TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7835-F03:2007 (ISO 105-F03 : 2001) VỀ VẬT LIỆU DỆT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU – PHẦN F03: YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO VẢI THỬ KÈM BẰNG POLYAMIT
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7835-F03 : 2007
ISO 105-F03 : 2001
VẬT LIỆU DỆT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU –
PHẦN F03: YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO VẢI THỬ KÈM BẰNG POLYAMIT
Textiles – Tests for colour fastness –
Part F03: Specification for polyamide adjacent fabric
Lời nói đầu
Bộ TCVN 7835 – F: 2007 thay thế TCVN 4185 – 86.
TCVN 7835-F03: 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 105-F03: 2001.
TCVN 7835 – F03 : 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 38 Hàng dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 7835 – F : 2007, Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu gồm các phần sau:
– Phần F01: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng len;
– Phần F02: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng bông và visco;
– Phần F03: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng polyamit;
– Phần F04: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng polyeste;
– Phần F05: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng acrylic;
– Phần F06: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng tơ tằm;
– Phần F07: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng axetat hai lần thế;
– Phần F08: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng triaxetat;
– Phần F09: Yêu cầu kỹ thuật cho vải cọ sát chuẩn: Bông;
– Phần F10: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm đa xơ.
VẬT LIỆU DỆT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU –
PHẦN F03: YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO VẢI THỬ KÈM BẰNG POLYAMIT
Textiles – Tests for colour fastness –
Part F03: Specification for polyamide adjacent fabric
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định cho vải thử kèm bằng polyamit không nhuộm được sử dụng để đánh giá sự dây màu trong phép thử độ bền màu. Đặc tính dây màu của vải thử kèm bằng polyamit cần thử được đánh giá so với một vải thử kèm polyamit chuẩn, sử dụng vải polyamit nhuộm chuẩn, tất cả các vải trên được lấy từ nguồn qui định.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 5466 : 2002 (ISO 105-A02: 1993), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần A02; Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.
TCVN 7835 – C10 (ISO 105-C10), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần C10: Độ bền màu với giặt bằng xà phòng hoặc xà phòng và soda. Phép thử B (2).
TCVN 5236 : 2002 (ISO 105-J02: 1997), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần J02: Phương pháp sử dụng thiết bị để đánh giá độ trắng tương đối.
TCVN 7422 : 2006 (ISO 3071: 2005), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định pH của dung dịch chiết
ISO 105-J01: 1997, Textiles – Tests for colour fastness – Part J01: General principles for measurement of surface colour (Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần J01: Nguyên tắc chung để đo màu của bề mặt).
ISO 3801: 1977, Textiles – Woven fabrics – Determination of mass per unit leghth and mass per unit area (Vật liệu dệt – Vải dệt thoi – Xác định khối lượng trên đơn vị chiều dài và khối lượng trên đơn vị diện tích).
3. Vật liệu
3.1. Vải thử kèm bằng polyamit cần thử, phù hợp với các yêu cầu trong điều 4.
3.2. Vải thử kèm bằng polyamit chuẩn, phù hợp với các yêu cầu trong điều 4.
3.3. Vải polyamit nhuộm chuẩn, phù hợp với các yêu cầu trong ISO 105 – F02 và được nhuộm bằng thuốc nhuộm C.l Đỏ axit 151 (thuốc nhuộm C.l Acid Red 151).
CHÚ THÍCH: Liên hệ với AATCC, One Davis Driva, P.O.Box 12215, Research Triangle Park, NC 27709-2215, USA, để biết nguồn cung cấp vải thử kèm chuẩn và vải nhuộm chuẩn
4. Qui định cho vải thử kèm bằng polyamit
Vải phải có các đặc tính sau đây.
Khối lượng trên đơn vị diện tích: (130 ± 5) g/m2 được xác định theo ISO 3801.
Giá trị độ trắng:
Y10 = 86 ± 2
W10 = 65 ± 2
T10 = – 1 ± 1 (nghĩa là từ – 2 đến 0)
Các phép đo phải được tiến hành có bù độ bòng theo ISO 105-J01, loại trừ 0/45 (45/0). Giá trị độ sáng (Y10), Giá trị độ trắng (W10) và Giá trị độ nhiễm màu (T10) phải được tính toán dựa trên nguồn sáng chuẩn CIE D65 và góc quan trắc chuẩn bổ sung CIE 1964 (10°) theo TCVN 5236: 2002 (ISO 105– J02).
pH của dung dịch chiết phải là 7 ± 0,5 khi xác định theo phương pháp mô tả trong TCVN 7422: 2006 (ISO 3071: 2005).
CHÚ THÍCH: Thông tin về quá trình sản xuất vải thử kèm bằng polyamit, vải polyamit nhuộm chuẩn có trong báo cáo của Ban kỹ thuật ISO/TC38/SC1.
5. Đánh giá đặc tính dây màu của vải thử kèm bằng polyamit cần thử
5.1. Qui định chung
Vì vải thử kèm được yêu cầu phải cho các kết quả có tính tái lập, khi được sử dụng trong phép thử độ bền màu, nên tính chất quan trọng nhất của vải thử kèm là đặc tính dây màu chuẩn. Đặc tính dây màu của vải thử kèm bằng polyamit cần thử phải phù hợp với đặc tính dây màu của vải thử kèm bằng polyamit chuẩn khi thử có sử dụng vải polyamit nhuộm chuẩn.
5.2. Tiến hành thử
Đặt vải polyamit nhuộm chuẩn (3.3) giữa vải thử kèm bằng polyamit cần thử (3.1) và vải thử kèm bằng polyamit chuẩn (3.2). Để loại trừ sự sai lệch có thể trong điều kiện thử, sử dụng cả vải thử kèm bằng polyamit cần thử và vải thử kèm bằng polyamit chuẩn trong cùng một mẫu thử ghép. Thử mẫu thử ghép này theo TCVN 7835 – C10 (ISO 105 – C10).
5.3. Yêu cầu tính năng
Sự chênh lệch về màu giữa vải thử kèm bằng polyamit cần thử và vải thử kèm bằng polyamit chuẩn phải không được lớn hơn 4-5 khi dùng thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu, theo TCVN 5466 (ISO 105-A02).
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 4536: 2002 (ISO 105-A01: 1994), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần A01: Qui định chung.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7835-F03:2007 (ISO 105-F03 : 2001) VỀ VẬT LIỆU DỆT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU – PHẦN F03: YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO VẢI THỬ KÈM BẰNG POLYAMIT | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7835-F03:2007 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |