TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7870-13:2010 (IEC 80000-13:2008) VỀ ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ – PHẦN 13: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 29/12/2010

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7870-13:2010

IEC 80000-13:2008

ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ – PHẦN 13: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Quantities and units – Part 13: Information science and technology

Lời nói đầu

TCVN 7870-13:2010 hoàn toàn tương đương với IEC 80000-13:2008;

TCVN 7870-13:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 12 Đại lượng và đơn vị đo lường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

0.0 Giới thiệu chung

TCVN 7870-13:2010 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn về Đại lượng và Đơn vị đo lường TCVN/TC12 biên soạn. Mục tiêu của Ban Kỹ thuật TCVN/TC12 là tiêu chuẩn hóa đơn vị và ký hiệu cho các đại lượng và đơn vị (kể cả ký hiệu toán học) dùng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, hệ số chuyển đổi tiêu chuẩn giữa các đơn vị; đưa ra định nghĩa của các đại lượng và đơn vị khi cần thiết.

Bộ TCVN 7870, chấp nhận bộ tiêu chuẩn IEC 80000, gồm các phần dưới đây có tên chung “Đại lượng và đơn vị”:

– TCVN 7870-6:2010 (IEC 80000-6:2008), Phần 6: Điện từ

– TCVN 7870-13:2010 (IEC 80000-13:2008), Phần 13: Khoa học và công nghệ thông tin

– TCVN 7870-14:2010 (IEC 80000-14:2008), Phần 14: Viễn sinh trắc liên quan đến sinh lý người

Bộ TCVN 7870, chấp nhận bộ tiêu chuẩn ISO 80000, gồm các phần dưới đây có tên chung “Đại lượng và đơn vị”.

– TCVN 7870-1:2010 (ISO 80000-1:2009), Phần 1: Quy định chung

– TCVN 7870-2:2010 (ISO 80000-2:2009), Phần 2: Dấu và ký hiệu toán học dùng trong khoa học tự nhiên và công nghệ.

– TCVN 7870-3:2007 (ISO 80000-3:2006), Phần 3: Không gian và thời gian

– TCVN 7870-4:2007 (ISO 80000-4:2006), Phần 4: Cơ học

– TCVN 7870-5:2007 (ISO 80000-5:2007), Phần 5: Nhiệt động lực học

– TCVN 7870-7:2009 (ISO 80000-7:2008), Phần 7: Ánh sáng

– TCVN 7870-8:2007 (ISO 80000-8:2007), Phần 8: Âm học

– TCVN 7870-9:2010 (ISO 80000-9:2009), Phần 9: Hóa lý và vật lý phân tử

– TCVN 7870-10:2010 (ISO 80000-10:2009), Phần 10: Vật lý nguyên tử và hạt nhân

– TCVN 7870-11:2009 (ISO 80000-11:2008), Phần 11: Số đặc trưng

– TCVN 7870-12:2010 (ISO 80000-12:2009), Phần 12: Vật lý chất rắn.

0.1 Cách sắp xếp các bảng

Bảng các đại lượng và đơn vị trong TCVN 7870 (ISO/IEC 8000) được sắp xếp sao cho các đại lượng được trình bày ở trang trái còn các đơn vị ở trang bên phải tương ứng.

Tất cả các đơn vị nằm giữa hai đường kẻ liền nét ở trang bên phải thuộc về các đại lượng nằm giữa các dòng kẻ liền nét tương ứng ở trang bên trái.

Trong trường hợp việc đánh số mục thay đổi so với phiên bản cũ của IEC 60027, thì con số trong phiên bản cũ được cho trong ngoặc đơn, ở trang bên trái, phía dưới con số mới của đại lượng đó; dấu gạch ngang chỉ ra rằng mục đó không có trong phiên bản cũ.

0.2 Bảng đại lượng

Tên các đại lượng quan trọng nhất thuộc lĩnh vực của tiêu chuẩn này được đưa ra cùng với ký hiệu của chúng, và trong phần lớn các trường hợp, cả định nghĩa của chúng. Các tên gọi và ký hiệu này là khuyến nghị. Những quy định này được đưa ra là chủ yếu để nhận biết các đại lượng trong Hệ đại lượng quốc tế (ISQ), liệt kê trong các trang bên trái của Bảng 1; không nhất thiết là định nghĩa đầy đủ.

Đặc trưng vô hướng, véctơ hay tenxơ của một số đại lượng được đưa ra, đặc biệt khi cần cho định nghĩa.

Trong phần lớn các trường hợp, chỉ một tên và một ký hiệu được đưa ra cho một đại lượng; nếu hai hay nhiều tên hoặc hai hay nhiều ký hiệu được đưa ra cho cùng một đại lượng và không có sự phân biệt đặc biệt nào thì chúng bình đẳng như nhau. Nếu có hai loại chữ nghiêng (ví dụ J và qj và f; a và a; g và g) thì chỉ một trong hai được đưa ra. Điều đó không có nghĩa là loại chữ kia không được chấp nhận. Nói chung khuyến nghị rằng các ký hiệu như vậy không được cho những nghĩa khác nhau. Ký hiệu trong ngoặc đơn là ký hiệu dự trữ để sử dụng trong bối cảnh cụ thể khi ký hiệu chính được dùng với nghĩa khác.

0.3 Bảng đơn vị

0.3.1 Tổng quát

Tên đơn vị của các đại lượng tương ứng được đưa ra cùng với ký hiệu quốc tế và định nghĩa. Các tên đơn vị này phụ thuộc vào ngôn ngữ nhưng ký hiệu là ký hiệu quốc tế và như nhau ở mọi ngôn ngữ. Về các thông tin thêm, xem sách giới thiệu về SI (xuất bản lần thứ 8, 2006) của Viện cân đo quốc tế (BIPM) và TCVN 7870-1 (ISO 80000-1).

Các đơn vị được sắp xếp như sau:

a) Trước tiên là đơn vị SI. Các đơn vị SI đã được thông qua ở Hội nghị cân đo toàn thể (Conférence Générale des Poids et Mesures, CGPM). Đơn vị SI cùng bội và ước thập phân của chúng được khuyến nghị sử dụng; bội và ước thập phân được hình thành từ các tiền tố SI cũng được khuyến nghị mặc dù không được nhắc đến.

b) Một số đơn vị không thuộc SI, là những đơn vị được Ủy ban quốc tế về cân và đo (Comité international des Poids et Mesures, CIPM) hoặc Tổ chức quốc tế về đo lường pháp định (Organisation International de Métrologie Légale, OIML) hoặc ISO và IEC chấp nhận để sử dụng cùng với SI.

Những đơn vị này được phân cách với các đơn vị SI và các đơn vị khác bằng đường kẻ đứt nét.

c) Các đơn vị không thuộc SI được CIPM chấp nhận để dùng với đơn vị SI thì được in nhỏ (nhỏ hơn khổ chữ thường) ở cột “Các hệ số chuyển đổi và chú thích”.

d) Các đơn vị không thuộc SI không được khuyến nghị dùng cùng với đơn vị SI chỉ được đưa ra ở phụ lục trong một số phần của bộ tiêu chuẩn này. Các phụ lục này chỉ là tham khảo, không phải là bộ phận của tiêu chuẩn. Chúng được sắp xếp vào hai nhóm:

1) Các đơn vị thuộc hệ CGS có tên riêng;

2) Các đơn vị dựa trên foot, pound, giây và một số đơn vị liên quan khác.

e) Các đơn vị không thuộc SI khác được đưa ra để tham khảo, đặc biệt về hệ số chuyển đổi, được cho trong phụ lục tham khảo khác.

0.3.2 Chú thích về đơn vị của các đại lượng có thứ nguyên một hay đại lượng không thứ nguyên

Đơn vị của đại lượng có thứ nguyên một, còn gọi là đại lượng không thứ nguyên, là số một (1). Khi biểu thị giá trị của đại lượng này thì đơn vị 1 thường không được viết ra một cách tường minh.

VÍ DỤ 1: Chỉ số khúc xạ = 1,53 x 1 = 1,53

Không được dùng các tiền tố để tạo ra bội hoặc ước của đơn vị này. Có thể dùng lũy thừa của 10 để thay cho các tiền tố.

VÍ DỤ 2: Số Reynon Re = 1,32 x 103

Vì góc phẳng thường được thể hiện bằng tỷ số giữa hai độ dài, còn góc khối được thể hiện bằng tỷ số giữa hai diện tích, nên năm 1995 CGPM đã quy định là trong Hệ đơn vị quốc tế, radian, ký hiệu là rad, và steradian, ký hiệu sr, là các đơn vị dẫn xuất không thứ nguyên. Điều này ngụ ý rằng các đại lượng góc phẳng và góc khối được coi là đại lượng dẫn xuất có thứ nguyên một. Do đó, các đơn vị radian và steradian bằng một (1); chúng cũng có thể được bỏ qua hoặc có thể dùng trong biểu thức của các đơn vị dẫn xuất để dễ dàng phân biệt giữa các đại lượng có bản chất khác nhau nhưng có cùng thứ nguyên.

0.4 Công bố về số trong bộ tiêu chuẩn này

Dấu = được dùng để biểu thị “chính xác bằng”, dấu » được dùng để biểu thị “gần bằng”, còn dấu := được dùng để biểu thị “theo định nghĩa là bằng”.

Trị số của các đại lượng vật lý được xác định bằng thực nghiệm luôn có độ không đảm bảo đo kèm theo. Cần phải chỉ rõ độ không đảm bảo này. Trong bộ tiêu chuẩn này, độ lớn của độ không đảm bảo được trình bày như trong ví dụ dưới đây.

VÍ DỤ: = 2,347 82(32) m

Trong ví dụ này, l = a(b) m, trị số của độ không đảm bảo b chỉ ra trong ngoặc đơn được thừa nhận để áp dụng cho các con số cuối cùng (và ít quan trọng nhất) của trị số a của chiều dài l. Việc ghi ký hiệu này được dùng khi đại diện cho độ không đảm bảo chuẩn (độ lệch chuẩn ước tính) trong các số cuối của a. Ví dụ bằng số trên đây có thể giải thích với nghĩa là ước lượng tốt nhất trị số của chiều dài l, khi được tính bằng mét, là 2,347 82 và giá trị chưa biết của nằm giữa (2,347 82 – 0,000 32) m và (2,347 82 + 0,000 32) m với xác suất xác định bằng độ không đảm bảo chuẩn 0,000 32 m và phân bố xác suất chuẩn của các giá trị l.

 

ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ – PHẦN 13: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Quantities and units – Part 13: Information science and technology

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định tên, ký hiệu và định nghĩa của các đại lượng và đơn vị dùng trong khoa học và công nghệ thông tin. Các hệ số chuyển đổi cũng được đưa ra ở những chỗ thích hợp.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

IEC 60027-3:2002, Letter symbols to be used in electrical technology – Part 3: Logarithmic and related quantities, and their units (Ký hiệu bằng chữ được sử dụng trong kỹ thuật điện – Phần 3: Đại lượng lôga, các đại lượng liên quan và đơn vị của chúng).

IEC 60050-704:1993, International electrotechnical vocabulary – Part 704: Transmission (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 704: Truyền dẫn).

IEC 60050-713:1998, International electrotechnical vocabulary – Part 713: Radiocommunications: transmitters, receivers, networks and operation (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 713: Truyền thông vô tuyến: máy phát, máy thu, mạng và vận hành)

IEC 60050-715:1996, International electrotechnical vocabulary – Part 715: Telecommunications networks, teletraffic and operation (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 713: Mạng viễn thông, lưu thông mạng từ xa và vận hành)

IEC 60050-721:1991, International electrotechnical vocabulary – Part 721: Telegraphy, facsimile and data communication (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 721: Điện báo, fax và truyền dữ liệu)

ISO/IEC 2382-16:1996, Information technology – Vocabulary – Part 16: Information theory (Công nghệ thông tin – Từ vựng – Phần 16: Lý thuyết thông tin).

3. Tên, ký hiệu và định nghĩa.

Tên, ký hiệu và định nghĩa của các đại lượng và đơn vị khoa học và công nghệ thông tin được trình bày trong các phần sau. Tiền tố của các bội nhị phân cũng được đưa ra.

 

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN                         ĐẠI LƯỢNG ĐƠN VỊ                 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Số mục

Tên

Ký hiệu

Định nghĩa

Chú thích

Số mục

Tên

Ký hiệu

Định nghĩa

Hệ số chuyển đổi và chú thích

13-1 (801)

cường độ lưu thông

A số các tài nguyên bận đồng thời trong một quỹ tài nguyên cụ thể Xem IEC 60050-715, mục 715-05-02 13-1.a

erlang

E 1 E tương ứng với sự chiếm giữ một tài nguyên Tên gọi “erlang” được CCIF đưa ra cho đơn vị của cường độ lưu thông năm 1946, để kỷ niệm nhà toán học Đan Mạch, A. K. Erlang (1878-1929), người đã tìm ra lý thuyết lưu thông trong ngành điện thoại.

13-2 (802)

cường độ lưu thông cung cấp

Ao cường độ lưu thông (mục 13-1) của lưu lượng được tạo ra bởi người sử dụng của một quỹ tài nguyên chung nếu việc sử dụng chúng không bị giới hạn bởi quy mô quỹ đó Xem IEC 60050-715, mục 715-05-05. 13-2.a erlang E Xem 13-1.a.

13-3 (803)

cường độ mang lưu thông, tải trọng lưu thông

Y cường độ lưu thông (mục 13-1) của lưu lượng cung cấp bởi một quỹ tài nguyên cụ thể Thực tiễn chung là để ước lượng cường độ lưu thông như một giá trị trung bình trong một khoảng thời gian xác định, ví dụ như giờ bận. Xem IEC 60050-715, mục 715-05-04. 13-3.a erlang E Xem 13-1.a.

13-4 (804)

độ dài hàng đợi trung bình

L, (W) trung bình thời gian của độ dài hàng đợi 13-4.a một 1 Xem lời giới thiệu, 0.3.2.

13-5 (805)

xác suất mất

B khả năng rớt một cuộc gọi 13-5.a một 1 Xem lời giới thiệu, 0.3.2

13-6 (806)

xác suất đợi

W khả năng đợi một tài nguyên 13-6.a một 1 Xem lời giới thiệu, 0.3.2.

13-7 (807)

cường độ cuộc gọi, suất gọi

l số cuộc gọi trong một khoảng thời gian xác định chia cho quãng thời gian [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3), mục 3-7) của khoảng đó Xem IEC 60050-715, mục 715-03-13 13-7.a giây mũ trừ một s-1

13-8 (808)

cường độ cuộc gọi thành công

m cường độ cuộc gọi (mục 13-7) của các cuộc gọi có tín hiệu trả lời Về định nghĩa cuộc gọi thành công, xem IEC 60050-715 mục 715-03-11. 13-8.a Giây mũ trừ một s-1

13-9 (809)

dung lượng lưu trữ, kích thước lưu trữ

M lượng dữ liệu có thể chứa được trong thiết bị lưu trữ, biểu thị bằng số phần tử dữ liệu xác định Phần tử dữ liệu xác định phụ thuộc vào tổ chức của thiết bị lưu trữ, ví dụ, các phần tử nhị phân còn gọi là bit, octet còn gọi là byte, các từ có số bit, khối cho trước. Ký hiệu này có thể đi kèm với một chỉ số dưới thể hiện phần tử dữ liệu xác định.

VÍ DỤ:

dung lượng lưu trữ đối với bit, Mb hoặc Mbit

dung lượng lưu trữ đối với octet, Mo hoặc MB.

Đối với thanh ghi, thuật ngữ “độ dài thanh ghi” được dùng với ý nghĩa tương tự.

13-9.a một 1 Xem lời giới thiệu, 0.3.2.
13-9.b

13-9.c

bit

octet

byte

bit

o,

B

Mặc dù trong ngữ cảnh này bit, ký hiệu là bit, không thực sự là một đơn vị, nhưng nó thường được dùng như một đơn vị, ví dụ Mb = 32 000, trong đó đơn vị một ẩn, thường được viết là M = 32 000 bit. Tương tự, mặc dù octet hoặc byte, tương ứng ký hiệu là o và B, không phải là đơn vị nhưng chúng thường được dùng như một đơn vị, ví dụ M= 64 000 hoặc MB = 64000, trong đó đơn vị một ẩn, thường được viết là M = 64 000 o hoặc M = 64 000 B.

Khi dùng để biểu thị dung lượng lưu trữ hoặc dung lượng lưu trữ nhị phân tương đương, bit và octet (hoặc byte) có thể được kết hợp với các tiền tố SI hoặc tiền tố bội nhị phân.

Trong tiếng Anh, byte, ký hiệu là B, được dùng như từ đồng nghĩa của octet. Ở đây byte nghĩa là byte tám bit. Tuy nhiên, byte đã được dùng cho số bit khác tám. Để tránh nhầm lẫn, chỉ nên dùng tên gọi byte và ký hiệu B cho byte tám bit.

Ký hiệu B của byte không phải là ký hiệu quốc tế và không được nhầm với ký hiệu B của bel.

13-10 (810)

dung lượng lưu trữ nhị phân tương đương

Me Me = lb n trong đó n là số trạng thái có thể có của thiết bị xác định Dung lượng lưu trữ tối thiểu của thiết bị lưu trữ có tổ chức bít có thể chứa lượng dữ liệu trong thiết bị lưu trữ bằng với số nguyên nhỏ nhất lớn hơn hoặc bằng dung lượng lưu trữ nhị phân tương đương. 13-10.a một 1 Xem lời giới thiệu, 0.3.2.
13-10.b bit bit Khi dùng để biểu thị dung lượng lưu trữ hoặc dung lượng lưu trữ nhị phân tương đương, bit có thể được kết hợp với các tiền tố SI hoặc tiền tố bội nhị phân (xem điều 4)

Trong ngữ cảnh này, bit là tên riêng đồng thời là ký hiệu của đơn vị một.

13-11 (812)

tốc độ truyền

r, (v) tỷ số giữa số phần tử dữ liệu xác định truyền đi trong một khoảng thời gian chia cho quãng thời gian của khoảng đó Ký hiệu v là chữ Hy Lạp nu.

Ký hiệu này có thể đi kèm với một chỉ số dưới thể hiện phần tử dữ liệu xác định.

VÍ DỤ:

tốc độ số, rhoặc v(xem IEC 60050-702 và 60050-704, mục 702-05-23 và 704-16-06); tốc độ truyền đối với octet (hoặc byte), ro, rBvo hoặc vB;

tốc độ số nhị phân hoặc tốc độ bit (mục 13-13).

13-11.a giây mũ trừ một s-1
13-11.b digit trên giây

octet trên giây,

byte trên giây

o/s, B/s Xem chú thích ở mục 13-9.c

Octet trên giây (hoặc byte trên giây) có thể kết hợp với các tiền tố, ví dụ kiloctet trên giây, ký hiệu là ko/s (hoặc kilobyte trên giây, ký hiệu là kB/s).

13-12 (811)

chu kỳ phần tử dữ liệu

T T = 1/r

trong đó r là tốc độ truyền (mục 13-11) khi phần tử dữ liệu được truyền theo dãy

Chỉ số dưới thể hiện phần tử dữ liệu xác định có thể được bổ sung vào ký hiệu.

VÍ DỤ:

chu kỳ số, Td;

chu kỳ octet (hoặc byte), To hoặc TB.

13-12.a

giây s Về đơn vị giây, xem TCVN 7870-3 (ISO 80000-3), mục 3-7.a.

13-13 (814)

tốc độ số nhị phân, tốc độ bit

rb, rbit

(vb, vbit)

tốc độ truyền (mục 13-11) trong đó các phần tử dữ liệu là số nhị phân Xem IEC 60050-704, mục 704-16-07.

13-13.a

giây mũ trừ một s-1

13-13.b

bit trên giây bit/s Bit trên giây có thể được kết hợp với các tiền tố, ví dụ megabit trên giây, ký hiệu là Mbit/s.

13-14 (813)

chu kỳ số nhị phân, chu kỳ bit

Tb, Tbit Tb = 1/ rb

trong đó rb là tốc độ số nhị phân (mục 13-13)

khi các số nhị phân được truyền theo chuỗi

13-14.a

giây s

13-15 (815)

tốc độ số nhị phân tương đương, tốc độ bit tương đương

re, (ve) tốc độ số nhị phân (mục 13-13) tương đương với một tốc độ truyền (mục 13-11) của các phần tử dữ liệu xác định Xem IEC 60050-704, mục 704-17-05.

13-15.a

giây mũ trừ một s-1

13-15.b

bit trên giây bit/s Xem mục 13-13.b.

13-16 (816)

tốc độ điều chế, tốc độ số trên đường dây

rm, u nghịch đảo của phần tử tín hiệu trong khoảng thời gian ngắn nhất Thuật ngữ “tốc độ điều chế” được dùng trong điện báo và truyền dữ liệu kinh điển. Trong truyền dẫn số đẳng thời, thuật ngữ “tốc độ trên đường dây” thường được sử dụng.

Xem IEC 60050-704, mục 704-17-03.

13-16.a

giây mũ trừ một

s-1

13-16.b

baud Bd 1 B := s-1 Baud là tên riêng của giây mũ trừ một đối với đại lượng này.

Baud có thể được kết hợp với các tiền tố, ví dụ kilobaud, ký hiệu là kBd, megabaud, ký hiệu là MBd.

13-17 (817)

công suất méo lượng tử

TQ méo tín hiệu do quá trình lượng tử hóa tín hiệu gốc khi giá trị được lượng tử hóa nằm trong dải làm việc của bộ lượng tử Xem IEC 60050-704, mục 704-24-13.

13-17.a

oát W Về đơn vị oát, xem TCVN 7870-4 (ISO 80000-4), mục 4-26.a.

13-18 (818)

công suất mang

Pc, C công suất cấp cho đường dẫn anten từ bộ phát vô tuyến trong điều kiện không điều chế Xem IEC 60050-713, mục 713-09-20.

13-18.a

oát W

13-19 (819)

năng lượng bit

Eb, Ebit Eb = Pc · Tb

trong đó Plà công suất mang (mục 13-18) và Tlà chu kỳ bit (mục 13-14)

13-19.a

jun J Về đơn vị jun, xem TCVN 7870-04 (ISO 80000-4), mục 4-27.a.

13-20 (820)

xác suất lỗi

P khả năng phần tử dữ liệu nhận được không đúng Chỉ số dưới thể hiện phần tử dữ liệu xác định có thể được thêm vào ký hiệu.

VÍ DỤ:

xác suất lỗi đối với số nhị phân hoặc

xác suất lỗi bit, Phoặc Pbit;

xác suất lỗi khối, Pbl.

Giá trị đo được gọi là “tỷ số lỗi”, trong khi “tỷ lệ lỗi” không được khuyên dùng, ví dụ tỷ số lỗi bit (BER), tỷ số lỗi khối.

Xem IEC 60050-704 và IEC 60050-721.

13-20.a

một 1 Xem lời giới thiệu, 0.3.2.

13-21 (821)

khoảng cách Hamming

dn số vị trí con số khác nhau trong hai từ tương ứng có cùng độ dài Xem IEC 60050-721, mục 721-08-25.

13-21.a

một 1 Xem lời giới thiệu, 0.3.2.

13-22 (822)

tần số nhịp, tốc độ nhịp

fcl Tần số dao động của đồng hồ

13-22.a

hec Hz Về đơn vị hec, xem TCVN 7870-3 (ISO 80000-3), mục 3-15.a.

13-23 (901)

lượng quyết định

Da Da = logan

trong đó a là xác suất tại mỗi quyết định và n là số sự kiện

Xem ISO/IEC 2382-16 mục 16.03.01.

Xem thêm IEC 60027-3. Khi cùng một cơ số được dùng cho cùng số sự kiện thì D= H0, trong đó Hlà entropi cực đại (mục 13-28)

13-23.a

một 1

Xem lời giới thiệu, 0.3.2.

13-24 (902)

lượng thông tin

I(x) I(x)=lb Sh=lg Hart=lnnat

trong đó

p(x) là xác suất xảy ra sự kiện x

Xem ISO/IEC 2382-16, mục 16.03.02

Xem thêm IEC 60027-3

13-24.a

shanon Sh giá trị của đại lượng khi đối số bằng 2 1 Sh » 0,693 nat » 0,301 Hart

13-24.b

hartley Hart giá trị của đại lượng khi đối số bằng 10 1 Hart » 3,322 Sh » 2,303 nat

13-24.c

đơn vị tự nhiên của thông tin nat giá trị của đại lượng khi đối số bằng e 1 nat » 1,433 Sh » 0,434 Hart

13-25 (903)

entropi

H H(X)=

đối với tập X= {x1, …, xn}

trong đó

p(xi) là xác suất và

I(xi) là lượng thông tin xảy ra sự kiện xi

Xem ISO/IEC 2382-16, mục 16.03.03

13-25.a

13-25.b

13-25.c

shanon

hartley

đơn vị tự nhiên của thông tin

Sh

Hart

nat

13-26 (904)

entropi cực đại

H0, (Hmax) entropy cực đại xuất hiện khi p(xi)=1/n đối với i = 1,…,n Đôi khi, entropi cực đại được gọi là “lượng quyết định” vì có cùng giá trị khi cơ số là số nguyên, với số sự kiện như nhau. Xem mục 13-23.

13-26.a

13-26.b

13-26.c

shanon

hartley

đơn vị tự nhiên của thông tin

Sh

Hart

nat

13-27 (905)

entropi tương đối

Hr H= H / H0

trong đó H là entropi (mục 13-25) và H0 là entropi cực đại (mục 13-26)

Xem ISO/IEC 2382-16, mục 16.03.04.

13-27.a

một 1 Xem lời giới thiệu, 0.3.2.

13-28 (906)

phần dư

R R = H– H

trong đó H là entropi (mục 13-25) và H0 là entropi cực đại (mục 13-26)

Xem ISO/IEC 2382-16, mục 16.03.04.

13-28.a

13-28.b

13-28.c

shanon

hartley

đơn vị tự nhiên của thông tin

Sh

Hart

nat

13-29 (907)

Phần dư tương đối

r r = R / H0

trong đó R là phần dư (mục 13-28) và Hlà entropi cực đại (mục 13-26)

Xem ISO/IEC 2382-16, mục 16.04.01.

13-29.a

một 1 Xem lời giới thiệu, 0.3.2.

13-30 (908)

lượng thông tin chung

I (x, y) I(x,y)=lb Sh=lg Hart=Innat

trong đó p(x, y) là xác suất kết hợp xảy ra sự kiện x và y

13-30.a

13-30.b

13-30.c

shanon

hartley

đơn vị tự nhiên của thông tin

Sh

Hart

nat

13-31 (909)

lượng thông tin có điều kiện

I (x|y) lượng thông tin (mục 13-2) của sự kiện x trong điều kiện y xảy ra: I(x|y) = I(x,y) – I(y) Xem ISO/IEC 2382-16, mục 16.04.02.

13-31.a

13-31.b

13-31.c

shanon

hartley

đơn vị tự nhiên của thông tin

Sh

Hart

nat

   

13-32    (—)

entropi có điều kiện, lượng thông tin có điều kiện trung bình

H (X|Y) H(X|Y)=)

trong đó p(xi, yj) là xác suất chung của sự kiện xj và yvà I(xi| yj) là lượng thông tin có điều kiện (mục 13-31)

Xem ISO/IEC 2382-16 mục 16.04.04.

13-32.a

13-32.b

13-32.c

shanon

hartley

đơn vị tự nhiên của thông tin

Sh

Hart

nat

   

13-33 (910)

độ bất định

H(X|Y) entropi có điều kiện (mục 13-32) của tập X các ký tự phát ra theo tập Y các ký tự nhận được Độ bất định là thước đo định lượng việc mất thông tin do nhiễu.

Xem ISO/IEC 2382-16 mục 16.04.05.

13-33.a

13-33.b

13-33.c

shanon

hartley

đơn vị tự nhiên của thông tin

Sh

Hart

nat

   

13-34 (911)

độ không thích hợp

H(Y|X) entropi có điều kiện (mục 13-32) của tập Y các ký tự nhận được theo tập X các ký tự phát ra:

H(X|Y) = H(X|Y) + H(Y) – H(X),

trong đó H(X|Y) là độ bất định (mục 13-33) và H là entropi (mục 13-25)

Độ không thích hợp là thước đo định lượng thông tin thêm vào thông tin phát ra do méo.

Xem ISO/IEC 2382-16, mục 16.04.06.

13-34.a

13-34.b

13-34.c

shanon

hartley

đơn vị tự nhiên của thông tin

Sh

Hart

nat

   

13-35 (912)

lượng thông tin truyền

T(x,y) T(x,y) = I (x) + I (y) – I (x,y)

trong đó I(x) và I(y) là lượng thông tin (13-24) tương ứng của sự kiện x và y, và I(x,y) là lượng thông tin chung (13-30) của hai sự kiện

Xem ISO/IEC 2382-16, mục 16.04.07.

13-35.a

13-35.b

13-35.c

shanon

hartley

đơn vị tự nhiên của thông tin

Sh

Hart

nat

   

13-36 (913)

lượng thông tin truyền trung bình

T H(X,Y)=for đối với các tập

X= {x1,…,xn}, Y= {y1,…,ym},

Trong đó p(xi, yj) là xác suất chung của sự kiện xvà yj, và T (xi, yj) là lượng thông tin truyền (mục 13-35) của hai sự kiện

Xem ISO/IEC 2382-16, mục 16.04.08.

13-36.a

13-36.b

13-36.c

shanon

hartley

đơn vị tự nhiên của thông tin

Sh

Hart

nat

  Trong thực tế thường sử dụng đơn vị “shannon trên ký tự” và đôi khi là đơn vị “hartley trên ký tự”, “đơn vị tự nhiên trên ký tự”.

13-37 (914)

entropi trung bình ký tự

H’ H’=

trong đó Hm là entropi (mục 13-3) của tập toàn bộ chuỗi ký tự của m

Xem ISO/IEC 2382-16, mục 16.04.09.

13-37.a

13-37.b

13-37.c

shanon

hartley

đơn vị tự nhiên của thông tin

Sh

Hart

nat

 

13-38 (915)

tốc độ thông tin trung bình

H* H* = H’ | t(X)

trong đó H’ entropi trung bình ký tự (mục 13-37) và t(X) là giá trị trung bình của khoảng thời gian của một ký tự trong tập X

Xem ISO/IEC 2382-16, mục 16.04.10.

13-38.a

shannon trên giây Sh/s

13-38.b

hartley trên giây Hart/s

13-38.c

đơn vị tự nhiên của thông tin trên giây nat/s

13-39 (916)

lượng thông tin truyền trung bình ký tự

T’ T’=

trong đó Tm là lượng thông tin truyền trung bình (mục 13-36) đối với tất cả các cặp chuỗi đầu vào và đầu ra của các ký tự m

Xem ISO/IEC 2382-16 mục 16.04.11.

13-39.a

13-39.b

13-39.c

shanon

hartley

đơn vị tự nhiên của thông tin

Sh

Hart

nat

Trong thực tế thường sử dụng đơn vị “shannon trên ký tự”, đôi khi là đơn vị “hartley trên ký tự” và “đơn vị tự nhiên trên ký tự”.

13-40 (917)

tốc độ truyền thông tin trung bình

T* T*=

trong đó T’ là lượng thông tin truyền trung bình ký tự (mục 13-39) và t(xi, yj) là khoảng thời gian trung bình của cặp ký tự (xi, yj) với xác suất kết hợp p(xi, yj)

Xem ISO/IEC 2382-16, mục 16.04.12.

13-40.a

shannon trên giây Sh/s

13-40.b

hartley trên giây Hart/s

13-40.c

đơn vị tự nhiên của thông tin trên giây nat/s

13-41 (918)

dung lượng kênh trên ký tự; dung lượng kênh

C’ C’ = max T’

trong đó T’ là lượng thông tin truyền trung bình ký tự (mục 13-39)

Xem ISO/IEC 2382-16 mục 16.04.13.

13-41.a

13-41.b

13-41.c

shanon

hartley

đơn vị tự nhiên của thông tin

Sh

Hart

nat

Trong thực tế thường sử dụng đơn vị “shannon trên ký tự”, đôi khi là đơn vị “hartley trên ký tự” và “đơn vị tự nhiên trên ký tự”.

13-42 (919)

dung lượng thời gian kênh; dung lượng kênh

C* C*= maxT*

trong đó T* là tốc độ truyền thông tin trung bình (mục 13-40)

Xem ISO/IEC 2382-16, mục 16.04.13.

13-42.a

shannon trên giây Sh/s

13-42.b

hartley trên giây Hart/s

13-42.c

đơn vị tự nhiên của thông tin trên giây nat/s

 

 

4. Tiền tố dùng cho các bội nhị phân

Hệ số

Tên

Ký hiệu

Gốc

Dẫn xuất từ

210

kibi

Ki

kilobinary: (210)1 kilo: (103)1

220

mebi

Mi

megabinary: (210)2 mega: (103)2

230

gibi

Gi

gigabinary: (210)3 giga: (103)3

240

tebi

Ti

terabinary: (210)4 tera: (103)4

250

pebi

Pi

petabinary: (210)5 peta: (103)5

260

exbi

Ei

exabinary: (210)6 exa: (103)6

270

zebi

Zi

zettabinary: (210)7 zetta: (103)7

280

yobi

Yi

yottabinary: (210)8 yotta: (103)8
VÍ DỤ:

một kibibit: 1 Kibit  = 210 bit  = 1 024 bit

một kilobit: 1 kbit  = 103 bit = 1 000 bit

một mebibyte: 1 MiB = 220 B = 1 048 576 B

một megabyte: 1 MB = 106 B = 1 000 000 B

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

IEC 60027-1:1992, Letter symbols to be used in electrical technology – Part 1 : General (Ký hiệu bằng chữ được sử dụng trong kỹ thuật điện – Phần 1: Quy định chung).

ISO/IEC 2382-12:1988, Information processing systems – Vocabulary – Part 12 : Peripheral equipment (Hệ thống xử lý thông tin – Từ vựng – Phần 12: Thiết vị ngoại vi)

TCVN 6398-0:1999 (ISO 31-0:1992), Đại lượng và đơn vị – Phần 0: Nguyên tắc chung

TCVN 6398-11:2000 (ISO 31-11:1992), Đại lượng và đơn vị – Phần 11: Dấu và ký hiệu toán học dùng trong khoa học và công nghệ thông tin.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Tên gọi, ký hiệu và định nghĩa

4 Tiền tố dùng cho các bội nhị phân

Thư mục tài liệu tham khảo

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7870-13:2010 (IEC 80000-13:2008) VỀ ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ – PHẦN 13: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Số, ký hiệu văn bản TCVN7870-13:2010 Ngày hiệu lực 29/12/2010
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành 29/12/2010
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản