TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7921-1:2008 (IEC 60721-1: 2002) VỀ PHÂN LOẠI ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG – PHẦN 1: THAM SỐ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘ KHẮC NGHIỆT

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7921-1 : 2008

PHÂN LOẠI ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG – PHẦN 1: THAM SỐ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘ KHẮC NGHIỆT

Classification of environmental conditions – Part 1: Environmental parameters and their severities

Lời nói đầu

TCVN 7921-1: 2008 thay thế TCVN 1443: 1982;

TCVN 7921-1: 2008 hoàn toàn tương đương với IEC 60721-1: 2002 (IEC 60721-1: 1990, sửa đổi 1: 1992 và sửa đổi 2: 1995);

TCVN 7921-1: 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E3 Thiết bị điện tử dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

TCVN 7921-1: 2008 là một phần của bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7921.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 7921 (IEC 60721), Phân loại điều kiện môi trường, gồm các phần sau:

TCVN 7921-1: 2008 (IEC 60721-1: 2002), Phần 1: Tham số môi trường và độ khắc nghiệt

TCVN 7921-2-1: 2008 (IEC 60721-2-1: 2002), Phần 2-1: Điều kiện môi trường xuất hiện trong tự nhiên – Nhiệt độ và độ ẩm

TCVN 7921-3-0: 2008 (IEC 60721-3-0: 2002), Phần 3-0: Phân loại theo nhóm các tham số môi trường và độ khắc nghiệt – Giới thiệu

TCVN 7921-3-1: 2008 (IEC 60721-3-1: 1997), Phần 3-1: Phân loại theo nhóm các tham số môi trường và độ khắc nghiệt – Bảo quản

TCVN 7921-3-2: 2008 (IEC 60721-3-2: 1997), Phần 3-2: Phân loại theo nhóm các tham số môi trường và độ khắc nghiệt – Vận chuyển

 

PHÂN LOẠI ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG –

PHẦN 1: THAM SỐ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘ KHẮC NGHIỆT

Classification of environmental conditions – Part 1: Environmental parameters and their severities

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này liệt kê các tham số môi trường và một số độ khắc nghiệt trong phạm vi các điều kiện mà sản phẩm kỹ thuật điện gặp phải khi được vận chuyển, bảo quản, lắp đặt và sử dụng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn. Đối với tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố, thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7079-0 : 2002 (IEC 60079-0: 1983), Thiết bị điện dùng trong môi trường khí nổ – Phần 0: Yêu cầu chung

TCVN 7699-2-27 : 2007 (IEC 60068-2-27 : 1987), Thử nghiệm môi trường – Phần 2: Các thử nghiệm – Thử nghiệm Ea và hướng dẫn: Xóc

IEC 60721-2-2 : 1988, Classification of environmental conditions – Part 2: Environmental conditions appearing in nature – Precipitation and wind (Phân loại các điều kiện môi trường – Phần 3: Các điều kiện môi trường trong tự nhiên – Giáng thủy và gió)

IEC 60721-3-6 : 1987, Classification of environmental conditions – Part 3: Classification of groups of environmental parameters and theirs severities – Ship environments (Phân loại điều kiện môi trường – Phần 3: Phân loại các nhóm tham số môi trường và độ khắc nghiệt – Môi trường trên phương tiện đường thủy)

ISO 2041 : 1975, Vibration and shock – Vocabulary (Rung và xóc – Từ vựng)

3. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau đây:

3.1. Điều kiện môi trường (environmental condition)

Điều kiện vật lý, hóa học hoặc sinh học ở xung quanh mà một sản phẩm phải chịu trong thời gian nhất định.

CHÚ THÍCH: Nhìn chung, điều kiện môi trường bao gồm điều kiện xuất hiện trong tự nhiên và điều kiện phát sinh từ bản thân sản phẩm hoặc từ các nguồn bên ngoài.

3.2. Yếu tố môi trường (environmental factor)

Ảnh hưởng vật lý, hóa học hoặc sinh học mà riêng nó hoặc kết hợp với các ảnh hưởng khác (ví dụ nhiệt, rung) tạo thành điều kiện môi trường.

3.3. Tham số môi trường (environmental paremeter)

Một hoặc nhiều đặc tính vật lý, hóa học hoặc sinh học dùng để đặc trưng cho yếu tố môi trường (ví dụ: nhiệt độ, gia tốc).

VÍ DỤ: Yếu tố môi trường về rung được đặc trưng bởi các tham số như: kiểu rung (hình sin, ngẫu nhiên), gia tốc và tần số

3.4. Độ khắc nghiệt của tham số môi trường (severity of environmental parameter)

Giá trị của từng đại lượng, đặc trưng cho tham số môi trường.

VÍ DỤ: Độ khắc nghiệt của rung hình sin được xác định bởi giá trị của gia tốc (tính bằng m/s2) và tần số (tính bằng Hz).

3.5. Ứng dụng, ứng dụng của sản phẩm (application, product application)

Một điều kiện hoặc một tình trạng được một sản phẩm đáp ứng.

VÍ DỤ về các ứng dụng – Văn phòng làm việc, xưởng thép, chuyên chở trên mặt đất. Các ứng dụng không liên quan đến loại của sản phẩm (ví dụ: máy tính).

3.6. Nhóm tham số môi trường và độ khắc nghiệt (group of environmental parameters and theirs severities)

Tập hợp các điều kiện môi trường đặc trưng cho việc sử dụng hoặc mục đích sử dụng cụ thể.

4. Yếu tố và tham số môi trường

4.1. Yêu cầu chung

Các điều kiện môi trường thực tế mà một sản phẩm phải chịu thường phức tạp và bao gồm một số yếu tố môi trường và tham số tương ứng. Khi xác định các điều kiện môi trường đối với ứng dụng cụ thể của một sản phẩm, cần phải:

– liệt kê yếu tố môi trường liên quan;

– lựa chọn độ khắc nghiệt thích hợp cho mỗi tham số.

Các ảnh hưởng môi trường lên sản phẩm trong một ứng dụng nhất định là kết quả của:

– điều kiện môi trường xung quanh, thường là không khí hoặc nước (trong một số trường hợp nhất định, còn là đất);

– điều kiện của kết cấu sản phẩm được nối vào;

– ảnh hưởng từ các nguồn hoặc các hoạt động từ bên ngoài.

Do đó, khi lựa chọn yếu tố và tham số môi trường đối với một ứng dụng cụ thể của sản phẩm, cần phải kiểm tra các điều kiện và ảnh hưởng này đối với các yếu tố môi trường xuất hiện đơn lẻ, kết hợp và theo trình tự đúng như chúng xảy ra.

Trong chừng mực nhất định, các thuật ngữ về yếu tố môi trường và các tham số nhìn chung tương ứng với các thuật ngữ trong TCVN 7699 (IEC 60068).

4.2. Bản liệt kê các yếu tố và tham số môi trường đơn lẻ và độ khắc nghiệt

Bản liệt kê các yếu tố và tham số môi trường cho trong Bảng 1 được sử dụng để:

– làm danh mục kiểm tra nhằm đảm bảo rằng các yếu tố và tham số liên quan đã được xem xét;

– đạt được sự đồng nhất trong mô tả môi trường.

Độ khắc nghiệt có liên quan đến từng tham số được đưa ra trong Bảng 1 phải được sử dụng cho mục đích tiêu chuẩn hóa. Độ khắc nghiệt này được giới hạn ở độ khắc nghiệt của điều kiện môi trường mà một sản phẩm có thể phải chịu.

Độ khắc nghiệt không bao hàm độ khắc nghiệt của các ứng suất tạo ra trong sản phẩm. Ví dụ, độ khắc nghiệt bao hàm nhiệt độ của môi trường xung quanh (ví dụ: không khí, nước, đất, hơi nước, nước đá, dầu, v.v…) và nhiệt độ của kết cấu mà sản phẩm được nối vào nhưng không bao hàm nhiệt độ của các điểm nóng trong bản thân sản phẩm.

Độ khắc nghiệt có liên quan chủ yếu tới các điều kiện môi trường giới hạn, và không bao gồm các điều kiện dùng cho phép đo chuẩn, hiệu chuẩn, v.v…

4.3. Các yếu tố môi trường kết hợp

Một sản phẩm phải chịu đồng thời một số yếu tố môi trường với các tham số tương ứng. Ảnh hưởng của sự kết hợp các yếu tố môi trường là đặc biệt quan trọng khi việc đặt vào môi trường kết hợp gây ảnh hưởng khác biệt so với việc đặt vào các yếu tố môi trường kế tiếp.

Khi lựa chọn yếu tố môi trường đối với một ứng dụng cụ thể của sản phẩm, việc kiểm tra các yếu tố môi trường cần tính đến sự kết hợp của các yếu tố này.

4.4. Trình tự yếu tố môi trường

Các ảnh hưởng nhất định của việc đặt một sản phẩm vào các điều kiện môi trường là kết quả trực tiếp của việc đặt nó vào hai hoặc nhiều yếu tố hoặc tham số theo một trình tự thuận. Hai ví dụ quan trọng là:

– sốc nhiệt,

sốc nhiệt có thể là kết quả của việc đặt sản phẩm vào điều kiện nhiệt độ cao ngay sau khi nó được đặt vào điều kiện nhiệt độ thấp hoặc ngược lại, hoặc do sản phẩm phải chịu nước (mưa, nước phun, sóng biển, ngâm trong nước) ngay sau khi chịu điều kiện nhiệt độ cao;

– hình thành nước đá,

hình thành nước đá có thể do sản phẩm bị đặt vào điều kiện nhiệt độ thấp hơn điểm đóng băng ngay trước hoặc sau khi sản phẩm phải chịu hơi ẩm, mưa hoặc nước từ các nguồn không phải nước mưa.

Khuyến cáo rằng các khả năng này cần được tính đến khi xác định các điều kiện môi trường mà một sản phẩm nào đó sẽ phải chịu.

Bảng 1*

Hạng mục số

Yếu tố môi trường

Tham số môi trường và đơn vị

Độ khắc nghiệt (xem chú thích 1)

Mã điều kiện (xem chú thích 2)

Ghi chú

A

W

S

E

1. Điều kiện khí hậu

 
1.1. Lạnh và nóng

 

1.1.1

Nhiệt độ, °C

– 80

– 65

– 50 +

– 40

– 33 +

– 25

– 20

– 15

– 5

x

x

x

+ Độ khắc nghiệt được lấy từ biểu đồ khí hậu liên quan đến kiểu khí hậu ngoài trời cụ thể.

 

Điểm đóng băng của nước

 

 

+5

+10

+15

+20

+25

+30

+35+

+40

+45

+50

+55

+60

+70

+85

+100

+125

+155

+200

Độ khắc nghiệt này chỉ liên quan đến nước, không liên quan đến không khí hoặc kết cấu.

(xem IEC 60721-3-6)

1.1.2

Tốc độ thay đổi nhiệt độ, °C/min

0,1

0,5

1

3

5

10

x

x

x

Như đã đề cập trong 4.4, sản phẩm có thể phải chịu sốc nhiệt khi nó được chuyển từ môi trường này sang môi trường khác (ví dụ: từ ngoài trời vào trong nhà) hoặc khi nó phải chịu môi trường có nhiệt độ khác với nhiệt độ của sản phẩm (ví dụ khi phải chịu nước mưa, nước phun vào). Khi đó các tham số xác định độ khắc nghiệt của sốc nhiệt phải được chọn từ bản liệt kê nhiệt độ (nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước), theo tham số môi trường đơn lẻ hoặc kết hợp với sự dịch chuyển môi trường xung quanh.

Tốc độ thay đổi nhiệt độ, °C/s

1

5

1.2. Độ ẩm

1.2.1

Độ ẩm tương đối, %

4

5

10

15

20

50

75

85

95

100

x

Ảnh hưởng của độ ẩm lên một sản phẩm thường là ảnh hưởng của sự kết hợp tham số độ ẩm tương đối và các tham số môi trường khác, chủ yếu là nhiệt độ và sự thay đổi nhiệt độ

1.2.2

Độ ẩm tuyệt đối, g/m3 (hàm lượng nước)

0,003

0,02

0,03

0,1

0,26

0,5

0,9

1

2

4

15

22

25

29

35

36

48

60

62

78

80

x

Độ khắc nghiệt được lấy từ biểu đồ khí hậu liên quan đến kiểu khí hậu ngoài trời cụ thể.
1.3. Áp suất

1.3.1

Áp suất không khí, kPa

20

30

53

70

84

106

130

x

 

1.3.2

Áp suất nước, kPa

200

500

1 000

5 000

30 000

x

 

1.3.3

Tốc độ thay đổi áp suất, kPa/s

0,1

1

x

x

 
1.4. Sự chuyển động của môi trường xung quanh, kể cả chuyển động tương đối của sản phẩm với môi trường xung quanh

1.4.1

Vận tốc, m/s

0,5

1

5

10

20

30

50

x

x

 
1.5. Giáng thủy

1.5.1

Mưa

Cường độ, mm/min

 

0,3

1

2

3

6

15

x

Cường độ này phải được lấy theo lượng nước đập vào bề mặt nằm ngang trong một đơn vị thời gian. Lượng nước này có thể coi là ít hơn so với lượng nước đập vào bề mặt vuông góc với hướng mưa

1.5.2

Tuyết, rơi tạt

Cường độ, kg (m2.s)-1

 

0,3

1

3

x

Độ khắc nghiệt 3 kg (m2.s)-1 chỉ áp dụng cho điều kiện sát mặt đất. Xem IEC 60721-2-2.

Đối với các tải do tuyết hoặc băng, xem yếu tố “tải tĩnh”, hạng mục 6.7

1.5.3

Mưa đá

Năng lượng va đập, J

 

1

40

150

x

Đối với đường kính hạt mưa đá, xem IEC 60721-2-2
1.6. Bức xạ

1.6.1

Bức xạ mặt trời

Cường độ, W/m2

 

300

500

700

1 000

1 120

x

Ở đây chỉ xem xét ảnh hưởng gia nhiệt của bức xạ mặt trời. Bức xạ của chiều dài bước sóng trong dải cực tím có thể có ảnh hưởng đến một số sản phẩm theo cách khác.

1.6.2

Bức xạ nhiệt

Cường độ, W/m2

600

1 200

x

Không kể từ mặt trời

1.6.3

Bức xạ ion hóa

Cường độ

x

Hiện tại chưa có quy định về độ khắc nghiệt
1.7. Nước từ nguồn không phải nước mưa

1.7.1

Nước nhỏ giọt

Cường độ

x

Hiện tại chưa có quy định về độ khắc nghiệt

1.7.2

Bắn tóe, phun nước thành tia, phun nước thành dòng và sóng

x

 

Tốc độ dòng nước, m/s

0,3

1

3

10

30

 

1.7.3

Ngâm hoặc chìm trong nước

Độ sâu của nước, m

x

Hiện tại chưa có quy định về độ khắc nghiệt
1.8. Độ ẩm

x

Độ ẩm của tường và các bề mặt khác

Hiện tại chưa có quy định về tham số hoặc độ khắc nghiệt

1.9. Sự ngưng tụ

x

x

Hiện tại chưa có quy định về tham số hoặc độ khắc nghiệt
1.10. Sự hình thành nước đá và sương muối

 

1.10.1

Cường độ, mm/h

3

10

30

x

x

 
2. Điều kiện sinh học

 

2.1

Hệ thực vật

x

x

Có nấm, mốc, v.v…

Hiện tại chưa có quy định về tham số hoặc độ khắc nghiệt

2.2

Hệ động vật

x

x

Có các loài gặm nhấm hoặc các động vật khác, loại trừ hoặc bao gồm loài mối.

Hiện tại chưa có quy định về tham số hoặc độ khắc nghiệt

3. Hoạt động hóa học

(xem chú thích 3)

Đối với khí và hơi nổ, xem IEC 60079-0

3.1

Muối biển

Nồng độ,      g/m3

kg/m3

0,3

1

30

40

x

x

 

3.2

Muối rải đường

Nồng độ,      g/m3

kg/m3

x

x

Hiện tại chưa có quy định về độ khắc nghiệt

3.3

Sunfua đioxit

Nồng độ, mg/m3

0,01

0,03

0,1

0,3

1

3

5

10

13

30

40

100

300

x

 

3.4

Hyđrô sunfua

Nồng độ, mg/m3

0,0015

0,003

0,01

0,03

0,1

0,3

0,5

1

3

10

14

30

70

100

x

 

3.5

Nitơ oxit

Nồng độ, mg/m3

0,01

0,03

0,1

0,3

0,5

1

3

9

10

20

30

100

x

Biểu thị bằng giá trị quy đổi về nitơ đioxit

3.6

Ozon

Nồng độ, g/m3

0,004

0,01

0,03

0,05

0,1

0,2

0,3

1

2

3

10

30

x

 

3.7

Amoniac

Nồng độ, mg/m3

0,3

1

3

10

35

175

x

 

3.8

Clo

Nồng độ, mg/m3

0,001

0,01

0,1

0,3

0,6

1

3

x

 

3.9

Hydro clorua

Nồng độ, mg/m3

0,001

0,01

0,1

0,5

1

5

x

 

3.10

Hydro florua

Nồng độ, mg/m3

0,001

0,003

0,01

0,03

0,1

2

x

 

3.11

Hydrocacbon hữu cơ

Nồng độ, mg/m3

x

Hiện tại chưa có quy định về độ khắc nghiệt
4. Chất có tác động cơ học

4.1

Cát (kể cả mạt sạn)

khối lượng trên đơn vị thể tích, g/m3

0,01

0,03

0,1

0,3

1

3

4

10

x

Ngoài khối lượng trên đơn vị thể tích, sự phân bố kích thước hạt rất quan trọng. Để hoàn thành bản liệt kê liên quan tới vấn đề này, hiện tại chưa có quy định về tham số hoặc độ khắc nghiệt.

4.2

Bụi

x

Bao gồm các loại bụi khác nhau. Hiện tại không đòi hỏi phân loại chúng. Trong một số trường hợp, bụi hữu cơ (ví dụ: các sợi vải) có thể cháy khi tích tụ trên các sản phẩm tản nhiệt. Khi đó các sản phẩm cháy có thể là quan trọng.

4.2.1

Bụi lơ lửng

Khối lượng trên đơn vị thể tích, mg/m3

0,01

0,2

0,4

4

5

15

20

x

 

4.2.2

Bụi lắng

Tốc độ lắng đọng mg/(m2.h)

0,4

1

1,5

3

10

15

20

30

40

80

x

 

4.3

Bùn

Nồng độ, kg/m3

x

Hiện tại chưa có quy định về độ khắc nghiệt

4.4

Muội

Tốc độ bám muội

x

Hiện tại chưa có quy định về độ khắc nghiệt
5. Chất lỏng gây nhiễm bẩn

5.1

Dầu động cơ

x

Hiện tại chưa có quy định về tham số hoặc độ khắc nghiệt. Bản liệt kê này là chưa đầy đủ. Các chất lỏng được liệt kê từ hạng mục 5.1 đến 5.9 có thể có các đặc tính khác nhau

5.2

Dầu hộp số

x

5.3

Dầu thủy lực

x

5.4

Dầu máy biến áp

x

5.5

Dầu phanh

x

5.6

Chất lỏng làm mát

x

5.7

Mỡ

x

5.8

Nhiên liệu

x

5.9

Chất điện phân của acqui

x

6. Điều kiện cơ học
6.1. Rung

 

6.1.1

Rung tĩnh hình sin

Phổ loại A:

xê dịch đỉnh ŝ, mm

gia tốc đỉnh â, m/s2

fc » 9 Hz

2 Hz < f < 200 Hz

ŝ

0,3

0,7

1,5

3,5

7,5

10

15

â

1

2

5

10

20

30

50

x

x

“Phổ ở hạng mục 6.1.1, xem chú thích 4 và Hình 1.

Tần số giao nhau fc là tần số mà ở đó phổ thay đổi từ biên độ xê dịch không đổi đến gia tốc đỉnh không đổi hoặc sang giá trị khác của gia tốc đỉnh.

Phổ loại B:

xê dịch đỉnh ŝ, mm

gia tốc đỉnh, â, m/s2

fc » 6 Hz

10 Hz < f < 500 Hz

ŝ

0,15

0,35

0,75

1

â

20

50

100

150

 
Phổ loại C:

xê dịch đỉnh ŝ, mm

gia tốc đỉnh, â1, m/s2

gia tốc đỉnh â2, m/s2

fc » 9 Hz, fc2 = 200 Hz,

2 Hz < f < 500 Hz

ŝ

3,2

7,5

â1

10

20

â2

15

40

 
Phổ loại D:

xê dịch đỉnh 1,5 mm

gia tốc đỉnh, â, m/s2

tần số giao nhau, fc, Hz

2 Hz < f < 200 Hz

D1

D2

D3

ŝ

10

20

50

fc

13

18

28

 

6.1.2

Rung tĩnh, ngẫu nhiên

Phổ loại G:

ASD1 dưới 200 Hz

(m/s2)2/Hz

ASD2 dưới 200 Hz

(m/s2)2/Hz

2 Hz < f < 2 000 Hz

ASD1

0,3

1

3

10

300

ASD2

0,1

0,3

1

3

10

x

x

ASD: Mật độ phổ gia tốc

“Phổ” trong hạng mục 6.1.2, xem chú thích 5 và Hình 2

Phổ loại H:

ASD (m/s2)2/Hz

2 Hz < f < 2 000 Hz

ASD

0,3

1

3

10

30

6.1.3

Rung không tĩnh tại, kể cả xóc

x

x

 
Phổ loại L:

gia tốc đỉnh â, m/s2

40

70

 

“Phổ” trong hạng mục 6.1.3 là phổ đáp tuyến xóc, xem chú thích 6 và Hình 3

Phổ loại I:

gia tốc đỉnh â, m/s2

50

100

150

300

500

1 000

Phổ loại II:

gia tốc đỉnh â, m/s2

100

250

300

1 000

Phổ loại III:

gia tốc đỉnh â, m/s2

500

1 500

3 000

5 000

10 000

6.2

Rơi tự do

Độ cao rơi, m

0,025

0,05

0,1

0,25

0,5

1

1,2

1,5

2,5

5

10

x

Ảnh hưởng của rơi tự do cũng phụ thuộc vào loại bề mặt mà sản phẩm rơi xuống.

Độ khắc nghiệt phụ thuộc vào khối lượng

6.3

Va đập do vật thể bên ngoài

Năng lượng va đập, J

0,2

0,5

1

2

5

10

20

x

 

6.4

Chuyển động góc mang tính động

Góc/tần số, ± °/Hz

4/0,05

5/0,167

10/0,167

10/0,2

22,5/0,14

25/0,167

35/0,125

45/0,167

x

Lắc lư, chúc xuống và đảo

6.5

Sai lệch góc, tĩnh

Góc, °C

10

15

x

Nghiêng và theo chiều

6.6

Gia tốc không đổi

Gia tốc, m/s2

5

6

10

20

50

100

200

500

1 000

x

 

6.7

Tải tĩnh

Áp suất tải, kPa

0,1

0,3

1

3

5

10

30

100

 

6.8

Lật

x

x

Hiện tại chưa có quy định về tham số hoặc độ khắc nghiệt
7. Nhiễu điện và nhiễu điện từ

Nhiễu bức xạ, hạng mục 7.1 và 7.2

Nhiễu dẫn, hạng mục từ 7.3 đến 7.7

7.1

Trường từ

 

7.1.1

Cường độ trường A/m

0,015

0,05

0,15

0,5

1

3

10

30

100

x

 

(hài của hệ thống điện, dải tần số từ 0,1 kHz đến 3 kHz đối với hài bậc n)

3/n

10/n

30/n

100/n

 

7.2

Trường điện

 

7.2.1

Cường độ trường V/m

0,3

1

3

10

30

60

100

140

200

300

600

x

 

kV/m

1

3

10

20

 

7.2.2

Tốc độ thay đổi của trường V/(m.ns) (nhiễu xung)

3

10

30

100

250

300

500

1 000

2 000

3 000

10 000

x

 

7.3

Hài

Hệ số méo hài tổng % của điện áp cơ bản

8

10

x

 

7.4

Điện áp tín hiệu

 

7.4.1

Biên độ (r.m.s) % của Un

0,6

1,3

5

x

Un = Điện áp danh nghĩa

mV

0,6

2

 

7.5

Sự biến đổi điện áp và tần số

 

7.5.1

Biến động điện áp

Biên độ % của Un

3

10

x

Un = Điện áp danh nghĩa

7.5.2

Sụt áp/gián đoạn

Sụt áp (10 % đến 99 % Un)

Thời gian s

 

Gián đoạn (100 % của Un)

Thời gian s

0,8

3

0,6

60

x

x

Un = Điện áp danh nghĩa

7.5.3

Mất cân bằng điện áp

Uneg/Upos %

2

3

x

 

7.5.4

Biến đổi tần số

% của fn

2

x

fn = tần số danh nghĩa

7.6

Điện áp cảm ứng

 

7.6.1

Biên độ  V

0,5

0,1

0,15

0,3

0,5

1

3

10

20

30

100

300

1 000

3 000

x

 

7.7

Quá độ

 

7.7.1

Thời gian tăng ns

0,3

5

10

50

100

500

x

 

ms

1

1,5

10

100

 

7.7.2

Khoảng thời gian ns

2

15

50

x

 

ms

5

20

50

 

ms

1

3

 

7.7.3

Biên độ, đỉnh kV

0,5

1

1,5

2

4

6

8

x

 

7.7.4

Tốc độ thay đổi dòng điện A/ns

10

25

40

80

100

x

 

Các chú thích trong Bảng 1

CHÚ THÍCH 1: Độ khắc nghiệt bằng chữ in nghiêng không được áp dụng trong TCVN 7921-3 (IEC 60721-3)

CHÚ THÍCH 2:

A – Điều kiện môi trường xung quanh, không khí;

W – Điều kiện môi trường xung quanh, nước;

S – Điều kiện kết cấu mà sản phẩm để nối đến;

E – Điều kiện do ảnh hưởng từ nguồn bên ngoài

CHÚ THÍCH 3: Nhiệt độ của các chất trong không khí được tính bằng miligam trên mét khối. Không sử dụng các giá trị tính bằng một phần triệu (ppm) nữa.

CHÚ THÍCH 4: Rung tĩnh, hình sin

Rung được đặc trưng bởi chuyển động mang tính dao động (độ xê dịch, vận tải hoặc gia tốc là hàm của thời gian). Rung theo chu kỳ có thể được đặc trưng bởi phổ vạch ứng với biên độ của mỗi thành phần tần số. Việc phân loại nêu ở đây dựa trên cơ sở khái quát mà mỗi thành phần tần số có thể xuất hiện trong một dải tần nhất định.

Trong dải tần số thấp, thường xuất hiện gia tốc rất nhỏ, trong khi đó độ xê dịch có thể lại khá lớn. Trong dải tần số cao, lại xuất hiện gia tốc lớn hơn còn độ xê dịch là khá nhỏ. Sử dụng phổ mẫu có độ xê dịch không đổi trong dải tần số thấp và gia tốc không đổi trong dải tần số cao. Tần số giao nhau được chọn như Hình 1, sao cho phổ mẫu A và C tính đến trường hợp rung bị chi phối bởi thành phần tần số thấp, và phổ mẫu B và D bao trùm thành phần tần số trung bình và tần số cao.

Hình 1- Phổ mẫu ứng với dao động hình sin

CHÚ THÍCH 5: Rung tĩnh, ngẫu nhiên

Rung không theo chu kỳ (ngẫu nhiên) có thể đặc trưng bởi phổ tần số liên tục. Trong rung ngẫu nhiên, khó có thể xác định được biên độ gia tốc là hàm của tần số. Thay vào đó nó được đặc trưng bởi lượng năng lượng trong mỗi dải tần số. Để đạt được đại lượng lượng độc lập với độ rộng dải tần số, mật độ phổ gia tốc (ASD) được đưa ra là hàm của tần số, xác định bằng:

Trong đó arms, Df là giá trị hiệu dụng của gia tốc trong dải tần số Df.

Sử dụng hai phổ mẫu cho dưới dạng mật độ phổ gia tốc là hàm của tần số, một phổ thiên về thành phần tần số thấp, phổ còn lại thiên về năng lượng rung được phân bố đồng đều hơn, như thể hiện trên Hình 2.

Hình 2 – Phổ mẫu ứng với rung ngẫu nhiên

CHÚ THÍCH 6: Rung không tĩnh tại, kể cả xóc

Đối với rung không tĩnh tại kể cả xóc, phương pháp tiện lợi nhất để biểu diễn là sử dụng phổ đáp tuyến xóc lớn nhất không có chống rung bậc 1.

Khái niệm phổ đáp tuyến xóc (phổ xóc) được mô tả chi tiết ở Phụ lục B của TCVN 7699-2-27 : 2007 (IEC 60068-2-27).

Các định nghĩa rung không tĩnh tại và xóc cũng cần tham khảo trong ISO 2041.

Bốn phổ mẫu được sử dụng như thể hiện trên Hình 3:

L = Một phổ điển hình dùng cho xóc có thời gian dài nhưng gia tốc đỉnh thấp.

I = Một phổ điển hình dùng cho xóc có thời gian dài nhưng gia tốc đỉnh tương đối thấp.

II = Một phổ điển hình dùng cho xóc có thời gian trung bình và gia tốc đỉnh trung bình.

III = Một phổ điển hình dùng cho xóc có thời gian ngắn và gia tốc đỉnh cao.

Hình 3 – Phổ đáp tuyến xóc mẫu

(phổ đáp tuyến xóc cực đại bậc 1)

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Định nghĩa

4. Yếu tố và tham số môi trường

4.1. Yêu cầu chung

4.2. Bản liệt kê các yếu tố và tham số môi trường đơn lẻ và độ khắc nghiệt

4.3. Các yếu tố môi trường kết hợp

4.4. Trình tự yếu tố môi trường



* Xem các chú thích từ trang 22 đến 24

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7921-1:2008 (IEC 60721-1: 2002) VỀ PHÂN LOẠI ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG – PHẦN 1: THAM SỐ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘ KHẮC NGHIỆT
Số, ký hiệu văn bản TCVN7921-1:2008 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản