TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7837-2:2007 (ISO 2286 – 2 : 1998) VỀ VẢI TRÁNG PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO – XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH CUỘN – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG TỔNG TRÊN ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH, KHỐI LƯỢNG TRÊN ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH CỦA LỚP TRÁNG PHỦ VÀ KHỐI LƯỢNG TRÊN ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH CỦA VẢI NỀN

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7837 – 2 : 2007

ISO 2286 – 2 : 1998

VẢI TRÁNG PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO – XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH CUỘN – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG TỔNG TRÊN ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH, KHỐI LƯỢNG TRÊN ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH CỦA LỚP TRÁNG PHỦ VÀ KHỐI LƯỢNG TRÊN ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH CỦA VẢI NỀN

Rubber- or plastics-coated fabrics – Determination of roll characteristics

Part 2: Methods for determination of total mass per unit area mass per unit area of coating and mass per unit area of substrate

Lời đầu

Bộ TCVN 7837 : 2007 thay thế TCVN 5827 : 1994.

TCVN 7837-2 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 2286-2 :1998.

TCVN 7837 – 2 : 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 38 Hàng dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 7837 : 2007, Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo – Xác định đặc tính cuộn, gm các phn sau:

– Phần 1: Phương pháp xác định chiều dài, chiu rộng và khối lượng thực.

– Phần 2 : Phương pháp xác định khối lượng tổng trên đơn vị diện tích, khối lượng trên đơn vị diện tích của lớp tráng phủ và khối lượng trên đơn vị diện tích của vải nền.

– Phn 3 : Phương pháp xác định độ dày.

Lời giới thiệu

Khi lượng tổng trên đơn vị diện tích của một vật liệu, khối lượng trên đơn vị diện tích của vi nền và khối lượng trên đơn vị diện tích của lớp tráng phủ là các con số định nghĩa chất lượng cơ bản của vải tráng phủ và xác định rất nhiều tính chất cơ lý của vải. Khối lượng vải nền được xác định bằng các phương pháp này không đại diện cho khối lượng của vải nền trong trạng thái không tráng phủ. Ví dụ, trong trường hợp vải tráng ph có sử dụng tác nhân liên kết thì khối lượng vải nền xác định được có thể cao hơn khi không tráng phủ vì xử lý đã quy định không loại bỏ hoàn toàn lớp phủ. Điều này sẽ xảy ra trong trường hợp vải nền được làm từ sợi nhifilamăng (multifilament) hoặc sợi từ xơ cắt ngắn. Có thể cũng xy ra các thay đổi về kích thước trong vải nền trong quá trình này.

 

VẢI TRÁNG PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO – XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH CUỘN – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG TỔNG TRÊN ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH, KHỐI LƯỢNG TRÊN ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH CỦA LỚP TRÁNG PHỦ VÀ KHỐI LƯỢNG TRÊN ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH CỦA VẢI NỀN

Rubber- or plastics-coated fabrics – Determination of roll characteristics

Part 2: Methods for determination of total mass per unit area mass per unit area of coating and mass per unit area of substrate

CẢNH BÁO – Người sử dụng tiêu chuẩn này phải quen vi các thực hành thông thường trong phòng thí nghiệm. Tiêu chuẩn này không có mục đích đưa ra tất cả các vấn đ về an toàn liên quan đến việc sử dụng tiêu chuẩn. Trách nhiệm của người sử dụng là phải thiết lập các quy tắc thực hành an toàn và phù hợp sức khỏe, và đảm bảo tuân theo các quy định hiện hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả các phương pháp xác định khối lượng tổng trên đơn vị diện tích, khối lượng trên đơn vị din tích của lớp tráng phủ và khối lượng trên đơn vị diện tích của vải nền của vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo. Các phương pháp loại b lp tráng phủ có thành phần đặc biệt được mô tả trong phụ lục A.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối vi các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

ISO 2231: 1989, Rubber-or plastics-coated fabrics – Standard atmospheres for conditioning and testing (Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo  Môi trường chuẩn để điểu hòa và thử).

3. Phương pháp A: Xác định khối lượng tổng trên đơn vị diện tích

3.1. Thiết bị, dụng cụ

3.1.1. Cân, chính xác đến ± 2 mg. trong sudải đo từ 10 % đến 90 % khả năng cân tối đa ca cân khi ng trong phương pháp này.

3.1.2. Thiết bị duy trì môi trường với độ ẩm tương đối không lớn hơn 10 % và nhiệt độ 65 oC ± 5 oC.

CHÚ THÍCH   Không khí ở nhiệt độ 20 oC và độ ẩm tương đối 65 % khi được làm nóng  áp suất không đổi đến 65 oC ± 5 oC s có độ ẩm tương đối khoảng 5 %. Nhiệt độ cao hơn có thể dẫn đến làm thay đổi lớp tráng phủ.

3.1.3. Dụng cụ cắt, có thể cắt từ mẫu vải tráng phủ một miếng mẫu thử có diện tích 100 cm± 1 cm2.

CHÚ THÍCH   Với mục đích này sử dụng mt dụng cụ cắt hình tròn là thích hợp, nhưng mẫu thử hình vuông, hoặc hình chữ nht có thể được sử dụng miễn là nó có độ chính xác như quy định  trên.

3.2. Chuẩn bị mẫu thử

Sử dụng dụng cụ cắt (3.1.3) cắt năm miếng mẫu thử từ mẫu, tại các vị trí cách nhau đều đặn và gần vi đường chéo theo suốt chiu rộng của mẫu sao cho đại diện cho toàn bộ chiều rộng của vải tráng phủ.

Không lấy bất kỳ mẫu thử nào trong vòng 1 m tính từ đầu cuộn.

3.3. Cách tiến hành

Làm khô các miếng mẫu thử đến khối lượng không đổi trong một môi trưng có độ ẩm tương đối không lớn hơn 10 %, tại nhiệt độ 65 oC ± 5 oC.

Điều hòa các miếng mẫu thử theo ISO 2231 và không bỏ chúng ra khỏi môi trường điu hòa, xác định khối lượng của mỗi mẫu chính xác đến 5 mg và diện tích b mặt của mỗi mẫu đến chính xác trong vòng 1 %.

CHÚ THÍCH   Bất kỳ ước lượng nào v khối lượng trên đơn vị diện tích của vi tráng phủ thu được từ khối lượng thực tổng cộng của cuộn vải và chiều dài và chiu rộng đã biết của nó có thể không chính xác vì toàn bộ cuộn vải tráng phủ không thể được điu hòđến trạng thái cân bằng trong một môi trường chuẩn. Sự không chính xác này là do sự tăng hoặc giảm độ ẩm trong toàn bộ cuộn vải.

3.4. Tính toán và biểu thị kết quả

Với mỗi mẫu trong năm miếng mẫu thử, tính khối lượng tổng trên đơn vị diện tích bằng gam trên mét vuông, theo công thức sau :

trong đó

m là khối lượng của miếng mẫu thử, tính bằng gam;

A là diện tích của miếng mẫu thử, tính bằng centimét vuông.

Tính giá trị trung bình của năm giá trị, biu thị kết qu cuối cùng chính xác: đến 1 g/m2.

Lấy giá trị trung bình này là khối lượng tổng trên đơn vị diện tích của vật liệu thử.

3.5. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) mô tả đy đủ về vải tráng phủ;

c) giá trị trung bình của các khối lượng tổng trên đơn vị diện tích thu được từ năm miếng mẫu thử; tính bằng gam trên mét vuông;

d) chi tiết bất k sai lệch nào so với quy trình đã quy định:

e) ngày tiến hành xác định.

4. Phuơng pháp B: Xác định khối lượng trên đơn vị diện tích của vải nn

CẢNH BÁO  Một vài dung môi sử dụng có thể độc hại, dễ cháy hoặc có các nguy cơ khác, cẩn thn khi sử dụng những vật liệu đó. Tránh không hít phải các hơi dung môi. Khi cn phải mặc qun áo bảo vệ thích hp bao gồm c găng tay và kính bảo hộ. Nên để thuốc rửa mắt thích hợp  vị trí thuận tiện cho sử dụng. Phải tuân theo bất kỳ các biện pháp phòng ngừa nào được khuyên cáo bi nhà sản xuất dung môi.

4.1. Quy định chung

Quy trình được quy định để loại bỏ lớp tráng phủ khỏi vải nền bị ảnh hưởng bởi bản chất của cả lớp tráng phủ  của vi nền, và với một số loại lớp tráng ph thì không có phương pháp để loại b. Trong trường hợp đó phải nêu trong báo cáo thử nghiệm.

4.2. Nguyên tắc

Lớp tráng phủ bị tách bằng một tác nhân tách bóc ra khỏi mẫu thử đã được dùng để xác định khối lượng tổng trên đơn vị diện tích. Mẫu thử đã được tách bóc được làm khô, điu hòa và cân. Quy trình được lặp đi lặp lại cho đến khi đạt được khối lượng không đổi.

4.3. Thuốc thử

4.3.1. Dung môi thích hợp (tác nhân tách bóc), không tác động hòa tan hoặc phản ứng hóa học với vải nền. Đặc biệt cẩn thận nếu có các tác nhân liên kết hoặc các xử lý hoàn tất lên vải nền mà không phải là một phần của lớp tráng phủ nhưng vẫn bị tách bóc cùng với nó (ví dụ, tác nhân liên kết trong vải không dt (sợi liên kết), chất chống mục v.v…). Nếu biết hoặc nghi ngờ có các tác nhân đó bị tách bóc cùng với lớp tráng phủ mà không tránh được thì phải nêu trong báo cáo thử nghiệm.

CHÚ THÍCH   Dung môi thích hợp có thể là dung môi hữu cơ, một hỗn hp của các dung môi hu cơ, nước hoặc một dung dịch nước (xem phụ lục A).

4.4. Thiết bị, dụng cụ

Các thiết bị, dụng cụ tương tự như mô tả trong 3.1.

4.5. Cách tiến hành

4.5.1. Hòa tan riêng từng lớp tráng phủ của mỗi mẫu thử. Trong nhiều trường hợp, lớp tráng phủ có thể tách bỏ được hoàn toàn bằng cơ học sau khi làm ưt vải nền bằng tác nhân tách bóc. Sử dụng chiết Soxhlet nếu phù hợp hoặc ngâm mẫu thử, thỉnh thoảng có khuấy trộn, liên tiếp ít nhất trong ba phần dung môi ở nhiệt độ phù hợp cho đến khi lớp tráng phủ bị tách hoàn toàn. Đảm bảo rằng trong giai đoạn này và ở các giai đoạn tiếp theo các xơ rời phải được giữ lại với mẫu thử. Nếu tác nhân tách bóc được sử dụng là một dung môi có chứa các cấu tử không bay hơi thì rửa miếng mẫu thử vài lần trong một dung môi sạch.

4.5.2. Sấy khô mu thử trong ít nhất 1 h  65o± 5oC, và ổn định bằng cách làm mát trong một bình hút ẩm trong 15 phút, và xác định khối lượng của mỗi mẫu chính xác đến 5 mg. Chiết lại các mẫu thử đã được tách bóc bằng một lượng tác nhân tách bóc nữa. rửa nếu cần thiết, sau đó sấy khô và xác định khối lượng giống như trên. Nếu lần xác định thứ hai khác so với lần đu hơn 1 % thì lặp lại quy trình cho đến khi các ln xác định liên tiếp khác nhau nhỏ hơn 1 %.

4.5.3. Điều hòa mẫu thử như mô tả trong ISO 2231 và xác định khối lượng của chúng chính xác đến 5 mg để thu được khối lượng của vải nền trên đơn vị diện tích.

4.6. Tính toán và biểu thị kết quả

Đối với mỗi mẫu trong năm mẫu thử, tính toán khối lượng trên đơn vị diện tích vải nền, tính bằng gam trên mét vuông.

Tính toán giá trị trung bình của năm giá trị trên, biểu thị kết quả cuối cùng chính xác đến 1g/m2.

Lấy giá trị trung bình này là khối lượng trên đơn vị diện tích của vt liệu thử.

4.7. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) viện dn tiêu chuẩn này;

b) mô tả đầy đủ về vải tráng phủ;

c) giá trị trung bình của khối lượng vải nn trên đơn v diện tích từ năm mẫu thử, tính bằng gam trên mét vuông;

d) chi tiết bất kỳ sai lệch nào so với quy trình đã quy định;

e) ngày thử nghiệm.

5. Phương pháp C : Xác định khi lượng trên đơn vị diện tích của lớp tráng phủ

5.1. Cách tiến hành

Tính toán khối lượng trên đơn vị diện tích của lớp tráng phủ bằng cách lấy con số tổng khối lượng trên đơn vị diện tích thu được từ phương pháp A trừ đi con số khối lượng trên đơn vị diện tích vải nn thu được theo phương pháp B.

5.2. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) mô tả đy đủ về vải tráng phủ;

c) giá trị trung bình của khối lượng lớp tráng phủ trên đơn vị diện tích, tính bằng gam trên mét vuông;

d) chi tiết bất kỳ sai lệch nào so với quy trình đã quy định;

e) ngày thử nghiệm.

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

CÁC PHƯƠNG PHÁP LOẠI BỎ LỚP TRÁNG PHỦ

A.1. Quy định chung

Các phương pháp mô tả trong A.2 đến A.5 được cho là phù hợp với một số loại lớp tráng phủ thường gặp.

A.2. Poly(vinyl clorua) đơn giản

CẢNH BÁO   Chú ý là trong thực tế có nguy cơ cháy nổ nếu tetrahydrofuran sử dụng bị bay hơi đến khô, trừ khi có đề phòng để đảm bảo không có peroxit bằng cách cho thêm sunphat sắt II.

Nếu lớp tráng phủ liên tục và chỉ  một mặt, làm ướt vải nền của từng mẫu thử bằng tetrahydrofuran hoặc butanon. Tách cơ học phần tráng phủ ra khỏi vải nền. Sau đó ngâm riêng biệt từng mẫu thử trong 100 ml tetrahydrofuran hoặc butanon và giữ nguyên trong 20 phút ở nhiệt độ phòng, thỉnh thoảng khuấy.

Lấy mẫu thử đã được tách ra cùng vi tất cả các sợi rời ra khỏi dung môi và rửa chúng trong 100 ml axeton sau đó thực hiện theo 4.5.2 và 4.5.3.

A.3. Nitroxenlulo

Làm ướt riêng vải nền của từng mẫu thử với axeton và nếu có thể, tách phần tráng phủ ra khỏi vải nền bằng cách cơ học.

Ngâm từng mẫu thử riêng biệt trong bình 100 ml axeton có lắp một sinh hàn hồi lưu.

Hồi lưu trong 20 phút, sau đó thay dung môi bằng 100 ml axeton mới và hi lưu tiếp 20 phút. Lấy mẫu thử đã tách bóc cùng vi tt cả sợi rời ra khỏi dung môi; sau đó thực hiện tiếp như 4.5.2 và 4.5.3.

A.4. Polyuretan

Ngâm từng mẫu thử riêng biệt trong dung dịch được pha chế như sau :

Propan-1,2 -diol 100 phần theo khối lượng
Kali hydroxit (rắn) 3 phần theo khối lượng
Nước 1 phần theo khối lượng
N-metyl-2 pyrrolidon 25 phần theo khối lượng

Đun nóng đến 48 oC ± 2 ovà giữ ở nhiệt độ này trong 30 phút hoặc cho đến khi lớp tráng phủ bị tách ra.

CHÚ THÍCH   Hỗn hợp trên sẽ không tác dụng với sợi bông, nylon hoặc polyeste miễn là không vượt quá nhiệt độ tối đa đã quy định, nghĩa là 50 oC và thời gian ngâm trong dung dịch không được lâu hơn 30 phút.

Lấy mẫu thử ra khỏi dung dịch, rửa bằng axeton và rửa sạch bằng nước; sau đó thực hiệtiếp theo 4.5.2 và 4.5.3.

Nếu vải nền là vải acetat thì sử dụng etanol làm chất tẩy rửa thay cho axeton. Nếu sử dụng lớp tráng phủ là polyacrylat thì nó sẽ trương nở trong hỗn hợp này nhưng không hòa tan.

A.5. Cao su thiên nhiên trên vải bông

CẢNH BÁO   Khi thực hiện quy trình sau, phải chú ý đến bản chất nguy hiểm tim tàng của nitrobenzen. Đặc biệt phải cẩn thận tránh đun sôi nitrobenzen vì dễ xảy ra nguy cơ cháy.

Ngâm riêng tng mẫu thử trong bình chứa nitrobenzen lắp sinh hàn không khí, và hlưu trong 1 h. Để nguội. Lấy mẫu thử ra cùng vi các sợi rời. Sử dụng dao cùn lấy các polyme bị trương nở ra.

Lăp lại qutrình trên, hồi lưu lại vi nitrobenzen mới cho đến khi lớp tráng phủ polyme bị tách bỏ hoàn toàn.

Rửa bằng axeton cho đến khi tất cả nitrobenzen bị loại bỏ; sau đó tiếp tục theo 4.5.2 và 4.5.3.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7837-2:2007 (ISO 2286 – 2 : 1998) VỀ VẢI TRÁNG PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO – XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH CUỘN – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG TỔNG TRÊN ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH, KHỐI LƯỢNG TRÊN ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH CỦA LỚP TRÁNG PHỦ VÀ KHỐI LƯỢNG TRÊN ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH CỦA VẢI NỀN
Số, ký hiệu văn bản TCVN7837-2:2007 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản