TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7909-6-1:2019 (IEC 61000-6-1:2016) VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ (EMC) – PHẦN 6-1: TIÊU CHUẨN ĐẶC TRƯNG – TIÊU CHUẨN MIỄN NHIỄM ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG DÂN CƯ, THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP NHẸ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7909-6-1:2019

IEC 61000-6-1:2016.

TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ (EMC) – PHẦN 6-1: TIÊU CHUẨN ĐẶC TRƯNG – TIÊU CHUẨN MIỄN NHIỄM ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG DÂN CƯ, THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP NHẸ

Electromagnetic compatibily (EMC) – Part 6-1: Generic standards – Immunity standard for residential, commercial and light-industrial environments

Lời nói đầu

TCVN 7909-6-1:2019 hoàn toàn tương đương với IEC 61000-6-1:2016;

TCVN 7909-6-1:2019 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E9 Tương thích điện từ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ (EMC) – PHẦN 6-1: TIÊU CHUẨN ĐẶC TRƯNG – TIÊU CHUẨN MIỄN NHIỄM ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG DÂN CƯ, THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP NHẸ

Electromagnetic compatibily (EMC) – Part 6-1: Generic standards – Immunity standard for residential, commercial and light-industrial environments

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu miễn nhiễm của EMC cho thiết bị điện và điện tử được thiết kế để sử dụng trong khu vực dân cư, thương mại, công cộng và công nghiệp nhẹ. Các yêu cầu miễn nhiễm được đề cập nằm trong dải tần số từ 0 Hz đến 400 GHz. Không cần thực hiện các thử nghiệm tại tần số mà các yêu cầu không quy định.

Tiêu chuẩn này được áp dụng nếu không có tiêu chuẩn miễn nhiễm của EMC cho sản phẩm hoặc họ sản phẩm chuyên dụng có liên quan.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị điện và điện tử dự kiến hoạt động ở

  • khu vực dân cư, như định nghĩa ở 3.8, cả trong nhà và ngoài trời,
  • khu vực thương mại, công cộng và công nghiệp nhẹ, như định nghĩa ở 3.9, cả trong nhà và ngoài trời.

Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho thiết bị được vận hành bằng pin/acquy hoặc được cấp nguồn bởi hệ thống phân phối điện hạ áp không phải công cộng nhưng cũng không phải công nghiệp nếu thiết bị này được thiết kế để sử dụng ở các khu vực được nêu ở 3.8 hoặc 3.9.

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu thử nghiệm miễn nhiễm đối với thiết bị quy định trong phạm vi liên quan đến nhiễu liên tục và quá độ, nhiễu dẫn và bức xạ, kể cả phóng điện tĩnh điện.

Các yêu cầu miễn nhiễm đã được lựa chọn để đảm bảo mức miễn nhiễm đủ để thiết bị hoạt động trong khu vực dân cư, thương mại, công cộng và công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, mức này không bao gồm các trường hợp nghiêm trọng có thể xảy ra tại khu vực bất kỳ, nhưng có xác suất xảy ra cực kỳ thấp. Không phải tất cả các hiện tượng nhiễu đều được đưa vào đối với mục đích thử nghiệm trong tiêu chuẩn này, mà chỉ xem xét các hiện tượng này có liên quan đến thiết bị được nêu trong tiêu chuẩn này. Các yêu cầu thử nghiệm này đại diện các yêu cầu miễn nhiễm tương thích điện tử thiết yếu. Chúng được quy định cho từng cổng được xem xét.

CHÚ THÍCH 1: Thông tin về hiện tượng nhiễu khác được cho trong IEC TR 61000-4-1.

CHÚ THÍCH 2: Các xem xét về an toàn không được đề cập trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 3: Trong các trường hợp đặc biệt, tình trạng sẽ tăng tại các mức nhiễu có thể vượt quá mức thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn này, ví dụ như trong trường hợp máy phát cầm tay được sử dụng gần với thiết bị. Trong các trường hợp này, có thể phải sử dụng các biện pháp làm giảm nhẹ đặc biệt.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).

TCVN 8095-161, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 161: Tương thích điện từ

IEC 61000-4-2:2008, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-2: Testing and measurement techniques – Electrostatic discharge immunity test (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-2: Kỹ thuật thử nghiệm và đo – Thử nghiệm miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện)

IEC 61000-4-3:2006 with admendment 1:2007, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-3: Testing and measurement techniques – Radiated, radio frequency, electromagnetic field immunity test (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-3: Kỹ thuật đo và thử nghiệm – Thử nghiệm miễn nhiễm đối với trường điện từ bức xạ tần số vô tuyến)

IEC 61000-4-4:2012, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-4: Testing and measurement techniques – Electrical fast transient/burst immunity tests (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-4: Kỹ thuật thử nghiệm và đo – Thử nghiệm miễn nhiễm đối với quá độ/đột biến điện nhanh)

IEC 61000-4-5:2014, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-5: Testing and measurement techniques – Surge immunity test (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-5: Kỹ thuật thử nghiệm và đo – Thử nghiệm miễn nhiễm đối với xung)

IEC 61000-4-6:2013, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-6: Testing and measurement techniques – Immunity to conducted disturbances, induced by radio-frequency fields (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-6: Kỹ thuật thử nghiệm và đo – Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn do trường tần số radio)

IEC 61000-4-8:2009, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4: Testing and measurement techniques – Section 8: Power frequency magnetic field immunity test (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-8: Kỹ thuật thử nghiệm và đo – Thử nghiệm miễn nhiễm đối với trường từ tần số nguồn)

IEC 61000-4-11:2004, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-11: Testing and measurement techniques – Voltage dips, short interruptions and voltage variations immunity tests (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-11: Kỹ thuật thử nghiệm và đo – Thử nghiệm miễn nhiễm đối với sụt áp, gián đoạn ngắn và thay đổi điện áp)

IEC 61000-4-20:2010, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-20: Testing and measurement techniques – Emission and immunity testing in transverse electromagnetic (TEM) waveguides (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-20: Kỹ thuật thử nghiệm và đo – Thử nghiệm phát xạ và miễn nhiễm trong ống dẫn sóng điện từ ngang)

IEC 61000-4-21:2011, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-21: Testing and measurement techniques – Reverberation chamber test methods (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-21: Kỹ thuật thử nghiệm và đo – Phương pháp thử nghiệm buồng phản xạ)

IEC 61000-4-22:2010, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-22: Testing and measurement_techniques – Radiated emissions and immunity measurements in fully anechoic rooms (FARs) (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-22: Kỹ thuật thử nghiệm và đo – Phép đo phát xạ bức xạ và miễn nhiễm trong phòng hấp thụ hoàn toàn (FAR))

IEC 61000-4-34:2005 and amd1: 2009, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-34: Testing and measurement techniques – Voltage dips, short interruptions and voltage variations immunity tests for equipment with mains current more than 16 A per phase (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-34: Kỹ – thuật thử nghiệm và đo – Thử nghiệm miễn nhiễm sụt áp, gián đoạn ngắn và dao động điện áp đối với thiết bị có dòng điện nguồn lớn hơn 16 A một pha)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa của TCVN 8095-161 (IEC 60050-161) và các thuật ngữ, định nghĩa dưới đây:

CHÚ THÍCH: Các định nghĩa bổ sung liên quan đến EMC và hiện tượng liên quan được cho trong tiêu chuẩn khác.

3.1

Cổng (port)

Giao diện cụ thể của một thiết bị, ghép nối thiết bị này với hoặc bị ảnh hưởng bởi môi trường điện từ bên ngoài.

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ về các cổng quan tâm được thể hiện trên Hình 1. Cổng vỏ là đường biên vật lý của thiết bị (ví dụ như vỏ). Cổng vỏ dùng cho việc truyền năng lượng bức xạ và phóng điện tĩnh điện, trong khi các cổng khác dùng cho việc truyền dẫn năng lượng bằng cách đưa vào trực tiếp hoặc bằng cảm ứng.

Hình 1 – Các cổng thiết bị

3.2

Cổng vỏ (enclosure port)

Đường biên vật lý của thiết bị mà qua đó trường điện từ có thể bức xạ hoặc va đập vào.

3.3

Cổng tín hiệu/điều khiển (signal/control port)

Cổng mà tại đó dây dẫn hoặc cáp được thiết kế để mang tín hiệu được kết nối với thiết bị.

VÍ DỤ: Đường đầu vào, đầu ra analog và điều khiển: các đường dẫn dữ liệu; mạng truyền thông, v.v….

3.4

Cổng nguồn (power port)

Cổng mà tại đó một dây dẫn hoặc cáp, mang nguồn điện đầu vào/đầu ra cần thiết cho hoạt động (chức năng), được kết nối với thiết bị.

3.5

Mạng nguồn công cộng (public mains network)

Đường điện mà tất cả các loại hộ tiêu thụ tiếp cập và được vận hành bởi tổ chức cung cấp và/hoặc phân phối điện đối với mục đích cung cấp điện năng.

3.6

Đường dây dài (long distance line)

Đường dây được nối với cổng tín hiệu/điều khiển và có chiều dài trong tòa nhà lớn hơn 30 m hoặc ra khỏi bên ngoài tòa nhà (bao gồm cả đường dây được lắp ngoài trời).

3.7

Điện áp thấp (low voltage)

Điện áp có giá trị thấp hơn một giới hạn thông thường được chấp nhận.

CHÚ THÍCH 1: Điện áp tháp thường được coi là một tập hợp các mức điện áp được sử dụng cho việc phân phối điện và giới hạn trên thường được chấp nhận là 1 000 V điện xoay chiều hoặc 1 500 V điện một chiều.

[NGUỒN: IEC 60050-151:2001,151-15-03]

3.8

Khu vực dân cư (residential location)

Khu vực tồn tại như một vùng đất được ấn định dùng để xây dựng nhà ở gia đình, và được đặc trưng bởi thực tế là thiết bị được nối trực tiếp với mạng nguồn hạ áp công cộng hoặc được nối với nguồn điện một chiều chuyên dụng được thiết kế cho giao diện giữa thiết bị và mạng nguồn hạ áp.

VÍ DỤ: Ví dụ về các khu vực dân cư như: nhà, căn hộ, nhà kiểu trang trại được sử dụng để sinh sống.

CHÚ THÍCH 1: Chức năng của nhà ở gia đình là cung cấp nơi sinh sống cho một hoặc nhiều người. Một ngôi nhà ở có thể là một tòa nhà riêng biệt (như trong tòa nhà biệt lập) hoặc một phần riêng biệt của tòa nhà lớn hơn (như căn hộ trong một khu chung cư).

CHÚ THÍCH 2: Kết nối giữa khu vực và môi trường điện từ được cho trong 3.11.

3.9

Khu vực thương mại, công cộng và công nghiệp nhẹ (commercial, public and light-industrial location)

Khu vực được minh họa bằng các vùng trung tâm thành phố, văn phòng, hệ thống giao thông công cộng (đường bộ, tàu hỏa, dưới mặt đất) và các trung tâm thương mại hiện đại tập trung thiết bị tự động dùng cho văn phòng (máy tính, máy fax, máy phôtô, điện thoại, v.v…) và được đặc trưng bởi thực tế là thiết bị được kết nối trực tiếp với mạng nguồn hạ áp công cộng hoặc được kết nối với nguồn điện một chiều chuyên dụng được thiết kế để giao diện giữa thiết bị và mạng nguồn hạ áp.

VÍ DỤ: Ví dụ về các khu vực thương mại, công cộng hoặc công nghiệp nhẹ:

  • cửa hàng bán lẻ, như cửa hiệu, siêu thị;
  • cơ sở kinh doanh, như văn phòng, ngân hàng, khách sạn, trung tâm thương mại;
  • khu vực giải trí công cộng, như rạp chiếu phim, quầy rượu, sàn nhảy;
  • nơi thờ cúng, như chùa, nhà thờ, nhà thờ Hồi giáo, giáo đường Do Thái;
  • khu vực ngoài trời, như trạm xăng, khu đỗ xe, trung tâm vui chơi và thể thao;
  • khu vực công cộng chung, như công viên, phương tiện vui chơi, công sở;
  • bệnh viện, học viện đào tạo, như trường đại học, cao đẳng;
  • khu vực giao thông công cộng, nhà ga và khu vực công cộng tại sân bay;
  • khu vực công nghiệp nhẹ, như nhà xưởng, phòng thí nghiệm, trung tâm dịch vụ.

CHÚ THÍCH 1: Kết nối giữa khu vực và môi trường điện từ được cho trong 3.11.

3.10

Mạng phân phối điện một chiều (DC distribution network)

Mạng cấp điện một chiều cục bộ trong cơ sở hạ tầng của một địa điểm hoặc tòa nhà cụ thể được thiết kế để sử dụng linh hoạt bởi một hoặc nhiều loại thiết bị khác nhau và đảm bảo cấp điện liên tục độc lập với các điều kiện của mạng nguồn công cộng.

CHÚ THÍCH 1: Sự kết nối với pin/acquy cục bộ từ xa được coi là mạng phân phối điện một chiều, nếu một liên kết như vậy chỉ bao gồm việc cấp điện cho một thiết bị duy nhất.

3.11

Môi trường điện từ (electromagnetic environment)

Toàn bộ hiện tượng điện từ có mặt tại một khu vực cho trước.

CHÚ THÍCH 1: Nhìn chung, môi trường điện từ phụ thuộc vào thời gian và việc mô tả nó có thể cần một phương pháp thống kê.

CHÚ THÍCH 2: Điều rất quan trọng là không được nhầm môi trường điện từ với bản thân khu vực.

[NGUỒN: IEC 60050-161:1991, 161-01-01, đã sửa đổi – Bổ sung CHÚ THÍCH 2]

4  Tiêu chí tính năng

Việc mô tả chức năng và định nghĩa tiêu chí tính năng cụ thể của thiết bị cần thử nghiệm (EUT), trong quá trình hoặc sau kết quả của thử nghiệm miễn nhiễm, phải được cung cấp bởi nhà chế tạo và được ghi trong báo cáo thử nghiệm. Điều này là nhất quán với một trong các tiêu chí chung dưới đây đối với từng thử nghiệm như được quy định trong các bảng từ Bảng 1 đến Bảng 4.

  1. a) Tiêu chí tính năng A: EUT phải liên tục hoạt động như dự kiến trong và sau khi thử nghiệm. Không cho phép suy giảm tính năng hoặc mất chức năng xuống thấp hơn mức tiêu chí tính năng mà nhà chế tạo quy định, khi EUT được sử dụng như dự kiến. Nếu nhà chế tạo không quy định mức tiêu chí tính năng thì có thể suy ra từ bản mô tả và tài liệu sản phẩm và những gì mà người sử dụng có thể mong đợi một cách hợp lý từ thiết bị nếu được sử dụng như dự kiến.
  2. b) Tiêu chí tính năng B: EUT phải liên tục hoạt động như dự kiến sau khi thử nghiệm. Không cho phép suy giảm tính năng hoặc mất chức năng xuống thấp hơn mức tiêu chí tính năng mà nhà chế tạo quy định khi EUT được sử dụng như dự kiến. Mức tiêu chí tính năng có thể được thay thế bằng việc mất tính năng cho phép. Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm, cho phép suy giảm tính năng nhưng không thay đổi trạng thái làm việc thực tế hoặc dữ liệu được lưu trữ. Nếu nhà chế tạo không quy định mức tiêu chí tính năng tối thiểu hoặc tổn hao tính năng cho phép thì một trong hai mức này có thể được suy ra từ bản mô tả và tài liệu sản phẩm và những gì mà người sử dụng mong đợi một cách hợp lý từ thiết bị nếu được sử dụng như dự kiến.
  3. c) Tiêu chí tính năng C: Cho phép mất chức năng tạm thời trong quá trình thử nghiệm miễn là chức năng có thể tự phục hồi hoặc có thể được khôi phục bằng cách thao tác các cơ cấu điều khiển.

Nếu, việc áp dụng các thử nghiệm được nêu trong tiêu chuẩn này khiến EUT trở nên nguy hiểm hoặc mất an toàn thì EUT được coi là không đạt thử nghiệm.

5  Điều kiện thử nghiệm

Thiết bị cần thử nghiệm (EUT) phải được thử nghiệm ở phương thức làm việc nhạy cảm nhất được dự kiến, ví dụ như được xác định bằng cách thực hiện các thử nghiệm sơ bộ bị giới hạn. Phương thức này phải nhất quán với các ứng dụng thông thường, cấu hình của mẫu thử phải được thay đổi để đạt được sự nhạy cảm tối đa nhất quán với các ứng dụng và thực tế lắp đặt điển hình, cấu hình và phương thức làm việc trong các thử nghiệm phải được ghi chính xác trong báo cáo thử nghiệm.

Nếu thiết bị là bộ phận của một hệ thống hoặc có thể được kết nối với thiết bị phụ thì phải thử nghiệm thiết bị trong khi được kết nối với cấu hình đại diện tối thiểu của thiết bị phụ cần thiết để sử dụng các cổng. Thiết bị phụ có thể được mô phỏng.

Trong trường hợp các quy định kỹ thuật của nhà chế tạo yêu cầu các cơ cấu hoặc biện pháp bảo vệ bên ngoài được quy định rõ ràng trong sổ tay hướng dẫn của người sử dụng thì các yêu cầu thử nghiệm của tiêu chuẩn này phải được áp dụng cùng với các cơ cấu hoặc biện pháp bảo vệ bên ngoài đặt ở đúng vị trí.

Nếu thiết bị có một số lượng lớn các cổng tương tự nhau hoặc các cổng có nhiều kết nối tương tự thì phải lựa chọn đủ số lượng để mô phỏng điều kiện làm việc thực tế và để đảm bảo rằng tất các các kiểu đầu nối khác nhau đều được đề cập. Lý do cho việc lựa chọn các cổng được thử nghiệm phải được đưa vào trong báo cáo thử nghiệm.

Các thử nghiệm phải được thực hiện tại một tập hợp duy nhất các tham số nhiệt độ, độ ẩm và áp suất khí quyển trong dải làm việc được quy định cho sản phẩm và tại điện áp nguồn danh định trừ khi có quy định khác trong tiêu chuẩn cơ bản.

6  Tài liệu sản phẩm

Nếu nhà chế tạo đang sử dụng quy định kỹ thuật của riêng họ đối với mức có thể chấp nhận được về tính năng EMC hoặc suy giảm tính năng EMC trong hoặc sau khi thử nghiệm theo tiêu chuẩn này thì thực tế này phải được nêu rõ trong tài liệu người sử dụng. Quy định kỹ thuật này phải được cung cấp khi có yêu cầu.

7  Khả năng ứng dụng

Việc ứng dụng các thử nghiệm dùng cho việc đánh giá miễn nhiễm phụ thuộc vào thiết bị cụ thể, cấu hình, các cổng, công nghệ và điều kiện làm việc của nó.

Phải áp dụng các thử nghiệm cho các cổng liên quan của thiết bị theo các bảng từ Bảng 1 đến Bảng 4. Chỉ thực hiện các thử nghiệm khi có các cổng liên quan.

Từ việc xem xét các đặc tính về điện và cách sử dụng thiết bị cụ thể mà có thể xác định xem một vài thử nghiệm là không thích hợp và do đó là không cần thiết. Trong trường hợp này, việc quyết định và lý do để không cần thử nghiệm phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm.

8  Độ không đảm bảo đo

Trong trường hợp hướng dẫn về đánh giá độ không đảm bảo của thiết bị đo trong thử nghiệm miễn nhiễm được quy định trong IEC TR 61000-1-6 hoặc trong tiêu chuẩn cơ bản tương ứng thì cần tuân thủ theo hướng dẫn đó.

9  Yêu cầu thử nghiệm miễn nhiễm

Các yêu cầu thử nghiệm miễn nhiễm đối với thiết bị thuộc tiêu chuẩn này được cho trên cơ sở so sánh cổng này với cổng kia và được liệt kê trong các bảng từ Bảng 1 đến Bảng 4.

Thử nghiệm phải được thực hiện theo cách thức được chỉ định rõ và có khả năng tái lập.

Các thử nghiệm phải được thực hiện riêng rẽ như các thử nghiệm đơn lẻ. Các thử nghiệm có thể được thực hiện theo thứ tự bất kỳ. Có thể sử dụng các khối giống nhau để thử nghiệm song song và thông tin này phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm.

Việc mô tả về thử nghiệm, máy phát liên quan, phương pháp thích hợp và việc thiết lập cần được sử dụng được nêu trong các tiêu chuẩn cơ bản, được đề cập trong các bảng từ Bảng 1 đến Bảng 4.

Nội dung của các tiêu chuẩn cơ bản này không được lặp lại trong tiêu chuẩn này tuy nhiên các sửa đổi hoặc thông tin bổ sung cần thiết cho ứng dụng thực tế của các thử nghiệm được đưa ra trong tiêu chuẩn này.

Bảng 1 – Yêu cầu miễn nhiễm – Cổng vỏ

  Hiện tượng môi trường Quy định kỹ thuật thử nghiệm Đơn vị Tiêu chun cơ bản Ghi chú Tiêu chí tính năng
1.1 Trường từ tần số nguồn 50, 60 Hz IEC 61000-4-8 Chỉ áp dụng cho thiết bị có cơ cấu nhạy cảm với trường từ.

Phải thực hiện thử nghiệm tại tần số tương ứng với tần số cấp nguồn.

Thiết bị được thiết kế để sử dụng trong các vùng chỉ được cấp nguồn tại một trong các tần số đó, chỉ được thử nghiệm tại tần số đó.

A
3 A/m
1.2 Trường điện từ tần số radio.

Điều chế biên độ

80 đến 1000 MHz IEC 61000-4-3 a,b,c Mức thử nghiệm quy định là giá trị hiệu dụng của sóng mang không điều chế A
3 d V/m
80 % AM (1 kHz)
1.3 Trường điện từ tần số radio.

Điều chế biên độ

1,4 đến 6,0 GHz IEC 61000-4-3 a,b,c Mức thử nghiệm quy định là giá trị hiệu dụng của sóng mang không điều chế. A
3 d V/m
80 % AM (1 kHz)
1.4 Phóng điện tĩnh điện Phóng điện tiếp xúc ± 4 (điện áp nạp) kV IEC 61000-4-2 Xem tiêu chuẩn cơ bản về khả năng ứng dụng thử nghiệm phóng điện tiếp xúc và/hoặc phóng điện qua không khí. B
Phóng điện qua không khí ± 8 (điện áp nạp) kV B
a IEC 61000-4-20 có thể được sử dụng cho các EUT nhỏ như định nghĩa trong IEC 61000-4-20.

b Phòng hấp thụ hoàn toàn (FAR) như mô tả trong IEC 61000-4-22 cũng có thể được sử dụng như một khu vực thử nghiệm đối với thử nghiệm miễn nhiễm tần số radio.

c Cũng có thể sử dụng buồng phản xạ (RVC) như mô tả trong IEC 61000-4-21. Công suất chuyển tiếp được đưa vào buồng vang, Pinput được đưa vào bằng cường độ trường điện thử nghiệm được yêu cầu như sau:

trong đó CFL (f) là hệ số tải của buồng (không thứ nguyên) tại tần số f và () 24 hoặc g là trung bình của trường E tiêu chuẩn hóa (tính bằng V/m)/W0,5), thu được từ việc đánh giá buồng rỗng (xem Phụ lục B và Phụ lục D của IEC 61000-4-21:2011).

d Để biết thông tin liên quan đến các trường hợp có độ tập trung cao các máy phát di động, xem 9.3 của IEC TR 61000-2-5:2011.

Bảng 2 – Yêu cầu miễn nhiễm – Cổng tín hiệu/điều khiển

  Hiện tượng môi trường Quy định kỹ thuật thử nghiệm Đơn vị Tiêu chuẩn cơ bản Ghi chú Tiêu chí tính năng
2.1 Phương thức chung tần số radio 0,15 đến 80 MHz IEC 61000-4-6 Mức thử nghiệm được quy định là giá trị hiệu dụng của sóng mang không điều chế,a,b A
3 V
80 % AM (1kHz)
2.2 Xung 1,2/50 (8/20) Tr/Td μs IEC 61000-4-5 c,d B
Pha-đất ±1 kV (điện áp thử nghiệm hở mạch)
2.3 Quá độ nhanh ±0,5 kV (điện áp thử nghiệm hở mạch) IEC 61000-4-4 Kẹp điện dung được sử dụng.b,e B
5/50 tr/tw ns
5 hoặc 100 Tần số lặp kHz
a Mức thử nghiệm cũng có thể được xác định bằng dòng điện tương đương đi vào một tải 150 Ω.

b Chỉ áp dụng cho các cổng có giao diện với cáp có chiều dải tổng phù hợp với quy định kỹ thuật về chức năng của nhà chế tạo, có thể dài hơn 3 m.

c Chỉ áp dụng cho cổng có giao diện với đường dài (xem 3.6).

d Trong trường hợp chức năng thông thường không thể đạt được do tác động của mạng ghép/tách (CDN) trên EUT thì phải thực hiện thử nghiệm với chức năng được giảm. Lý do phải được đưa vào báo cáo thử nghiệm. Sau khi thử nghiệm và tháo CDN, chức năng thông thường phải không bị ảnh hưởng.

* Thử nghiệm có thể được thực hiện tại một hoặc cả hai tần số lặp. Việc sử dụng tần số lặp 5 kHz là truyền thống: tuy nhiên 100 kHz thì gần với thực tế hơn.

Bảng 3 – Yêu cầu miễn nhiễm – Cổng nguồn đầu vào và đầu ra điện một chiều

  Hin tượng môi trường Quy định kỹ thuật thử nghiệm Đơn vị Tiêu chuẩn cơ bản Ghi chú Tiêu chí tính năng
3.1 Phương thức chung tần số radio 0,15 đến 80 MHz IEC 61000-4-6 Mức thử nghiệm được quy định là giá trị hiệu dụng của sóng mang không điều chế, a, b A
3 V
80 % AM (1kHz)
3.2 Đột biến

Pha-đất

Pha-pha

1,2/50 (8/20) Tr/Td μS IEC 61000-4-5 c,f, g B
± 1 kV (điện áp thử nghiệm hở mạch)
± 0,5 kV (điện áp thử nghiệm hở mạch)
3.3 Quá độ nhanh ±0,5 kV (điện áp thử nghiệm hở mạch) IEC 61000-4-4 d,e,h B
5/50 tr/tw ns
5 hoặc 100 Tần số lặp kHz
Cổng nguồn một chiều không được thiết kế để kết nối với mạng phân phối điện một chiều, phải được thử nghiệm như các cổng tín hiệu
a Mức thử nghiệm cũng có thể được xác định bằng dòng điện tương đương đi vào một tải 150 Ω.

b Chỉ áp dụng cho các cổng có giao diện với cáp có chiều dài tổng phù hợp với quy định kỹ thuật về chức năng của nhà chế tạo, có thể dài hơn 3 m.

c Chỉ áp dụng cho cổng có giao diện với đường dây dài (xem 3.6); Không áp dụng cho các cổng đầu vào được thiết kế để kết nối với pin/acquy hoặc pin/acquy nạp lại được mà phải tháo ra hoặc ngắt kết nối khỏi thiết bị để nạp.

d Không áp dụng cho các cổng đầu vào được thiết kế để kết nối với pin/acquy hoặc pin/acquy nạp lại được mà pin/acquy này phải tháo ra hoặc ngắt kết nối khỏi thiết bị để nạp.

e Thiết bị có cổng nguồn đầu vào điện một chiều được thiết kế để sử dụng với bộ phối hợp nguồn xoay chiều-một chiều chuyên dụng phải được thử nghiệm trên đầu vào điện xoay chiều của bộ phối hợp nguồn xoay chiều-một chiều mà nhà chế tạo quy định (xem mức thử nghiệm của Bảng 4). Trong trường hợp không quy định bộ phối hợp thì phải thực hiện thử nghiệm trên cổng nguồn một chiều bằng cách sử dụng mức thử nghiệm của Bảng 4. Trong trường hợp quy định bộ phối hợp thì chỉ áp dụng thử nghiệm cho cổng nguồn đầu vào điện một chiều khi được thiết kế để nối cố định với cáp có chiều dài lớn hơn 3 m.

f Thiết bị có cổng nguồn đầu vào điện một chiều được thiết kế để sử dụng với bộ phối hợp xoay chiều-một chiều, phải được thử nghiệm trên đầu vào nguồn xoay chiều của bộ phối hợp nguồn xoay chiều-một chiều được quy định bởi nhà chế tạo hoặc trong trường hợp không quy định bộ phối hợp thì phải thực hiện thử nghiệm trên cổng nguồn một chiều bằng cách sử dụng mức thử của bảng này.

g Đối với điện áp nguồn trong trường hợp không có sẵn thiết bị thử nghiệm (ví dụ như CDN) thì không yêu cầu thử nghiệm này.

h Thử nghiệm có thể được thực hiện tại một hoặc cả hai tần số lặp. Việc sử dụng tần số lặp 5 kHz là truyền thống; tuy nhiên 100 kHz thì gần với thực tế hơn.

Bảng 4 – Yêu cầu miễn nhiễm – Cổng nguồn đầu vào và đầu ra điện xoay chiều

  Hiện tượng môi trường Quy định kỹ thuật thử nghiệm Đơn v Tiêu chun cơ bản Ghi chú Tiêu chí tính năng
4.1 Phương thức chung tần số radio 0,15 đến 80 MHz IEC 61000-4-6 Mức thử nghiệm được quy định là giá trị hiệu dụng của sóng mang không điều chế.a A
3 V
80 % AM (1kHz)
4.2 Sụt áp 0 điện áp dư % IEC 61000-4-11

IEC 61000-4-34

Dịch chuyển điện áp tại điểm cắt qua “không”. b,e B c
0,5 chu kỳ
0 điện áp dư % Bc
1 chu kỳ
70 điện áp dư % C
25/30 tại 50/60 Hz chu kỳ
4.3 Gián đoạn điện áp 0 điện áp dư % IEC 61000-4-11

IEC 61000-4-34

Chuyển điện áp tại giao điểm cắt qua “không”.b,e C
250/300 tại 50/60 Hz chu kỳ
4.4 Đột biến pha-đất

pha -pha

1,2/50 (8/20) Tr/Td μs IEC 61000-4-5 Xem Điều 5, dòng 3 của tiêu chuẩn này. d B
±2

 

kV (điện áp thử nghiệm hở mạch)
± 1 kV (điện áp thử nghiệm hở mạch)
4.5 Quá độ nhanh ±1 kV (điện áp thử IEC 61000-4-4 f B
5/50 nghiệm hở mạch) tr/tw ns
5 hoặc 100 Tần số lặp kHz
a Mức thử cũng có thể được xác định bằng dòng điện tương đương đi vào một tải 150 Ω.

b Chỉ áp dụng cho cổng đầu vào.

c Đối với bộ chuyển đổi điện tử công suất, cho phép sự hoạt động của cơ cấu bảo vệ (ví dụ như bảo vệ điện áp dưới) và tiêu chí tính năng C.

d Đối với điện áp nguồn mà trong đó thiết bị thử nghiệm không có sẵn trên thị trường (ví dụ như CDN) thì không yêu cầu thử nghiệm.

e Thử nghiệm phải được thực hiện tại tần số tương ứng với tần số cấp nguồn. Thiết bị được thiết kế để sử dụng trong vùng mà chỉ có một trong số các tần số được áp dụng, cần được thử nghiệm tại duy nhất tần số cụ thể này.

f Thử nghiệm có thể được thực hiện tại một hoặc cả hai tần số lặp. Việc sử dụng tần số lặp 5 kHz là truyền thống; tuy nhiên, 100 kHz gần với thực tế hơn.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Hướng dẫn đối với ban kỹ thuật liên quan

Theo tiêu chuẩn miễn nhiễm chung IEC Guide 107 quy định một tập hợp các yêu cầu, quy trình thử nghiệm và tiêu chí tính năng tổng quát áp dụng cho sản phẩm hoặc hệ thống như vậy, được thiết kế để làm việc tại vị trí có môi trường điện tử tương ứng. Phần quy định của tiêu chuẩn này đưa ra một tập hợp các yêu cầu miễn nhiễm tối thiểu đối với thiết bị hoạt động tại các khu vực trong môi trường dân cư, thương mại và công nghiệp nhẹ.

Tuy nhiên, các hiện tượng điện từ có nhiều khả năng xảy ra hoặc tăng trong tương lai có thể phù hợp đối với một số sản phẩm hoặc họ sản phẩm hoặc các trường hợp can nhiễu. Ban kỹ thuật về Tương thích điện từ cần đưa ra lời khuyên và hỗ trợ cho các ban kỹ thuật liên quan trong việc thiết lập mức miễn nhiễm tương ứng.

Mục đích của phụ lục này là để chỉ ra các thử nghiệm có thể phù hợp đối với các tình huống trong tương lai hoặc đối với một số sản phẩm hoặc họ sản phẩm. Ban kỹ thuật liên quan được yêu cầu xem xét các thử nghiệm đó và mức thử nghiệm được cho trong Bảng A.1. Vì các thử nghiệm này không được tham chiếu chính thức trong tiêu chuẩn này nên chúng không cần thiết để chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này.

Bảng A.1 – Thử nghiệm miễn nhiễm và mức thử nghiệm cần được xem xét trong tương lai hoặc đối với họ sản phẩm cụ thể

Hiện tượng điện từ Tiêu chuẩn cơ bản Mức thử nghiệm theo tiêu chuẩn cơ bản Ghi chú
Sóng dạng vòng tròn IEC 61000-4-12 2 Xem xét đối với thiết bị có nhiều khả năng tiếp xúc với quá độ dao động, cảm ứng trong cáp hạ áp do hoạt động đóng cắt của mạng lưới điện và tải phản kháng, sự cố và đánh thủng cách điện của mạch điện cấp nguồn hoặc sét.
Sóng hài/sóng hài trung gian/truyền tín hiệu IEC 61000-4-13 2 Xem xét đối với thiết bị có cơ cấu điều khiển pha hoặc kỹ thuật phát hiện điềm cắt qua “không”.
Nhiễu dẫn phương thức chung thấp hơn 150 kHz IEC 61000-4-16 2 Xem xét đối với thiết bị có nhiều khả năng nhiễm nhiễu (ví dụ như trong trường hợp của cáp dài) cụ thể được phát ra bởi:

– hệ thống phân phối điện với tần số cơ bản, sóng hài và sóng hài trung gian đáng kể

– Thiết bị điện tử công suất (ví dụ như bộ chuyển đổi điện) có thể đưa nhiễu vào ruột dẫn nối đất và hệ thống nối đất (thông qua điện dung ký sinh hoặc bộ lọc), hoặc tạo ra nhiễu trong đường dây tín hiệu và điều khiển bằng cảm ứng.

Sóng dao động tắt dần chậm IEC 61000-4-18 2 Xem xét đối với thiết bị trong khu vực công nghiệp có quá độ dao động lặp lại được tạo ra bởi quá độ đóng cắt và việc đưa dòng điện xung vào hệ thống điện (mạng lưới và thiết bị điện).
Nhiễu dẫn phương thức vi sai thấp hơn 150 kHz IEC 61000-4-19 3 Xem xét đối với thiết bị nhạy cảm với nhiễu nguồn điện xoay chiều trong dải tần số từ 2 kHz đến 150 kHz, được tạo ra ví dụ như bởi hệ thống viễn thông qua đường dây điện (PLC) hoặc thiết bị điện từ công suất.
Sụt áp, gián đoạn ngắn và thay đổi điện áp trên cổng nguồn đầu vào điện một chiều IEC 61000-4-29 2 Xem xét đối với thiết bị nhạy cảm với các hiện tượng này.
Nhiễu băng thông rộng IEC 61000-4-31   Xem xét đối với thiết bị nhạy cảm với nhiễu nguồn điện xoay chiều trong dải tần lớn hơn 150 kHz, được sinh ra bởi ví dụ như hệ thống viễn thông băng thông rộng hoạt động trên lưới điện.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] IEC TR 61000-1-6, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 1-6: General – Guide to the assessment of measurement uncertainty

[2] IEC TR 61000-2-5:2011, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 2-5: Environment – Description and classification of electromagnetic environments

[3] IEC 61000-4-1, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-1: Testing and measurement techniques – Overview of IEC 61000-4 series

[4] IEC 61000-4-12, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-12: Testing and measurement techniques – Ring wave immunity test

[5] IEC 61000-4-13, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-13: Testing and measurement techniques – Harmonics and interharmonics including mains signalling at a.c. power port, low frequency immunity tests

[6] IEC 61000-4-16, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-16: Testing and measurement techniques – Test for immunity to conducted, common mode disturbances in the frequency range 0 Hz to 150 kHz

[7] IEC 61000-4-18, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-18: Testing and measurement techniques – Damped oscillatory wave immunity test

[8] IEC 61000-4-19, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-19: Testing and measurement techniques – Test for immunity to conducted, differential mode disturbances and signalling in the frequency range 2 kHz to 150 kHz at a.c. power ports

[9] I EC 61000-4-29, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-29: Testing and measurement techniques – Voltage dips, short interruptions and voltage variations on d.c. input power port immunity tests

[10] IEC 61000-4-31, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-31: Testing and measurement techniques -AC mains ports broadband conducted disturbance immunity test

[11] IEC Guide 107, Electromagnetic compatibility – Guide to the drafting of electromagnetic compatibility publications

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Tiêu chí tính năng

5  Điều kiện thử nghiệm

6  Tài liệu sản phẩm

7  Khả năng áp dụng

8  Độ không đảm bảo đo

9  Yêu cầu thử nghiệm miễn nhiễm

Phụ lục A (tham khảo) – Hướng dẫn đối với ban kỹ thuật liên quan

Thư mục tài liệu tham khảo

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7909-6-1:2019 (IEC 61000-6-1:2016) VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ (EMC) – PHẦN 6-1: TIÊU CHUẨN ĐẶC TRƯNG – TIÊU CHUẨN MIỄN NHIỄM ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG DÂN CƯ, THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP NHẸ
Số, ký hiệu văn bản TCVN7909-6-1:2019 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giao dịch điện tử
Ngày ban hành 01/01/2019
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản