định danh tổ chức;

d) tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax và mọi địa chỉ thư điện tử của IO gốc nếu trách nhiệm này đã được chuyển giao, cùng với ngày chuyển giao;

e) tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử của SA gốc nếu trách nhiệm này đã được chuyển giao, cùng với ngày chuyển giao;

f) lược đồ định danh tổ chức không được hỗ trợ ngày và lý do nếu đã biết.

4.5.4. Thông tin sau đây phải được bổ sung và sửa đổi thích hợp bởi RA:

a)* Giá trị ICD được ấn định cho lược đồ định danh tổ chức;

b)* Ngày phát hành giá trị ICD;

c) Ngày sửa đổi bổ sung mới nhất của mục trong sổ đăng ký;

d) Mọi dẫn giải bổ sung, không vượt quá 50 từ, được thực hiện bởi SA hoặc bởi RA.

4.5.5. Nếu một lược đồ định danh tổ chức không được hỗ trợ nữa hoặc hoặc được thay thế bởi một đăng ký mới, RA phải bổ sung và sửa đổi các thông tin sau đây về lược đồ định danh tổ chức cũ trong sổ đăng ký:

a) ngày tháng mà RA xác minh rằng lược đồ định danh tổ chức không được duy trì nữa theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này;

b) (các) Lý do lược đồ định danh tổ chức không được hỗ trợ nữa;

c) giá trị ICD được ấn định cho mọi phiên bản tiếp theo của lược đồ định danh tổ chức.

4.6. Hủy bỏ các giá trị ICD

Khi một lược đồ định danh tổ chức không được hỗ trợ nữa thì mục đăng ký phải được đánh dấu như được chỉ ra trong 5.5.5. Mục này tự nó phải được duy trì trong sổ đăng ký và giá trị ICD không được cấp phát lại.

4.7. Tính sẵn có của sổ đăng ký

Sổ đăng ký phải sẵn có cho các tổ chức thành viên và các tổ chức liên hệ của ISO và cho bất kỳ bên quan tâm khác tại mức phí hợp lý.

Sổ đăng ký phải tạo thuận lợi cho việc khôi phục lại các mục hợp lệ của:

– Giá trị ký hiệu quy ước mã quốc tế và;

– Tên của lược đồ định danh tổ chức.

Nếu sổ đăng ký được duy trì trong thứ tự của bảng chỉ mục phải được đưa ra trong sổ đăng ký khác. Nếu sổ đăng ký không được duy theo thứ tự trong bảng chỉ dẫn phải được cung cấp cho cả hai thứ tự này.

Sổ đăng ký và (các) danh mục của nó phải sẵn có dưới dạng biểu mẫu in. Sổ đăng ký cũng phải được duy trì sao cho các bản sao được phép tạo ra trong môi trường máy có thể đọc được, như là đĩa mềm. Nếu có nhu cầu, thì sổ đăng ký cũng phải sẵn có để truy cập và phát hiện qua các dịch vụ viễn thông quốc tế công cộng với mức phí hợp lý, được đưa ra một cơ chế tính cước sẵn có để cho phép chi phí cung cấp dịch vụ có thể được bù lại.

5. Các tổ chức bảo trợ (SA)

5.1. Sự công nhận các tổ chức bảo trợ

Đơn đề nghị đối với việc đăng ký một lược đồ định danh tổ chức và việc cấp phát một giá trị ICD hoặc sửa đổi bổ sung của một mục đăng ký, phải được tiến hành bởi một tổ chức bảo trợ (SA). Các tổ chức sau đây phải được công nhận như SA đối với mục đích của tiêu chuẩn này:

a) Ban kỹ thuật hoặc tiểu ban kỹ thuật của ISO;

b) Tổ chức thành viên của ISO;

c) Tổ chức quốc tế có quan hệ với tổ chức ISO hoặc với bất kỳ ban kỹ thuật hoặc tiểu ban kỹ thuật nào của ISO.

SA sẽ không chuyển tiếp ứng dụng về lược đồ định danh tổ chức mà nó cũng là của IO. Trong trường hợp như vậy, đơn đề nghị phải được xử lý thông qua một SA khác.

5.2. Trách nhiệm của một tổ chức bảo trợ

Trách nhiệm của một SA là:

a) Nhận các đơn đề nghị liên quan đến các bổ sung hoặc sửa đổi của, các lược đồ định danh tổ chức từ các IO trong các tổ chức hoặc quốc gia tương ứng của các IO này;

b) Hợp lý hóa hoặc phối hợp các đơn đề nghị này vì vậy không cần thiết phát triển các lược đồ định danh tổ chức trong một trường cụ thể của đơn đề nghị được tối thiểu hóa;

c) Tự đáp ứng các IO chấp nhận các trách nhiệm được quy định trong điều 6;

d) Chuyển tiếp tới RA các đơn đề nghị này rằng có các hỗ trợ của chúng;

e) Đệ trình các đơn đề nghị theo đũng biểu mẫu được yêu cầu bởi RA;

f) Tạo sự hiểu biết trong các tổ chức và quốc gia tương ứng, các quyết định được truyền tới các tổ chức bởi RA;

g) Thông báo cho RA nên quan tâm đến thay đổi trong các trường hợp mà các diễn tả các thông tin không đúng được chỉ ra trong sổ đăng ký; điều này bao gồm, nhưng không hạn chế đối với, các trường hợp mà các trách nhiệm đối với lược đồ định danh tổ chức đã được chuyển hoặc chấm dứt việc duy trì lược đồ định danh tổ chức đó; các đơn đề nghị thích hợp đối với các sửa đổi cho các mục trong sổ đăng ký phải được chuyển tới RA;

h) Đảm bảo mức phí thích hợp, nếu có, được truyền tới RA cùng với đơn đề nghị để sửa đổi và bổ sung.

5.3. Tiêu chuẩn đánh giá được áp dụng bởi tổ chức bảo trợ

Trước khi chuyển đơn đề nghị tới RA, SA phải đánh giá theo tiêu chuẩn sau đây:

a) nhu cầu hợp lệ tồn tại đối với lược đồ định danh tổ chức với mục đích trao đổi thông tin quốc tế;

b) lược đồ định danh tổ chức sử dụng chung trong ít nhất một quốc gia và có một mức độ bao trùm rộng rãi hoặc thỏa mãn một nhu cầu không được đáp ứng bởi một lược đồ định danh tổ chức được đăng ký hiện có;

c) IO có các tài nguyên để đảm nhận các trách nhiệm được quy định trong điều 6;

d) thông tin được cung cấp bởi IO là đầy đủ, phù hợp với đơn đề nghị đang tiến hành (xem 4.2 và 4.5) và chính xác một cách hợp lý khi được kiểm tra.

6. Các tổ chức phát hành (IO)

6.1. Mỗi lược đồ định danh tổ chức mà tiêu chuẩn này áp dụng, phải có một tổ chức phát hành (IO).

6.2. IO phải có trách nhiệm đối với lược đồ định danh tổ chức, bao gồm:

a) quy định và tài liệu về các quy tắc của lược đồ định danh tổ chức và việc quản trị nó;

b) việc ấn định, đăng ký, lập tài liệu, khi công bố và duy trì phù hợp các thẻ định danh tổ chức, trong lược đồ định danh tổ chức;

c) đảm bảo rằng mỗi thẻ định danh tổ chức là duy nhất trong lược đồ định danh tổ chức. Điều này có thể bao gồm một quy tắc về khoảng thời gian tối thiểu giữa việc hủy bỏ một thẻ định danh của tổ chức và việc cấp phát lại;

d) phổ biến giá trị ICD ngay khi được ấn định cho lược đồ định danh tổ chức bởi RA để biết người sử dụng của lược đồ định danh tổ chức.

6.3. Đối với mỗi tổ chức trong hệ thống, sổ đăng ký được duy trì bởi IO:

a) Phải bao gồm thẻ định danh của tổ chức;

b) Phải bao gồm tên của tổ chức;

c) Phải bao gồm địa chỉ của tổ chức;

d) Có thể bao gồm thông tin bổ sung.

6.4. Trong đơn đề nghị đối với việc đăng ký một lược đồ định danh tổ chức, IO phải cung cấp cho SA xử lý đơn đề nghị với

a) Thông tin được nhập vào trong sổ đăng ký về lược đồ định danh tổ chức (quy định chi tiết xem 4.5), theo một biểu mẫu được yêu cầu bởi SA đó;

b) Mọi thông tin bổ sung hợp lý được yêu cầu để đảm bảo SA thực hiện trách nhiệm của mình như được quy định trong 5.2 và 5.3.

IO phải thông báo với SA nếu IO quyết định chuyển giao trách nhiệm đối với lược đồ định danh tổ chức (xem 6.2) cho một tổ chức phát hành khác hoặc nếu họ ngừng việc duy trì lược đồ định danh tổ chức và các lý do để kết thúc các trách nhiệm này.

 

Phụ lục A
(Tham khảo)

Hướng dẫn sử dụng TCVN 7820 trong mối quan hệ với ISO/IEC 8824-1 và ISO/IEC 8348

Hướng dẫn này để trợ giúp cho người sử dụng ISO/IEC 8824-1:1995 và ISO/IEC 8348:1996, những người đã được cấp phát hoặc được dự kiến để cấp phát một giá trị ICD như được đưa ra trong TCVN 7820.

Các IO giữ một giá trị ICD được cấp phát theo TCVN 7820 tự có trách nhiệm đối với việc xác minh cách sử dụng lược đồ định danh tổ chức và nhu cầu để cung cấp thông tin này do đó RA có thể duy trì các chú thích về việc sử dụng của lược đồ định danh tổ chức như được yêu cầu trong 4.5.3 a).

Nếu một IO cụ thể đã được cấp phát một giá trị ICD đối với một lược đồ định danh tổ chức thì các mong muốn tham gia một lược đồ định danh tổ chức khác, có hai khả năng:

1) lược đồ định danh tổ chức thứ hai được hoàn thành một cách không tương thích với lược đồ định danh tổ chức thứ nhất và IO đó tìm kiếm một giá trị ICD khác thông qua một đơn đề nghị thứ hai tới SA, hoặc

2) lược đồ định danh tổ chức thứ hai tương thích với lược đồ định danh tổ chức thứ nhất đối với sự mở rộng đó và rõ ràng để dẫn đến thực tiễn từ việc sử dụng cùng giá trị ICD đối với cả hai lược đồ định danh tổ chức. Trong trường hợp này, IO sử dụng cùng giá trị ICD cho cả hai mục đích và đảm bảo rằng các chú thích về việc sử dụng của lược đồ định danh tổ chức phản ánh việc sử dụng song song như vậy.

Trong trường hợp sử dụng bộ tiêu chuẩn này trong liên kết hệ thống mở, các đồng thuận quan điểm về kỹ thuật được sử dụng như được quy định trong ISO/IEC 8824-1:1995 và ISO/IEC 8348:1996, nằm trong hai bảng phân loại trên vì thế một giá trị ICD đơn có thể đủ để đáp ứng hai mục đích.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

3. Định nghĩa

4. Tổ chức đăng ký có thẩm quyền (registration authority) (RA)

4.1. Trách nhiệm của tổ chức đăng ký có thẩm quyền (registration authority)

4.2. Tiêu chuẩn đánh giá được bởi tổ chức đăng ký có thẩm quyền áp dụng(registration authority)

4.3. Quy trình áp dụng

4.4. Việc cấp phát các giá trị ICD

4.5. Nội dung sổ đăng ký

4.6. Hủy bỏ các giá trị ICD

4.7. Tính sẵn có của sổ đăng ký

5. Các tổ chức bảo trợ (SA)

5.1. Sự công nhận các tổ chức bảo trợ

5.2. Trách nhiệm của một tổ chức bảo trợ (sponsoring authority)

5.3. Tiêu chuẩn đánh giá được áp dụng bởi tổ chức bảo trợ (sponsoring authority)

6. Các tổ chức phát hành (IO)

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7820-2:2007 (ISO/IEC 6523-2:1998) VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – CẤU TRÚC ĐỊNH DANH TỔ CHỨC VÀ BỘ PHẬN CỦA TỔ CHỨC – PHẦN 2: ĐĂNG KÝ LƯỢC ĐỒ ĐỊNH DANH TỔ CHỨC
Số, ký hiệu văn bản TCVN7820-2:2007 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản